Hạt sương
khuya (Danlambao) - Ngồi xem lại những thước phim hình ảnh anh Điếu
Cày đặt chân đến phi trường Los Angeles, gương mặt, tiếng nói, những lời phát
biểu ngắn, chân tình và đầy cảm xúc. "Tôi sang đây đấu tranh là để cho ngày trở về,
không phải cho riêng tôi mà cho tất cả đồng bào ở đây". Câu nói ấy cứ vang vọng mãi bên tai tôi, nghe như
lời thề sắt son thủy chung cùng Sông Núi. Trong những ngày qua đã có nhiều bài
thơ, bài viết rất hay, đầy đủ để nói về sự hy sinh và tinh thần dân tộc cao cả
mà anh đã đóng góp cho Tổ Quốc với sáu năm sáu tháng tù giam.
Tôi không gọi anh là anh hùng, bởi điều đó sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của những người đã "Vị Quốc Vong Thân" và cũng chưa hẳn là điều anh muốn. Hơn nữa… trong tôi có chút "ích kỷ" muốn được nhìn thấy ở nơi anh có một cái gì đó rất đơn sơ, mộc mạc như chiếc điếu cầy dân dã, không cao sang, nhưng dễ gần gũi thân thiện. Mỗi người đều có một cách thể hiện tình cảm riêng dành cho người mình quý mến, tất cả cần phải được trân trọng như nhau. Một bài viết, bài thơ… hay một bài hát để chia sẻ với anh cũng là một cách bày tỏ thiện cảm, và tôi cũng chỉ đến với anh bằng tấm lòng của một người con đất Việt luôn trăn trở về một quê hương đã sinh và nuôi lớn thân tôi cho đến một ngày phải đứt ruột lìa xa.
Tôi không gọi anh là anh hùng, bởi điều đó sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của những người đã "Vị Quốc Vong Thân" và cũng chưa hẳn là điều anh muốn. Hơn nữa… trong tôi có chút "ích kỷ" muốn được nhìn thấy ở nơi anh có một cái gì đó rất đơn sơ, mộc mạc như chiếc điếu cầy dân dã, không cao sang, nhưng dễ gần gũi thân thiện. Mỗi người đều có một cách thể hiện tình cảm riêng dành cho người mình quý mến, tất cả cần phải được trân trọng như nhau. Một bài viết, bài thơ… hay một bài hát để chia sẻ với anh cũng là một cách bày tỏ thiện cảm, và tôi cũng chỉ đến với anh bằng tấm lòng của một người con đất Việt luôn trăn trở về một quê hương đã sinh và nuôi lớn thân tôi cho đến một ngày phải đứt ruột lìa xa.
Kể từ khi trang nhà Dân Làm Báo đăng bản tin đầu tiên về anh
bị nhà cầm quyền cộng sản "trục xuất" khỏi Việt Nam. Ở một phương trời
rất xa, tôi cũng như mọi người trước nhất là vui mừng và sau đó là thấp thỏm chờ
tin bình an của anh đặt chân lên bến bờ tự do. Cuối cùng thì anh cũng đã xuất
hiện trước sự đón mừng của đồng bào hải ngoại. Có một chút gì đó thật cay trong
mắt.
Bài viết này tôi mong muốn được chia sẻ đến mọi người một
chút suy tư của cá nhân tôi, cũng không ngoài nỗi trăn trở về sự vẹn toàn lãnh
thổ ngày một xói mòn trước sự gậm nhấm một cách tinh vi, phối hợp nhịp nhàng từng
bước giữa Trung Cộng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Kẻ xâm lược (Trung cộng) thì sử dụng chính sách "tầm
ăn dâu", kẻ bán nước (Việt cộng) thì sử dụng chiêu "mưa dầm thấm đất".
Nhìn lãnh thổ mất dần vào tay Trung Cộng mà đau thấu tâm can, nhưng đó chưa phải
là tận cùng của mất mát, điều thâm độc nhất là sự hủy hoại đi nền tảng giá trị
đạo đức và nhân tâm con người, không biết phải mất bao nhiêu thế hệ mới có thể
gội rửa sạch những con vi trùng vô liêm sỉ ngày một cào mòn dần các tế bào của
lòng tự trọng.
Trở lại vấn đề anh Điếu Cày bị bạo quyền cộng sản trục xuất
ra khỏi Việt Nam. Dĩ nhiên đây là điều đáng khinh bỉ trước cách hành xử của nhà
cầm quyền cộng sản, nhưng cũng là niềm mong ước của mỗi người trong chúng ta
khi thấy anh vượt thoát cảnh tù tội, coi đó như một thắng lợi trong việc vận động
quốc tế trong nhiều năm qua, đặc biệt là chính giới Hoa Kỳ. Mặc dù chúng ta hiểu mỗi tù nhân lương tâm đều được nhà cầm
quyền cộng sản sử dụng như một con tin cho mục tiêu trao đổi các vấn đề liên
quan đến chính trị và kinh tế. Chúng ta có thể tức giận, chửi rủa nhưng không
thể phủ nhận đó là nguyên nhân mà các tù nhân chính trị còn có thể tồn tại để
bước ra khỏi nhà tù nhỏ. Đừng
quên chính sách thà giết lầm hơn bỏ sót của nhà cầm quyền cộng sản luôn là kim
chỉ nam của chúng, những người dân bình thường chúng còn giết giữa thanh thiên
bạch nhật, huống gì một người "đối lập" đã nằm trong bàn tay sắt, chỉ
cần một nguyên nhân "tự tử" đủ để chúng khóa hồ sơ không cần khám
nghiệm tử thi. Chính sách "thực dụng" của
người Mỹ sẽ không làm bất cứ điều gì nếu không kèm theo quyền lợi của họ. Có một
chút hơi hướng của mùi "phản bội"? Phải thế không? Lấy danh nghĩa gì
để bảo rằng mình bị phản bội nhỉ? Chính
sách Hoa Kỳ mang tính toàn cầu hóa, chủ nghĩa thực dụng chẳng ai lại đi nắm kẻ
trọc đầu. Cho dù ghét hay thương thì cũng phải chấp nhận cái "ơn
nghĩa" đối với Hoa Kỳ qua việc trao đổi giữa họ với nhà cầm quyền cộng sản
để có được tự do cho anh Điếu Cầy cũng như một số vị được thả trước đây. Sự nhờ cậy nào cũng phải chấp nhận
những đắng cay, và cũng là cái giá phải trả cho bài học tự lực-tự cường.
Thả anh Điếu Cầy và trục xuất anh khỏi Việt Nam cho thấy nhà
cầm quyền cộng sản đã đi vào thế triệt buộc. Tại sao không là ai khác mà lại là
anh Điếu Cày? Tôi tin đằng sau dấu hỏi là một niềm vui tích cực về chiến lược
lâu dài trong công cuộc đấu tranh dành quyền tự quyết cho dân tộc. Nếu chúng ta đã được biết đến anh Điếu Cày như một
"biểu tượng" tiên phong trong vấn đề chủ quyền biển đảo, hay một Điếu
Cày với bản chất ngay thẳng và là một người của hành động thì anh có thể làm
được gì trước cảnh cá chậu chim lồng? Tôi
cho rằng sự có mặt của anh ở thời điểm này là điều cần thiết và rất đúng với
câu thiên thời - địa lợi, chỉ cần anh đạt thêm yếu tố nhân hòa để kết hợp lòng
người trong và ngoài nước, thì đây đúng là cái
giá rất đắt từ trước đến nay mà nhà cầm quyền cộng sản phải trả để nhận được Hiệp
định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như dỡ bỏ lệnh
cấm bán vũ khí sát thương. Dĩ
nhiên…. có hay không có anh Điếu Cày Hoa Kỳ vẫn thông qua nếu đó là lợi ích của
họ. Sự bang giao với nhà cầm quyền cộng sản của chính phủ Hoa Kỳ có thể làm
chúng ta khó chịu, nhưng đó cũng là một cánh cửa mở cho những diễn biến mới
trong tương lai, họa hay phúc tùy thuộc vào sự kết hợp khôn ngoan của đồng bào
trong và ngoài nước, huống gì vấn đề này chúng ta cũng chỉ có thể nằm trong thế
"thụ động", lực bất tòng tâm. Tiên trách kỷ - hậu trách nhân…. sự thật
đôi khi mất lòng, nhưng nếu cứ kéo dài tình trạng tự chặt tay chân mình thì khó
có thể tạo được LỰC để làm đòn bẩy đi vào thế "chủ động". Điều đau buồn
nhất là…. "chúng ta vẫn mãi làm khổ nhau".
Có nhiều người cho rằng sự rời khỏi đất nước của anh Điếu
Cày sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần của các anh em đang đấu tranh trực diện với
nhà cầm quyền. Tôi không nghĩ vậy, mà tôi tin mỗi người trong chúng ta một khi có quan tâm đến sự tồn vong của
dân tộc đều nhận lãnh một vai trò trách nhiệm thiêng liêng mà Tổ Quốc đã đặt
trên vai mình. Tôi hiểu tình cảm của mọi người dành cho anh rất
lớn, ai cũng mong anh sẽ là "cột trụ" trong quốc nội, vì quan niệm của
"chúng ta" thường cho rằng ra hải ngoại thì coi như một lá "bài
chết". Tôi không nghĩ trường hợp anh Điếu Cày
nếu nhà cầm quyền để anh ở lại thì cục diện có thể khá hơn hay thay đổi được gì
lớn, một khi mỗi cử động của anh đều được chiếu cố rất "tận tâm" từ bọn
mật vụ. Cứ nhìn hiện tình của các
tù nhân lương tâm sau khi được thả cho đến nay ra sao thì chúng ta có thể hình
dung số phận của anh Điếu Cày chắc chắn sẽ không khá hơn. Thay vì "suy diễn"
theo chiều hướng tiêu cực tôi ước mong mọi người cùng chung vai sát cánh với
anh để làm nên những việc có lợi ích cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ bạo
quyền buôn dân bán nước, sẽ giá trị hơn nhiều. Xin hãy tha thứ cho tôi, nếu như
những điều tôi nói có làm buồn lòng ai đó, nhưng đó là tất cả những gì xuất
phát từ trái tim của một người luôn đau đáu bên lòng về sự mất còn của dân tộc.
Trong những ngày đầu đặt chân đến miền đất xa lạ, chắc hẳn
anh cũng mang tâm trạng bồi hồi xúc cảm trước cảnh ly hương xa người thân, xa bạn
bè và nhất là những người chiến hữu đang còn trong vòng lao lý. Sự chia sẻ từ mỗi
người trong chúng ta là niềm an ủi rất lớn cho anh, thân cô lẻ lại mang trong
lòng một nỗi hận vong quốc, chỉ có tình đồng bào mới đủ để khỏa lấp những nỗi
đau mất mát khi phải xé lòng rời xa Tổ Quốc thân yêu. Tôi tin một người đã sẵn sàng lấy sinh mạng mình giữ gìn
mảnh đất quê hương sẽ không tầm thường để tìm một chốn dung thân an nhàn.
Nhà cầm quyền cộng sản muốn trục xuất anh ra khỏi
nước là vì chúng muốn vô hiệu hóa giá trị tinh thần đấu tranh của anh, sự bàn
ra tán vào sẽ vô tình tiếp tay hoàn thành mục đích của chúng, rất mong mọi người
cùng sát vai với anh để đấu tranh cho một ngày về chung của những người con dân
Việt, như lời anh phát biểu lúc vừa bước chân xuống phi trường Los Angeles.
Ai trong chúng ta tại hải ngoại này có thể đảm nhận được vai
trò kết hợp lòng người? Bốn mươi năm qua, đây vẫn là yếu tố quan trọng và cần
thiết mà nhà cầm quyền cộng sản luôn lo sợ phải dùng đến những nghị quyết ngăn
chặn, chia rẽ.
Còn quá sớm để nói lên bất cứ điều gì, hãy để mọi việc diễn
tiến theo lẽ tự nhiên, tôi nhìn anh ở một vị trí lớn, hơn chỉ dừng lại trong phạm
vi dự định sắp tới: Tập hợp lại CLB NBTD. Đất nước đang cần những người con vừa
có TÂM và có TẦM…. chữ TÂM anh đã có…. chữ TẦM nằm trên con đường anh đi không
có bản dừng*(Stop). Một mình anh chỉ là một mắc xích trong chuỗi sự sống trên
trái đất này, lý tưởng anh có đủ lớn móc từng mắc xích thành một xâu chuỗi sức
mạnh để làm nên cuộc cách mạng cứu nguy dân tộc hay không còn tùy thuộc vào khả
năng khai sáng thêm về những nhận thức mà anh đang có. Nguyện Hồn Thiêng Sông
Núi phù hộ cho anh và xin gửi anh chút suy nghĩ về cái nhìn của cá nhân tôi trước
hiện tình đất nước:
TỰ DO-DÂN CHỦ-NHÂN
QUYỀN với bối cảnh VN chỉ có thể trả bằng máu của chính con dân Việt.
Cuộc chiến đã kết thúc gần bốn mươi năm, vết thương quá khứ
vẫn còn đang rỉ máu chảy cùng với dòng sống của dân tộc. Cơn bão thời đại không
dễ dàng mở ra cánh cửa tương lai, nhưng tôi tin vào Hồn Thiêng Sông Núi, tôi
tin vào những trái tim Việt còn mang chung dòng máu Lạc Hồng. Cuộc đấu tranh
ngày hôm nay là cuộc đấu tranh của toàn dân cùng đứng lên lật đổ chế độ bạo tàn
thối nát, dành lại quyền tự quyết cho dân tộc. Cũng như anh "không ai có thể lấy Tổ Quốc ra khỏi trái tim tôi"*, anh sinh ra là để đi tới, đường anh đi không có bảng
dừng, thỉnh thoảng ngó lại anh sẽ thấy rất nhiều bước chân Việt Nam đang bước
theo anh, trong đó có tôi… một đôi dép Việt Nam rất nhỏ trên con đường tìm lại
dấu vết xưa.
Paris
27/10/2014