Thử điểm lại hàng trăm phiên tòa
xét xử nhà yêu nước, người bất đồng chính kiến, blogger, người tham gia biểu
tình chống bành trướng Trung Quốc và các nhà báo tự do, luật sư đấu tranh cho lẽ
phải, công lý, nhân quyền… Đều là những phiên tòa “công khai”. Nhưng phải coi lại cái sự gọi là “công khai này”?!
Từ các phiên tòa xử luật sư Lê
Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức… trước đây vài năm cho đến phiên
tòa xét xử luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Lê Thanh Hải,
và gần đây nữa là phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, gần nhất là
phiên tòa xử Đinh Nhật Uy… Tất cả đều là các
phiên tòa mà theo nhà nước thông báo là công khai nhưng trên thực tế thì hoàn
toàn xử kín và nếu có xử công khai một cách hình thức thì bằng mọi giá phong tỏa
khu vực quanh tòa bằng công an, xe, hàng rào thép và chó nghiệp vụ. Thậm chí là bắt
“nóng” những người thân, bạn bè của người gọi là “bị cáo” trong phiên tòa. Như
vậy thì còn gì là công khai? Vì sao phải xử kín nhưng nhà nước Cộng sản cứ một mực
bu lu boa la loan tin là xử công khai?
Có hai lý do để xãy ra trò hề cũ
rích này: Tính không chính danh của nhà nước; Tính phi pháp của các hoạt động bắt
bớ và nhốt tù các nhà yêu nước.
Ở lý do thứ nhất, nhà nước Cộng sản
Việt Nam chưa bao giờ là một nhà nước chính danh kể từ sau ngày 19 tháng 8 năm
1945, sau khi cướp chính quyền, đảng
Cộng sản Việt Nam nhảy lên tiếm quyền bằng cách thủ sẵn hàng loạt cờ đỏ búa liềm,
đợi tất cả các đảng phái hợp lực cướp chính quyền xong thì lẳng lặng treo cờ đỏ
búa liềm lên khắp nơi. Thủ đoạn này nằm ngoài sự tưởng tượng và hình dung của
các đảng phái. Và sau đó không lâu, chính quyền hoàn toàn bị rơi vào tay Cộng sản,
những đảng phái khác bị ám sát, tiêu diệt một ách dã man.
Mãi
cho đến nay, chưa bao giờ có một cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc ở Việt Nam. Mọi cuộc bầu
cử cũng là một trò hề trong hàng vạn trò hề của nhà nước Cộng sản, chưa bao giờ
có hoạt động ứng cử và bầu cử đảm bảo dân chủ tại Việt Nam. Chính vì thế, nhà nước Cộng sản Việt Nam là một nhà nước không chính
danh, không phải của nhân dân bầu ra mà là một nhà nước ép buộc nhân dân chấp nhận sự cai trị
của mình bằng kiểu bầu cử đểu, không có khoa học và hoàn toàn không có tính dân
chủ, người dân không được phép lựa chọn người tài.
Cũng
chính vì lẽ này, các hoạt động tuyên truyền, mị dân luôn được nhà nước Cộng sản
đặt thành chức năng hàng đầu của truyền thông nhà nước. Nhằm đảm bảo những
tuyên truyền, mị dân của họ được hiệu quả, mọi hoạt động có tính đối lập đều bị
xếp vào diện kẻ thù của Cộng sản. Nhưng, trên cơ sở đạo đức và nhân quyền,
không có bất kỳ đảng phái, chính thể nào được phép xử tội công dân nếu họ bày tỏ
sự bất đồng chính kiến với đảng phái đó, nhà nước đó một cách ôn hòa, có thành
ý.
Trường hợp vụ xử gần
đây nhất với Đình Nhật Uy cũng nằm trong diện làm lộ rõ tính phi pháp của nhà
nước Cộng sản. Vì suy cho cùng, Đinh Nhật Uy không làm tổn hại gì đến nhà nước
Cộng sản Việt Nam, việc nói xấu (giả sử
có) của Uy cũng không làm tổn thất đến ngân sách quốc gia (như các quan chức Cộng sản đã và đang làm), việc bày tỏ chính kiến của một công dân trước sự xuống
cấp đạo đức của hàng loạt cán bộ nhà nước (điều
này khỏi cần chứng minh thêm) và phê
phán nhà nước đớn hèn, chấp nhận cúi luồn trước Trung Cộng (điều này chẳng có gì là sai)… Là hoàn toàn chính đáng, nếu xét trên khía cạnh Hiến
Pháp hiện hành và những công ước về quyền con người mà nhà nước Cộng sản đã ký
với Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng nhà nước phải bắt Uy,
bởi bắt Uy là việc bắt buộc phải làm, vừa răn đe, vừa ghép tội, vừa giảm bớt một
mối nguy đang tự do đi lại nói năng và rao giảng những thứ mà “nó nói ra thì
tao chết, mày chết, chúng ta chết…”. Và, một khi những
người như Uy, Uyên, Kha… Còn tự do, còn chưa bị tù tội, thì một sớm một chiều,
đảng Cộng sản sẽ lộ rõ bộ mặt nói láo, mị dân và lừa đảo môt cách toàn diện. Điều này cũng đồng nghĩa với ngày tàn chế độ!
Lần này, với phiên tòa của Uy,
cũng tuyên bố là phiên tòa công khai, vì sao? Vì không nói công khai là không
được, bởi không thể nào đưa ra lý do là Uy đã nói xấu đảng Cộng sản mà bị bắt bị
xử, vì nói như thế thì ngay tức thì bị “dân Tây” lẫn dân ta đều đặt câu Hỏi: Vì sao đảng bị nói xấu? Nói xấu có hại gì mà cả một cái đảng
to bự với hơn ba triệu đảng viên và hàng loạt các ban bệ lại xúm vào đánh hội đồng
một thanh niên không được to con gì? Vô lý!
Chỉ còn một nước duy nhất là đẩy người bị xử
vào tội: gây mất đoàn kết dân tộc, tuyên truyền phản động. Như vậy, cả hai tội
đều liên quan đến quốc gia đại sự hơn 90 triệu dân chứ không phải chuyện riêng
của một cái đảng hơn ba triệu đảng viên nữa rồi. Và đã là có tội với dân tộc
thì phải xử công khai cho dân tộc quan sát. Thế
nên bèn loan tin: Xử Công Khai!
Và đây cũng là nguyên nhân, lý do vì sao rất cả các phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, người yêu nước, nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền và chống bành trướng Trung cộng đều tuyên bố công khai nhưng lại xử kín. Vì Công khai là cái cớ, qua đó, nhân danh dân tộc, quốc gia để xử, nhưng xử kín vì nếu để nhân dân mục kích sở thị thì họ biết hết sự việc, lòi cái đuôi bẩn ra, còn ra thể thống gì nữa!
VietTuSaiGon's blog
Tue, 10/29/2013