Sáng
nay Chúa Nhật 16.3.2014, cầm tờ báo Tuổi Trẻ trên tay mà lòng buồn vời vợi.
Ngay trang nhất, hình ảnh cây cầu treo lơ lửng trong sương mù, chiếc cầu treo
mong manh với những sợi dây cáp mảnh khảnh, và một đàn em bé đi học vội vã qua
cầu, dòng chữ “Ám ảnh cầu treo” được viết với khổ lớn
như muốn mạnh mẽ giới thiệu về một biến cố không thể vui của thời sự.
Vào
trang trong, trang 8 và 9, báo đã dành cả hai trang để giới thiệu những bức
hình về một số cầu treo miền Tây Bắc. Những chiếc cầu không hề có một chút gì
là bảo đảm sự an toàn cho người di chuyển, nhưng không thể làm gì khác hơn là
chấp nhận, chấp nhận những cái cầu như vậy như là một trong những cái mất an
toàn của cuộc sống. Vâng, không có cách nào khác ngoài chấp nhận !
Cách
đây mấy ngày, 5 em học sinh chết thảm vùi xác trong một bãi cát, chưa có công
bố nào từ phía an ninh về nguyên nhân cái chết của các em, thông tin chỉ vỏn
vẹn về những đứa trẻ xấu số, nhà rất xa, trên dưới 30 cây số, không thể trở về
nhà sau mỗi buổi học vì không có tiền đi xe bus, các em che tạm một cái “lều”
tồi tàn, sống lây lất gần trường học, không ai coi ngó giúp đỡ các em, không ai
giám sát cuộc sống của các em, người ta chỉ tìm được những cái xác chết đã sình
thối phân hủy khi nhiều ngày qua không thấy các em đến lớp ( Bài: 5 học sinh
chết thảm dưới hố cát, Tuổi Trẻ thứ sáu 14.3.2014 ).
Mấy
ngày nay tôi có dịp tiếp xúc với các cha ở một miền truyền giáo cho người dân
tộc. Nhiều năm qua, anh em đi dâng Lễ cho một Giáo Điểm cách xa nơi anh em cư
trú khoảng 7 cây số ( lưu ý là đường đất, đá, băng rừng ), nay anh em mua được
một mảnh đất khoảng 3.000 mét vuông, làm thủ tục chuyển nhượng xong, lại phải làm thủ tục hiến đất cho Nhà
Nước để được Nhà Nước cấp lại theo nhu cầu tôn giáo.
Luật lệ ở Việt Nam là tôn giáo không có quyền mua bán
đất, khi có nhu cầu tôn giáo thì làm đơn kèm dự án, Nhà Nước xét thấy “nhu cầu
chính đáng” thì cấp đất cho, thế là đất mình mua thì phải hiến đất nếu được
dùng là do Nhà Nước “chiếu cố” cấp !
Thủ tục
đất cát đã xong, giấy tờ cũng xong, đủ thứ thủ tục về chuyển đổi sở hữu, chuyển
đổi mục đích, giấy phép xây dựng, … mọi cái đều xong, nhưng cái dự án Nhà
Nguyện 300 chỗ vẫn là… “dự án ma” vì không có tiền để làm xây dựng. Anh em bàn với nhau cứ làm,
nhưng làm hết diện tích có phép 500 mét vuông, chỉ cần cái nền, và cái mái,
cung thánh cũng phải đàng hoàng một tí, nghĩa là có tường cuối, có ảnh tượng và
có bàn thờ. Khi nào có tiền thì xây bao che, làm trần… Kinh phí 1 tỷ đồng Việt
Nam, chưa biết chạy đâu ra !
Cách đây mấy ngày khi có dịp đến một tỉnh nhỏ nọ, khi rời
máy bay ra phòng ngoài, có ba cô bé xinh đẹp, rất trẻ, ăn mặc đồng phục, tay
cầm ba bó hoa đứng chờ đón khách. Khi đứng đợi xe bus của phi trường vào thành
phố, tôi thấy ba vị quan chức Việt Nam, mặc áo vest tươi cười nhận ba bó hoa từ
ba cô bé, thân mật quàng vai ba cô bước lên mỗi người một chiếc xe hơi đời mới,
ba anh thanh niên tay dắt vali, tay khiêng trên vai bộ đồ chơi golf của khách,
cánh cửa xe hơi đóng mạnh, tất cả lao vút đi…
Đó là
xã hội, nhưng còn nhà Đạo ? Không biết Lời của Chúa và ý nghĩa Mùa Chay Thánh
có làm cho những công trình sa hoa, lãng phí, đua đòi thế gian lên đến hàng
chục, hàng trăm tỷ phải chùn chân ngại ngùng không ? Những hình ảnh khổ đau
thiếu thốn có làm cho các vị có trách nhiệm chùn tay trước những lễ hội, tiệc
tùng, hội nghị,… tốn kém không ?
Học sinh đi bè vượt sông đến
trường. Muốn đi học, hằng ngày học sinh ở các bản vùng sâu của xã Giao An,
huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) phải leo lên chiếc bè được ghép bằng
những thân gỗ và dùng sức kéo bè qua sông.
Tuần
qua, trong một bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô có nói các Giáo Sĩ phải lưu ý
về việc sử dụng điện thoại và xe hơi, không nên tiêu xài hoang phí cho những
thứ đắt tiền. Bao giờ tinh thần Phanxicô thấm vào hành động của chúng ta ? Câu
chuyện anh nhà nghèo có tên là Ladarô và người phú hộ “quần
áo lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình” có còn chất vấn chúng ta không ?
Hàng chục học sinh đu dây cáp vượt sông
dữ
Lm. Vĩnh Sang - DCCT