Trong hơn 50 năm qua, cứ mỗi lần sắp đến ngày mồng 2 tháng
11, ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát, “cuộc chiến” giữa hai phe phò Ngô
và chống Ngô thường trở nên quyết liệt hơn. Cả hai phe thường nói theo cảm
tính, tức theo ý muốn của mình, không cần biết tài liệu lịch sử đã nói gì. Hoặc
nếu có đọc một số tài liệu đi nữa, thì chỉ chọn phần tài liệu nào hợp với ý
mình để trích dẫn, còn phần tài liệu bị coi là “không hợp” đều loại đi. Nói
cách khác, họ chỉ dùng một nữa sự thật. Đây là trường hợp
của Vũ Ngự Chiêu và nhóm Thư Viện Hoa Sen của Tâm Diệu Nguyễn Xuân Quang.
Giới luật của nhà Phật coi những lối viết trái với sự thật hay chỉ dùng một nửa sự thật là VỌNG NGỮ. Nhưng nhóm Thư Viện Hoa Sen của Nguyễn Xuân Quang đã coi việc truyền bá VỌNG NGỮ chống Ngô Đình Diệm ngang với việc truyền bá kinh Phật. Nếu sự thật về biến cố trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963 đúng như Nguyễn Xuân Quang, Nguyên Giác và Nguyễn Kha đã viết, Đặng Sĩ đã bị Tòa Án Cách Mạng Bi Trí Dũng đem ra bắn năm 1964 rồi! (Chúng tôi đã dẫn chứng nhiều lần).
Nhìn chung, đa số
không phân biệt được sự khác biệt giữa sử liệu (historic document) với thông
tin (information), tin đồn (rumour), quan điểm, (opinion)… Tệ hơn nữa, một số
còn coi những thứ người này nhổ ra người kia liếm lại đều là “sử liệu” và trích
dẫn búa xua! VỌNG NGỮ đã trở thành “con đường giải thoát” còn lại của những người,
những tổ chức vi phạm sai lầm trong lịch sử.
MẶT TRÁI CỦA LỊCH SỬ
Ngồi đọc lại mấy trăm ngàn trang tài liệu do Bộ Ngoại Giao,
Bộ Quốc Phòng và CIA Hoa Kỳ tiết lộ, mặc dầu còn một số văn kiện đang được che
dấu, chúng ta sẽ thấy rằng các diễn biến lịch sử trong 20 năm của cuộc chiến Việt
Nam do Mỹ điều hành phần lớn khác với những gì đa số đã tưởng.
Tài liệu cho thấy Mỹ đã không can thiệp gì vào việc Bảo Đại
chỉ định ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1954, nhưng khi ông Diệm mới về chấp
chánh ngày 7.7.1954 (thường được gọi là ngày Song Thất) thì ngày 4.8.1954 Hội Đồng
An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (HĐANQG Hoa Kỳ) bắt đầu họp để “Duyệt xét lại chính
sách của Hoa Kỳ ở Viễn Đông”, sau đó đưa ra các nghị quyết mang số NSC 5429/1,
NSC 5429/2 và NSC 5429/3 ấn định chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp Định Genève.
Cho đến nay toàn văn của 3 nghị quyết này vẫn chưa được công bố. Bộ Ngoại Giao
chỉ cho biết tổng quát các nghị quyết nói trên gồm 6 điểm chính sau đây:
(1) Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam
(2) Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai)
(3) Bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp.
(4) Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government).
(5) Kết hợp việc cải cách ruộng đất với việc định cư người tỵ nạn.
(6) Xây dựng những lực lượng quân sự có thể bảo đảm an ninh quốc nội.(01)
(3) Bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp.
(4) Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government).
(5) Kết hợp việc cải cách ruộng đất với việc định cư người tỵ nạn.
(6) Xây dựng những lực lượng quân sự có thể bảo đảm an ninh quốc nội.(01)
Những quy định trong các nghị quyết này đều là những lối
chơi cha trên đầu của cả Pháp lẫn VNCH. Căn cứ vào các nghị quyết đó, chính phủ
Hoa Kỳ đã đẩy chính phủ Ngô Đình Diệm đi. Ông Diệm, ông Nhu và các tổ chức
chính trị tại miền Nam không hay biết gì hết!
Việc thi hành các điểm 1, 3, 5 và 6, nhiều người đã biết rõ.
Nhưng điềm 2 (truất phế Bảo Đại) và điểm 5 (thành lập chế độ độc đảng) gồm nhiều
bí ẩn lịch sử, nếu không đọc sử liệu không thể biết được!
TRUẤT PHẾ BẢO ĐẠI HAI LẦN!
Ngày 29.4.1955 đại diện 18 đảng phái, đoàn thể và 29 nhân sĩ
có tên tuổi đã đến dự cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập vào lúc 10
giờ. Đến 4 giờ chiều, dưới danh nghĩa Hội Đồng
Nhân Dân Cách Mạng (HĐNDCM), hội nghị đã đưa ra một bản tuyên cáo tuyên bố truất
phế Bảo Đại kể từ ngày 29.4.1955 và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập một
chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam kể từ ngày 29.4.1955.
Mặc dầu chưa có sự
đồng ý của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, ngày hôm sau, 30.4.1955 HĐNDCM đã tổ chức một
cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết Tòa Đô Chánh Sài Gòn, trình bày diễn biến cuộc họp
ngày hôm trước, tố cáo Bảo Đại là bù nhìn, không xứng đáng đại diện cho Việt
Nam và công bố bản tuyên cáo của Hội Đồng.
Trong không khí sôi sùng sục, một số người đã trèo lên Tòa Đô Chánh gỡ
chân dung Bảo Đại ném xuống đường giữa trời mưa.
Được tin này, ngày 3.5.1955, Tướng Collins đến gặp ông Diệm
lúc 20 giờ và cho biết: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng nếu truất phế Bảo Đại
theo yêu cầu của HĐNDCM, tình hình sẽ rất nguy hiểm.(02)
Các đoàn thể trong
HĐNDCM không hay biết năm 1954, HĐANQG Hoa Kỳ đã ra nghị quyết phải truất phế Bảo
Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai), nên mới làm như trên và bị Mỹ
phản đối. Ông Ngô Đình Nhu phải trình ông Diệm triệu tập
một tổ chức khác có căn bản pháp lý hơn để thay thế HĐNDCM, đó là Hội Nghị Đại
Biểu Các Hội Đồng Tỉnh, Thành Phố và Thị Xã. Trong cuộc họp ngày 6.5.1955 tại
Dinh Độc Lập, khoảng 100 đại biểu đã đưa ra một bản kiến nghị yêu cầu Quốc Trưởng
Bảo Đại tạm thời trao quyền cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ổn định tình thế và triệu
tập Quốc Dân Đại Hội trong vòng 6 tháng.
Ngày 26.9.1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thông báo cho Đại Sứ
Reinhardt biết sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại vào ngày
23.10.1955 và biểu quyết hiến pháp vào ngày 27.11.1955.
Trong cuộc trưng cầu
dân ý ngày 23.10.1955, có 5.838.907 cử tri đi bầu, 5.721.735 cử tri đồng ý truất
phế Bảo Đại và suy tôn Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc Trưởng. Như vậy Bảo
Đại đã bị truất phế đến hai lần!
TRANH LUẬN VỂ ĐẢNG CẦN LAO
Đại Tá Không Quân Edward Lansdale, người có nhiều kinh nghiệm
chống loạn quân Cộng Sản Huk ở Philippines trong thập niên 1950s đã được chính
phủ Hoa Kỳ cử cầm đầu Phái Bộ Quân Sự Saigon để giúp Việt Nam ổn định tình
hình. Không có ông, chính phủ Ngô Đình Diệm khó bình định được các lực lượng
giáo phái và thành lập chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông được thăng lên Thiếu tướng.
Tướng Lansdale đã tranh luận rất gay gắt với ông Reinhardt,
Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH (1955 - 1957) về việc thành lập Đảng Cần Lao. Ông cho biết
khi ông trình bày, mặt ông Đại Sứ có vẻ lạnh lùng. Sau
khi ngập ngừng, ông Đại Sứ đã nhỏ nhẹ nói rằng một quyết định về chính sách của
Hoa Kỳ đã được định đoạt rồi (a U.S. policy decision had been made). Người Mỹ
chúng ta phải giúp đỡ những gì chúng ta có thể giúp được vào việc xây dựng một
đảng quốc gia mạnh để ủng hộ ông Diệm. Vì
ông Diệm nay là Tổng Thống được bầu, ông ấy cần có một đảng riêng của ông. Tướng
Lansdale cho biết thêm: “Ông Reinhardt nói với tôi một cách cương quyết rằng
quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được ấn định và tôi phải hướng các hành
động của tôi theo nó.”
Ông Lansdalle cho biết ông không tranh luận với các viên chức
sứ quán nữa mà trở về Washington để trình bày vấn đề. Ông đã nói chuyện với hai
ông John Foster Dulles, Bộ Trưởng Ngoại Giao, và Allen W. Dulles, Giám Đốc CIA,
vì hai nhân vật này có tiếng nói trong quan hệ với Việt Nam. Họ đã có cái nhìn
thân thiện về các quan điểm của ông, nhưng cho rằng quan điểm của ông quá xa vời
và ảo tưởng (too visonary and idealistic).(03)
Trong báo cáo mang số 279 ngày 2.3.1959 gởi Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ, ông Elbridge Durbrow, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa (1957 -
1961), nói rằng tổ chức Cần Lao đã gần như theo mô thức của một đảng Cộng Sản,
với các chi bộ, cán bộ, v.v., và cũng có thể so sánh với Quốc Dân Đảng của
Trung Hoa (Can Lao organization is based largely on the model of a Communist
party, with cells, cadres, etc., and is also conparable to the Kuomintang).(04)
Đầu năm 1961, Tướng Edward Lansdale được Bộ Quốc Phòng cử trở
lại Việt Nam. Ngày 17.1.1961 ông có làm một tờ phúc trình, trong đó ông nói rõ
Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô; “trước tiên nó được đề xướng bởi
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was
not their idea; it “was originally promoted by the U.S. State Department” to
rid the country of communists).(05)
Như vậy, Đảng Cần
Lao đã được thành lập theo quyết định của Washington để giúp chính phủ Ngô Đình
Diệm loại bỏ cộng sản.
KHI HOA KỲ ĐỔI GIỌNG
Như đã trình bày trên, Washington muốn ông Diệm thành lập tại
miền Nam một chế độ giống các chế độ chuyên chế của Tưởng Giới Thạch và Tưởng
Kinh Quốc ở Đài Loan, của Park Chung Hee ở Nam Hàn, của Sukarno và Suharto ở
Nam Đương và của Lý Quang Diệu ở Singapore để loại bỏ cộng sản khỏi đất nước
(to rid the country of communists). Nhưng khi thấy
Trung Quốc và Hà Nội chuẩn bị đánh chiếm miền Nam, Hoa Kỳ đề nghị ông Diệm cho
Mỹ đổ quân vào miền Nam, nhưng ông Diệm từ chối. Hoa Kỳ liền bắt đầu đổi going.
Ngày 2.3.1959, Đại
Sứ Durbrow gởi về Bộ Ngoại Giao một bản báo cáo mang số 279, dài 27 trang, phê
rằng Đảng Cần Lao, gióng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng, đã thiết lập một tổ chức
cầm quyền theo khuôn mẫu của Cộng Sản. Ông liệt kê nhiều vụ bê bối và lạm quyền
trong Đảng Cần Lao, đề nghị loại bỏ ông Nhu, đòi thực hiện dân chủ để được lòng
dân và thắng cộng sản, và nói rằng nếu vị thế của ông Diệm không còn thích hợp,
cần tìm một lãnh tụ khác để có thể hoàn thành mục tiêu của Hoa Kỳ.
Năm 1960 Đại Sứ Durbrow đã yểm trợ thành lập Khối Tự Do Tiến
Bộ, thường được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng Khối, để
vận động thay thế ông Diệm.
Trước đây Đại Tá
Lansdale là người chống thành lập Đảng Cần Lao, nhưng sau khi đọc các báo cáo của
Đại Sứ Durbrow về Đảng Cần Lao và chế độ Ngô Đình Diệm, ông đã viết một giác
thư (memorandum) dài đề ngày 20.9.1960 phân tích những báo cáo và đề nghị sai lầm
của Đại Sứ Durbrow.(06) Lúc đó ông không biết Đại Sứ Durbrow đang thực hiện một
sứ mạng mới là lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm để đổ quân Mỹ vào miến Nam.
Một cuộc đảo chánh đã xảy ra ngày 11.11.1960, có nhiều thành
phần của nhóm Caravelle tham dự. Cuộc đảo chánh thất bại. Hôm 4.12.1960 Đại Sứ
Durbrow đã phải cho Luật sư Hoàng Cơ Thụy ngồi co gối trong thùng ngoại giao
(valise diplomatique) để đưa ra khỏi Việt Nam. Vì Đại Sứ Durbrow có nhiều bất đồng
với chính phủ Ngô Đình Diệm và tai tiếng trong vụ đảo chánh ngày 11.11.1960,
ngày 15.3.1961, Tổng Thống Kennedy đã quyết định cử ông Federick E. Nolting làm
Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn thay thế Durbrow. Nhưng ngày
17.8.1963 Bộ Ngoại Giao đã cử ông Henry Cabot Lodge đến làm đại sứ tại Sài Gòn
để tổ chức lật đổ và giết Tổng Thống Diệm.
Tóm lại, khi cần hình thành một chính phủ mạnh để loại bỏ cộng
sản, Hoa Kỳ bảo ông Diệm phải hình thành một chế độ theo mô thức của Đài Loan,
Nam Hàn, Nam Dương, Singapore lúc đó. Nhưng khi muốn loại bỏ ông Diệm để đổ
quân vào, Hoa Kỳ đòi ông Diệm phải “thực thi dân chủ để được lòng dân và thắng
cộng sản”. Miệng kẻ sang có gang có thép, nói xuôi nói ngược gì cũng được.
Bỏ ra ngoài “cuộc chiến” gay cấn do Mỹ tạo ra giữa phe phò
Ngô và phe chống Ngô để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm mà hậu quả còn kéo dài đến
ngày nay, chúng ta thấy lịch sử chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của Việt Nam có thể được
tóm gọn lại trong một chương: “Hoa Kỳ đã xây dựng rồi phá sâp chế độ Ngô Đình Diệm như thế nào?”
Đó là một chương bi thảm và là một kinh nghiệm tắm máu, nhưng người Việt đấu
tranh cho đến nay vẫn chưa học được gì nhiều.
Tuần tới, chúng tôi sẽ nói về Kịch Bản Điều Cày trong chiến
lược quay lại Việt Nam của Mỹ.
© Lữ Giang
© Đàn Chim Việt
GHI CHÚ:
1.- [William C. Bibbons, The U.S. Goverment and The Vietnam War, Part I, 1954 – 1960, tr. 267 – 269. NSC 5429 4 August 1954, FRUS 1952 – 1954, Vol XII, Phần 1, tr. 716 – 733. NSC 5429/1 12.8.1954, FRUS 1952-1954, Vol. XII, Phần 1, tr. 719 – 723].
1.- [William C. Bibbons, The U.S. Goverment and The Vietnam War, Part I, 1954 – 1960, tr. 267 – 269. NSC 5429 4 August 1954, FRUS 1952 – 1954, Vol XII, Phần 1, tr. 716 – 733. NSC 5429/1 12.8.1954, FRUS 1952-1954, Vol. XII, Phần 1, tr. 719 – 723].
2.- FRUS, 1955 – 1957, Vulume I, trang 359 – 360.
3.- Edward G. Lansdale, In the Midst of Wars, Fordham
University Press, New York, 1991, tr.341 – 344.
4.- FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, document 56, tr. 146.
5.- United States-Vietnam Relations, 1945 – 1967, Book 11,
tr. 1 – 12.
6.- FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, tr. 579 – 585.