Ngày
8 tháng 3, 2014
Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.
“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.
Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.
“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.
Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài.
Cứ xem thái độ của Ông Chủ
Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở
Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho
các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây
là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ
là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng
tôi là dân của ông ấy?
Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do. Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.
Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.
Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”
Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”
Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta. Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?
Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do. Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.
Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.
Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”
Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”
Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta. Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?
Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở
phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam;
nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến
khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới
chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa
Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.
Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.
Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thì nhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo.
Tôi tin là vậy.
Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.
Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thì nhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo.
Tôi tin là vậy.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
(Trích BM’s Blog)