VÌ SAO NGƯỜI CHIẾN SĨ ANH HÙNG VIỆT DŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHỦ CỜ?
Từ một đất nước xa xôi, chúng tôi đã đề nghị cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ thay mặt cho toàn bộ người Việt của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vinh danh người chiến sỹ anh hùng Việt Dũng đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do của dân tộc và bảo vệ tổ quốc Việt Nam với tất cả trái tim và khối óc của mình bằng cách phủ lá cờ anh yêu mến nhất lên quan tài của anh như một cử chỉ tôn vinh và tri ân cuối cùng dành cho anh. Thế mà bây giờ lại được tin mẹ của người chiến sĩ anh hùng và ban tổ chức đám tang đã quyết định không làm lễ phủ cờ cho anh.
THẬT LÀ MỘT ĐIỀU ĐÁNG TIẾC. ĐÁNG TIẾC!
Từ một đất nước xa xôi, chúng tôi đã đề nghị cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ thay mặt cho toàn bộ người Việt của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vinh danh người chiến sỹ anh hùng Việt Dũng đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do của dân tộc và bảo vệ tổ quốc Việt Nam với tất cả trái tim và khối óc của mình bằng cách phủ lá cờ anh yêu mến nhất lên quan tài của anh như một cử chỉ tôn vinh và tri ân cuối cùng dành cho anh. Thế mà bây giờ lại được tin mẹ của người chiến sĩ anh hùng và ban tổ chức đám tang đã quyết định không làm lễ phủ cờ cho anh.
THẬT LÀ MỘT ĐIỀU ĐÁNG TIẾC. ĐÁNG TIẾC!
Mặc dù các lý do đưa ra thật hợp tình, hợp lý
và hợp với luật pháp của nước cố Việt Nam Cộng Hòa và lại theo yêu cầu của mẹ
anh, một người am hiểu luật pháp của nước cố Việt Nam Cộng Hòa. Vì vậy, người
viết bài này cũng phải đồng ý, nhưng trong lòng vẫn cảm thấy thật là đáng tiếc.
Tại sao?
Một là, xét về công trạng và lòng yêu nước, thì dù Việt Dũng không phải là một người lính Việt Nam Cộng Hòa, nhưng anh đã thực sự tự mình trở thành một chiến sĩ, thậm chí còn anh hùng và xuất sắc hơn cả nhiều chiến sĩ thực thụ khác trước và sau 1975. Nếu có kém thì anh chỉ kém những người lính đã anh dũng hy sinh vì tổ quốc, những chiến sĩ đã bị tù đày lâu dài trong các trại tù tàn nhẫn của Việt Cộng mà vẫn kiên trung cho đến ngày cuối cùng được phóng thích hoặc những vị tướng và binh sĩ đã tuẫn tiết theo thành. Nhưng chắc chắn là anh hơn hẵn những tướng tá đã phản bội lại tổ quốc Việt Nam Cộng Hòa bằng cách đầu hàng hoặc thỏa hiệp với kẻ địch.
Hai là, xét về phương diện luật pháp và quy định của nước cố Việt Nam Cộng Hòa, thì có rất nhiều quan điểm khác nhau: Có nhiều người cho rằng Việt Nam Cộng Hòa đã chết. Vậy nếu đã chết thì đâu còn để mà có luật pháp chứ đừng nói quy định để phải giữ gìn, nhưng đồng thời cũng không có nước, không có chính quyền để mà làm lễ quốc tang!
Thế nhưng, ở đây có một điểm rất tế nhị sâu xa mà cả mẹ anh và cộng đồng đã tỏ ra quá cứng nhắc: Về thể lý và pháp lý thì nước Việt Nam Cộng Hòa đã chết và cái chính quyền đại diện cho nó đã tiêu vong ngày 30/04/1975 nhưng cái HỒN nước vẫn còn đó trong mỗi người con dân đất Việt tự nhận mình là con dân của Việt Nam Cộng Hòa và vẫn luôn luôn trung thành với nó từ sau ngày 30/04/1975 cho đến ngày nay và mãi mãi sau này, ngoại trừ tên nước và chính phủ được thay đổi do nguyện vọng và ý chí của chính những người con dân đó. Tổ quốc ở trong lòng ta.
Ba là, sự lúng túng và quyết định không phủ cờ này biểu lộ một nhược điểm chí tử của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ và trên thế giới, cụ thể là của chính gia đình và ban tổ chức đám tang cho người chiến sĩ anh hùng: Mình tự xem như tổ quốc của mình đã chết và không có lấy một cá nhân, một tổ chức nào còn đủ tư cách đại diện cho nó nữa. Vậy thì những đoàn thể, tổ chức “người Việt Nam Cộng Hòa”, “Quân Binh Chủng”, “Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” ở đâu? Ai là đại diện? Có một tổ chức chung không hay chỉ là những tổ chức vùng, địa phương lẽ tẻ, rời rạc dù đã gần 40 năm từ ngày mất nước?
Chỉ một quyết định đơn giản, gần như mang tính tượng trưng, lễ nghi như vậy mà còn không đủ sức và đủ tư cách để quyết định nữa thì còn trông mong gì vào việc cùng nhau chung sức đấu tranh vì nhân quyền, tự do, dân chủ cho Việt Nam? Mà là Việt Nam nào? Đương nhiên là Việt Nam Cộng Hòa, chứ không phải là Việt Nam Cộng Sản hay là một thứ Việt Nam thỏa hiệp với cộng sản mà cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã đề xướng. Chúng ta, những con dân của Việt Nam cộng hòa tự nhận rất tâm đắc với câu nói bất hủ của cố TT Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, tức là không tin vào những âm mưu thỏa hiệp của cộng sản. Thế nhưng, nếu chúng ta tự mình cho rằng tổ quốc của mình đã chết, thì còn gì mà chiến đấu nữa? Nhưng mà không, hình như không ai nghĩ rằng tổ quốc mình đã chết, vì bằng chứng là chúng ta vẫn thường vái lạy trước bàn thờ tổ quốc vào mỗi dịp lễ hội, Tết Nguyên Đán và vào những dịp khác, vậy thì ai, tổ chức nào đang đại diện cho cái tổ quốc ấy mà không phủ được một lá cờ cho người chiến sĩ anh hùng đã nằm xuống?
Một là, xét về công trạng và lòng yêu nước, thì dù Việt Dũng không phải là một người lính Việt Nam Cộng Hòa, nhưng anh đã thực sự tự mình trở thành một chiến sĩ, thậm chí còn anh hùng và xuất sắc hơn cả nhiều chiến sĩ thực thụ khác trước và sau 1975. Nếu có kém thì anh chỉ kém những người lính đã anh dũng hy sinh vì tổ quốc, những chiến sĩ đã bị tù đày lâu dài trong các trại tù tàn nhẫn của Việt Cộng mà vẫn kiên trung cho đến ngày cuối cùng được phóng thích hoặc những vị tướng và binh sĩ đã tuẫn tiết theo thành. Nhưng chắc chắn là anh hơn hẵn những tướng tá đã phản bội lại tổ quốc Việt Nam Cộng Hòa bằng cách đầu hàng hoặc thỏa hiệp với kẻ địch.
Hai là, xét về phương diện luật pháp và quy định của nước cố Việt Nam Cộng Hòa, thì có rất nhiều quan điểm khác nhau: Có nhiều người cho rằng Việt Nam Cộng Hòa đã chết. Vậy nếu đã chết thì đâu còn để mà có luật pháp chứ đừng nói quy định để phải giữ gìn, nhưng đồng thời cũng không có nước, không có chính quyền để mà làm lễ quốc tang!
Thế nhưng, ở đây có một điểm rất tế nhị sâu xa mà cả mẹ anh và cộng đồng đã tỏ ra quá cứng nhắc: Về thể lý và pháp lý thì nước Việt Nam Cộng Hòa đã chết và cái chính quyền đại diện cho nó đã tiêu vong ngày 30/04/1975 nhưng cái HỒN nước vẫn còn đó trong mỗi người con dân đất Việt tự nhận mình là con dân của Việt Nam Cộng Hòa và vẫn luôn luôn trung thành với nó từ sau ngày 30/04/1975 cho đến ngày nay và mãi mãi sau này, ngoại trừ tên nước và chính phủ được thay đổi do nguyện vọng và ý chí của chính những người con dân đó. Tổ quốc ở trong lòng ta.
Ba là, sự lúng túng và quyết định không phủ cờ này biểu lộ một nhược điểm chí tử của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ và trên thế giới, cụ thể là của chính gia đình và ban tổ chức đám tang cho người chiến sĩ anh hùng: Mình tự xem như tổ quốc của mình đã chết và không có lấy một cá nhân, một tổ chức nào còn đủ tư cách đại diện cho nó nữa. Vậy thì những đoàn thể, tổ chức “người Việt Nam Cộng Hòa”, “Quân Binh Chủng”, “Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” ở đâu? Ai là đại diện? Có một tổ chức chung không hay chỉ là những tổ chức vùng, địa phương lẽ tẻ, rời rạc dù đã gần 40 năm từ ngày mất nước?
Chỉ một quyết định đơn giản, gần như mang tính tượng trưng, lễ nghi như vậy mà còn không đủ sức và đủ tư cách để quyết định nữa thì còn trông mong gì vào việc cùng nhau chung sức đấu tranh vì nhân quyền, tự do, dân chủ cho Việt Nam? Mà là Việt Nam nào? Đương nhiên là Việt Nam Cộng Hòa, chứ không phải là Việt Nam Cộng Sản hay là một thứ Việt Nam thỏa hiệp với cộng sản mà cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã đề xướng. Chúng ta, những con dân của Việt Nam cộng hòa tự nhận rất tâm đắc với câu nói bất hủ của cố TT Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, tức là không tin vào những âm mưu thỏa hiệp của cộng sản. Thế nhưng, nếu chúng ta tự mình cho rằng tổ quốc của mình đã chết, thì còn gì mà chiến đấu nữa? Nhưng mà không, hình như không ai nghĩ rằng tổ quốc mình đã chết, vì bằng chứng là chúng ta vẫn thường vái lạy trước bàn thờ tổ quốc vào mỗi dịp lễ hội, Tết Nguyên Đán và vào những dịp khác, vậy thì ai, tổ chức nào đang đại diện cho cái tổ quốc ấy mà không phủ được một lá cờ cho người chiến sĩ anh hùng đã nằm xuống?
Sự bỏ qua này khiến chúng ta, những con dân Việt Nam Cộng Hòa còn sống, như muốn
nói với Việt Dũng: cậu đã chiến đấu cho một tổ quốc không còn nữa, một đất nước
với một màu cờ không còn nữa và không có ai đại diện! Hoặc “rất tiếc không có
ai có đủ thẩm quyền sửa cái luật, tu chỉnh cái luật của một chính quyền, một quốc
hội đã chết để tôn vinh cậu một cách xứng đáng bằng cách phủ cờ lên quan tài của
cậu mặc dù cậu không phải là người lính VNCH về danh nghĩa.
Nhưng nhìn kỹ thì tuy nói không phủ cờ nhưng vẫn có mấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa nhét trong quan tài của anh. Có lẽ những lá cờ này là của một số cá nhân hoặc tổ chức nào đó muốn phủ cờ cho anh mà không được phép. Thôi thì cũng an ủi cho anh, nhưng trông nó làm sao ấy, như kiểu lén lén, lút lút. Mà ta sợ ai chứ? (CÁ NHÂN TÔI, kẻ dẫn bài , muốn hét lên Ta sợ ai chứ ???)
Ta sợ vi phạm pháp luật của Việt Nam Cộng Hòa chăng? Hay ta sợ Việt Cộng chỉ trích? Sợ Hoa Kỳ, nước chủ nhà không tán thành? Hãy xem cái nhóm dân đang cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma (mà tôi vẫn buồn cười khi nghe Trúc Hồ hỏi Nam Lộc hay ai đó tôi quên rồi trong một video clip “Đức..Đức…Đức gì vậy anh? Và hai người cứ lập đi lập lại cái phát âm tréo miệng tên Ngài, tôi bỗng bật cười, nghĩ bậy và thấy Trúc Hồ thật dễ thương) trú ẩn tại Ấn Độ đó. Ai dám nói họ không phải là một dân tộc, một quốc gia đang tạm thời lánh nạn cộng sản vô thần? Họ có cờ qụat, nghi thức và lãnh tụ đáng tôn của họ, như một thần quốc. Còn ta?
Qua sự kiện này, nhìn cái tinh thần, cái tổ chức của các “cộng đồng” người tỵ nạn cộng sản Việt Nam mà thấy tủi thân. Sau gần 40 năm mất nước, chúng ta vẫn không biết mình là ai, thân phận và tương lai mình là gì và phải làm gì, cần có gì để phục quốc hoặc hưng quốc như những từ ngữ mà nhiều người đã ưa thích đến nỗi lấy làm bút hiệu cho mình. Phục quốc là phục quốc nào? Hưng quốc là hưng quốc nào? Phục quốc và hưng quốc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay sao?
Hãy nhìn những dân tộc bị vong quốc khác như Do Thái, Đài Loan và thậm chí các tổ chức khủng bố như Taliban và Al Qaida. Họ có cần nhiều người đâu! Người Do Thái đi đâu và ở đâu cũng duy trì những nghi lễ của mình và có người lãnh đạo được tôn trọng. Dân Đài Loan chạy đến một hòn đảo nhỏ xíu vẫn tạo lập được một quốc gia hùng mạnh sát nách một kẻ thù khổng lồ. Những nhóm kháng chiến quân Taliban bị truy sát đến cùng tận nhưng vẫn duy trì được một tổ chức vững vàng khiến kẻ thù phải khiếp sợ và sắp tới đây có thể nắm được thời cơ cướp chính quyền khi Mỹ rút quân. Rồi bọn Al Qaida chỉ do Bin Laden lập ra mấy chục năm nay thôi và cũng bị truy sát riết rao, nhưng chắc chắn chúng vẫn phủ cờ cho các chiến sĩ, anh hùng của chúng.
Còn chúng ta: Chúng ta tự nhận mình đã chết! Chúng ta tự tiết lộ mình không có tổ chức, không có lãnh đạo đủ bản lĩnh, đủ tầm nhìn và đủ uy thế để quyết định một lễ nghi đơn giản nhưng đầy ý nghĩa thiêng liêng cho một người chiến sĩ anh hùng đã nằm xuống.
Tôi không trách mẹ Việt Dũng vì chính bà phải tỏ ra khiêm tốn. Tôi cũng không trách Nam Lộc, Trúc Hồ hay ban tổ chức đám tang. Thật ra không có đối tượng để trách. Tôi chỉ cảm thấy buồn vô hạn cho cái tình trạng phân hóa, tủn mủn, thiếu tổ chức, thiếu đoàn kết của người tỵ nạn cộng sản Việt Nam tại hải ngoại. Biết là Việt Dũng có khả năng sẽ không được phủ cờ của Việt Nam Cộng Hòa, lá cờ thiêng liêng của tổ quốc anh, đối chọi với lá cờ sắt máu của bọn cộng sản tham tàn, nên người viết đã vội vã liên lạc với các cộng đồng tại Mỹ bằng cách gởi thư qua đài VOA, BBC, RADIO BOLSA, SBTN, RFA, Báo Tổ Quốc và gởi thư riêng cho NS Nam Lộc, NS Trúc Hồ và nhiều nhân vật khác để những mong không phải họ hay một cá nhân nào khác chú ý đến và tôn vinh anh như vậy, mà là một tổ chức có uy tín, thống nhất đại diện cho các cộng đồng VNCH tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới, nhưng cuối cùng đã phải thổn thức lấy làm hối tiếc rằng cái “tổ chức đại điện” cho toàn thể người tỵ nạn cộng sản Việt Nam là không có, nên lá thư đã bị rơi vào quên lãng và cái quyết định được đưa ra nghe rất hợp tình hợp lý nhất là của mẹ chiến sĩ anh hùng và ban tổ chức đám tang! (Theo tôi thì Tập Thể Chiến Sĩ Nam Cali đã can đảm khi đưa đề nghị)
Xin vĩnh biệt người chiến sĩ anh hùng và xin nhận nơi đây lá cờ của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa mà tôi gởi cho anh từ tấm lòng của riêng tôi, để phủ lên quan tài của anh một cách thiêng liêng nhất.
Nhân Dịp Chuyến Thăm Nhật Bản
Nhưng nhìn kỹ thì tuy nói không phủ cờ nhưng vẫn có mấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa nhét trong quan tài của anh. Có lẽ những lá cờ này là của một số cá nhân hoặc tổ chức nào đó muốn phủ cờ cho anh mà không được phép. Thôi thì cũng an ủi cho anh, nhưng trông nó làm sao ấy, như kiểu lén lén, lút lút. Mà ta sợ ai chứ? (CÁ NHÂN TÔI, kẻ dẫn bài , muốn hét lên Ta sợ ai chứ ???)
Ta sợ vi phạm pháp luật của Việt Nam Cộng Hòa chăng? Hay ta sợ Việt Cộng chỉ trích? Sợ Hoa Kỳ, nước chủ nhà không tán thành? Hãy xem cái nhóm dân đang cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma (mà tôi vẫn buồn cười khi nghe Trúc Hồ hỏi Nam Lộc hay ai đó tôi quên rồi trong một video clip “Đức..Đức…Đức gì vậy anh? Và hai người cứ lập đi lập lại cái phát âm tréo miệng tên Ngài, tôi bỗng bật cười, nghĩ bậy và thấy Trúc Hồ thật dễ thương) trú ẩn tại Ấn Độ đó. Ai dám nói họ không phải là một dân tộc, một quốc gia đang tạm thời lánh nạn cộng sản vô thần? Họ có cờ qụat, nghi thức và lãnh tụ đáng tôn của họ, như một thần quốc. Còn ta?
Qua sự kiện này, nhìn cái tinh thần, cái tổ chức của các “cộng đồng” người tỵ nạn cộng sản Việt Nam mà thấy tủi thân. Sau gần 40 năm mất nước, chúng ta vẫn không biết mình là ai, thân phận và tương lai mình là gì và phải làm gì, cần có gì để phục quốc hoặc hưng quốc như những từ ngữ mà nhiều người đã ưa thích đến nỗi lấy làm bút hiệu cho mình. Phục quốc là phục quốc nào? Hưng quốc là hưng quốc nào? Phục quốc và hưng quốc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay sao?
Hãy nhìn những dân tộc bị vong quốc khác như Do Thái, Đài Loan và thậm chí các tổ chức khủng bố như Taliban và Al Qaida. Họ có cần nhiều người đâu! Người Do Thái đi đâu và ở đâu cũng duy trì những nghi lễ của mình và có người lãnh đạo được tôn trọng. Dân Đài Loan chạy đến một hòn đảo nhỏ xíu vẫn tạo lập được một quốc gia hùng mạnh sát nách một kẻ thù khổng lồ. Những nhóm kháng chiến quân Taliban bị truy sát đến cùng tận nhưng vẫn duy trì được một tổ chức vững vàng khiến kẻ thù phải khiếp sợ và sắp tới đây có thể nắm được thời cơ cướp chính quyền khi Mỹ rút quân. Rồi bọn Al Qaida chỉ do Bin Laden lập ra mấy chục năm nay thôi và cũng bị truy sát riết rao, nhưng chắc chắn chúng vẫn phủ cờ cho các chiến sĩ, anh hùng của chúng.
Còn chúng ta: Chúng ta tự nhận mình đã chết! Chúng ta tự tiết lộ mình không có tổ chức, không có lãnh đạo đủ bản lĩnh, đủ tầm nhìn và đủ uy thế để quyết định một lễ nghi đơn giản nhưng đầy ý nghĩa thiêng liêng cho một người chiến sĩ anh hùng đã nằm xuống.
Tôi không trách mẹ Việt Dũng vì chính bà phải tỏ ra khiêm tốn. Tôi cũng không trách Nam Lộc, Trúc Hồ hay ban tổ chức đám tang. Thật ra không có đối tượng để trách. Tôi chỉ cảm thấy buồn vô hạn cho cái tình trạng phân hóa, tủn mủn, thiếu tổ chức, thiếu đoàn kết của người tỵ nạn cộng sản Việt Nam tại hải ngoại. Biết là Việt Dũng có khả năng sẽ không được phủ cờ của Việt Nam Cộng Hòa, lá cờ thiêng liêng của tổ quốc anh, đối chọi với lá cờ sắt máu của bọn cộng sản tham tàn, nên người viết đã vội vã liên lạc với các cộng đồng tại Mỹ bằng cách gởi thư qua đài VOA, BBC, RADIO BOLSA, SBTN, RFA, Báo Tổ Quốc và gởi thư riêng cho NS Nam Lộc, NS Trúc Hồ và nhiều nhân vật khác để những mong không phải họ hay một cá nhân nào khác chú ý đến và tôn vinh anh như vậy, mà là một tổ chức có uy tín, thống nhất đại diện cho các cộng đồng VNCH tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới, nhưng cuối cùng đã phải thổn thức lấy làm hối tiếc rằng cái “tổ chức đại điện” cho toàn thể người tỵ nạn cộng sản Việt Nam là không có, nên lá thư đã bị rơi vào quên lãng và cái quyết định được đưa ra nghe rất hợp tình hợp lý nhất là của mẹ chiến sĩ anh hùng và ban tổ chức đám tang! (Theo tôi thì Tập Thể Chiến Sĩ Nam Cali đã can đảm khi đưa đề nghị)
Xin vĩnh biệt người chiến sĩ anh hùng và xin nhận nơi đây lá cờ của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa mà tôi gởi cho anh từ tấm lòng của riêng tôi, để phủ lên quan tài của anh một cách thiêng liêng nhất.
Nhân Dịp Chuyến Thăm Nhật Bản
ngày cuối cùng của năm Quý Tỵ (31/12/2013)