Sunday, February 24, 2013

Bọn bành trướng Bắc Kinh xuyên tạc & kỷ niệm ngày xâm lược 6 tỉnh Biên giới của Việt Nam

Đôi lời: Có lẽ đây là cái tát, là câu trả lời rõ nhất, vạch mặt những kẻ vẫn tìm mọi lý lẽ để biện minh rằng phải giữ hòa bình ổn định, tình “hữu hảo”, “16 chữ vàng, 4 tốt” hòng lấp liếm cho ý đồ rắp tâm bán nước, làm tay sai cho Trung Cộng qua hành động đàn áp, ngăn cấm những người yêu nước khi họ tự tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược, cũng như những quyết định ngấm ngầm bịt miệng, tự bịt miệng báo chí không được đưa tin, bài mỗi khi tới ngày 17-2 hàng năm.

Nguồn:  Nhân Dân Nhật báo
Ngày 17.2.1979, theo lệnh của Quân ủy trung ương, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã buộc phải phát động cuộc chiến phản kích tự vệ với quân xâm lược Việt Nam ở vùng biên giới Quảng Tây, Vân Nam.

Sau khi tập đoàn Lê Duẩn lên cầm quyền, xuất phát từ dã tâm xâm lược của chủ nghĩa bá quyền, theo sự xúi giục và hỗ trợ của những kẻ khác, đã bội phản tín nghĩa, điên cuồng xua

 đuổi, cướp đoạt, bức hại Hoa kiều ở Việt Nam và người Việt Nam là người Hoa, liên tục tiến hành các hành động xâm phạm và khiêu khích vũ trang, đồng thời đưa quân đi xâm chiếm thủ đô Campuchia, gây nguy hại và phá hoại nghiêm trọng nền hiện đại hóa của nước ta và an ninh biên giới. Trước tình hình không thể chịu đựng thêm được nữa, chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới.

Cuộc chiến phản kích tự vệ bắt đầu từ 17.2 đến ngày 16.3 thì kết thúc, bộ đội biên phòng của ta đã khống chế được 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao bằng, Lào Cai và 17 huyện thị, làm 4 sư đoàn và 10 trung đoàn chính quy thiệt hại nặng nề, tiêu diệt 3, 7 vạn quân Việt Nam, tịch thu rất nhiều trang bị vũ khí và vật tư tác chiến, cho kẻ xâm lược Việt Nam một bài học và sự trừng phạt nặng nề.

Bài 2:
Nguồn:  hxcy1965.blog.163.com

KHẮP NƠI TRONG CẢ NƯỚC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
20.2.2013
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, khắp nơi trong cả nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam. Đại diện cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động đã nói chuyện ôn lại lịch sử trận tác chiến với Việt Nam, tổng kết ý nghĩa của trận tác chiến với Việt Nam, lắng nghe hoài niệm của các cựu chiến binh may mắn sống sót về những chiến hữu đã hi sinh, kể lại tình cảnh chiến đấu nơi chiến trường cùng các chiến hữu anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng yêu nước của các cựu chiến binh tham chiến, ca ngợi những chiến tích to lớn của các anh hùng liệt sĩ, đả thẳng vào hiện tượng xấu lãng quên các anh hùng của xã hội ngày nay, kêu gọi xã hội tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu quý các anh hùng, tôn trọng các anh hùng, không quên lịch sử, luôn nhớ các anh hùng liệt sĩ!
 
Mùa xuân năm 2013, trên đường phố Tây An treo đầy những chiếc đèn lồng đủ hình đủ dạng và các bức điêu khắc chữ “Xuân” (“”), tạo nên bầu không khí ngày tết nồng ấm ở nơi đế đô ngàn năm. Khi mọi người còn đang đắm chìm trong không khí mùa xuân năm con Rắn, ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối vớiViệt Nam, cổ thành Tây An thời tiết ẩm ướt, nặng nề như tâm tình của các cựu chiến binh vậy. 10 giờ sáng, các chiến hữu từ khắp các quận của thành phố Tây An về tập kết ở xung quanh Nghĩa trang liệt sĩ Tây An để tham gia hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ của Trung Quốc đối với Việt Nam.
 
Các cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động
chụp ảnh lưu niệm
 
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013, hơn 1000 quân nhân tham chiến, xuất ngũ ở thành phố Quảng Châu (bao gồm cả các khu, thành phố, huyện xung quanh Châu Tam Giác) đã tổ chức hoạt động viếng liệt sĩ nhân kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quảng Châu.
 
 
 
 
 
Hiện trường hoạt động kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam của cựu chiến binh tham chiến quê ở Quý Châu
 
 
Chủ cửa hàng hoa Thái Yến Hỷ Khánh ở Long Châu Quảng Tây hàng năm cứ vào dịp này là cả hai vợ chồng đều dâng một bông cúc tươi trước mộ từng liệt sĩ, hoài niệm sâu sắc những liệt sĩ đã hy sinh vẻ vang trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
 
Tổ quốc to lớn của chúng ta là do những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống đã dùng sinh mệnh trẻ trung của mình để tạo nên những chiến tích rạng rỡ muôn đời. Lịch sử vẻ vang quốc phú dân cường là các cực chiến binh ham chiến đã dùng bầu máu nóng sục sôi, từ chiến trường khói súng mịt mù, từ gian khổ thấm đẫm máu đào đánh đổi lấy nền hòa bình thịnh vượng ngày hôm nay của chúng ta. Tổ quốc! Ta tự hào vì người! Cựu chiến binh tham chiến, ta hãnh diện vì anh!
Người dịch: XYZ
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013
 
Còn nhiều hình ảnh và góp ý xin mời vào blog của AnhBaSam dưới đây để xem:
 
CÒN Ở TRONG NƯỚC VIỆT NAM CHÚNG TA THÌ SAO?
Công an nhà nước Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung 1979
 
 
 
Hãy So Sánh: Nghĩa Trang Liệt Sỹ Trung Quốc và Liệt Sỹ Việt Nam Trên Đất Việt
 


 

Saturday, February 23, 2013

CHIM KÊU VƯỢN HÚ

Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy mình. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều thì ít lòng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn lòng mình để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng mình, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù còn sống hay đã qua đời.
Có một năm, chỉ còn một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm lòng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói gì hơn là vài câu an ủi: mình phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.

Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là mình đã sống, đã kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên lòng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đã ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. Còn mình, thì theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.
Tưởng lòng mình đã lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.

CHIM KÊU VƯỢN HÚ


Má ơi! Đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đò dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu lòng mới được về cho mẹ chăm nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng.
Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. Vì cô đã thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn thì phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng vì con có gia đình. 
Nếu con được vào gia đình khá giả, tử tế cha mẹ hãnh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đình. Số cô có khổ lắm thì gặp anh chồng vô tích sự, còn cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đã là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đình bên chồng cay nghiệt đó.
 
 
Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lãnh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. Hình ảnh những cô gái dậy thì trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là hình ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.
Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đã tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô lìa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.
Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha mình. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên vòm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”
Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đình, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giãi bầy.
Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử vì không còn lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ mình và con mình.
Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động mãi dâm. Cô mất hết đường về.
 
 
Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay mình được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ tình dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.
Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đã trốn thoát.
Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho mình mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài Gòn tìm đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.
Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. Vì cũng trong mười cô chết thì có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không còn vì đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô hình cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.
Có bà mẹ đã nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho mình chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nhìn con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”
 

Tôi đã nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe lòng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc gì tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn thì cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ tìm cho rõ ngọn nguồn trước khi ký vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.
Cái động lực nào đã đưa các cô đến chỗ không sợ hãi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ mãi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ tình dục cho cả một gia đình bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!
Cái xã hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xã hội đó thản nhiên nhìn cô bước vào một thế giới cô không có khả năng hình dung ra trước được. Đau thương quá!
 
 
Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đã đành mà còn xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm.
Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người Việt Nam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ý tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ý, sau thấy mình hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh.
Anh không thích tôi thì tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ.
Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lý sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.
Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em mình sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang sang.
Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.
 
 
Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, vì người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đình, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền hình, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.
“Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”
Tâm nào còn an được để đón xuân về!

Trần Mộng Tú
Feb. 2013
 

Nguồn:  BM Blog.

 

Friday, February 15, 2013

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT: Thịt động vật được bày bán tràn lan trên đường lên chùa...

Hình ảnh chưa đẹp ngày khai hội chùa Hương
15/02/2013 11:50
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130215/hinh-anh-chua-dep-ngay-khai-hoi-chua-huong.aspx

(TNO) Từ sáng sớm nay (15.2), đã có hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về dự lễ khai hội chùa Hương năm 2013. Theo ông  Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban quản lý khu di tích Hương Sơn, Phó ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết trong ngày khai hội, sẽ có khoảng gần 6 vạn du khách lui tới chùa Hương làm lễ cũng như vãn cảnh chùa.

Nạn “chặt chém” ở hội chùa Hương
Theo ước tính, lượng khách so với năm 2012 sẽ tăng khoảng 8%, khoảng 1,5 triệu lượt khách. Được biết, lễ hội chùa Hương 2013 là lễ hội lớn nhất trong năm và kéo dài tới tận 3 tháng.
Lễ hội chùa Hương năm nay có chủ đề “Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt". Đây là lễ hội mở màn cho chuỗi sự kiện hưởng ứng Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Theo ông Thanh, ngoài 100 cán bộ chiến sĩ Công an H.Mỹ Đức còn có 72 cán bộ chiến sĩ thuộc Công an TP.Hà Nội đã được tăng cường cho mùa trẩy hội chùa Hương 2013.
Các điểm nóng tập trung đông du khách như ngã tư xã Hương Sơn, bến Yến, bến Thiên Trù, động Hương Tích, suối Giải Oan… đều có lực lượng an ninh ứng trực.
Ông Thanh cho biết thêm, công tác vệ sinh môi trường thuộc khu di tích Hương Sơn được giao cho Công ty cổ phần xây dựng Yến Hương.
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, trong sáng ngày khai hội chùa Hương, một số hình ảnh chưa được đẹp mắt vẫn còn tồn tại như tình trạng ùn tắc tại khu vực cáp treo, động Hương Tích; tiền lẻ, gạo, muối trắng bị rải ở nhiều nơi; thịt động vật được bày bán tràn lan trên đường lên chùa...

Trước đó, trong các ngày mùng 3, 4 và 5 Tết, khách trẩy hội chùa Hương phải xếp hàng đợi khoảng 3 tiếng đồng hồ mới được đi cáp treo. Ông Bùi Đức Duẩn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải du lịch Hương Sơn cho biết, hiện đơn vị này có tất cả 45 ca bin cáp treo, mỗi giờ vận chuyển được 1.500 du khách. Ngày mùng 5, công ty mở cửa bán vé từ 4 giờ 30 phút sáng, tới 11 giờ đã phải ngưng bán vé vì quá tải.
Hiện tượng các chủ đò "chặt chém" du khách đi đò trên suối Yến đã giảm đáng kể. Nếu một du khách phải trả 85.000 đồng (gồm 35.000 đồng tiền xuống đò, 50.000 đồng tiền vé thắng cảnh) thì người chèo đò chỉ dám "xin" thêm 15.000 đồng gọi là "tiền bồi dưỡng". Và điều này làm cả du khách cũng như người chèo đò đều rất vui vẻ.
Tuy nhiên, theo khảo sát của Thanh Niên Online, rất đông du khách phản ảnh về việc bị các quán, hàng ăn “chém đẹp”. Như một bát mì tôm trứng, hay một bát phở bò tái (thực chất là thịt lợn) có giá từ 55.000 - 60.000 đồng, một chai nước C2 cũng có giá từ 15.000 - 18.000 đồng, một quả trứng vịt lộn cũng có giá 15.000 đồng…

Một số hình ảnh tại lễ khai hội chùa Hương do PV Thanh Niên Online ghi lại:
 
Khoảng 6 vạn du khách thập phương đổ về chùa Hương ngày khai hội
Ảnh: Hà An
 
Gần 6.000 chiếc đò phục vụ mùa lễ hội - Ảnh: Hà An
 
Nhiều đò chở quá tải khiến nước mấp mé thành đò - Ảnh: Hà An
 
Khách hành hương xuôi dòng suối Yến - Ảnh: Hà An
 
Dịch vụ giải khát di động trên dòng suối Yến - Ảnh: Hà An
 
Đông nghịt người trên đường dẫn lên động Thiên Trù - Ảnh: Hà An
 
Xếp thành hàng dài đợi đi cáp treo - Ảnh: Hà An
 
Nhiều du khách lộ rõ vẻ mệt mỏi vì chờ đi cáp treo - Ảnh: Hà An
 
 
Gạo, muối trắng bị rải khắp nơi - Ảnh: Hà An
 
Vị du khách này thản nhiên rải muối trắng dưới chân lư hương - Ảnh: Hà An
 
Tiền lẻ cũng bị ném ở nhiều nơi - Ảnh: Hà An
 
 
 
 
 
 
 
Thịt động vật được bán tràn lan ở bến Thiên Trù và đường lên động
Ảnh: Hà An
 
 
 
Nhà hàng còn giết mổ động vật ngay trước mắt khách vãn cảnh chùa
Ảnh: Hà An
 
 
Những con vật chờ bị thịt tại bến Thiên Trù - Ảnh: Hà An
 
Những bài thuốc chữa bệnh nan y bán tràn lan ở chùa Hương - Ảnh: Hà An