EASTER SUNDAY
Ông Ngô Đình Trác, con trai bà Ngô Đình Nhu, đã thông báo
là bà Ngô Đình Nhu đã về nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh
4/24/2011 (Giờ La Mã, Ý đại lợi).
Sau hơn 40 năm, đây là lần đầu tiên Bà
Ngô Đình Nhu tiếp xúc với một người VN và qua cuộc chuyện trò này, chúng ta được
biết một phần nào sự thực cuộc sống hiện tại của bà Ngô Đình Nhu, bài này trích
từ nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu số 332, tháng 10/2004. Phần nhận xét xin dành
cho người đọc.
Bà Nhu ở một mình trong một đơn vị gia cư (apartment) của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Nói là mới để phân biệt với những chung cư san sát ở Paris đã được xây cả đến vài ba thế kỷ với những đường nét hoa văn cổ kính. Chung cư Bà Nhu ở có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm.
Bà Nhu là sở hữu chủ hai (02) đơn vị gia cư ở
trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt
tiền nhất thủ đô Paris, ngay giữa cái nôi của văn hóa và chính trị thế giới.
Nơi đây, một tấc đất chẳng biết giá tới mấy chục hay mấy trăm tấc vàng. Cả vùng
này hầu như là nơi cư ngụ của các nhân viên và phái đoàn ngoại giao trên đất
Pháp. Bà Nhu ở một đơn vị và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là
lợi tức duy nhất của Bà, cũng tiện tặn đủ sống và không cần nhờ vả đến các con.
Bà sống ản dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng
đồng người Việt quốc gia ở Paris là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung vẫn nghĩ là
Bà Nhu sống ở bên Ý.
Trên đường đến thăm Bà Nhu, tôi vẽ ra trong đầu
óc qua hình ảnh của những chung cư đắt tiền ở New York hay San Francisco đã xem
trên những tạp chí chuyên về địa ốc ở Mỹ và nghĩ là nơi cư ngụ của Bà Nhu chắc
phải sang trọng lắm. Những apartment của Jacqueline Kennedy hay John Lennon ở
New York và của các tay tài phiệt ở San Francisco gợi cho tôi một náo nức mong
chờ. Các cụ mình ngày xưa vẫn nói "ăn cơm Tàu, ở nhà Tây" thì chắc là
đã có một so sánh cẩn trọng. tôi bước đi vội vàng với những lung linh nơi lãnh
địa của giới thượng lưu. Những dòng họ quý tộc từ bao nhiêu đời cấu trúc nên vẻ
hào nhoáng phong nhã của kinh thành Ánh Sáng và dân cư ngụ dù ở chân trời góc
biển nào lưu lạc tới đây cũng được nhận lãnh ấn tích của người Paris.
Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của tòa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vã mà cũng chẳng quá lạnh nhạt.
Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của tòa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vã mà cũng chẳng quá lạnh nhạt.
Bà Nhu sắp vào tuổi 80 nhưng rất khỏe mạnh. Bà
đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Có người nói từ năm 1963 đến
nay Bà chẳng già đi chút nàọ Thật ra đó chỉ là một lối nói để diễn tả sức khoẻ
sung mãn của một người tuy đã nhiều tuổi đời nhưng vãn giữ được vóc dáng linh
hoạt và nét mặt không có những nếp nhăn theo thời gian. Tuy nhiên "cái
già" cũng vất vưởng đâu đó trên khoé mắt vành môị Khi Bà cười thì khuôn mặt
trông rất tươi trẻ phô bầy bộ răng trắng vẫn còn đầy đủ trong tình trạng hoàn hảo.
Chỗ ở của Bà Nhu tuy không nghèo nàn nhưng chẳng
có gì đáng nói, ngay cả không bằng cái apartment mà tôi thuê mướn ở ngoại ô
thành phố Seattle vào mùa Đông năm 1975 khi vừa đến Mỹ. Đơn vị gia cư của Bà
Nhu rất tầm thường giống như những apartment rẻ tiền ở Mỹ với hai phòng ngủ và
một diện tích nhỏ làm phòng khách. Phía tay trái lối đi từ của ra vào là nhà bếp.
Trên tường phòng khách treo vài khung hình lớn có những tấm hình Tổng Thống Ngô
Đình Diệm, Đức Cha Ngô Đình Thục, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, cô trưởng nữ Ngô
Đình Lệ Thủy và nhiều người thân tộc đã quá vãng. Khoảng trống phía bên tay phải
là phòng khách có một bộ xa lông, bên cạnh kê bàn ăn với 6 cái ghế. Bộ bàn ghế
này và cài cái tủ nhỏ kê ngoài phòng khách làm bằng gõ gụ mầu đen với những nét
chạm trổ VN quen thuộc.
Bà Nhu cho biết trước kia thân sinh là Ông Bà
Trần Văn Chương có một apartment ở Paris và những đồ đặc này được mang từ VN
qua, lâu lắm rồi. Khi hai cụ thân sinh bán cái apartment đi thì cho Bà
Nhu bộ bàn ăn và hai cái tủ nhỏ nàỵ Tôi đã đọc mấy bài báo nói về khiếu thảm mỹ
của Bà Nhu qua việc sắp xếp và trang hoàng Dinh Độc Lập. Giờ này được đứng ngay
giữa cơ ngơi của riêng Bà mà chẳng thấy một "công trình" nào xem cho
bắt mắt, có thể vì điều kiện tài chánh hay thời trưng diện của Bà đã qua.
Đứng ở nhà bếp nhìn ra ngoài có cảm tưởng như
tháp Effeil sát ngay bên cạnh khung cửa kính. Tôi tiếc thầm, phải như phòng
khách mà được xếp đặt ở chỗ này thì đẹp biết baọ Ngồi đây nhâm nhi ly cà phê
nhìn thiên hạ từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến chân tháp chờ lên thang máy
nhìn cả kinh thành Paris. Ngày như đêm lúc nào cũng là hội hè đình đám.
"Vui với cái vui của thiên hạ" chắc lòng mình cũng phần nào đỡ trống
trảị. Có lẽ cũng vì vậy mà phòng ngủ bên cạnh nhà bếp có kê một bộ xa lông để
bù đắp lại sự thiếu sót to lớn của người thiết kế khu chung cư. Phòng ngủ thứ
hai là chỗ làm việc của Bà Nhu với đủ loại sách báo.
Cả đơn vị gia cư của một người sống lẻ loi một
mình không có một cái giường nhỏ. Buổi tối Bà Nhu trải một cái chăn trên nền
nhà, ở một chỗ nào đó trong căn hộ- nhỏ hẹp để nghỉ qua đêm. Bà không ngủ trên
giường nệm nên mặc dầu đã lớn tuổi mà vẫn giữ được lưng thẳng và đi đứng nhanh
nhẹn mạnh dạn.
Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu phòng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau vì vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ thì trượt chân ngã và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc đầu Bà không gặp khó khăn gì khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.
Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu phòng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau vì vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ thì trượt chân ngã và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc đầu Bà không gặp khó khăn gì khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.
Đối với tôi đây chỉ là một cuộc thăm viếng thường
tình giữa người đồng hương nơi xứ lạ. Tôi không có ý định phỏng vấn Bà Nhu và
chắc chắn Bà sẽ không được tự nhiên, thoải mái khi phải đóng khung trong những
câu hỏi của một cuộc phỏng vấn. Phần khác tôi cũng không muốn khơi lại những
đau thương mà Bà phải gánh chịu trong cơn bão táp lịch sử và bể oan cừu cay
nghiệt của cuộc đời.
Tôi muốn cuộc thăm viếng không bị gò bó và
trói buộc vào một chủ đề, đồng thời cũng không muốn tìm tòi những gì mà cá nhân
tôi và rất nhiều người được nghe đủ loại chuyện tốt xấu về Bà mà chẳng biết hư
thực ra sao, và từ những mù mờ đó đã có biết bao câu hỏi về một người đàn bà một
thời xe ngựa thênh thang.
Tôi muốn câu chuyện được tự nhiên và để Bà chủ
động bất cứ những gì Bà muốn nói. Tôi có thể dùng những tiểu xảo của kỹ thuật
phỏng vấn "gài" Bà vào những sơ hở để thỏa mãn những gì tôi muốn biết
hoặc chỉ nghe đồn thổi. Tôi đã không làm như vậy vì lòng kính trọng đối vơi Bà
và lương tâm ngay lành của tôi.
Tôi mở đầu câu chuyện bằng mấy lời xã giao
thông thường, kính chúc bà luôn được mạnh khỏe an vui. Bà bắt đầu nói về lai lịch
nơi hiện cư ngụ. Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giầu có
biếu Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn và Đức Cha Thục đã cho Bà
Nhu để mua một đơn vị gia cư trong tòa nhà cao tầng này và sau đó Bà dành dụm
mua thêm được một đơn vị nữa.
Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp
nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà
đã nhờ một cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai đơn
vị gia cư này.
Vào những năm mà người Việt vượt biển ra đi một
cách rầm rộ gần như công khai, Bà Nhu cho mấy thanh niên mới bơ vơ đến Pháp tạm
trú ở đơn vị gia cư thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện
nước nào cả. Một thời gian sau những thanh niên này tìm được thân nhân hay vì
nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống mới thì Bà Nhu cho một nhà ngoại giao
Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay.
Vị ân nhân tặng Bà Nhu số tiền kếch xù đó là
Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ý và cũng là một trong bẩy người phụ nữ
giầu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến bốn
năm sau khi Bà Capaci tạ thế Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự
nghiệp của người đã gia ân cho mình.
Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có
treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của Ông Bà Nhu ở Đàlạt, tôi kể cho Bà nghe
chuyến đi về VN nhân dịp Tết Tân Tỵ, lần đầu tiên sau 26 năm vội vã ra đi lánh
nạn. Tôi đã đi ĐàLạt, ghé lại thăm ngôi nhà xưa của thời trung học, bước qua đướng
đứng nhìn nhà Ông Bà Nhu một lúc lâu. Ngôi nhà của Ông Bà Nhu hiện không có người
ở nhưng được bảo quản khá tốt, không thấy những đổ vở hoang tàn vì thời gian
hay qua những biến động.
Hiện nay Bà Nhu không có ý định về thăm VN mặc
dầu Bà được nhà cầm quyền Hà Nội đánh tiếng cho biết là nếu Bà muốn về thì cũng
chẳng có trở ngại gì. Những kỷ niệm về một nơi chốn thân thương xa xưa gợi lại
miền ký ức dấu ái, Bà nói "tôi gặp Ông Cố Vấn năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi
thì làm đám cưới". Bà có vẻ buồn khi nói đến ngôi nhà ở Đà Lạt. Một vùng
trời mộng mơ với những kỷ niệm của ngày tháng êm đềm nơi xứ sương mù vẫn còn
vương vất đâu đây.
Khi nói về những người con thì Bà Nhu có vẻ bằng
lòng với chút hãnh diện. Tôi cố tình không hỏi gì về trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy
đã bị chết thảm trong một tai nạn xe cộ trên xa lộ vòng đai của Paris. Rất có
thể đây là một âm mưu quốc tế còn nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ và tôi cũng
không muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn để rồi những giọt nước mắt của bà mẹ
lại một lần nữa ướt đẫm trên khuôn mặt đã có quá nhiều khỗ đau.
Ông con trai lớn Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ
sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Ý và có bốn con, ba trai một
gái. Bà Nhu nói về những đứa cháu nội, con trai của Ông Trác, trong niềm vui
"cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm". Vợ ông Trác thuộc giòng
dõi quý tộc rất giầu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và
đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thủa đất
nhỏ.
Gia đình Ông Trác sỡ hữu một biệt thự to và rất
đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và đáng dấp như một
tu viện. Bà Nhu đã ở đấy nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng Bà đã tá
túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.
Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng
đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp trường E.S.E.C. (École Suprrieure de l'Economie et
du Commerce) chứ không phải trường H.E.C. (Hautes Etudes Commerciales) như rất
nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm.
E.S.E.C. là trường tư đào tạo các chuyên gia
kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao. Sinh
viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau
khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chánh trên toàn thế giới trọng vọng.
Khi Ngô Đình Quỳnh hoc trường này Bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên
phải làm giấy xin nợ tiền học.
Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một
số công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà
Nhu cười nói "Ông Quỳnh giống Bác", hàm ý sống độc thân như Tổng Thống
Ngô Đình Diệm.
Đang lúc tôi nói chuyện với bà Nhu thì một thiếu
nữ người Pháp gõ cửa bước vào với một xấp hình trên tay. Cô bé 17 tuổi này vừa
trở về sau chuyến đi làm công việc thiện nguyện giúp các thanh nữ Phi Luật Tân
bị bệnh AIDS. Tất cả chi phí cho chuyến đi của cô bé này do ông Ngô Đình Quỳnh
đài thọ. Cô bé có những lọn tóc mầu hạt dẽ khoe những tấm hình chụp chung với
các nạn nhan của căn bệnh thời đại và ước mong sẽ được trở lại thủ đô của nước
Phi Luật Tân để tiếp tục công viêc bác ái.
Bà Nhu nói ông Quỳnh sống đạm bạc và rất tích
cực trong những hoạt động từ thiện nên ước vọng của cô bé chẳng phải là một giấc
mơ.
Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến
sĩ Luật từ trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật gia ngành Công Pháp rất nổi
tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở phân khoa Luật của đại học
Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu vào quốc tịch Ý. Luật lệ nước
Ý không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dậy một cách
chính thức trong học trình.
Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị
quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc làm sửng sốt các "cây đại thụ"
của ngành công pháp thế giới Lệ Quyên có chồng người Ý, nhưng đứa con trai
7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu hãnh diện nói tên
cháu bé là Ngô Đình Sơn, một tự hào dòng họ hay là sự gìn giữ gốc rễ gia tộc.
Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết. Bà Nhu đều
"xuống đường" đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng
thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu
tháng 11 năm 2001, Bà Nhu tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp
nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày chú nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh
kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu
thời được giáo dục trong các trường Công giáo nên có thể nói là Bà đã lớn lên
và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa.
Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Đức
Tin tuyệt đối nơi sự an bài của Đấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân
đang bị bệnh và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy
cho tôi một tượng ảnh Đức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà
nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Đức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi
nghĩ là vì có Đức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió
ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay.
Trên đường từ nhà thờ về Bà Nhu cũng thỉnh thoảng
ghé lại tiệm bán hoa và cây cảnh, mua vài bông hoa hay một chậu cảnh trang
hoàng trong nhà. Ít khi Bà phải nấu nướng vì ăn rất ít và những bà bạn người
Pháp thường mang đồ ăn đến cho nên cũng chẳng bận rộn gì việc bếp núc. Trước
kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ
là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà... thở được.
Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói "hai
ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh". Các vị tu
sĩ Ấn Độ giáo rất ít khi ăn uống nhưng người nào cũng mạnh khỏe và sống lâu
trăm tuổi. Ở các nước Âu Mỹ đa phần người ta chết vì ăn chứ có ai chết vì đói.
Bà Nhu hầu như không đi sắm sửa quần áo giầy
dép. Mỗi năm một bà bạn người Nhật gởi qua cho vài cái áo kimono đủ mặc trong
nhà, có việc đi đâu thì mặc mấy cái quần áo cũ cũng còn tạm được. Nói đến quần
áo, Bà có vẻ đăm chiêu "ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng
Thống không bằng lòng". Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là "kiểu áo
Bà Nhu" đã một thời là "mốt" của các thiếu nữ Sai Gòn và cũng là
một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề.
Bà kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ
tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy
thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng
đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền sáu ngàn đồng bạc VN để
mua lại Tổng Thống nghe lời giãi bầy cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải
viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này.
Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ
trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.
Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới năm xưa, Bà
nắm hai tay trước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp "phụ nữ phải
được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng". Giấc mơ của Bà là người phụ
nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội. Ước vọng của Bà là người
phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời
sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng, chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người
nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.
Trong cả một buổi chiều, lúc nói chuyện này và đột nhiên nói sang chuyện khác nhưng Bà không hề đả động gì đến nước Mỹ mặc dầu Bà biết tôi đến từ một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nhiều người nói Bà Nhu căm thù Mỹ lắm vì những sai lầm trong chính sách đối với VN và nhất là đối với Đệ Nhất Cộng Hòa VN. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn Bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những nhà lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Tòa Bạch Ốc một quãng đường. Tôi nghĩ là Bà dã không còn mang những "hận thù" đó trong tim óc nữa và thực sự muốn quên hết để mọi chuyện nhẹ nhàng đi vào lịch sử.
Trong cả một buổi chiều, lúc nói chuyện này và đột nhiên nói sang chuyện khác nhưng Bà không hề đả động gì đến nước Mỹ mặc dầu Bà biết tôi đến từ một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nhiều người nói Bà Nhu căm thù Mỹ lắm vì những sai lầm trong chính sách đối với VN và nhất là đối với Đệ Nhất Cộng Hòa VN. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn Bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những nhà lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Tòa Bạch Ốc một quãng đường. Tôi nghĩ là Bà dã không còn mang những "hận thù" đó trong tim óc nữa và thực sự muốn quên hết để mọi chuyện nhẹ nhàng đi vào lịch sử.
Bà kể chuyện vào mùa Xuân năm 1975, hệ thống
truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do Bà chấp nhận lời
yêu cầu của NBC và đòi mười ngàn (10,000) Mỹ kim thù lao cộng với hai vé máy
bay khứ hồi hạng nhất Paris - Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên rất nhớ và muốn
đi gặp ông bà ngoại. Bà Nhu không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì
thương con nên bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp
Ông Bà Trần Văn Chương ở thủ đô của nước Mỹ.
Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC
thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn.
Đó là lần duy nhất Bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất Bà tiếp xúc với giới truyền
thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, Bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo
giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào. Trong quá khứ đã có vài tờ bào ở Đức
quốc và California đăng tải bài phỏng vấn Bà Ngô Đình Nhu. Tất cả những bài "phỏng vấn" đó đều là những ngụy
tạo mà độc giả rất dễ dàng nhận ra tính chất giả dối và bịa đặt của người viết.
Bà Nhu cũng không nói gì về vụ phản loạn
1.11.1963 và những người được ngoại bang thuê mướn sát hại chồng Bà. Tôi có nói
xa gần đến đám quân nhân phản loạn để dò xét phản ứng của Bà nhưng không trông
chờ ở một sự tức giận thường tình của một con người vì thời gian đến gần 40 năm
cũng đã làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ. Bà có vẻ buồn, nhìn qua khung cửa sổ nói
một cách nhỏ nhẹ bằng tiếng Anh "đó là một bọn ngu dốt".
Đồng hồ chỉ tám giờ rưỡi tối. Những ngọn đèn của
Paris kết nối làm thành một biển ánh sáng và thành phố đã bắt đầu đi vào cuộc sống
ban đêm. Hơn sáu giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi đã uống hết hai ly nước bưởi
to nhưng tuyệt nhiên không thấy Bà Nhu uống một chút nước nào. Tôi sợ ngồi lâu
quá Bà sẽ mệt mỏi những thực sự thì chính tôi là người đã thấm mệt. Bà Nhu
không tỏ ra mệt mỏi hay có một dấu hiệu nào biểu hiện sự rã rời sau một buổi
chiều dài chuyện trò.
Tôi chợt nghĩ đến "ông tướng phường
chèo" Nguyễn Khánh. Ông này đi đến đâu cũng cầm cuốn vở học trò huyênh
hoang có nhật ký của Bà Nhu trong tay. Tôi nghĩ rất có thể Ông này lượm được cuốn
vở Bà Nhu ghi chép những chuyện vụn vặt của một người nội trợ trong gia đình
như hôm nay đi chợ cần phải mua những món gì, đến bao giờ thì phải đóng tiền
trường cho con... Ngoài ra chẳng có gì đáng nói tới hay có một giá tri gì cả.
Tôi cũng không hiểu được lý do tại sao khi bị
đuổi ra khỏi nước mà đương sự còn ôm theo "báu vật" đó để làm gì. Đặt
trường hợp "báu vật" đó mang lại danh vọng và lợi lộc hoặc là một thứ
vũ khí để để mạt sát nhục mạ Bà Nhu thì chắc chắn độc giả đã được đọc từ lâu rồi.
Tôi bước ra chỗ thang máy để xuống phố lang
thang với người Paris mà trong lòng xôn xao niềm vui vì không ngờ một "bà
cụ" gần 80 tuổi đã vật vã với bao sóng gió phũ phàng của cuộc đời mà lại
còn có một sức khoẻ thật sung mãn, trí óc minh mẫn đến như thế. Ở vào tuổi đời
như vậy mà còn giữ được thể chất và tinh thần trong một tình trạng gần như lý
tưởng thì thật là hiếm có. Bà Nhu đã thực sự lánh xa những tục lụy phù phiếm của
trần gian. Bà sống trong hơi thở nhịp tim của đời sống tận hiến và phó dâng với
niềm cậy trông tuyệt đối với sự quan phòng của Đấng Tạo Hóa. Tôi cầu chúc Bà
luôn mạnh khỏe, an vui.
Trương Phú Thứ
Ngày xưa có ghét hay thương,
Nay đà nằm xuống thù hằn nữa chi ?
Ai ai cũng có chia ly,
Thay phiên sau trước rồi thì vậy thôi !
Nay đà nằm xuống thù hằn nữa chi ?
Ai ai cũng có chia ly,
Thay phiên sau trước rồi thì vậy thôi !
Nghĩ ra đừng trách oán người
Có ai mà chẳng làm sai một lần?
Bà Nhu đâu có lỗi lầm
Bọn làm chính trị ghét ganh bịa điều.
Tình Yêu Tổ Quốc mang nhiều
Lòng Bà sáng tỏ một chiều vì dân.
Nhớ Người xưa đã có công
Chúng tôi ghi nhớ những ân của Bà.
Trên cao sao sáng hằng hà,
Nguyện cầu Chúa rước hồn về Thiên Cung.
----ooOoo----
“Bà Nhu như tôi từng biết”
Người được coi là như là cựu 'Đệ nhất Phu nhân' của nền
Đệ nhất Cộng hòa ở miền Việt Nam, bà Trần Lệ Xuân, vừa qua đời ở
tuổi 87.
Bà là vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô
Đình Diệm.
Tin bà Trần Lệ Xuân qua đời được loan báo tới các phương
tiện thông tin đại chúng từ luật sư Trương Phú Thứ, một trong số ít
người có tiếp xúc, trò chuyện với bà trong những năm gần đây.
Từ Seattle, Hoa Kỳ, ông Trương Phú Thứ cho BBC biết:
LS Trương Phú Thứ: Tôi được biết bà Nhu nằm viện đâu chừng ba tuần lễ
trước khi qua đời. Khi bà thấy mệt quá thì bác sỹ họ đưa vào trong
nhà thương nằm trong tình trạng rất yếu, gần như không nói được nữa.
Tới Chủ nhật vừa rồi thì tôi nhận được
điện thoại của gia đình bà từ bên Rome, nói bà đã qua đời vào lúc 2
giờ sáng giờ địa phương. Tất cả ba con của bà đều có mặt lúc ấy.
Trước khi mất khoảng ba năm, bà Nhu ở
nhà với con trai cả là Ngô Đình Trác, tại Rome (Ý). Cô con gái út là
Ngô Đình Lệ Quyên cũng ở nhà đó, trong tầng hầm. Cả gia đình ở với
nhau rất vui vẻ hòa thuận. Vậy cho nên bà qua đời là cả gia đình có
mặt.
Con trai thứ của bà Nhu là Ngô Đình
Quỳnh thì sống và làm việc bên Bỉ.
BBC: Vậy thông tin nói bà
Trần Lệ Xuân sống một mình trong biệt thự xa hoa lộng lẫy mà bạn
của bà tặng thì là tin thất thiệt?
LS Trương Phú Thứ: Tin đó cũng như tin mà một vị tự xưng là sử gia tung ra,
rằng bà Nhu có tới 17 tỷ Mỹ kim từ những năm 1960-1961. Tôi chỉ hỏi
liệu hồi đó mang cả Sài Gòn ra bán có thu được 17 tỷ Mỹ kim hay
không!
Thứ hai nữa, sau vụ đảo chánh 1963 bà
Nhu phải ở trong một căn phòng studio chật chội, không có phòng ngủ,
với bốn đứa con, chứ làm gì có lâu đài xa hoa như họ nói.
Cũng như là thông tin bà bị mất trộm
một số tiền lớn ở Rome, hay năm 1963 bà đi mua đồ trang sức trị giá
30.000 đôla ở New York mà quịt không trả... Toàn chuyện họ bày đặt ra,
đâu có được.
BBC: Thưa, lần cuối cùng
ông có tiếp xúc với bà Trần Lệ Xuân là khi nào?
LS Trương Phú Thứ: Lần cuối tôi nói chuyện với bà là chừng cách đây hơn
hai tháng. Lần ấy bà còn khỏe lắm, tiếng nói khỏe và rất to, trong
cuộc nói chuyện bà còn cười rất vui vẻ. Vậy mà tôi cũng không ngờ
bà suy sụp mau lẹ như vậy.
BBC: Và các cuộc nói
chuyện của ông với bà Trần Lệ Xuân là để bàn thảo về cuốn sách
của bà ấy phải không ạ?
LS Trương Phú Thứ: Vâng, đúng là như vậy. Bà Nhu viết bằng tiếng Pháp vì
tiếng Việt bà viết không được giỏi nhưng tiếng Pháp của bà thì anh
bạn tôi là Nguyễn Kim Quý, tiến sỹ văn chương Pháp, phải công nhận là
lối hành văn của người rất giỏi Pháp văn.
Bà học trường Tây, có tú tài phần hai
và cũng sống ở Pháp nhiều năm. Hồi tôi đi thăm bà lần đầu bên Paris
năm 2002, bà sống một mình trong một căn hộ bên đó.
Lại nói về điều kiện sinh sống thì căn
hộ đó của bà trông cũng rất bình thường, không thể so được với
nhiều căn hộ bên Mỹ, mà lại tận trên tầng lầu thứ 11. Người già mà
có tiền ai người ta chịu sống như vậy chứ?
Bà cố
vấn Ngô Đình Nhu
Sinh
năm 1924 tại Hà Nội
Tốt
nghiệp tú tài trường Albert Sarraut
Kết
hôn với ông Ngô Đình Nhu năm 1943
Sống
lưu vong từ năm 1963 sau khi có đảo chính ở miền Nam Việt Nam
Cuốn sách của bà Nhu thoạt ra dự tính
sẽ phát hành vào tháng 9 năm nay, thế nhưng với cái chết đột ngột
của bà thì chúng tôi phải tạm hoãn phát hành để truy cứu cho thật
cẩn thận, không thể vội vàng được.
Vậy cho nên cuốn sách chắc sẽ ra trễ hơn
độ dăm ba tháng.
BBC: Lần đầu tiên ông yết
kiến bà Trần Lệ Xuân thì ấn tượng của ông như thế nào ạ. Ông có
ngỡ ngàng vì người thực khác xa với tưởng tượng không?
LS Trương Phú Thứ: Cái hình ảnh mà hồi xưa chúng ta hay xem trên báo chí
là hình ảnh một phụ nữ 28-29 tuổi, trẻ và đẹp. Nhưng hình ảnh của
bà Nhu khi tôi gặp bà lần đầu là hình ảnh một bà cụ, tất nhiên là
có khác nhau.
Tôi thì không ngỡ ngàng, vì biết ai cũng
phải như thế, con người ta ai mà chẳng phải già đi. Tất nhiên vẻ đẹp
bên ngoài thì không thể giống như hồi xưa.
BÀN TAY NGƯỜI MỸ
BBC: Thế nhưng còn sự
quyền uy của người phụ nữ từng được cho là một thời khuynh đảo
chính trường, ông có cảm thấy điều này không ạ?
LS Trương Phú Thứ: Thực ra, bà Ngô Đình Nhu có quyền lực gì? Giống như một
cô ca sỹ, hát một bài có người khen kẻ chê, thì bà Nhu cũng vậy.
Bà là vợ của một ông cố vấn, thậm chí
còn không có sự bổ nhiệm chính thức của chính phủ. Vì ông cố vấn
là em của ông tổng thống nên ông giúp ông tổng thống mà thôi chứ đâu
có giấy tờ gì.
Nói vì bà Nhu khuynh đảo mà chế độ sụp
đổ là điều sai lầm.
Quyết định lật đổ
chính quyền Đệ nhất Cộng hòa và thủ tiêu anh em ông Tổng thống Ngô
Đình Diệm - Ngô Đình Nhu, không phải là quyết định của người Việt
Nam, mà là của người Hoa Kỳ. Đó là quyết
định của một nhóm siêu quyền lực đứng sau tòa Bạch ốc của Hoa Kỳ,
vì lợi ích của nước Mỹ mà họ làm vậy.
Ông Ngô Đình Diệm hay ai khác lúc đó làm
tổng thống thì chắc đều chung số phận ấy cả.
Mà chúng ta thấy, ông Tổng thống J.F.
Kennedy, chỉ có trì hoãn hoặc từ chối thi hành đòi hỏi của nhóm
quyền lực đó mà cũng bị ám sát chết dưới con mắt chứng kiến của
hàng nghìn người. Tổng thống Mỹ còn như vậy, huống hồ là tổng
thống của nước Việt Nam?
BBC: Vâng nhưng thưa ông,
chúng ta cũng không thể quên rằng bà Nhu được coi như Đệ nhất Phu nhân
một thời vì ông Ngô Đình Diệm không lập gia đình, bà còn là dân
biểu, Chủ tịch Hội phụ nữ. Và nhiều người cũng chưa quên những câu
phát ngôn gây tranh cãi của bà, như trong chiến dịch đối với Phật
giáo, vụ Hòa thượng Thích Quảng Đức vv...
LS Trương Phú Thứ: Tôi thì thấy rằng đa số vụ, người ta muốn nhắm vào ông
tổng thống, nhưng không biết làm cách nào. Ông Tổng thống Ngô Đình
Diệm không phải thánh nhân, tất nhiên ông cũng có sai lầm.
Nhưng họ không bới móc tấn công được gì
ông ấy, nên họ quay ra tấn công bà Ngô Đình Nhu.
Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện của
tôi với bà Nhu, chúng tôi không bao giờ nói chuyện chính trị cả, ngay
cả những chuyện xảy ra với bản thân bà lúc đó.
Chúng tôi nói những chuyện khác, những
điều rồi sẽ nằm trong cuốn sách sẽ phát hành trong tương lai.
BBC: Cuốn sách của bà Trần Lệ Xuân, theo như ông nói là không
bàn chuyện chính trị, chắc sẽ đề cập tới các chủ đề như cuộc
sống, con người, về quan hệ xã hội vv..., có phải không ạ?
LS Trương Phú Thứ: Cuốn sách của bà Nhu nói về những chuyện cao hơn, xa hơn
như thế nữa. Thí dụ các vấn đề tâm linh, sự hiện diện của con
người, của Thượng đế...
Bà cũng nói về một vài vấn đề mà mọi
người muốn biết, như chuyện gia đình, đời tư của bà từ khi còn nhỏ
đi học ở Hà Nội, hay lớn lên đi lấy chồng ra sao. Tôi chắc là độc
giả thì nhiều người tò mò, muốn biết những chuyện này.
Nhưng tựu chung, cuốn sách của bà Nhu sẽ
nói về những chuyện cao hơn và xa hơn; và phải đợi đến khi nào sách
ra thì độc giả mới có cơ hội đọc và chiêm nghiệm.
Nói về quá trình viết sách thì mấy năm
qua, lúc hứng thú thì bà viết được nhiều, lúc không hứng thì có khi
cả nửa tháng bà không viết chữ nào. Bản thảo đều chuyển cho tôi, và
hiện tôi đang có trong tay đây.
Cuốn sách hiện còn trong tình trạng dở
dang, chừng độ 500 trang, nhưng phần cuối thì còn chưa hoàn tất.
“Chỉ biết có mình ông
Nhu”
Cả đời, bà chỉ biết
có một mình ông Ngô Đình Nhu mà thôi. Trong suốt nửa thế kỷ qua,
những người muốn công kích hay phỉ báng bà đã không tìm ra được bất
cứ một điều gì về vấn đề tình cảm để mang ra công kích bà.
BBC: Dĩ nhiên sẽ có nhiều
người tò mò muốn biết liệu khi còn khỏe, cuộc sống riêng tư của bà
Trần Lệ Xuân như thế nào.
LS Trương Phú Thứ: Khi ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, thì bà mới có
chưa đầy 40 tuổi, cái tuổi có thể gọi là đẹp và mặn nồng nhất của
người phụ nữ. Mà bà Nhu, như chúng ta thấy, cũng có sắc đẹp, sinh
động, giỏi ngoại ngữ, nói tiếng Anh tiếng Pháp lưu loát, đại để là
một người phụ nữ trên mức bình thường.
Cũng có nhiều người, kể cả chính trị
gia, vì lúc đó bà Nhu hoạt động chính trường nên quen biết nhiều
người lắm, cũng có lòng yêu mến kính trọng bà.
Tôi được biết có một ông kỹ nghệ gia,
làm quản trị cho công ty chế tạo xe hơi Rolls Royce ở London, cũng đề
nghị lập gia đình với bà Nhu, nhưng bà đã khước từ.
Cả đời, bà chỉ biết có một mình ông
Ngô Đình Nhu mà thôi.
Trong suốt nửa thế kỷ qua, những người
muốn công kích hay phỉ báng bà đã không tìm ra được bất cứ một điều
gì về vấn đề tình cảm để mang ra công kích bà.
Bà Nhu sống thầm lặng, một mình, một
cách rất đạo đức, kín đáo và đơn sơ.
BBC: Nói chuyện tới giờ,
thì có thể thấy luật sư rất có cảm tình với bà Trần Lệ Xuân?
LS Trương Phú Thứ: Đúng thế, tôi rất có cảm tình với bà. Nói đúng ra, tôi
kính phục bà.
Bà Nhu là một phụ nữ thông minh, rất
thông minh. Bà giỏi, dám nói dám làm.
Nhưng có một điều mọi người nên biết,
trong những ngày tháng sau này của bà thì tôi thấy bà Nhu có một
đức tính mà ít người có: đó là sự tha thứ.
Bà tha thứ tất cả,
cả những người cầm súng bắn vào đầu chồng bà, cả những người đi
bày đặt nói xấu bà trên báo chí, trong dư luận... Bà ấy từng nói
là nếu có những việc như vậy, thì bà ấy tha thứ hết, không có oán hận
chuyện gì.
Đó là sự vị tha,
hiếm có trong cuộc đời con người ta, vốn có yêu có ghét, có hận
thù. Dường như bà Nhu đã đi xa được hơn những tình cảm bình thường
đó.
BBC: Tài giỏi vậy, nhưng
bà Trần Lệ Xuân cũng là một người khá cô độc phải không ạ?
LS Trương Phú Thứ: Không phải "khá cô độc" mà là "quá cô
độc" thì có. Từ khi chồng chết, phải lưu vong ở ngoại quốc thì
bà ấy không còn liên lạc với ai nữa.
Bà chỉ sống ở nhà với mấy đứa con.
Theo đạo nên bà đi lễ hàng ngày, nhưng cũng chỉ đến chào hỏi cha cố,
rồi các tín đồ ở đó. Bạn bè không có nhiều.
Tôi nhớ bà có một vài người bạn Nhật
Bản vì khi nói chuyện với tôi, bà mặc bộ đồ kimono Nhật. Bà ấy nói
với tôi rằng đó là do người bạn Nhật gửi tặng, mỗi năm vài cái để
bà mặc trong nhà. Thì tôi nghĩ chắc bà ấy còn liên lạc với một số
ít bạn thân thiết, ngoài ra chẳng có ai đâu.
Con cái của bà thì họ lớn lên ở ngoại
quốc (ông bà Ngô Đình Nhu có bốn con, hai trai là Ngô Đình Trác và Ngô
Đình Quỳnh, hai gái là Ngô Đình Lệ Thủy - tử nạn giao thông năm 1968;
và Ngô Đình Lệ Quyên). Họ có những suy tư và lối hấp thụ văn hóa
khác, tuy họ đều yêu thương và kính trọng mẹ.
Vậy nên tôi cũng không nghĩ họ có thể
chia sẻ với bà về những suy tư hay thăng trầm của cuộc đời bà. Nhất
là những chuyện quá khứ, thì khi đi khỏi Việt Nam họ còn rất nhỏ
nên tôi cũng không nghĩ họ biết để mà nhắc tới.
Bà Nhu cũng là người rất độc lập, ngay
cả về vật chất bà không nhờ vả gì con cái.
Những năm 63-65, gia đình bà ấy khá túng
thiếu, cho tới tận sau này, có một ân nhân ẩn danh cho bà một số
tiền rất lớn và bà mua được hai căn apartment ở bên Paris, quận16 gần
trung tâm.
Bà Nhu ở một cái, một cái cho mướn để
lấy tiền sinh sống.
BBC: Cơ duyên nào mà ông lại có điều kiện tiếp xúc và cộng
tác với bà Trần Lệ Xuân trong khuôn khổ cuốn sách của bà ạ?
LS Trương Phú Thứ: Gia đình tôi biết gia đình của bà Nhu từ khi tôi còn bé,
ở Việt Nam. Hồi ông bà ở Dinh Độc Lập thì tôi mới mười mấy tuổi
đầu, nhưng bà vẫn còn nhớ.
Tôi rời Việt Nam năm 1975. Sau này ra
ngoại quốc tôi liên lạc lại, bà ấy mời tôi qua chơi. Tôi cũng may mắn
được bà Nhu quý mến và cho phép dịch cuốn sách của bà.
----ooOoo----
BÀ NGÔ ĐÌNH
NHU 50 NĂM CÔ ĐƠN
Tin từ Ngô Đình Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.
Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và
những người mà tôi biết chắc vẫn còn ái mộ, quý mến –hoặc ít ra không thù ghét– Bà Ngô Đình Nhu,
chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không như những
phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay
của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà tặng Hội JECU năm xưa, được Ngô Đình Lệ Thủy
trao cho tôi.
Bà Ngô Đình Nhu là người nổi tiếng thuộc dòng
họ Ngô Đình và người liên hệ trực tiếp với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa duy nhất còn
sống sót vừa ra đi. Dù thương hay ghét Bà, ai cũng phải công nhận Bà là một nữ
lưu thông minh, có tài có sắc, một cộng sự viên đắc lực, quả cảm của chồng và
anh chồng. Qua hai nền Cộng Hòa, chưa có một phụ nữ tầm cỡ public figure (người
của quần chúng) Việt Nam nào làm tôi thấy cảm phục và hãnh diện như Bà Ngô Đình
Nhu.
Cho dù, dĩ nhiên, Bà chưa hoàn hảo, cũng như bất
cứ ai trên đời. Trước và sau vụ đảo chánh 1963, Bà là mục tiêu tấn công của những
nhà báo và chính khách Việt Nam và ngoại quốc, nhất là Mỹ, chưa nói Cộng sản đội
lốt tôn giáo, đối lập, “cách mạng”, đã không ngần ngại vu khống, xuyên tạc, đổ
lỗi, thêu dệt đủ điều, kể cả về đời tư của Bà.
Đọc tất cả những tài liệu đã được giải mật, và
những sách báo cũ, và những sách báo mới trên các Diễn Đàn Hải Ngoại –những diễn
đàn của Đui Chột, của Thù Hận, của Ác Độc– tôi thấy bất nhẫn và buồn nôn trước
sự hèn hạ, nhỏ nhen của con người, vì dù sao Bà cũng chỉ là một phụ nữ. Bọn họ, kể cả Mỹ và Tây Phương, không mã thượng, anh hùng
đủ, than ôi, để đánh Bà bằng một cành hoa hồng, nhưng đã dùng mọi thứ dao búa. Họ dã man, trên phương diện tinh thần, không khác chi một
Gia Long đã hành hình, về thể xác, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái 16 tuổi bằng
cách cho voi dày.
Bà là hiện thân và nạn nhân của Bất Hạnh như một
nữ nhân vật chính tuyệt đẹp trong những vở bi kịch Hy Lạp. Nhưng khác với họ
luôn vùng lên, phản kháng, chất vấn Thượng Đế, Bà đã im lặng, chấp nhận mệnh số
nghiệt ngã, và âm thầm chịu đựng tất cả những oan khiên, bất công, suốt một nửa
thế kỷ.
Một điểm nữa, ngời sáng, về con người của Bà,
mà tôi tin rằng đến cả kẻ thù cũng không thể phủ nhận. Khi chồng bị thảm sát, Bà còn trẻ đẹp lắm - điều mà báo
chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng Bà ở vậy, thờ chồng, nuôi
đàn con còn vị thành niên, không có của chìm của nổi, không lầu son gác tía, nhờ
tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu phạm vào hai điều cấm kỵ này, chắc chắn
báo chí và công luận Mỹ và Việt Nam, vốn hiềm khích, đã không bao giờ để Bà
yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia. Không xuất hiện trước đám đông. Không
cho nhân gian thấy tóc đổi màu, những dấu chân chim in trên đuôi mắt và những
tàn phai bởi thời gian, theo gương những mỹ nhân tự thuở xưa. Không tuyên bố
này nọ. "Thời của tôi qua rồi", bà thường nói với người những quen biết,
như một lời giã biệt thế gian. Không mang tiếng, không bồ bịch, không bước thêm
bước nữa. Không vì tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, Bà xứng
đáng nhận lãnh bằng khen "Tiết Hạnh Khả Phong".
Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi yêu mến Bà như
một người mẹ (bà kém mẹ tôi hai tuồi). Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời
sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng bà, trước vòng vây khốn của thù
trong giặc ngoài. Kính trọng Bà như một thần tượng. Làm sao tôi không xúc động
khi nghe tin Bà đã bước vào một cuộc hành trình cuối cùng, ngày Chúa chết trên
cây thập giá và sống lại, để từ nay vĩnh viễn thuộc về của Tuổi, nói theo Edwin
Stanton, belongs to the Ages.
Nhà danh họa thuộc phái ấn tượng Auguste
Renoir của những tuyệt phẩm chan hòa ánh sáng và màu sắc, những năm cuối đời, bị
bệnh tê thấp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn
với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học trò của ông, danh họa Matisse, thấy vậy,
thương ông, đã hỏi: “Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?”
Renoir nhìn khung vẽ, trả lời: “Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp
sẽ còn lại.”
Tôi muốn nhắc lời của
Renoir, để nói về Bà, trong một nghĩa nào. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đình
Nhu sẽ qua đi. Cũng như đau đớn thân xác của nữ tướng Trần Lệ Xuân. Nhưng vẻ đẹp
của Bà sẽ tồn tại. Vĩnh viễn.
Tôi biết những kẻ chống và ghét Bà sẽ khó chịu
vì bài viết của tôi. Không sao. Đời mà. Tuy nhiên, xin những kẻ ấy xử sự cao
thượng một chút, như một con người. Hãy để Bà yên nghỉ, ít nhất trong thời gian
này. Chờ sau ba tháng, một năm, mười năm nữa, rồi hãy chìa ra nanh vuốt, cũng
chưa muộn.
Tôi muốn báo tin cho các thân hữu của tôi và
xin họ đọc một kinh, cầu nguyện cho linh hồn Bà mau về Cõi Vĩnh Hằng, và tìm được
Bình An đích thực. Sau năm mươi năm cô đơn.
Kim Thanh