LINH TINH

NƯỚC MỸ SỐ MỘT VÌ “TOILET”?


Lợi tức đầu người (GDP) dân Na Uy đứng hạng 3 trên thế giới : 65,500 USD 1 năm, Mỹ hạng 7 = 50,000usd,  nhưng vật giá ở Na Uy cao hơn Mỹ gần 3 lần, xăng giá 11usd /1 gallon, sale tax 25%, nhà hàng không cho free nước đá lạnh như Mỹ, khát phải mua 1 chai nước nhỏ giá 24 Krone = 4USD, suy ra nếu so sánh GDP Mỹ với vật giá Âu Châu thì GDP Mỹ phải cao hơn 150,000 USD !

Ngay giữa thành phố Oslo là công viên tên Vigelandsparken Sculpture Park có những bức tượng điêu khắc mỹ thuật, rộng 80 mẫu, hàng triệu du khách đến mỗi năm..nhưng chỉ có 1 nhà vệ sinh bên cạnh quán nước ngoài cổng, phải nhét đồng 10 Krones (1.75USD) để sử dụng, nhìn đoàn người xếp hàng rồng rắn bên ngoài chờ là.. nhịn luôn ! 

Nước Mỹ số một…

Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ… cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào.
“Đi cho biết đó biết đây
Ở hoài một chỗ, biết ngày nào “khôn”




Ông bà ta từ ngàn xưa đã có cái “nhìn xa trông rộng” thấy được nhu cầu phát triển sự hiểu biết, sự “khôn” lên qua việc đi đó đây. Vì thế ngày nay du lịch là ngành “kỹ nghệ không khói” nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra nhờ đi đó đây, ta mới có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh để “biết mình, biết người”. 


Ở Mỹ lâu năm, quen hưởng những tiện nghi đời sống căn bản của mọi người trong xã hội ( kể cả người nghèo), riết trở thành quen, thấy bình thường và xem đó là lẽ đương nhiên. Ví dụ như nhu cầu vệ sinh: ở Mỹ cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, vòi nước uống cũng được thiết kế khắp nơi. Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ… cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào. 

Nhưng khi du lịch ra nước ngoài khac mới “thấm thía”! Cái gì cũng phải trả tiền, kể cả nhu cầu vệ sinh (giá từ 1$ -1.5$/1 lần, tùy nơi, tùy nước). Không phải chỉ tốn tiền mà còn “gian nan” khi hữu sự, để tìm cho ra “nơi cần đến”, ngay cả ở những thủ đô văn minh lẫy lừng lâu đời của thế giới! 

Tôi nhớ có một lần khi thăm thủ đô Paris, một người trong đoàn cần toilet, bác tài chạy xuôi, chạy ngược, vòng vòng mãi mà vẫn không tìm ra! Cuối cùng một sáng kiến được nêu ra: tới một nhà hàng nào đó vô mua bất kỳ món gì đó để được đi toilet! Đó là nỗi khổ tâm lớn của các vị cao niên khi đi du lịch châu Âu, các vị phải nhắc nhau nhịn uống nước (điều này lại rất hại cho sức khỏe) để khỏi “khốn đốn” khi hữu sự! 

Tôi nhớ một lần ở Rome, hướng dẫn viên dẫn một bà đi mãi qua đường này, tới ngõ nọ mà vẫn không tìm ra “nơi phải đến”, “bí” quá bèn hỏi:
- Bà có chịu tốn 10 Euro để vô restaurant kia mua thứ gì đó để được đi WC không?
- Nín hết nổi rồi, bây giờ không phải 10 Euro mà 20 Euro tôi cũng chịu luôn! 

Có những WC có người ngồi thâu tiền còn đỡ, có những nơi, họ thiết kế sẵn phải bỏ đúng số tiền (cắc) quy định thì cổng mới mở cho vô. Khi đi du lịch đâu phải ai cũng có sẵn tiền cắc (Euro) trong túi, có một bà “mắc” quá nhưng không đổi được tiền cắc, nên phải mượn tứ tung trong đoàn, mỗi người thương tình móc hầu bao bỏ vô máy một ít, máy nuốt hết nhưng còn thiếu mấy xu, chưa đủ tiền, máy không mở cổng! Thật khốn đốn với máy móc vô tình! 

Ở một số nước châu Á như Trung quốc, khách du lịch phải luôn thủ sẵn giấy vệ sinh trong bóp, vì trong toilet không có giấy vệ sinh. Tôi cứ bị ấn tượng mãi về một lần thăm Bắc Kinh (cách đây hơn 10 năm), đoàn du khách được một dàn các cô gái trẻ đẹp mặc xường xám đón chào tưng bừng ngay từ lối vào nhà hàng. Nhà hàng thiết kế rực rỡ sang trọng, đèn đuốc sáng choang như… cung đình. Sau bữa ăn khi cần đi WC, tôi ngạc nhiên khi bước vào thấy có một bàn trải khăn trắng bóc, trên bàn có một bình hoa tươi thật to, đẹp, và một cô gái xinh đẹp rực rỡ mặc xường xám ngồi đó chỉ để làm nhiệm vụ phát cho mỗi khách 1- 2 miếng giấy vệ sinh nhỏ.

Ôi “cung đình” mà không có giấy vệ sinh! Đúng là XHCN, hình thức trình diễn thì xôm tụ, nhưng nhu cầu căn bản thì không được đáp ứng. Trong đời sống có những nhu cầu xem ra có vẻ nhỏ nhặt, tầm thường, nhưng khi cần đến mà không có thì nó trở thành một trở ngại lớn, khiến người ta “điêu đứng” vì nó. 

Nghe kể có một đoàn du khách nước ngoài viếng các lăng tẩm của triều đình Huế, đi từ lăng này đến lăng kia, cảnh đẹp hùng vĩ bao la…, bỗng một du khách cần đi WC, hướng dẫn viên tìm hoài không ra, bèn chỉ khách vào bụi cây xài đỡ,khách cương quyết không chịu! Vậy là cả đoàn phải ngưng tham quan, ra xe trở về khách sạn. 

Phi trường ở Mỹ, ghế ngồi chờ đợi cho hành khách là ghế nệm dày và lúc nào cũng dư thừa, thậm chí lúc ít khách có thể nằm ngủ thoải mái. Toilet và vòi nước uống có khắp nơi, bây giờ lại có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone… 

Nhưng khi tới phi trường Paris (CDG) những nhu cầu căn bản đó hình như biến mất. Thực ra trước đây tôi đã đến phi trường Paris nhiều lần, nhưng đều đi ra ngay luôn. Lần này chuyến bay chuyển ở Paris trước khi tới Berlin nên tôi mới có cơ hội thâm nhập CDG. Trước hết khi máy bay đáp xuống CDG, tôi ngạc nhiên khi thấy phải đi cầu thang sắt xuống, với va li carry-on, nếu kéo đi thì nhẹ nhàng, nhưng phải xách nó lên và leo mấy chục bậc thang xuống thì không dễ chút nào! Sau đó, leo lên xe buýt chở vô phi trường. 

Vô đây tôi lại tiếp tục chạy vòng vòng, mệt “bở hơi tai” vì phải xách carry-on lên xuống cầu thang nhiều lần đi từ khu này qua khu khác, phải qua khu x-ray (khám bằng tay là chính) rồi mới tới được cổng đổi chuyến bay! Khu nhà kiếng tương đối nhỏ nhưng có tới 12 cổng, mỗi cổng chỉ vỏn vẹn có một quầy nhỏ và một computer. Có một số băng ghế sắt trong khu vực cho hành khách ngồi đợi nhưng quá ít so với nhu cầu, nên hành khách ngồi la liệt dưới đất, khắp lối đi. Một số ông thì ngồi vắt vẻo trên các lan can, bờ tường. Tôi vừa mỏi chân, vừa mệt vừa khát nước, nhưng nhìn quanh cả khu vực không thấy có vòi nước uống nào, cả WC cũng không có, chỉ thấy toàn người là người 

Khi lên được máy bay Air France, ngồi yên chỗ quan sát, tôi có cảm tưởng nó là “xe đò bay” thì đúng hơn (khi so sánh với máy bay Mỹ mà tôi vừa đi) vì ghế ngồi và thiết bị cũ kỹ như từ thế kỷ trước. Lúc máy bay cất cánh tôi nghe nó gầm gừ “phành phành” rồi “ạch ạch” như đang cố sức nâng cái thân già nua bốc lên khỏi mặt đất, tôi chỉ lo nó rớt (may là tôi có mua bảo hiểm rồi nên đỡ lo). Cuối cùng sau một hồi “lắc lư con tàu” nó cũng bay lên được. Yên tâm rồi, tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi (vì chẳng có phương tiện giải trí nào: nhạc, tivi…). 

Cơn khát nước làm tôi chợt tỉnh, thấy chung quanh ai cũng có ly nước, tôi bèn yêu cầu một nam tiếp viên cho xin ly nước, nhưng hắn trố mắt ra ngó tôi như tôi đang đòi hỏi một điều gì quá đáng, rồi hắn phớt lờ (đúng là tính “ga lăng” của đàn ông Pháp đã trở thành quá khứ). Có lẽ họ cho rằng họ chỉ phát nước theo giờ của họ, hết giờ là hết phát? Sau khi yêu cầu 2 lần không được, khát quá tôi đợi lúc bà tiếp viên trưởng đi ngang để lập lại yêu cầu, bà bảo tôi đợi một lát và mang đến cho tôi một ly nước nhỏ. Hình như nước trở thành hiếm quý và cách phục vụ lịch sự cũng hiếm quý luôn! 

Ôi Air France! một thuở mơ ước khi tôi còn học trung học ở Saigon, lúc nhìn những hình ảnh quảng cáo của Air France trên các tạp chí nước ngoài! Ôi mộng và thực đúng là “nghìn trùng xa cách”! Xin tạm biệt Air France và phi trường Paris (kinh đô ánh sáng một thời) mà không mong ngày gặp lại! Có lẽ từ đây nếu có du lịch châu Âu, tôi phải lo học thuộc lòng câu của William Shakespear: “I always feel happy, you know why? Because I don’t expect anything from anyone.” 

Tới phi trường Berlin (TXL) lại cũng phải đi cầu thang sắt xuống, rồi đi xe bus vô phi trường, xem ra phi trường này còn nhỏ và thiếu tiện nghi hơn phi trường Paris, tôi lại tiếp tục xách carry-on mệt nghỉ, chứ không kéo đi nhẹ nhàng như ở các phi trường Mỹ. May mà hai nước Pháp và Đức là hai nước lớn lại có nền kinh tế vững mạnh trong khối châu Âu! 

Đúng là có đi ra ngoài mới thấy tien nghi o nước Mỹ là số một, đó là chưa kể đến vụ so sánh giá cả hàng hóa ở Mỹ và châu Âu, hàng hóa ở Mỹ vừa nhiều vừa rẻ. Sau này về đến phi trường LAX tôi thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái, tất cả đều được chuẩn bị phục vụ chu đáo nhanh gọn, lịch sự. 

Đúng là “sweet home” Ôi! “My beautiful America”. Bây giờ tôi mới cảm thấy thực sự yêu mến và tự hào về quê hương thứ 2 của tôi : Nước Mỹ yêu dấu! Quả là: 
 
“Phải chờ đến xế chiều
Ta mới thấy ánh sáng ban ngày rạng rỡ biết bao!” 
 
Nói đến niềm tự hào về nước Mỹ, tôi lại nhớ đến sự việc trên chuyến Cruise Coastal cua Đức vừa đi. Ngày thứ hai lên tàu thì toilet trong phòng bị nghẹt, tôi gọi điện cho họ sửa mấy lần mà tình trạng vẫn không thay đổi, tôi phải xuống chỗ “Customer Service” để xếp hàng đi khiếu nại.

Thật ngạc nhiên khi họ “tỉnh bơ” cho biết không phải chỉ riêng phòng tôi mà các phòng ở tầng 2,5,8 đều bị như vậy, họ đang sửa, khi nào xong họ sẽ thông báo. Tôi bèn hỏi:
- Trong khi chờ sửa, thì khách giải quyết vụ toilet ra sao?
- Đi kiếm mấy cái toilet công cộng mà xài
- Nhưng chúng ở đâu? 

Sau một hồi thắc mắc tới lui, họ mới chịu lục sơ đồ ra để tìm và cho biết một cái ở lầu 9, một cái khác ở lầu 4. Nghĩa là khi hữu sự phải “ôm bụng” chạy vòng vòng mấy tầng lầu để đi tìm cái toilet công cộng và xếp hàng chờ tới phiên. Chắc là dân châu Âu quen kiểu này rồi nên không thấy phiền? 

Trở về phòng, tôi bực bội kể lại cho chị bạn cùng phòng nghe, chị là bác sĩ hưu trí ở Đức. Sáng nay chị đã là nạn nhân “ôm bụng” chạy vòng vòng, may mà tình cờ tôi nhớ ra cái toilet công cộng ở lầu 9 cạnh bên nhà hàng, nên chỉ cho chị. Do đó tôi tưởng chị là “đồng minh” bèn nói:
-Hệ thống phục vụ trên tàu quá tệ! Đã vậy xem ra họ còn thản nhiên cho đó là chuyện nhỏ, không hề có một lời xin lỗi khách hàng. Ở Mỹ thì họ đã xin lỗi ríu rít rồi… 

Không ngờ chị phản ứng mạnh:
- Mệt quá, Mỹ cái gì cũng tốt, cũng ngon lành hết! Dân Mỹ được nuông chiều quá hóa hư! Bởi vậy trên thế giới, Mỹ đi đâu cũng bị chúng ghét, bị khủng bố cho chết hết là đúng rồi! Lúc nào cũng đòi hỏi thứ này, thứ kia , còn đòi xin lỗi…“nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”… 

Chị mắng cho một hồi “tràng giang đại hải” mà vẫn chưa hả cơn giận. Tôi ngơ ngác vì bỗng dưng mình bị “giũa” một trận te tua chỉ vì là “dân Mỹ” mà nào tôi có đòi hỏi điều gì cao cấp đâu, chỉ là những nhu cầu căn bản thôi. Thôi “một sự nhịn chín sự lành”, nên tôi nín nhịn vì chị lớn hơn tôi nhiều, coi như mình nhịn “chị hai” trong nhà cho mọi chuyện êm xuôi tốt đẹp trong chuyến đi chơi! 

Suy ra mới biết tinh thần “bài Mỹ” ở các nước Âu châu khá mạnh (ghé vô Nga 1 ngày tham quan cũng phải nộp tiền làm đơn xin visa). Kiểu này qua các nước Trung Đông chắc bị “xơi tái” quá, nhưng tôi nhớ một lần cách đây 5,6 năm dân Mỹ qua Ai cập thì lại được đối xử như VIP, đi đâu cũng được ưu tiên và có xe jeep hộ tống “tiền hô, hậu ủng” rất oai! 

Hôm sau tâm sự với một chị bạn khác về nỗi ấm ức bị mắng oan. Chị trả lời:
- Chắc tại chị ấy ở Đức lâu, nên ngấm tinh thần “tự tôn dân tộc” của dân Đức, không muốn nước nào qua mặt, mà như vậy là tự ái dân tộc dỏm, vì dù gì mình cũng là người Việt Nam! (Chị cười) Ai bảo Mỹ giàu hơn, mạnh hơn nên dễ bị chúng ghét! 

Tôi chán ngán:
- À thì ra vậy! Hèn gì em nghe người ta thường nói “ở đời mình thua chúng khinh, mình hơn chúng ganh ghét, mình bằng chúng nói xấu”. 

Không biết đến bao giờ các dân tộc trên thế giới sẽ sống với nhau trong tâm trạng “để hận thù người người lắng xuống” hầu không còn ai cảm thấy: 

“Đôi khi ta muốn thoát ly
Đi thật xa khỏi cuộc đời này
Xa lìa chuyện ganh đua với chê bai” (L.H.H.) 

Dù sao nhờ có đi ra ngoài, có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh, tôi mới biết trân quý hơn những điều tôi đang được hưởng mỗi ngày ở xã hội này, mà đôi khi quá quen, tôi cứ xem đó là lẽ đương nhiên, là chuyện thường tình (giống như trong đời sống gia đình có nhiều người có phước có được những bà vợ, ông chồng rất tốt, rất tử tế, nhưng họ không hề biết quý và cứ nghĩ đó là chuyện đương nhiên và bình thường, cho đến khi không còn nữa mới hối tiếc thì đã muộn!). 

Khi ý thức lại những tiện nghi của đời sống ở Mỹ mà tôi vẫn xem đó là chuyện bình thường, tôi mới biết đôi khi nó là niềm ước mơ của biết bao người trên thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Họ không chỉ cần những nhu cầu vật chất căn bản của đời sống nhưng còn cần những nhu cầu căn bản về tinh thần (quyền làm người, quyền tự do…) mà họ khát khao nhưng không hề được đáp ứng!

Xin cám ơn Chúa, xin cám ơn đời đã cho tôi có một cuộc sống tương đối an lành trên xứ Mỹ này, để từ đó tôi biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn với những mảnh đời bất hạnh khác nơi quê nhà, vì có thể “Một tình thương cho cuộc sống đang chờ đợi ta” bởi:


“Tình yêu là trái chín của mọi mùa
Nằm trong tầm với của mọi bàn tay”
(Mẹ Theresa)  

Phượng Vũ 
 
-----ooOoo----- 


NGHỆ SĨ ĐÁ BANH ĐƯỜNG PHỐ

Bên cạnh những cầu thủ trên sân cỏ, còn có những NGHỆ SĨ ĐÁ BANH lang thang trên đường phố. Nghệ thuật của họ thật tuyệt vời, chính xác đến không tin được !!!

          

 -----ooOoo-----
 

Quân đội Mỹ chuẩn bị thử áo giáp "Iron Man"
 
XALUAN 18/2/2014
Truyền thông Mỹ đưa tin, Bộ Quốc phòng nước này bắt đầu thử nghiệm loại áo giáp mới cho các binh sĩ chiến đấu trên chiến trường vào mùa hè này.

Áo giáp TALOS của quân đội Mỹ

Áo giáp TALOS (Tactical Assault Light Operator Suit) có biệt danh ''Người thép'' là thành tựu công nghệ chung của 16 tổ chức, 56 công ty tư nhân và một số phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín ở Mỹ.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đang có ba nguyên mẫu TALOS để thử nghiệm trong mùa hè năm nay. Tùy theo kết quả thử nghiệm quân đội Mỹ sẽ quyết định chọn nguyên mẫu phù hợp để sản xuất và trang bị hàng loạt cho binh lính vào năm 2018.
Áo giáp TALOS được giới thiệu có khả năng bảo vệ người lính trước đạn súng trường, đảm bảo khả năng quan sát tốt vào ban đêm, cung cấp thông tin cần thiết thông qua kính mắt, có túi đeo dụng cụ y tế, có khả năng giữ nhiệt tốt và cung cấp dưỡng khí.
Đô đốc McRaven gọi áo giáp TALOS là kết quả của một phát minh mang tính cách mạng, có khả năng nâng cao hiệu quả chiến đấu của người lính lên mức độ mới.
 



 
 

 

-----ooOoo-----


 

MC GỐC VIỆT “ĐẸP MẶN MÀ”

TRÊN TRUYỀN HÌNH MỸ

‘Người gốc Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ’
Leyna Nguyễn, người dẫn chương trình truyền hình gốc Việt nổi tiếng tại Mỹ, không chỉ khiến nhiều người khâm phục bởi tài năng, sự xinh đẹp mà cô còn luôn tự hào vì mình là người Việt Nam.

Sinh năm 1969 tại Đông Hà, Quảng Trị, năm 1975, khi mới tròn 5 tuổi, Leyna Nguyễn cùng với gia đình sang định cư tại tiểu bang Minesota, Mỹ. Với gương mặt khả ái, năm 1987, cô gái gốc Việt Leyna Nguyễn đã xuất sắc đoạt vương miện trong cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Leyna quyết định theo học chuyên ngành Truyền thông đại chúng tại ĐH Webster. Năm 22 tuổi, cô chính thức trở thành anchor women trên truyền hình. Leyna Nguyễn đã làm việc cho một số đài truyền hình như KCRA Sacramento, WRDW-TV Augusta, không chỉ dừng lại ở vai trò MC, cô còn tham gia với tư cách là một phóng viên có mặt ở hiện trường để đưa tin thời sự.

 

Leyna Nguyễn được bầu chọn là người Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ.

Danh tiếng từ nghề dẫn chương trình truyền hình và vương miện hoa hậu còn giúp Leyna “bén duyên” với môn nghệ thuật thứ 7. Cô từng tham gia diễn xuất trong một số bộ phim như Thợ săn ảnh, Duplex, The Day After Tomorrow, Price of Glory...
 
Năm 2000, Leyna Nguyễn được bình chọn là một trong 25 người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ. Cô còn giành được hai giải thưởng danh giá của truyền hình Mỹ trong Lễ trao giải Emmy Awards lần thứ 60. Hai chương trình mang lại cơ hội rạng ngời cho Leyna Nguyễn là Special Olympic Summer Games về Thế vận hội mùa hè dành cho người khuyết tật và Heal the Bay, chương trình tuyên truyền việc gìn giữ và làm sạch môi trường các vịnh biển của tiểu bang California.
 
Không chỉ nổi tiếng về tài năng và thành công trong sự nghiệp, Leyna Nguyễn được mọi người nhắc đến như một người phụ nữ có tấm lòng nhân ái, luôn hướng về quê hương nguồn cội. Lớn lên giữa lòng xã hội Mỹ nhưng Leyna vẫn biết nói tiếng mẹ đẻ nhờ ý thức tự học tiếng Việt từ nhỏ. Leyna cho biết bố mẹ cô rất kỹ lưỡng trong việc dạy con cái ý thức về nguồn cội văn hóa Việt.
 
Leyna cùng chồng tổ chức đám cưới truyền thống ở Việt Nam.
 
Năm 1997, cô đã đứng ra thành lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên Love Across The Ocean nhằm kêu gọi kiều bào ở Mỹ quyên góp tiền giúp xây trường học, cung cấp sách vở cho những trẻ em kém may mắn tại Việt Nam.
 
Năm 2005, Leyna Nguyễn quyết định cùng Michael Muriano, đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim người Mỹ gốc Italy vượt nửa vòng trái đất trở về Việt Nam để tổ chức lễ cưới theo nghi thức truyền thống trên quê hương Đông Hà, Quảng Trị. Hiện nay, vợ chồng ngôi sao truyền hình gốc Việt đang sống hạnh phúc và họ đã có hai con. 
Phát thanh viên gốc Á được yêu thích nhất
 
Sinh năm 1975, tại Việt Nam nhưng Thúy Vũ đã sớm theo gia đình rời quê hương sang Mỹ định cư khi còn nhỏ. Cô hiện là người dẫn chương trình và là phóng viên xuất sắc của truyền hình Mỹ trên hệ thống CBS. Sau khi tốt nghiệp đại học U.C. Berkeley với tấm bằng danh dự khoa Hùng biện, Thúy Vũ khởi đầu sự nghiệp với vai trò là phóng viên của đài phát thanh KQED và sau đó là NPR, KPIX, TVU-TV. 

Thúy Vũ được nhiều người xem truyền hình ưa thích.

Sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và xuất sắc trong cách thức truyền tải nội dung chương trình, Thúy Vũ nhanh chóng được những hãng truyền hình tên tuổi mời về làm việc. Tháng 12/2005 cô chính thức nhận lời về làm cho hãng truyền thông khổng lồ CBS. Tại đây Thúy Vũ đã giành được sự mến mộ của đông đảo khán giả truyền hình Mỹ và được trao tặng nhiều giải thường. 

Tính cho đến nay, cô đã giành được nhiều giải thường trong ngành Phát thanh- truyền hình Mỹ như giải Tác phẩm Nghiêm túc hay nhất của Hiệp hội Báo chí Phát thanh và Truyền hình Mỹ, giải Nữ Phóng viên Mỹ xuất sắc nhất trong Ngành Phát thanh - Truyền hình. Ngoài ra, cô cũng được trao tặng hai giải thường quốc gia của Hiệp hội nhà báo Người Mỹ gốc châu Á, và giải thường Danh dự của Hiệp hội Giám đốc Tin tức các đài Phát thanh công chúng Mỹ. Phóng sự điều tra về vấn đề an toàn trong những công viên giải trí tại California của Thúy Vũ cũng đã được đề cử để trao giải thường Emmy danh giá. 

Năm 2004, cô gái người Việt này đã được độc giả của báo AsianWeek bầu chọn là phát thanh viên được yêu thích nhất. Tạp chí Focus của San Francisco (giờ đổi tên thành tạp chí San Francisco) đã bình chọn cô là một trong số những người tài năng nhất dưới 40 tuổi của vùng vịnh San Francisco. 

Trở thành một ngôi sao truyền hình người Việt thành công tại Mỹ, Thúy Vũ luôn tích cực tham gia các hoạt động trong cộng đồng người Việt ở đây. Cô là người dẫn chương trình cho nhiều sinh hoạt cộng đồng như Lễ trao tặng Ngọn đuốc vàng cho những người Việt có thành tích xuất sắc tại Mỹ. Thúy Vũ cũng đã hai lần về quê hương Việt Nam để thực hiện những phóng sự đặc biệt nói về cuộc sống của người dân Việt Nam sau chiến tranh.
MC thích thử thách

Sinh năm 1979, tại Việt Nam và sang Mỹ khi mới lên 10, Vicky Nguyễn hiện là phóng viên của đài truyền hình KNTV. Với thành tích xuất sắc có được tại trường trung học Piner, Vicky đã giành được xuất học bổng tại trường đại học San Francisco và tốt nghiệp ĐH với chuyên ngành chính là truyền thông và một chuyên ngành nữa là sinh học.
 

Vicky Nguyễn thích làm những chương trình đầy thách thức.

Bị hấp dẫn bởi cơ hội trở thành phóng viên truyền hình nên Vicky đã nhanh chóng nhận lời mời của Central Florida News 13 sau khi tốt nghiệp ĐH. Nhận thấy khả năng của nữ phóng viên gốc Việt này, đài KOLO đã nhanh chóng giành được hợp đồng với Vicky Nguyễn ngay sau khi cố kết thúc hợp đồng với Central Florida News 13.
Vào tháng 1/2004 Nguyễn chuyển tới hãng truyền hình Phoenix và gia nhập đội ngũ phụ trách chuyên mục tin tức của Fox 10’s. Tại đây cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng với việc giải quyết và đảm nhiệm những chuyên mục và chương trình đầy tính thách thức.
 
Trong sự nghiệp của mình cô, từng giành được giải Emmy và một vài giải thường giành cho những phóng viên xuất sắc do Hiệp hội phóng viên Mỹ gốc Á (AAJA) và Hiệp hội đạo diễn tin tức phát thanh truyền hình (RTNDA) trao tặng. 
Từ Miss Teen thành MC nổi tiếng 

Mary Nguyễn từng giành giải Miss Teen Mỹ.

Mary Nguyễn hiện là phóng viên của đài truyền hình WFTV tại Orlando. Trước khi đến với đài truyền hình này, cô là phóng viên tại Arkansas, Kansas và lowa. Năm 1993 , Mary Nguyễn là người Mỹ gốc Á đầu tiên giành giải Miss Teenage America do tạp chí TEEN tổ chức.

Là MC gốc Việt duy nhất sinh ra và lớn lên tại Mỹ, Mary Nguyễn đã tốt nghiệp ĐH California với chuyên ngành truyền thông. Trong quá trình học ĐH, cô từng có cơ hội thực tập tại một vài đài tin tức nổi tiếng như ABC News Nightline và Fox News Channel.

Là một cô gái năng động và tài năng, năm 2001 Mary Nguyễn đã nhận được học bổng cho một khóa học về truyền thông đại chúng ờ Học viện Poynter ờ thành phố St.Petersburg, Florida.

Mary cũng đã từng giành rất nhiều giải thường trong sự nghiệp truyền hình của mình như hai giải Associated Press, giải Robert-clete Journalism Memorial Scholarship và Kathryn Dettman Memorial Scholarship.
MC gốc Việt đầu tiên giành giải Emmy 
Sinh năm 1973, Châu Nguyễn là một MC tài năng trên đài truyền hình KHOU-TV của Mỹ hiện nay. Cô bắt đầu sự nghiệp từ rất sớm khi được mời vào vị trí biên tập của KRIV-TV lúc đang học đại học tại trường St.Thomas.
 

Châu Nguyễn là người gốc Việt đầu tiên giành giải Emmy.

 Sau một thời gian làm việc cho KRIV-TV và WGCL TV, Châu Nguyễn gia nhập đài truyền hình KHOU-TV vào tháng 2/2003 và đảm nhiệm vai trò MC cho chương trình truyền hình sáng thứ 7.
Cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên giành được giải Emmy cao quý vào năm 2000. Dù sang Mỹ từ khi còn rất nhỏ nhưng Châu Nguyễn rất thành thạo tiếng Việt và cô luôn tự hào về điều này.
Nữ phóng viên của những ‘điểm nóng’ 
 
Từng nổi ‘đình đám’ trên đài CNN, Betty Nguyễn được người dân Mỹ biết đến nhờ vẻ đẹp Á Đông và những chương trình thời sự ‘nóng bỏng’ của cô. Sinh ra ở Việt Nam, năm 1975, Betty Nguyễn cùng gia đình rời quê hương sang Mỹ và đến định cư tại miền Bắc tiểu bang Texas. Là người ham mê lịch sử và được ghi lại những sự kiện lớn xảy ra trên thế giới, Betty Nguyễn muốn trở thành một phóng viên truyền hình. Và cô đã quyết tâm theo đuổi con đường mình chọn.
 

Betty Nguyễn nổi tiếng trên CNN. 

Sau khi tốt nghiệp trung học, Betty đã theo học ngành phát thanh - truyền hình (broadcast journalism) tại ĐH Texas. Luôn là một trong những sinh viên xuất sắc của ĐH Texas, Betty Nguyễn đã ra trường với tấm bằng cử nhân hạng danh dự. Đây chính là bước khởi đầu cho thành công của Betty trong giới truyền thông sau này. 
Với niềm đam mê sẽ được xuất hiện trên màn ảnh nhỏ truyền tải tin tức tới khán giả mỗi ngày, khi vừa ra trường, Betty Nguyễn khởi nghiệp bằng vai trò phát thanh viên tin tức buổi sáng và phóng viên truyền hình cho đài KWTX, rồi sau đó là KTVT, CBS và CNN.
 

Cô không ngại tới những địa điểm nóng trên thế giới để đưa tin.
 
“Tấn công” vào một lĩnh vực mà rất ít người Mỹ gốc Á thành công nhưng Betty đã thực sự thành công. Trong vai trò phóng viên cho hãng truyền hình CBS, cô đã giành được giải thưởng của hãng thông tấn AP đối với loại tin “spot news”. Năm 2003, Betty Nguyễn đã giành được giải Emmy Award cho Bản tin trưa xuất sắc (Outstanding Noon Newscast). 
Gia nhập đại gia đình CNN, Betty đã trở thành một gương mặt quen thuộc với khán giả toàn cầu với những phóng sự hấp dẫn từ khắp nơi trên thế giới. Cô là người Việt đầu tiên chủ trì một chương trình trên hệ thống truyền hình quốc gia tại Mỹ.
Nữ phóng viên truyền hình người Việt này đã ghi đậm thành tích của rất nhiều bản tin quan trọng khác của CNN do cô tường thuật từ nhiều nơi trên thế giới, như sự ra đi của Giáo hoàng John Paul II, những vụ đánh bom liều chết tại London năm 2005, sự phục hồi sau thảm hoạ sóng thần tại Nam Á, cuộc bầu cử và chuyển giao quyền lực tại Iraq… Năm 2008, cô từng được bầu chọn là một trong 10 người dẫn chương trình “hot” nhất trên tạp chí Maxim. 
Phan Anh
Nguồn:  BM Blog

  -----ooOoo-----

 

Elio Motors: Loại Xe Tiết Kiệm Xăng

 

Dự định sẽ được bán với giá chỉ bằng nửa giá loại xe rẻ nhất hiện có trên thị trường hiện nay ở Hoa Kỳ, Elio là loại xe 3 bánh có thể sẽ gây chấn động lớn đối với ngành sản xuất xe trên thế giới. Xe này “né” loại động cơ hỗn hợp điện-xăng, mà sử dụng một động cơ chạy xăng cỡ nhỏ.


Nhờ xe nhỏ, nhẹ, thiết kế tinh vi để giảm lực cản gió và ma sát, trang bị động cơ 3 xi-lanh 70 hp đặt phía trước, đạt vận tốc tối đa 100mph, và xe có thể chạy 84 miles trên xa lộ mà chỉ tốn 1 gallon xăng (hay chạy 100 kilomet chỉ cần 2.8 lít).

Trong thành phố, xe cần 1 gallon để chạy 49 miles. Xe cũng có độ tăng tốc khá mạnh: đạt 60mph trong 9.6 giây.
 
Các trang bị khác cũng tương đương các loại xe hiện có: hệ thống ABS, bánh xe 15 inch, hộp số 5 số, xe dài 160.5 inches (4.1 mét), bề ngang trong lòng xe 66.8 inches (hay 1.7 mét).

Elio Motor chưa có mặt ở các dealer, nhưng hãng sản xuất cho biết sẽ được bán với giá $6,800. Với giá này Elio sẽ là xe hơi có giá thấp nhất. Tuy nhiên, hãng Elio tại Louisiana cho biết xe vẫn bị xem là … xe mô tô, và người lái phải có bằng lái mô tô, mang nón an toàn khi chạy xe.

Một dự luật đang được trình lên Quốc hội Tiểu bang và nếu được chấp thuận, Elio sẽ được “cư xử” như là … xe hơi chứ không phải mô tô.

Chính phủ liên bang xem bất cứ loại xe nào dưới 4 bánh xe đều là xe Môtô, nhưng một xe loại mới, có 3 bánh của công ty Elio Motors có hình dạng và cách lái khác hẳn các loại xe môtô thông thường.
Những loại xe mới của họ được gọi đơn giản là Xe Elio cũng đạt được mức tiêu thụ 8 gallon xăng cho mỗi 84 dặm đường và có giá là 7 ngàn đôla khiến một số người gọi nó là “đợt sóng mới” về giao thông. Kiểu xe Elio có hai ghế nối đuôi hàng dọc chạy mau đến 100 dặm một giờ.
Ông Larry Handwerk đã đặt mua một chiếc và sẽ nhận được chiếc thứ 527 từ giàn ráp. Ông nói ông thích nó vì ít tốn xăng, nhưng ông lại bị thu hút bởi những tiện nghi của nó. Ông nói “Nó có mọi tiện nghi của một chiếc xe hơi, nhưng bạn lại có được sự dễ xử dụng của một xe máy môtô”.
Xe Elio nặng chừng 900 lbs và có sức mạnh từ 50 đến 70 mã lực với một động cơ 1 lít có 3 xy lanh xài đầu phun xăng.
Ông Jerome Vassallo phó chủ tịch bán hàng nói rằng công ty ước tính xe Elio có mức an toàn 5 sao. Nhưng cuộc khảo sát về va chạm sẽ chưa thể ấn định được cho đén khi xe Elio đi vào sản xuất.
Xe Elio uớc chừng sẽ được sàn xuất vào mùa hè năm 2014. Quý vị có thể tìm hiểu thêm ở trang mạng  http://www.eliomotors.com
 
 
       
 











 

 -----ooOoo-----

 

 

THƯ GỬI BẠN TA - của Bùi Bảo Trúc

 
Ngày 12 tháng 8 năm 2013

Bạn ta,
Tôi không thích chữ "đặc sản", vì danh từ này, từ nhiều năm nay, đã bị đem ra dùng một cách hết sức bừa bãi ở trong nước cũng như ở những nơi ngoài Việt Nam.

Thí dụ mấy tiệm ăn ở Mỹ thì không thể dùng hai chữ "đặc sản" với những món trong thực đơn của tiệm. Món bánh tôm với khoai mua ở chợ Mỹ, tôm từ Louisiana, rau thơm của Florida chở lên thì làm sao có thể gọi đó là đặc sản Hà Nội được?

Phải là sản phẩm đặc biệt của một vùng nào đó mà những nơi khác không có thì mới có thể gọi là đặc sản. Cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, cá rô Đầm Sét, bưởi Đoan Hùng, mận Đà Lạt… Ở Mỹ thì lobster của Maine, clam chowder của San Francisco… thì mới là đặc sản.

Tuần qua, một tờ báo trong nước có đăng một bài viết về một chuyện xẩy ra cho một người đàn ông ở Sài Gòn. Ông cho biết ông là người Hà Nội nhưng đã đi Sài Gòn nhiều chuyến. Những chuyến đi Sài Gòn đó đều tạo những cảm tưởng khó quên về thành phố này.

Trong chuyến đi gần đây nhất, ông đã gặp một chuyện diễn ra ở ngay trên một con đường của thành phố miền nam khiến ông suy nghĩ mãi. Ông kể hôm ấy, đang đi ngoài đường thì ông thấy một thiếu nữ đi trước ông làm rơi một vật gì đó. Ông gọi cô và nhắc cô nhặt lên. Cô thiếu nữ tuổi khoảng 15 hay 16 tuổi nhặt món đồ cô làm rơi, và sau đó, cô khoanh tay cúi đầu nói với ông "Cám ơn chú" rồi mới đi.

Nghe câu cám ơn của cô, ông sững sờ, ngạc nhiên hết sức. Việc ông giúp cô chỉ là chuyện nhỏ, có vậy thôi, thế mà cô đã lễ phép khoanh tay, cúi đầu, cám ơn ông. Ông cho biết hành động của cô gái làm ông vô cùng kinh ngạc. Ông không quen với hành động ấy.

Ông không thường gặp chuyện như thế đã lâu. Một hành động không đáng gì từ phía ông đã khiến ông nhận được một câu cám ơn, một hành động khoanh tay, cúi đầu lễ phép của cô gái Sài Gòn. Ông tưởng nhiều lắm, một ánh mắt biết ơn từ phía cô gái nhìn ông cũng đã là tử tế lắm rồi. Nhưng ông nhận được từ cô một câu cám ơn. Lời cám ơn từ một thiếu nữ trẻ trên một con đường ở Sài Gòn. Ông chợt nhớ tới lối ăn nói mất dậy đầy những tiếng chửi thề tục tĩu mà ông đã nghe rất quen ở Hà Nội giữa đám học sinh với nhau.

Mấy tháng trước, một bản tuyên ngôn của một nữ sinh đưa ra những lời lăng mạ thậm tệ nhắm vào một cô giáo sau khi nữ sinh này bị kỷ luật ở trường. Đoạn video được đưa lên internet và nhận được rất nhiều phản hồi mà gần hết là những ý kiến tán đồng hành động vô lễ và vô giáo dục ấy. Những hình ảnh nữ sinh đánh nhau ngay ở trong lớp, xé quần áo của nhau, chửi bới thô tục được bạn bè thu lại bằng điện thoại di động và đưa lên mạng, luôn cả một video clip của một nữ học sinh chửi bới cha mẹ vì bị gia đình cấm đoán vài ba chuyện cũng được chiếu cố và hưởng ứng tận tình trong internet.

Những chuyện như vừa kể ông chứng kiến rất thường ở Hà Nội, chốn ngàn năm văn vật trước kia. Báo chí trong nước đã nhiều lần than phiền về chuyện chửi thề, văng tục của các học sinh và sinh viên, trong đó có rất nhiều là nữ sinh viên đại học.

Những bài đức dục của các trường học năm xưa, của vài ba thế hệ trước không còn được đem dậy trong chương trình học ngày nay nữa. Nhưng còn phụ huynh ở nhà bộ không còn dậy dỗ con cái những điều tối thiểu trong cách đối xử hàng ngày nữa hay sao?

Những đứa bé được dậy để dò xét, báo cáo mọi hành động, lời ăn, tiếng nói của cha mẹ cho các anh cán bộ thì phải mất dậy và vô giáo dục như thế chứ. Chúng lớn lên thành người lớn thì con cái của chúng phải như vậy.

Tác giả bài viết nghe được câu cám ơn, nhận được cái cúi đầu khoanh tay của một cô gái nhỏ miền nam liền kết luận rằng đó chính là đặc sản của Sài Gòn vậy.

Chưa bao giờ tôi thấy hai chữ "đặc sản" được dùng một cách chính xác và hợp lý như thế.
 
-----ooOoo-----
Ngày 13 tháng 8 năm 2013 

Bạn ta,
Suýt nữa thì tôi đã bỏ qua không đọc bài báo trên tờ báo điện tử Vietnam Express số đề ngày 12 tháng 8.

Bài viết nhan đề "Hành động lạ của cặp teen Việt khiến tôi xấu hổ".

Đọc cái tựa, tôi đã nghĩ ngay tới những chuyện đại khái như người ta tranh nhau hôn vào cái ghế một ngôi sao Hàn vừa ngồi xuống, hay cô hoa hậu này "lộ hàng" ở đâu, học sinh nọ bán bạn gái vào một ổ điếm bên Tầu ra sao, hay tuổi trẻ thủ đô ăn nói thô tục như thế nào chẳng hạn.

Thực ra đó là ý kiến do một độc giả gửi tới, viết về một bài trên facebook mà người độc giả coi đó là một bất ngờ khá lạ lùng đối với người Việt Nam. 

Bài viết trên facebook kể lại chuyện xẩy ra ở một góc đường Hà Nội, một hành động mà người viết kể lại là lạ lùng đến mức khó hiểu. Nhưng người viết cũng đã cẩn thận nói rõ rằng chuyện đó chỉ khó hiểu đối với người ở Hà Nội mà thôi.

Bài viết kể là một cặp nam nữ chở nhau đi chơi giữa một cơn mưa đã tạt vào bên lề đường chỗ gần nơi ông đang trú mưa. Người thanh niên dừng xe lại và bỏ cái ly cà phê đã uống hết vào thùng rác rồi lên xe đi. 

Tôi đọc tiếp nhưng không thấy một chi tiết nào khác mà tôi nghĩ là điều gây ngạc nhiên cho ông. Tôi không thấy một điều nào lạ lùng đến khó hiểu trong bài viết trong facebook. 

Đọc tiếp xuống dưới thì tôi mới biết điều tạo sự lạ lùng khó hiểu cho ông chính là việc hai người ngừng xe lại giữa lúc trời còn đang mưa để vứt cái ly plastic đựng cà phê đã uống xong vào thùng rác.
Ông thấy lạ lùng vì người Hà Nội ít khi làm như thế. Ngay như chính ông, ông cũng đã từng vứt rác ra ngoài đường phố một cách bình thản và tự nhiên … như người Hà Nội. Ông viết thêm rằng làm xong những việc đó, người ta, nguyên văn, "thoải mái và vênh váo bước đi cứ như là vừa làm xong một việc gì đáng tự hào vậy."
Ông còn thấy đó là một việc rất khó hiểu . Ông ngạc nhiên vì ý thức vệ sinh công cộng của hai người trẻ dù là trong lúc trời đang mưa bão như hôm ấy.

Chao ôi, chỉ có việc ngừng xe lại bên đường vứt cái ly cà phê không vào thùng rác mà cũng là chuyện lạ lùng đến mức khó hiểu thì Hà Nội thanh lịch, văn hóa, văn hiến không còn nữa sao?

 
Ngay ở cuối bài viết lại còn có thêm một bài viết khác, cũng do độc giả gửi tới có cái tựa đề nguyên văn: "Xả rác, sự hồn nhiên độc ác." Ông độc giả này nhận thấy ai cũng xả rác với một thái độ thản nhiên và bình thường, cho dù đó là già trẻ, trai gái, trí thức hay không trí thức . Thái độ hồn nhiên đó, theo người viết, là một sự hồn nhiên độc ác.

Ông tìm cách giải thích sự hồn nhiên độc ác trong tất cả các khía cạnh của đời sống trong nước đưa tới những hành vi thiếu văn hóa như tiểu tiện, chửi thề giữa nơi công cộng.

Thay đổi chỉ có thể có được nếu người ta được sống một đời sống tin vào tương lai tử tế, tin vào những nét đẹp của cuộc đời, không chỉ tranh cướp, đàn áp, hành xử vô đạo đức của bọn lãnh đạo, không lý gì tới con đường trước mặt của một dân tộc.

Những chi tiết đọc được làm tôi rất lo ngại. Lo ngại là cặp nam nữ đó có thể bị công an, cảnh sát lưu thông chặn ở một góc đường nào đó vì hành động giữ vệ sinh của họ. Dưới mắt của công an và cảnh sát, họ không thể là người thủ đô được. Họ phải là những người ở nơi khác đến. Họ âm mưu cái gì? Xét giấy coi cái xe đó có phải là xe có giấy tờ chính chủ không? Hãy tạm giữ họ lại để tìm hiểu đã.

Mấy chục năm trước, điệp viên Nguyễn Chí Bình được miền Nam gửi ra Bắc, nhưng khi ông vào thành phố thì ông liền bị bắt vì ông đã gọi hai tô phở để ăn. Chỉ có là người của Mỹ Diệm thì mới ăn tới hai tô phở.

Mới đây, một Việt kiều về nước có mượn giấy tờ của người nhà trong nước để mua vé du lịch cho rẻ, nhưng chỉ vì mở mồm nói hai chữ cám ơn, là lập tức bị xét giấy, lòi ra việc dùng giấy tờ của người khác liền.

Do in Rome as Romans do. Đi xứ Lào ăn mắm ngóe. Về Việt Nam mà lịch sự cám ơn, xin lỗi, bỏ rác vào thùng rác, ngôn từ lễ phép đều là những chuyện lạ lùng và khó hiểu với người Hà Nội là thế. 

Bởi vì thô lỗ, hồn nhiên độc ác là đặc sản của Hà Nội.
-----ooOoo-----

VIỆT NAM CÒN THUA CẢ MIÊN KHÁ XA.
 
Đảng cộng sản VN luôn tự hào là đỉnh cao trí tuệ loài người, là ưu việt, tài ba lỗi lạc, anh hùng, đánh thắng Phát Xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ…cán bộ cộng sản thường tự hào đất nước giàu đẹp, rừng vàng bạc biển. Nhưng từ năm 1954 đến 1975, thiên đàng xã hội chủ nghĩa thực tế là nghèo nàn lạc hậu, làm việc chủ yếu là chân tay, dùng nhao người để thay chất đạm, ăn độn dài dài. Về mặt kỷ nghệ, xưởng chỉ đơn thuần là xưởng chế dép râu, dệt cói, nhưng xưởng đẻ thì nơi nào cũng có.

Sau năm 1975, đảng cộng sản cưỡng chiếm miền nam, họ hồ hởi phấn khởi, tuyên truyền: đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa, nhưng nhìn lại thì mô thức kinh tế "ao cá bác hồ" trở thành mặt mạnh, cũng chủ yếu là dùng sản phẩm phế thải từ con người để làm kinh tế. Thời kỳ cuồng nhiệt cách mạng, dân ăn độn, nghèo đói, khiến đảng phải đem phó thủ tướng Tố Hữu ra làm vật tế thần để làm xoa dịu lòng dân qua sự thất bại chính sách kinh tế bao cấp. Sau khi tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton thắng cử, thuộc đảng Dân Chủ, ông xã vận và bình thường hóa bang giao, thế là tư bản các nước đổ vào làm ăn, Việt Nam có cơ hội gia nhập tổ chúc WTO, nhưng đảng cộng sản vẫn lấy tà thuyết Mác Lê nin làm nền tảng, tư đó phát sinh ra mô thức kinh tế quái đản: lấy kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Doanh nhân nước ngoài vào làm ăn, đảng đưa du sinh sang các nước học hỏi, nhưng tiếc thay là phần đông mầm non là con ông cháu cha, học ít nhưng ăn chơi nhiều, thế là sau vài thập niên du học, tài năng không bao nhiêu, phần khác tìm cách ở lại nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Tình trạng khiếm khuyết nhân tài đã khiến cho đảng nhắm đến hơn 300 nghìn chất xám hải ngoại, đa số là thành phần gia đình nạn nhân cộng sản, nhưng con số về làm ăn, phục vụ không nhiều, phần lớn là những chuyên gia không có nhiều khả năng cạnh tranh với một xã hội tây phương luôn sáng tạo, phát triển. Do đó tình trạng phát triển tại Việt nam dậm chân tại chỗ, dù trong nước có nhiều nguồn đầu tư và đội ngũ khoa bảng lên đến nhiều chục nghìn, trong đó có nhiều người có bằng cấp đại học, nhưng không có tài năng, do bằng giả, dỏm, thi cử gian lận, mướn cả người thi hộ, hay thuộc khoa bảng" dốt như chuyên tu, ngu như tại chức".
 
 
Một số tài năng từ nước ngoài về, nhưng thuộc loại bất tài như tiến sĩ Nguyễn văn Sinh, từ Pháp quốc về, tuyên bố rầm rộ sáng chế ra xe hơi chạy bằng không khí, được các cơ quan truyền thông trong nước quảng bá, nhưng chả thấy xe nào sản xuất cả. Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, huênh hoang chế ra máy phát điện chạy bằng nước, nhưng sau khi trưng phát minh, thì người ta biết đây là loại sáng chế bánh vẽ, nặng phần tuyên truyền láo khoét hơn là thực hiện.

Láng giềng là nước Miên, lâu nay bị chê là xứ kém phát triển, nhưng ngày nay, du khách mang sổ thông hành Campuchea có quyền mang tiền nước mình đổi ở các ngân hàng nước ngoài, nhưng đồng tiền in hình Hồ, thì không có ngân hàng nào đổi, đó là cái nhục của chế độ cộng sản. Trước đây, vào năm 1979, cộng sản Việt Nam từng mang quân sang xâm lược, chiếm nước Miên, đặt chính phủ bù nhin Heng Xôm Rim và sau Hun Sen. Sang Miên làm quan thầy, vơ vét, làm giàu, nổi tiếng là tướng Lê Đức Anh, là cọp Nam Vang…

Mới đây, nước Miên hãnh diện, tung ra chiếc xe hơi , chạy bằng điện và xăng, sản xuất tại bản xứ, xe hơi mang nhãn hiệu" made in Cambodia", do hãng Hen Development LTD, với số vốn 20 triệu Mỹ Kim, cơ xưởng đặt tại tỉnh Kandai, phụ cận thủ đô Nam Vang. Theo bà tổng giám đốc Siêng Chan Heng cho biết là hãng mướn chừng 300 nhân công, theo kế hoạch năm đầu, sản xuất từ 500 đến 1,000 chiếc xe, giá bán khoản 10,000 Đô la mỗi chiếc. Hiệu xe tên Angkor EV 2013, do kỷ sư Nhean Paloek thiết kế, xem hình dáng rất đẹp mắt, có khả năng thu hút khách hàng bản địa và có khả năng xuất cảng sang các nước. Đương nhiên là thị trường Việt nam cũng có thể thu nhận loại xe hơi của Miên.
 
                                  Angkor EV 2013 - Xe hơi điện + Xăng ( hybride)

Nhìn lại, nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo" cực kỳ tài ba" của đảng cộng sản, ngay cả chiếc xe đạp cũng chưa chắn làm đàng hoàng, thì chế xe hơi thuộc hàng" cao cấp". Dù không chế tạo được xe hơi, phát triển kinh tế, kỷ nghệ, nhưng tại Việt Nam là nơi phát sinh ra khoa bảng cao có hạng, đâu đâu cũng thấy tiến sĩ, phó tiến sĩ, thạc sĩ, kỷ sư, luật sư ( nghề nầy khá phát đạt là nhờ có nhiều kẻ lừa đảo, bịp bợm)…Ngày nay nước Việt Nam phát huy mạnh tham ô, làm láo báo cáo hay, móc ngoặc, ăn chận. Đất nầy có ưu điểm là phát triển cao các thứ tặc: lâm tặc, địa tặc, cẩu tặc, miêu tặc…được thế giới ghi nhận là đất: nghĩa địa chó mèo, với hệ thống nhà hàng bán thịt chuyên nghiệp, thu hút các nước láng giềng như Thái lan, mới đây nhập cảng hơn 200,000 con chó sang nước Việt, khiến tổ chức bảo vệ thú vật Thái lên tiếng phản đối bằng thỉnh nguyện thư.

Sau hơn 60 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, đã chế tạo ra: dép râu, xe cải tiến, ao cá bác hồ…còn kỷ nghệ thì không cần phát triển, xe hơi đã có các nước tư bản mang vào bán, có tiền bạc triệu, tỷ như đảng viên, đại gia, cái gì mà mua không được.. Đảng cộng sản không cần phải lao động vinh quang, tất cả có nhân dân làm hộ, chỉ cần chĩa súng mà thu tất cả mồ hôi dân chúng, ngoài ra còn có hàng hơn 500 nghìn Việt kiều phản động từ khắp nơi, hàng năm trở về, nài nỉ nộp tiền, sơ sơ cũng phải hơn 10 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Do đó đảng và nhà nước dại gì làm chi cho mệt, có súng, có quyền là làm ra tiền, có được tất cả../.

ĐINH HOÀI NHƠN.
 
-----ooOoo----- 
 
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

 
Ngày 15 tháng 7 năm 2013

Bạn ta,
Báo chí trong nước cho biết Việt Nam đã nhờ Nga đóng cho một tầu ngầm mới, chiếc thứ ba thuộc loại kilo. Vẫn theo báo chí nhà nước thì trong tương lai, Việt Nam sẽ có một lực lượng tầu ngầm gồm 6 chiếc do Nga đóng.
 
 

Ngoài những tầu ngầm này, Việt Nam cũng đã tiếp nhận hai chiến hạm trang bị phi đạn, cũng do Nga sản xuất mang tên là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ- 012 Lý Thái Tổ.

Nga cũng đã đóng xong hai tầu ngầm loại kilo 636 được đặt tên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành Phố Hồ Chí Minh. Hai tầu ngầm này đã được mang chạy thử và sẽ về tới Việt Nam khoảng cuối tháng 7.

 

Chiếc tầu ngầm thứ ba sẽ được đem chạy thử khoảng cuối năm nay. Nga cũng cho biết đang khởi sự đóng 3 chiếc còn lại cho hải quân Việt Nam. 

Hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã về đến Việt Nam từ tháng 8 năm 2011 nhưng chưa thấy làm được gì với "chức năng" của nó. Tháng 6 vừa qua, cả hai chiến hạm này đã thực tập với các chiến hạm Trung quốc về kỹ thuật tiếp cứu các tầu gặp nạn mà báo chí nói là có thể là tầu cá, tầu dân sự của Trung quốc hay của Việt Nam. Sau đó, hai chiến hạm Việt Nam đã tới thăm hạm đội Nam Hải của Trung quốc. Nhưng trong mấy ngày qua, một số tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị những tầu lạ tấn công thì không thấy các chiến hạm của hải quân Việt Nam có hành động tiếp cứu nào. 

Người ta có thể nghĩ là chuyến đi thăm thành phố Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông của hai chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng chỉ là chuyến đi trình diện cho hải quân Trung quốc thanh sát khả năng và võ khí của những chiếc tầu này như để cam kết rằng tầu của chúng tôi không hề đe dọa tầu chiến của quí quốc, quí quốc cứ việc sách nhiễu, gây phiền hà, bắt nạt ngư dân của chúng tôi ở những vùng lãnh hải mà quí quốc chiếm của chúng tôi.  
 
Cứ đọc những cái tên mà các chiến hạm này được đặt cho là thấy ngay hải quân của nước ta anh hùng đến đâu.

Hai chiến hạm HQ-011 và HQ-012 được đặt cho tên của hai vị anh hùng của Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Đó là việc làm hợp lý. Nhưng nghĩ lại một chút thì thấy việc dùng tên của hai ông vua này đặt cho hai chiến hạm HQ-011 và HQ-012 chắc chắn có những ẩn ý đằng sau. Hai vị vua này không đánh quân Tầu trận nào. Cả hai ông đều không ông nào đánh một trận hải chiến nào vậy mà tên được đem đặt cho hai chiến hạm.   


Có dám dùng tên Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Ngô Quyền không? Chắc không, vì những cái tên đó đều là những cái tên gắn liền với những chiến công chống Nguyên, chống Nam Hán … Đặt những cái tên đó sẽ làm mất lòng người anh em phương bắc thì sao?  


Rồi đến việc đặt tên các tầu ngầm cũng cho thấy người ta né tất cả những cái tên có thể làm buồn người anh em phương bắc. Không dám đặt là Chương Dương, Hàm Tử , Bạch Đằng… những cái tên nhắc tới những chiến công thắng giặc Tầu của hải quân Việt Nam.

Vì thế, người ta đem tên Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh ra đặt để khỏi bị mắng.

Cả hai cái tên Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh đều không có cái tên nào dính dáng tới những chiến công của hải quân Việt Nam. Đặt những cái tên đó rõ ràng là để khỏi làm phiền lòng người anh em phương Bắc.

Rồi chiếc tầu ngầm thứ ba sẽ được đặt tên là HQ-184 Hải Phòng. Cái tên này lại cũng vẫn là một địa danh không ghi một hoạt động đáng kể nào của hải quân Việt Nam. Tin của một tờ báo Nga cho biết thêm ba chiếc còn lại được đặt tên là HQ-186 Khánh Hòa, HQ-185 Đà Nẵng, và HQ-187 Bà Rịa Vũng Tầu. Như vậy tất cả 6 tầu ngầm đều được đặt cho những cái tên lãng xẹt, không dính líu gì tới hải quân và nhất là không một cái tên nào nhắc đến những chiến công của hải quân chống lại quân Tầu trong lịch sử Việt. 

Sợ lắm. Hèn lắm.  

Nhưng mà an toàn, không làm mất lòng hay gây phiền lòng, chọc giận ai hết.
 
Có giỏi mang tên Hoàng Sa, Trường Sa đặt cho hai chiếc đang được đóng ở St Petersburg coi sao đi!
 

================================================
 
 
“CHỈ CÓ NGỌC TRINH MỚI VỰC DẬY
NGÀNH DU LỊCH VIỆT”!
 

 

Giữa lúc diện mạo của ngành du lịch Việt Nam vốn đã lem nhem lại càng lem luốc vì hàng loạt vụ chặt chém, lừa đảo, cướp giật tài sản… du khách, bị báo chí phản ánh, thì báo Phụ Nữ Today (mà nhiều người vẫn đọc trại thành Phụ Nữ To Dày) tung ra mấy bài hiến kế, chẳng hạn như “Chỉ có Ngọc Trinh mới vực dậy ngành du lịch Việt”. 

Trong bài, tác giả dành gần phân nửa để nói về việc bộ truyện “50 Shades of Grey” (Bản dịch ở VN là “50 Sắc thái”) của tác giả E L James bán chạy tại Anh và nhiều nơi khác: “Khoảng 70 triệu bản sách của bộ truyện này đã được bán ra tại 46 quốc gia trên thế giới.” Từ đó tác giả so sánh: “Nếu sách khiêu dâm đã vực dậy ngành sách in ở Anh thì với sắc đẹp của mình Ngọc Trinh hoàn toàn có thể vực dậy ngành du lịch tại Việt Nam đang suy sụp.”  

Dùng rất nhiều mỹ từ đẹp đẽ để ca ngợi, tâng bốc hết lời nhan sắc của cô người mẫu được mệnh danh là “nữ hoàng nội y” cũng như “sự hồn nhiên, thật thà hiếm có” (mà nhiều người ác miệng lại cho rằng nguyên nhân bởi vì cô “não phẳng” hay “não ngắn” gì đấy), tác giả cho rằng với nhan sắc như vậy, nếu được làm Đại sứ du lịch VN, Ngọc Trinh sẽ thu hút được rất nhiều du khách, nhất là đàn ông, đến với VN.
 
 

Thú thật đọc xong bài báo mà cứ phân vân, tác giả viết đểu, viết để chửi xéo ngành du lịch VN hay là viết đàng hoàng, với những suy nghĩ thật của mình? Mà nếu vậy thì hỡi ơi cho báo chí chính thống ở VN, dù xưa nay một số tờ báo, nhất là những tờ phụ san, phụ trương, đặc san… các loại và báo online, vốn đã mang tiếng rất nhiều là báo “lá cải”. 

Ở đây khoan bàn đến sự đúng sai trong phần viết “Sách khiêu dâm vực dậy ngành sách in ở Anh”, bởi vì nếu lại bàn đến phần này thì thành ra phải viết một bài riêng, chỉ xin nói về phần “hiến kế” cho du lịch VN của tác giả. 

Bài viết, thứ nhất là đã xúc phạm chính “người đẹp Ngọc Trinh” khi xem nhan sắc của cô chẳng khác nào một món mồi nhử du khách, rằng nhan sắc ấy “đủ sức lôi kéo rất nhiều nam nhân về xứ mình du lịch.” “Hay chỉ cần Ngọc Trinh phát huy thế mạnh với những shoot hình bikini nóng bỏng cộng với vòng 1 quyến rũ khó cưỡng nổi, đảm bảo Ngọc Trinh sẽ kích thích du khách quốc tế, đặc biệt là các du khách nam sẽ ùn ùn đến để chiêm ngưỡng nữ thần tình yêu, sắc đẹp và dục vọng của Việt Nam.” 

Thứ hai là xúc phạm du khách, làm như mục đích chính của du khách khi du lịch ở một quốc gia nào đó chỉ là gái đẹp, là sex. 

Không chỉ một bài báo này, cũng trên Phụ Nữ Today còn có mấy bài khai thác tiếp chủ đề Ngọc Trinh, Đại sứ Du lịch và hướng gợi ý khai thác yếu tố sex để cứu vãn du lịch VN. Thật là thảm cho ngành du lịch VN! 
 
Trước hết, hãy nói về việc du lịch đến VN. Nếu bạn là người nước ngoài, bạn có du lịch đến VN và nếu có, sau đó bạn có quay trở lại lần thứ hai, thứ ba…? Cá nhân người viết bài cho rằng có thể vẫn có nhiều du khách quốc tế muốn du lịch đến VN “thử một lần cho biết”. Một địa điểm mới, một quốc gia có gần 90 triệu dân với những thế mạnh “ăn sẵn” như thiên nhiên đẹp, thừa mứa nắng, gió và biển, thức ăn ngon và rẻ, giá cả sinh hoạt rẻ, người VN vui vẻ, thân thiện và không loại trừ cả yếu tố con gái VN cũng không đến nỗi nào nếu so với các quốc gia khác trong khu vực. Nhưng quay trở lại lần lần thứ hai, thứ ba…thì chưa chắc. 

Ngay từ năm 2004, báo chí VN đã có bài “85% du khách rời Việt Nam không trở lại: Hậu quả của kiểu khai thác cái..."trời cho" (báo Thanh Niên). Đến bây giờ tình hình vẫn không được cải thiện: “Vì sao nhiều du khách nước ngoài không muốn quay lại VN?” (Tuần Việt Nam), “Vì sao du khách đến VN “một đi không trở lại?” (Tầm nhìn), “Làm sao để du khách quay trở lại” (Thanh Niên) v.v… 

Tại sao vậy? Bởi, không phải chỉ bây giờ nạn hàng rong chèo kéo, nạn chặt chém, lừa đảo, cướp giật tài sản của du khách mới diễn ra. Chẳng qua liên tiếp mấy vụ xảy ra một cách quá đáng nên báo chí, dư luận mới lại phải lên tiếng, đích thân Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch phải đứng ra xin lỗi du khách, thậm chí ngành du lịch còn đề xuất đơn vị chuyên trách xin lỗi khi gặp chuyện thất thố (“Ngành du lịch đề xuất đơn vị chuyên trách xin lỗi”, Tiền Phong).  

Mà chẳng riêng gì khách nước ngoài, người trong nước đi du lịch nơi khác còn bị chặt chém, lừa đảo nữa là. Bản thân người viết bài này từng có những kinh nghiệm không lấy gì làm đẹp về nạn taxi chặt chém, nạn lừa đảo…vào những lần đầu tiên phải bay ra Hà Nội có việc. Cứ nghe thấy giọng miền Nam, và biết chắc chắn từ trong Nam có việc ra Hà Nội chứ không phải sống tại Hà Nội là bị chặt chém thôi. Rút kinh nghiệm, về sau khi đi đâu, mua sắm cái gì cứ phải đi với người sống ở Hà Nội cho khỏe. 

Người VN khi đi du lịch vào những dịp ngày lễ, Tết luôn luôn bị chém đẹp hơn ngày thường, uống một ly nước, thuê một cái ghế bố ngoài bãi biển, đi một cuốc taxi…nếu không cẩn thận hỏi giá, trả giá trước là coi chừng xẹp ví. Đi đến đâu thì cũng bắt gặp cả một đội quân vé số, hàng rong, ăn xin quây xung quanh chèo kéo, hở một chút thì mất cắp…hỏi còn lòng dạ đâu mà vui thú du lịch? 

Người Việt với nhau đã vậy nói gì đến du khách nước ngoài. Cái lối làm ăn du lịch ở xứ mình từ trước đến nay chỉ thích ăn sẵn-ăn sẵn vào thiên nhiên, mà ít chịu tu bổ, đầu tư đàng hoàng, thích chụp giựt, lấy tiền ngay trước mắt mà ít nghĩ đến chuyện giữ khách lâu dài. Nhưng thiên nhiên có đẹp mà bãi biển thì dơ hầy đầy rác, khách sạn giá vừa đắt mà dịch vụ lại không ra gì, thái độ phục vụ không tận tâm chu đáo, chỉ chăm chăm moi tiền, đòi tiền boa của khách thì ai mà muốn quay trở lại lần sau? Môi trường thì chưa thật an toàn, trong lành đối với du khách-nào móc túi, cướp giật, nào tỷ lệ tai nạn giao thông quá cao, vệ sinh thực phẩm không an toàn, nào bụi bặm, ô nhiễm… 

Đó là chưa kể, ngành du lịch VN vẫn chưa thật sự biết móc tiền khách bằng cách đầu tư vào các dịch vụ văn hóa, mua sắm, ăn chơi giải trí một cách phong phú, lành mạnh, kết hợp với bản sắc văn hóa VN tạo thành thế mạnh riêng để một khi đã đến VN, du khách phải xài tiền thật nhiều, là điều mà các quốc gia có tiếng về du lịch vẫn làm. 

Thay vì suy nghĩ đến việc đầu tư lâu dài, bài bản, bỏ thói quen ăn sẵn, chụp giựt như lâu nay, thẳng tay dọn dẹp tất cả các tệ nạn bằng cách phạt thật nặng những trường hợp vi phạm, lập cảnh sát du lịch bảo vệ du khách, thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn, đào tạo…cách phục vụ khách, giữ khách cho tất cả các đối tượng có liên quan đến ngành du lịch và người dân nói chung v.v và v.v…thì người ta lại đang gợi ý đến việc lôi kéo du khách bằng gái đẹp, thậm chí bằng dịch vụ sex.
 
 Sẽ có những người lập luận sex là nhu cầu bình thường của con người cũng như mọi như cầu khác, công nghiệp sex xưa nay vẫn là công nghiệp tạo ra lợi nhuận khổng lồ, và hãy nhìn sang Thái Lan mà xem. 

Thiết nghĩ, du khách đến Thái Lan không chỉ vì dịch vụ sex, mặc dù dịch vụ này, nhất là mảng sex dành cho giới đồng tính, chuyển giới… rất nổi ở Thái Lan, mà còn vì những thế mạnh khác. Nếu chỉ so sánh với quốc gia láng giềng VN, chắc chắn số lượng du khách muốn đến Thái Lan sẽ nhiều hơn, nhất là số người muốn quay trở lại lần sau. Vì sao? Thái Lan cũng có thức ăn ngon và rẻ, giá cả sinh hoạt cũng không đắt hơn VN bao nhiêu, con người cũng thân thiện như người VN, nhưng du lịch Thái bài bản hơn VN nhiều, đến Thái người ta có nhiều cái để xem, để xài tiền từ thắng cảnh, chùa chiền, các hoạt động văn hóa…ngoài dịch vụ sex. 

Vả chăng, các quốc gia đã có một mặt bằng phát triển nhất định luôn luôn có những giá trị cao thấp khác nhau, có đủ thứ mặt hàng cho du khách chọn lựa tùy sở thích và ở mặt nào họ cũng đầu tư đến nơi đến chốn, họ không sợ bị coi chỉ là nơi để du khách đến vì sex mà còn vì những điều khác. Còn VN, nếu có sử dụng gái đẹp, sử dụng “thịt tươi” để câu khách, với cung cách làm ăn cái gì cũng cẩu thả, không có chữ tín như hiện nay thì có thể số du khách tò mò đến lúc đầu cao hơn nhưng sau đó người ta cũng chẳng muốn quay trở lại! 

Và lời cuối cùng muốn dành cho một số người cũng mang danh nhà báo ở VN, rằng xã hội VN về mọi mặt đã quá nhiều rác rưởi, ung nhọt rồi, nếu không thể góp tay làm trong sạch hơn mặt này mặt khác, thì cũng đừng xả thêm rác bằng những bài báo “lá cải” tràn ngập như hiện nay! 
 

SongChi's blog

 

==============================================

 
Bắt Trộm Chó Ăn Thịt
Lao Động Việt Nam Quỳ Gối Chuộc Tội Ở Đài Loan
 

Chợ cá trấn Bố Đại huyện Gia Nghĩa - Đài Loan có hai con chó được một tiểu thương nuôi làm chó giữ nhà đã bị năm lao động Việt Nam bắt và giết thịt ăn. Cảnh sát đã đưa năm người lao động Việt Nam về đồn. Đám tiểu thương với tâm tình kích động đã bao vây trụ sở cảnh sát, dọa cho đám người lao động Việt Nam kia một trận. Sau đó năm người này đồng ý quỳ một chân trong suốt hai tiếng đồng hồ để làm lễ chuộc tội với “ vong khuyển”.


Vào ngày hôm qua ngay tại hiện trường án mạng nghi lễ lễ cầu siêu giải thoát cho hai chú chó được tổ chức nhằm giảm bớt sự phẫn nộ của quần chúng.
Tiểu thương phẫn nộ bao vây trụ sở cảnh sát, yêu cầu đòi công đạo
Năm lao động Việt Nam vì bắt trộm và giết thịt chó, đã bị cảnh sát bắt giữ với tội danh trộm cắp, ngoài ra còn bị chính quyền huyện Gia Nghĩa chiếu theo điều 12 bộ luật chống ngược đãi động vật phạt mỗi người 100.000 Đài tệ.Theo điều tra của cảnh sát, vào 8 giờ sáng ngày 9-4-2013, tiểu thương ở chợ cá như thường lệ mở lồng nhốt hai con chó tên là “ Tiểu Hắc “ và “ Happy” để thả ra ngoài. Họ phát hiện không thấy chó ở đâu nữa. Các tiểu thương bèn chia nhau ra đi tìm, cùng với việc xem lại băng ghi hình các camera giám sát ở xung quanh chợ liền phát hiện vào khoảng hơn 11 giờ tối ngày 8-4-2013, có năm người đàn ông khiêng cái lồng nhốt chó đi khỏi, sau đó vào 3 giờ sáng hôm sau thì mang lồng về lại chỗ cũ.Năm người đàn ông đó là lao động đến từ Việt Nam đang làm cho công ty đánh bắt hải sản ở địa phương. Người câu cá ở đó kể lại rằng vào sáng sớm ngày 9-4-2013 có thấy nhiều người tụ tập ở con đê chắn phía tây cảng cá Bố Đại, đem cái lồng nhốt chó dìm xuống biển rồi mang chó lên mổ bụng xẻ thịt. Các tiểu thương sau đó tìm thấy dao, gậy cũng như lông chó. Cảnh sát cũng tìm thấy 10.5 kg thịt chó trong tủ lạnh của những người Việt Nam, chứng thực mẹ con Tiểu Hắc đã bị giết hại làm thực phẩm.

Năm người phải làm lễ cầu siêu, đốt vàng mã cho chó
Cảnh sát trấn Bố Đại đã đưa năm lao động Việt Nam về trụ sở thẩm vấn vào tối ngày đó. Sau đó có hơn 10 tiểu thương với thần sắc kích động làm cho năm người giết chó kia cảm thấy bất an, tới cả cơm mà cảnh sát chuẩn bị cho họ cũng không dám ăn. Thông qua phiên dịch mới biết là họ sợ bị hạ độc báo thù. Thông qua sự đảm bảo của nhân viên cảnh sát, họ mới ăn ngấu nghiến hết chỗ thức ăn đó.Cũng thông qua sự dàn xếp của cảnh sát và chính quyền địa phương, năm lao động Việt Nam đồng ý quỳ hai tiếng đồng hồ để chuộc tội với mẹ con Tiểu Hắc, đồng thời giảm bớt phẫn nộ từ quần chúng.
Dưới sự đảm bảo của đại diện của chính quyền địa phương là Trần Phượng Mai, năm lao động Việt Nam đã tổ chức lễ cầu siêu thoát cho mẹ con Tiểu Hắc. Đồng thời đốt nhang, vàng mã và quỳ ở đó cầu xin mẹ con Tiểu Hắc tha thứ.

Theo luật chống ngược đãi động vât, phạt mỗi người 10 vạn đài tệ
Vào 3 giờ chiều hôm qua, năm lao động nhập cư Việt Nam dưới sự bảo vệ của cảnh sát, đã mang hoa quả, tiền giấy đồ cúng tới chỗ đã đánh chết mẹ con Tiểu Hắc để làm lễ tế, đốt tiền giấy cầu cho mẹ con nhà Tiểu Hắc được đầu thai chuyển thế....
Tiểu thương Thẩm Trung Long nói, mẹ con Tiểu Hắc có linh tính, rất được mọi người yêu thương. Có vị tiểu thương làm rơi rác thải ra ngoài, rác thải đó liền quay về chỗ cũ. Họ cho rằng có người cố ý làm thế, liền đặt camera theo dõi thì phát hiện ra Tiểu Hắc nhặt rác đem về vì cho rằng người ta đánh rơi đồ. Sau khi được vị tiểu thương dạy bảo, từ đó trở đi Tiểu Hắc không nhặt rác nữa.

HuZi dịch từ Tự Do Thời Báo - Đài Loan
Sat, 04/13/2013 - 23:28
Trandongduc


----ooOoo----
 

Áo Yếm: Di sản trang phục của Việt Nam
 


Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.

Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.
Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.
Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.
 


Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.
Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
 
Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.

Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang

Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.
Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.
Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm.
Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.
 
"Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".

Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...
Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.
Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.
Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.
Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.

Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.
Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu.
 "Trời mưa lấy yếm mà che
Có anh đứng gác còn e nỗi gì?".
 
Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa:

"Ước gì sông hẹp tày gang
 Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".
 

Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê
Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao

Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... “ỡm ờ” một cách nghệ thuật và độc đáo. Chả thế mà Thị Mầu nói với chàng nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào - Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương!"...
Hay như thơ Hồ Xuân Hương:

 
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên suối chửa thông.
 

Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ. Trang phục du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống.

Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng... nhưng chiếc áo yếm ngày xưa vẫn xứng đáng là một di sản trang phục của Việt Nam.

Thu Huong
Vài vần thơ nói về cái áo yếm.......

Em thắt làm chi giải yếm tơ
Sao không thả lỏng để anh nhờ
Rắc rối cho đời thêm cái gút
Gỡ mãi xuân tàn tóc bạc phơ
Thu Giang 
 

Mặn mà môi thắm má hồng
Em vào ca hát giữa dòng trời mây
Yếm đào theo gió vờn bay
Quai thao che mặt bàn tay thon mềm.
Hội lim đến hẹn lại lên...
Thuyền trôi xuôi bến êm đềm thuyền xuôi...
Trai tài gái sắc sánh đôi
Còn em buông mãi những lời hát ca...
Bây giờ giã hội...mình ta
Đừng theo em nhé để mà...bén duyên
Hẹn rằng đến hội lại lên
Tìm em cô gái dịu hiền...năm xưa...

Ta vẫn gặp lại nó thấp thoáng trong nhiều vần thơ cũ với những cung bậc cảm xúc rất tinh tế mà sâu sắc: Chiếc yếm! Mỗi khi đọc những vần thơ nói về cái trang phục cổ truyền ấy của phụ nữ Việt Nam, trong lòng ta lại dâng lên một niềm hoài cổ. Thời xưa, các cụ ta quan niệm người con gái được coi là đẹp khi mặc trang phục phải biết phô một cách kín đáo những đường nét của cơ thể:
Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh
(Ca dao)
Còn đâu cái yếm lụa sồi 
 
================================================

Xe gắn máy tại miền Nam trước 75

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn là phương tiện di chuyển được nhiều người sử dụng nhất . Bài này xin nhắc lại một số xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.
Nói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Nam trước đây đều biết đến xe Mobilette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên hãng Motobécane của Pháp, chế tạo ra chiếc Mobylette, đương nhiên là hiện diện trên thị trường Việt Nam. Nhưng nhiều người biết đến tên Mobylette hơn là Motobécane. Xe Mobylette ở Việt Nam có loại Mobylette vàng và Mobylette xanh. Cả hai đều dùng động cơ 49,99cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái, nhưng Mobylette vàng thì nhỏ hơn, chỉ có ống nhún phía trước, còn Mobylette xanh thì lớn, nặng hơn có ống nhún ở cả bánh trước lẫn bánh sau nên đi êm hơn và giá cao hơn .

Xe Mobilette xem chừng ra không thay đổi nhiều lắm qua nhiều năm. Xe Mobylette trong thập niên 1950 thân là những ống tuýp hàn lại. Qua thập niên 1960 thì thân làm bằng tôn ép. Màu sắc cũng ít thay đổi. Có lúc Mobylette vàng đổi thành Mobylette xám. Xe Mobylette được chế tạo để dễ sử dụng. Xe không cần sang số mà dùng embrayage automatique, vặn ga lớn thì xe chạy nhanh, vặn ga nhỏ lại thì xe chạy chậm và đứng lại. Khi muốn nổ máy thì chỉ cần đạp cho nhanh là xe nổ máy. Đạp hoài không nổ thì chỉ gần gạt môt cái chốt ở đĩa có dây couroie ăn vào động cơ để tách rời động cơ và bánh sau thì có thể đạp bộ về nhà.
Mobylette vàng 1956

Mobylette vàng 1962
 
Mobilette xám, 1967
Mobylette xanh
Nếu có khi nào trong lúc bạn đạp xe đạp rồi nghĩ bụng sao không gắn một cái động cơ nhỏ lên xe đạp để khỏi phải đạp thì ý nghĩ đó đã có người nghĩ đến và chế tạo ra chiếc Vélosolex. 
Xe Vélosolex là một chiếc xe đạp có gắn động cơ lên bánh trước. Động cơ này làm lăn một cục đá tròn phía dưới . Khi người lái kéo cái cần trước mặt thì cục đá dở hổng lên khỏi bánh trước và có thể đạp như xe đạp. Khi đạp đến một tốc độ nào đó, hạ cần xuống thì tốc độ của xe làm cho động cơ nổ máy và động cơ kéo chiếc xe đi bằng bánh trước. Khi xe đã chạy ngon trớn thì người lái có thể rút chân lên miếng để chân nhỏ ở giữa xe mà ngồi một cách thoải mái. Từ một ý kiến rất giản dị phát xuất giữa thế kỷ 20, xe Vélosolex vẫn còn tồn tại qua đến đầu thế kỷ 21.

Vì cách sử dụng giản dị, trọng lượng nhẹ nhàng nên các xe Mobylette, Vélosolex thông dụng trong giới sinh viên, học sinh và phái nữ.

Velosolex

Ở một hạng cao hơn là các xe scooter của Ý: Vespa, Lambretta.

Các xe scooter này vì lòng máy lớn hơn 50 cc, nhỏ nhất là 125 cc hoặc 150 cc hoặc 200 cc tùy theo kiểu, nên không còn được xếp vào loại vélomoteur. Người sử dụng phải trên 18 tuổi và phải có bằng lái. Vì thế, những người đi xe Vespa, Lambretta thường là ở tuổi trung niên và có đời sống cũng tương đối khá vì xe scooter đắt hơn. Xe Vespa hàng chục năm nay không thay đổi mấy. Thân xe làm băng tôn ép. Có lẽ vì thế nên làm hình tròn như quả trứng để chịu lực tốt hơn. Máy được đặt ở chỗ phình bên phải, còn bên trái là ngăn để chứa đồ. Vì thế xe Vespa khi chạy hơi nghiêng về phía phải vì bên này nặng hơn. Xe Lambretta tuy trông bề ngoài giống Vespa nhưng cấu tạo lại khác. Khung xe bằng ống sắt hàn lại, máy đặt ở giữa khung và che bên ngoài bằng lớp vỏ sắt. Xe Lambretta hồi đầu thập niên 1960 có đường nét cong. Cuối thập niên 60, qua đầu thập niên 70 thì kiểu dáng thẳng, theo như mốt của thời đó, nên trông thanh nhã. Cả hai đều sang số bằng tay, bóp embrayage vào và vặn để đổi số. 

Vespa 1963
 
Lambretta 1962
Lambretta 1966
 
Từ cuối thập niên 1950, miền Nam cũng nhập cảng các xe gắn máy Đức như Goebel, Sachs, Puch. Các xe này đều có chung đặc điểm là có bình xăng đặt trước người lái, sang số bằng tay, có ống nhún cả trước lẫn sau, và máy đều là 50cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái. Mỗi xe lại có những đặc điểm riêng như máy xe Puch luôn luôn được bọc trong lớp vỏ bằng nhôm, có quạt chạy để làm mát. Như thế có lợi điểm là máy xe được làm mát ngay cả khi ngừng đèn đỏ. Vì là xe có sang số nên tuy chỉ có 50cc, xe gắn máy Đức có sức kéo mạnh hơn các xe Mobylette ở số 1, 2, nên cũng được dùng để kéo xe lôi, có thể kéo được thêm được bốn năm hành khách và hàng hóa phía sau. Hãng Puch và Sachs ngày nay vẫn còn tồn tại.

Goebel 1965
Sachs 1961

Puch 1964

Vào khoảng 1965 thì thấy nhắc đến tên Honda, với một số kiểu xe mới lạ xuất hiện. Một số xe Honda đầu tiên do người Mỹ mua đem sang Việt Nam để đi làm việc rồi khi họ về nước thì để lại, lọt ra ngoài thị trường người Việt mua được. Một trong những công dụng của xe Honda là các phi công Mỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ và doanh trại. Từ doanh trại ra chỗ đậu thường xa, đi bộ cũng mất vài phút đến vài chục phút. Có xe Honda phóng thì thu ngắn thời gian nhất là khi có báo động thì phóng xe Honda ra máy bay nhanh hơn là chạy bộ. Xe Honda S90 có lẽ là chiếc được ưa chuộng nhất trong số các xe Honda trước 1965 vì kiểu đẹp và máy mạnh, tiếng nổ ròn. Các kiểu xe kia là C110, S65 (thường được gọi là S50), P50, C50. Xe P50 có cấu tạo đặc biệt với máy nằm ở sát bánh sau và truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích. Cách đặt máy này có lợi là khỏi bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm bớt số bộ phận nhưng có khuyết điểm là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu nhẹ, đuôi nặng. Lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có ống nhún nên sức va chạm có thể làm vỡ răng cưa ở vành bánh xe. Xe Honda dame C50 trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, khỏi cần đạp. Trong khi chiếc Honda dame nhập cảng hàng loạt sau này phải đạp máy nổ bằng chân.

Honda S90 1967
Honda S65 1964
Honda C110 1964
Honda P50, 1964

 Chiếc xe Honda được chính thức nhập cảng để bán cho người tiêu thụ là xe Honda Dame năm 1965. Hãng Honda thì gọi là kiểu C50, nhưng mọi người thường gọi là Honda Dame. Có Honda Dame nhưng không ai gọi Honda Homme, mà gọi là Honda đàn ông. Những chiếc xe Honda Dame đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn thu hút được sự chú ý của người đi đường. Những ngày đầu tiên xe bán ra ngoài, trên các nẻo đường phố người ta nhìn thấy các chiếc xe Honda Dame màu đỏ hay xanh lá cây nhạt. Có người bị tắt máy xe, hý hoáy nhìn xuống chân vì chưa quen với cách sang số bằng chân. Sang lộn số có thể làm xe tắt máy.

Khi thấy có một số người dắt xe Honda đi bên đường, có người nói hãng Motobécane của Mobilette thuê người dắt xe Honda Dame đi khắp các đường phố để người dân thấy xe Nhật dở, bị chết máy hoài, sợ không dám mua. Không biết là có đúng hay không.

Một số người lúc đó nói là hàng Nhật không bền, chỉ vài năm là hỏng và tiên đoán rằng chừng năm mười nữa thì các xe gắn máy Pháp, Đức vẫn còn chạy, còn xe Nhật thì lúc đó vứt đi. Những người đó có lẽ căn cứ vào phẩm chất hàng hóa của Nhật trước thập niên 1960. Nhưng qua thập niên 1960, các hãng xe gắn máy Nhật đã trải qua những năm cạnh tranh khốc liệt trong nước. Vào đầu thập niên 1960, nhiều hãng xe gắn máy ào ạt ra đời tại Nhật, cuối cùng theo luật thư hùng đào thải chỉ có những hãng có khả năng cải tiến mới sống còn. Lúc xe Nhật sang Việt Nam cũng là lúc các hãng xe gắn máy Nhật bắt đầu tung ra thế giới với nhiều cải tiến làm cho phẩm chất xe Nhật vượt hẳn các xe Tây phương.

Honda Dame C50 1965

Xe Honda Dame được làm để cho phái nữ đi nên dùng ambrayage tự động, khi sang số chân không cần phải bóp embrayage tay mà chỉ cần giảm ga. Các hiệu xe Suzuki Dame, Yamaha Dame cũng giống thế. Còn các xe gắn máy Nhật kiểu đàn ông được vẽ kiểu giống như những chiếc mô tô phân khối lớn ở chỗ không có pédale mà có cần đạp cho nổ máy, hai bên có thanh ngang để chân, bên phải là thắng chân, bên trái là cần sang số, embrayage tay trái, thắng trước tay phải, bình xăng phía trước. Các xe này còn giống mô tô ở chỗ hai bên bình xăng có hai miếng cao su để đầu gối áp vào cho êm. Điều đáng kể là yên xe thấp vừa với chiều cao người Á Châu khiến cho việc leo lên xe, chống xe dễ dàng hơn khi sử dụng các xe gắn máy Tây phương. Tay ga vặn nhẹ nhàng chứ không nặng như xe Tây phương. Máy đạp nhẹ nhàng và dễ nổ.  Nói tóm lại, các nhà chế tạo Nhật khiến cho các chiếc xe gắn máy sử dụng dễ dàng, tiện nghi hơn khiến cho người dùng thấy rất thoải mái khi đi xe.

Sau chiếc xe Honda Dame là sự xuất hiện của Honda đàn ông 66 (SS50). SS là chữ viết tắt của Super Sport. Chiếc Honda 66 xuất hiện vào năm 1966, với màu đỏ hay đen, tay lái ngắn ngủn để người lái thu hẹp khoảng cách hai tay, giảm tiết diện cản gió, xe không có đèn signal, hộp số có năm số và có thể đạt đến tốc độ tối đa đáng nể là 90km/giờ đối với một chiếc xe máy 50 cc. Đó là một chiếc xe được vẽ kiểu với các đặc tính của xe đua. Tuy nhiên chiếc xe này không tiện dụng trong thành phố vì tay lái quá ngắn nên khó điều khiển. Sang năm 1967, Honda sửa lại kiểu xe cho tay lái rộng hơn, hộp số có bốn số, sơn đen hoặc đỏ, có đèn signal, ống nhún trước có bọc cao su, tốc độ tối đa 90k/giờ. Kiểu xe 67 (SS50) đã đi vào lịch sử vì máy mạnh, chạy nhanh, được nhiều người ưa chuộng và có lẽ là được sử dụng nhiều nhất tại miền Nam cùng với xe Honda Dame. Về sau Honda có ra các kiểu khác nhưng Honda 67 vẫn được nhiều người biết đến nhất. Vì máy mạnh nên chiếc Honda 67 được dùng để kéo xe lôi thay cho các hiệu xe Đức trước đây.
Honda SS50 1966, tay lái 67
Honda SS50, 1966, tay lái original
Cả tứ đại gia của làng xe gắn máy Nhật, Honda, Yamaha, Suzuki, Kawasaki đều có mặt tại miền Nam lúc đó. Hãng Suzuki tung ra kiểu xe nam M15 và M12 và xe Suzuki Dame, M31. Hai kiểu xe nam đại khái giống nhau, dùng cùng một động cơ nhưng kiểu thể thao có ống pô vắt cao và vè trước ngắn để trông có vẻ thể thao hơn.

Suzuki M12 1967
Suzuki M15 1967

Suzuki Dame M31 1967

Hãng Yamaha có hai kiểu xe đàn ông, trong đó có kiểu YF5, và một kiểu Yamaha Dame. Xe Yamaha đàn ông kiểu đẹp, nhiều bộ phận xi bóng loáng. Yamaha Dame sơn màu xanh da trời, với đường cong dịu dàng, trông rất mỹ thuật. Các xe Yamaha xem ra không được ưa chuộng bằng Honda vì máy không mạnh bằng.




Yamaha nam kiểu thể thao YF50, 1967

Yamaha nam F5, 1970

Yamaha Dame U5 1966

Xe Suzuki Dame và Yamaha Dame đèn trước thấp hơn xe Honda Dame, trông vẻ nhu mì thích hợp với các cô mặc áo dài.
Kawasaki là hãng nhỏ nhất trong các hãng xe Nhật lúc đó, chỉ đưa sang một kiểu xe đàn ông. Xe Kawasaki chạy tuy tốt nhưng bị chê là nặng và máy yếu. Xe Kawasaki đem sang Việt Nam là kiểu dùng sườn của xe 80 cc, thay vào đó bằng động cơ 50 cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái.
Kawasaki M10 1966

Hiệu xe ít người nhớ đến có lẽ là Bridgestone. Bridgestone là hãng chuyên chế tạo vỏ bánh xe nhưng lúc đó cũng có một phân bộ chuyên sản xuất xe mô tô để đua. Kiểu Bridgestone đem sang Việt Nam năm 1966 có máy 65 cc. Vì thế xe Bridgestone vọt rất mạnh. Đặc điểm của Bridgestone là hộp số có bốn số quay vòng giống như các xe đua, nghĩa là sang đến số bốn thì nhấn thêm sẽ trở về số một mà không phải trả số ngược lại. Xe Bridgestone chìm vào quên lãng của người Việt khi phân bộ xe mô tô của hãng đóng cửa năm 1967 vì lý do là nếu sản xuất xe đua thì các hãng xe gắn máy Nhật khác không muốn mua vỏ xe của hãng kình địch với mình trong các cuộc đua. 

Bridgestone 65 1966
Bridgestone 65 kiểu thể thao 1966

Không như các hãng xe châu Âu giữ các kiểu xe y nguyên nhiều năm, các hãng Nhật ào ạt tấn công thị trường Việt Nam với các kiểu xe mới ra mỗi năm.

Qua 1968, Honda tung ra xe CL50. CL là chữ viết  tắt của Scrambler. Đó là kiểu xe được chế tạo để chạy các đường đất lồi lõm nên chỉ có bốn số, xe kéo mạnh ở số một và số hai, nhưng tốc độ tối đa kém xe Honda 67. Ống pô vắt cao để khỏi va chạm vào mô đất hay ngập nước.

Qua 1969, Honda tung ra kiểu SS50M. Cũng dùng cùng máy và sườn như xe Honda 67 nhưng bình xăng dài hơn cho có vẻ thể thao.

Qua năm 1970, Honda đưa sang kiểu CD50. Xe này cũng dùng cùng loại sườn và động cơ như SS50 nhưng bình xăng và hộp đựng đồ phụ tùng vẽ kiểu khác nên trông bề ngoài khác hẳn. Xe được chế tạo để chạy trong thành phố nên chỉ có bốn số với các số đầu kéo mạnh, thích hợp với cách chạy xe trong thành phố phải luôn luôn dừng lại đèn đỏ rồi lại bắt đầu vọt lên.

Cùng là kiểu SS50E, đến 1971, 1972, Honda tung ra kiểu xe với sơn đỏ metal và vè xi bóng, ghi đông cao kiểu sừng bò trông rất hấp dẫn. Honda thay đổi hình dáng bề ngoài thu hút thêm khách hàng mới.

Năm 1969, Suzuki cũng tung ra kiểu xe mới AS50 trông rất thể thao và rất đẹp. Ngoài các kiểu xe Honda chính thức nhập cảng, trên đường phố Sài Gòn thỉnh thoảng xuất hiện một số kiểu xe Honda lạ như Honda Monkey, nhỏ xíu như xe con nít, hoặc Honda CT50, CT70, với chữ T là viết tắt của Trail, loại xe Honda dùng để đi dạo chơi ở đồng quê, trên các đường mòn nhưng tại Việt Nam trở thành phương tiện để đi học, đi làm tuốt luốt.

Honda CL50, 1968
Honda CD50, 1970, pô nằm original, vè trước vè sau cùng màu với thân xe
Honda SS50lM 1969 
Suzuki AS50 1970
Honda CT70 1970
Honda Monkey 1970

Trong tất cả các loại xe Nhật, chỉ có Honda là dùng loại động cơ bốn thì, với xăng và nhớt chứa riêng còn các hãng kia dùng loại động cơ hai thì, chạy xăng pha nhớt.
Với các đủ loại xe tung vào thị trường, đường phố miền Nam trở nên nhộn nhịp với các loại xe đủ màu sắc. Đường phố Sài Gòn náo nhiệt với các coureurs cúi rạp trên con ngựa sắt ra sức phóng, lạng, máy nổ ròn, đinh tai nhức óc. Đúng ra máy xe Honda chạy rất êm. Nhưng vì nhiều người đã tháo bỏ ốm tiêu hãm thanh gắn ở đầu ống khói nên máy nổ lớn. Ống này nhỏ như ống tiêu, với thân có đục nhiều lỗ, dài khoảng gang tay. Chỉ cần tháo con vít nhỏ ở đầu ống khói là kéo ông tiêu ra được. Lý do tháo ốm hãm thanh là vì người dùng thấy xe chạy vọt hơn.

Sài Gòn nhiều xe hơn và cũng nguy hiểm hơn vì các xe Nhật đều chạy nhanh, vọt mạnh. Vì thế, một số phụ huynh lo ngại không muốn  mua cho con mình chiếc xe quá mạnh. Hãng Honda tung ra loại xe PC50, cũng dùng động cơ 50 cc nhưng không cần sang số, và không vọt mạnh như các loại xe có sang số. Tốc độ khi chạy nhanh cũng có thể đến 60 km/giờ. Xe PC50 là kiểu P50 cải tiến lại với động cơ đặt vào giữa cho xe được thăng bằng hơn và có nhún cả ở bánh trước lẫn bánh sau. Cách sử dụng xe PC50 cũng giản dị như xe Mobylette chỉ cần đạp nổ máy rồi vặn ga phóng đi.

 
Honda PC 50 1970
Hãng Motobécane cũng tung ra kiểu xe Cady nhỏ nhắn thích hợp với giới học sinh. Cái tên Cady có lẽ từ chữ Cadet, cho biết đây là kiểu em út trong gia đình Motobécane. Tuy cũng dùng động cơ 50 cc nhưng xe chỉ chạy được tối đa 40km/giờ. Chạy chậm có vẻ là một khuyết điểm của xe cộ nhưng đây lại là ưu điểm vì nó là lý do để các bậc phụ huynh chọn mua xe cho con mình để được an tâm hơn. Với khuynh hướng design nhiều màu sắc vào đầu thập niên 1970, xe Cady lúc đầu sơn nâu, hay xám, về sau sơn các màu xanh đỏ vàng sặc sỡ.

Cùng với sự xuất hiện của mini jupe, đường phố Sài Gòn thấy xuất hiện xe mini Cady với hai bánh xe nhỏ trông rất xinh xắn, đồng thời mini xe đạp cũng xuất hiện và các cô nữ sinh áo dài mini trông trẻ trung, tươi tắn tung tăng trên các loại xe mini đủ màu sắc. 

Motobécane Mini Cady 1972

Xa lộ Biên Hòa, ngày nay gọi là xa lộ Hà Nội, thời đó còn rất ít xe nên trở thành đường thử và đua xe gắn máy. Các loại xe gắn được đem ra chạy hết tốc độ vào giờ ít xe. Tuy không có tạp chí phê bình, điểm các loại xe gắn máy nhưng ưu khuyết điểm của các loại được truyền miệng rộng rãi. Các loại xe máy hai thì tuy có thể chạy nhanh nhưng khi chạy với tốc độ cao nhiều giờ thì máy bị yếu đi, vận tốc giảm đi. Chỉ trừ có xe Honda là được khen là càng nóng máy, càng chạy mạnh. Đúng ra chỉ có xe Honda sau 1965 mới chạy lâu không bị giảm tốc độ vì Honda cải tiến hệ thống phun nhớt, làm cho nhớt phun rất nhiều khiến cho khi máy nóng không bị sức ma sát làm giảm tốc độ. Còn các loại  Honda S65, C110, tuy có thể chạy được đến tốc độ hơn 100km/giờ nhưng khi nóng máy thì cũng bị chậm lại.

Để tăng sức mạnh của xe, xi lanh được xoáy cho rộng thêm từ 50 cc thành ra 60 cc, 70 cc. Xe xoáy xi lanh chạy nhanh hơn, có thể đến hơn 100km/giờ nếu máy được chỉnh cho đúng.

Một trò chơi đánh cá thời đó của các yêng hùng xe gắn máy, gọi chệch từ chữ anh hùng vì đua xe là can đảm nhưng không phải là đáng khen, là lách dưới xe be. Xe be là xe kéo các xúc gỗ dài năm, bẩy mét. Một đầu khúc gỗ được cột vào xe vận tải phía trước, đầu phía sau gắn vào remorque sau, còn giữa xe vận tải và remorque sau không có gì ràng buộc. Chiều cao từ thân cây đến mặt đường chi hơn một mét. Các tay đua đánh cá xem ai dám lạng chui dưới gầm xe be từ bên này qua bên kia. Vì khoảng cách thấp nên không thể chạy thẳng đầu mà người lái phải lạng cho xe nghiêng đi thì mới đủ thấp mà chui qua. Nếu tính sai thời gian, người lạng có thể bị hai bánh sau chạy tới đụng và cán chết.
Xe gắn máy là phương tiện di chuyển, nhưng cũng là niềm say mê tốc độ của tuổi trẻ và sự hấp dẫn của màu sắc, kiểu dáng, tiếng nổ. Niềm say mê này đã ghi vào ký ức của nhiều người miền Nam lúc đó và tồn tại không phai nhạt với thời gian. Nó trở thành kỷ niệm đẹp mỗi khi nhớ lại giây phút dắt chiếc xe mới toanh đi về nhà và những ngày tháng rong ruổi trên những con ngựa sắt. 


===========================================


 

Cơm Việt Nam

 


 
Có hai yếu tố chính tạo thành món ăn của mỗi dân tộc trên thế giới:  sản phẩm có sẵn trong nước và nền văn hóa chính của người dân trong nước ấy.

Tuy nhiên, mỗi nước có nhiều vùng khác nhau về địa lý, chất đất, khí hậu, lượng nước, và sinh vật (thú vật và cây trái) khiến cho mỗi vùng trong nước có thể có những sản phẩm địa phương khác biệt.  Đồng thời, người dân sống trong một vùng có thể có một nền văn hóa riêng tư trong vùng ấy.  Những yếu tố này khiến xuất hiện những "món ăn vùng" đặc biệt tại những vùng trong cùng một nước.

Ở Việt Nam, quan niệm về "vùng" và "văn hóa trong vùng" được thấy rõ trong 10 "món cơm" khác nhau dưới đây.  Mỗi "món cơm" gồm có cơm - có thể được nấu theo những cách khác nhau - và những "món ăn" đi kèm với cơm để tạo thành "món cơm" thật "đẹp," thật "ngon miệng," thật "địa phương" và thật "văn hóa vùng."

1. Cơm lam
 
Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa.
Cơm lam bỏ trong những ống tre, đốt trực tiếp trên lửa, khi ăn chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài. Cơm lam ăn ngon, lạ miệng, hương vị khác hẳn cơm thường, chỉ cần bỏ ống cơm ra đó thấy mùi thơm rất hấp dẫn. Bẻ miếng cơm lam, chấm muối vừng hoặc muối lạc cho vào miệng, ta sẽ thấy ngon, thơm, dẻo, rất đậm đà, ngoài hương thơm của gạo nếp còn thoảng hương vị thơm thơm của nứa rừng qua lửa.
Cơm Lam là món cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên.

2. Cơm niêu đập

 
Theo văn hóa của người Việt cho rằng nồi đất là nồi nấu ăn ngon nhất. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất.
Cái niêu đất nung nâu sẫm be bé, miệng hơi khum to hơn tô canh một chút đậy nắp kín với đôi đũa cả gác một bên. Ăn cơm đập ở các nhà hàng, khi niêu cơm được bê lên, người phục vụ mới gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu, những mảnh đất nung vỡ vụn rơi xuống đất còn lại trên tay là ổ cơm chín mịn màng ở giữa nhưng chung quanh là một lớp cháy ròn đều vàng mỏng.
Thường, cơm niêu được ăn kèm với cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi...

3. Cơm cháy - Ninh Bình

 
Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.
Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi khô ráo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.
Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua... ăn đến đâu, chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.
4. Cơm hến - Huế

 
Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như cơm nguội cùng hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm...
Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.

5. Cơm Âm phủ - Huế

 
Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm "chất Huế" gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ "sờ sợ" nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.
Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... , cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.
Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này.

6. Cơm gà - Hội An

 
Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà - một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.
Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung.
Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo "gu" miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.
Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc đĩa nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị của người địa phương.
Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ - Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không xé sợi mà chặt thành từng miếng vừa phải, vàng ươm. Gà không chỉ luộc, đôi khi còn được chiên giòn.

7. Cơm Tấm - Sài Gòn

Cơm tấm bì sườn chả

Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối...
Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi.
Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.

8. Cơm Dừa - Bến Tre

 
Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản lạ lẫm với người ăn bằng món cơm dừa.
Nấu cơm dừa cầu kỳ. Để được món cơm dừa ngon phải mất gần hai giờ đồng hồ. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín.
Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon.
Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.

9. Cơm nị

 
Cơm nị một món ăn truyền thống của người Chăm, Châu Giang, An Giang. Cơm nị thường là gạo nấu với sữa nhưng có người lại thích thêm nho khô vào để tăng thêm khẩu vị.
Người Chăm hay ăn Cơm nị với cà púa là món ăn được chế biến từ thịt bò rất độc đáo. Hai món ăn này thường bổ sung cho nhau tạo nên hương vị độc đáo và cầu kỳ mang khẩu vị người Chăm.
Cơm nị - cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.

10. Cơm Ghẹ - Phú Quốc

 
Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt chân đến Phú Quốc.
Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.
Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.

======================================

Rằm tháng 7 và tội ác chim phóng sinh

 

Người ta còn cho thuốc vào để chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và 5 phút nữa thôi, sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác...
Tôi không phải là người mộ đạo, tôi chỉ sống theo đạo tâm và hướng thiện. Nhưng mỗi năm, tết và rằm tháng 7 tôi đều đi chùa, và mỗi năm, tôi đều đứng trước những lồng chim và cầu nguyện và cảm nhận nỗi đau... nỗi đau của chim sa lưới, chim trong lồng.
Không biết có phải kiếp trước tôi là chim, hay vì tôi quá mẫn cảm mà tôi luôn có thể cảm nhận và nghe nỗi đau của từng con chim trong lồng ấy.

 

Hôm nay cũng thế, tôi lại đứng trước lũ chim, chúng khóc, chúng van xin tôi, đừng thả chúng ra. Chúng đau, chúng đè lên nhau, đứa gãy cánh, đứa què giò, có một con ứa nước mắt, nói với tôi rằng: "Xin bạn đừng nhìn tôi, xin bạn đừng mua tôi, đừng thả tôi, cứ để tôi chết trong lồng này, hôm nay tôi đã được thả ra và bắt vào 4 lần rồi, tôi đau, mệt, tôi không thể bay, xin đừng cho tôi hy vọng".
 
Một con chim khác lại nói: "Nếu không ai mua, họ sẽ không làm vậy, họ đã cho chúng tôi uống nước thuốc, chúng tôi không thể bay xa, cho dù bạn thả ra, chúng tôi cũng sẽ bị bắt về và lại bán, và lại bị bắt. Nếu bạn không mua, họ sẽ chẳng bao giờ cần bắt chúng tôi, sẽ không bao giờ cần cho tôi uống thứ nước thuốc khủng khiếp đó, làm ơn, làm ơn để chúng tôi hy sinh và những con chim khác sẽ không bao giờ chịu chung số phận. Làm ơn!"...
Rồi một người phụ nữ đến mua, người đàn bà bán chim nhẫn tâm quơ tay vào cái lồng đặc nghẹt, hốt từng nắm, lũ chim bị bóp chặt, mỏ con này chọc vào mắt con kia, trong cơn quơ quào móng con này cấu vào đầu con kia, chúng la hét, giẫy dụa, rỉ máu, chúng đau đớn, chúng la “Đừng đừng … hãy để chúng tôi yên, hãy để chúng tôi yên”.
 

Tôi đứng im, bất lực, tôi là kẻ hèn nhát, tôi khinh khi bản thân mình, tôi đã không dám đứng ra ngăn cản người phụ nữ đó, như ngăn cản số người còn lại trên cái thế giới này xin đừng thả chim phóng sinh.

Ngày xưa, đức Tam Tạng thấy bọn trẻ câu cá đã mua cá và thả cá về sông để làm phúc. Người ta bẫy chim để ăn vì mưu cầu cuộc sống, rồi người làm phúc vô tình nhìn thấy đã mua chim ấy để thả. Đó gọi là làm phúc.

Ngày nay, những người bẫy chim không còn phải để ăn mà để bạn mua và thả. Vậy khi bạn mua có nghĩa là bạn tạo ra cầu thì sẽ có cung, do đó, việc bạn đang làm là ác, vì bạn đang xúi giục họ bắt, hành hạ những con chim ấy và bạn sẽ cho họ tiền, vậy việc làm đó có thiện, có phúc hay không?

Có thể bạn nói rằng, ngày nay họ cũng vì kế sinh nhai nên làm vậy, cũng đâu khác gì ngày xưa. Thật ra nó khác, rất khác, vì ngày xưa những con chim bị bắt để ăn sẽ to khỏe và mập mạp, và khi bạn thả, là nó sẽ được tung cánh bay xa, được về với gia đình của nó. Còn ngày nay, nếu bạn để ý kỹ, những con chim phóng sinh là những con se sẻ nhỏ, hoặc loài chim én, hoặc chim yến, những con chim bé nhỏ, vô tội chỉ bị bắt vì một lý do duy nhất, bắt để bán cho những người phóng sinh.






Người ta còn cho thuốc vào để chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và 5 phút nữa thôi, sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác.

Tôi đứng đó, ứa nước mắt, và tự sỉ vả mình hèn hạ vì đã không dám lên tiếng. Lũ chim được người đàn bà giơ cao đưa ra trước đức phật, cầu nguyện và mở nắp, lũ chim đứng yên, không hề muốn bay ra. Người đàn bà phóng sinh thò bàn tay mập mạp, bắt từng con thả ra, chúng bay uể oải và đậu trên một nhánh cây gần đó.

Tôi biết lũ chim kia quá bé để ăn thịt, thật sự nếu không ai mua, thì vài ngày sau họ cũng sẽ phải thả nó về trời, đằng này, cứ hết người này, đến người khác tới mua, nên họ cứ bắt đi bắt lại, hành hạ chúng đến khi chúng mệt lử và chết, thì khi đó họ sẽ mua vài con thế vào. Một lồng chim trăm con có thể bán đi bán lại hàng chục lần.






Truyền thống chim phóng sinh giờ đây là một việc làm độc ác cần xóa bỏ. Nếu những người kia cần tiền, họ có thể bán nhang, bán vé số, có thể bán kinh, bán hoa. Xin đừng hành hạ những sinh vật bé nhỏ và vô tội. Những người phóng sinh xin đừng đưa tiền, đừng tiếp tay cho hành động độc ác nọ, xin thương lấy lũ chim, đó cũng là một sinh mạng.



Làm ơn, xin đừng phóng sinh!

Chim Én



================================================ 

Người Mỹ gốc Việt giúp Hải-Quân Hoa-Kỳ tiêu-diệt Hoả-tiễn DF-21D của Trung Cộng 



Một khoa học gia gốc Việt, Tiến Sĩ Nguyễn Định, hiện là trưởng công trình nghiên cứu chế tạo loại vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL). Đây là loại vũ khí dùng để phá huỷ hoả tiễn tấn công của đối phương, kể cả hoả tiễn DF-21D của Trung Cộng hiện đang đe doạ các Hàng Không Mẫu Hạm và các Chiến Hạm Hoa Kỳ.




Hỏa Tiễn DF-21D cùa Tàu Cộng đe doạ HKMH Hải quân Hoa Kỳ



Trong bản Tường trình trước Quốc Hội Hoa Kỳ (CRS Report for Congress) của Ronald O' Rourke ngảy 21 tháng 1 năm 2011, trang 38 có tường trình về công trình nghiên cứu và sáng chế vũ khí mới - Free Electron Laser (FEL) program - của Tiến Sĩ Nguyễn Định.




Khu-Trục-Hạm AEGIS sẽ được trang bị Free Electron Laser


Trung Cộng đang ngạo mạn phô trương sức mạnh của Hoả tiễn DF-21D, đe dọa các Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ. Nhưng lũ Chệt đâu ngờ một loại vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL) của TS Nguyễn Định sẽ hủy diệt được DF-21D, làm tiêu tan "tham vọng Đại-Hán" nhằm khống chế biển đông. !

Free Electron Laser đang còn trong giai đoạn hoàn chỉnh và các Chiến hạm Hoa Kỳ sẽ được trang bị công trình sáng chế loại vũ khí mới này .


Trung Cộng đang ngạo mạn phô trương sức mạnh của Hoả tiễn DF-21D, đe dọa các Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ. Nhưng lũ Chệt đâu ngờ một loại vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL) của TS Nguyễn Định sẽ hủy diệt được DF-21D, làm tiêu tan "tham vọng Đại-Hán" nhằm khống chế biển đông. !

Free Electron Laser đang còn trong giai đoạn hoàn chỉnh và các Chiến hạm Hoa Kỳ sẽ được trang bị công trình sáng chế loại vũ khí mới này .

 
Tiến Sĩ Nguyễn Định

LANL scientists are instrumental in making breakthrough for the Navy
By John Severance - Sunday, January 23, 2011 at 12:00 pm

Thanks to the Los Alamos National Laboratory (LANL), the Navy took a big step in its quest to build a powerful new anti-aircraft gun. LANL scientists have achieved a breakthrough with the Office of Naval Research’s Free Electron Laser (FEL) program, demonstrating an injector capable of producing the electrons needed to generate powerful megawatt-class laser beams for the Navy’s next-generation weapon system.

The Dec. 20 milestone, which happened months ahead of schedule, was highlighted in a two-day preliminary design review Jan. 20-21 in Virginia.


“The injector performed as we predicted all along,’’ said Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the FEL program at the lab. “But until now, we didn’t have the evidence to support our models. We were so happy to see our design, fabrication and testing efforts finally come to fruition. We’re currently working to measure the properties of the continuous electron beams, and hope to set a world record for the average current of electrons.’’
Nguyen said Boeing, which had a measurement of 32 milliampere in 1993, holds the record for measuring properties of the continuous electron beams. The project leader said, “We are not there yet but we hope to break it in the near future.” At the demonstration, Nguyen received a lot of positive feedback from members of the ONR. But he was not about to take a lot of the credit.
“This is a team effort,” Nguyen said. He credited 15 other LANL employees for helping him with the research. “The best thing is that the Navy is looking at Los Alamos as the go-to lab for this kind of technology. This is a good sign for the lab.”


The free-electron laser produces laser light by accelerating electrons through these cryomodules and then
into a wiggler, where electrons give off photons of light. Image courtesy: Greg Adams, Jefferson Lab.
Nguyen said he and his team have been working on the project since 2006 but he has been working on the technology at the lab since the mid-1980s.
Asked where this accomplishment stacks up in his LANL career, which started in 1984, Nguyen said, “It’s not the most important, but it is up there.”Quentin Saulter, the FEL program manager for ONR, said in a release the implications of the FEL’s progress are monumental.


“This is a major leap forward for the program and for FEL technology throughout the Navy,” Saulter said. “The fact that the team is nine months ahead of schedule provides us plenty of time to reach our goals by the end of 2011.”

The research is a necessary step for the Department of the Navy to one day deploy the megawatt-class FEL weapon system, revolutionizing ship defense, Saulter said. “The FEL is expected to provide future U.S. Naval forces with a near-instantaneous laser ship defense in any maritime environment throughout the world.”
ONR’s FEL project began as a basic science and technology program in the 1980s and matured into a working 14-kilowatt prototype. In fiscal 2010, it graduated from basic research to an Innovative Naval Prototype, earning the backing needed by senior Navy officials to ensure its evolution to advanced technology and potential acquisition.
On the ONR website, Saulter explains the program. “The Navy’s future Free Electron Laser (FEL) weapon system is being designed to be game changing,” Saulter said. “The capability of having speed-of-light delivery for a wide range of missions and threats is a key element of a future shipboard layered defense. The design is to be able to have selectable wavelengths for use at sea. “It will demonstrate scalability of the necessary FEL physics and engineering for an eventual megawatt-class device. It will focus on the design, development, fabrication, integration and test of a 100-kw class FEL device. Future needs for ship integration and beam control will be considered. This revolutionary technology allows for multiple payoffs to the war fighter.
“The ability to control the strength of the beam provides for graduated lethality and the use of light vice, an explosive munition, provides for low per engagement and life cycle costs. In fact, it provides an effective alternative to using expensive missiles against low value targets. Not worrying about propulsion and working at the speed of light allows for precise engagement and the resulting low collateral damage. Speed-of-light engagement also allows for a rapid reaction to moving and/or swarming time critical and swarming targets.”


The laser works by passing a beam of high-energy electrons generated by an injector, through a series of strong magnetic fields, causing an intense emission of laser light. ONR hopes to test the FEL in a maritime environment as early as 2018.
“There still is a lot more testing,” Nguyen said.
Scientists at Los Alamos National Laboratory, headed by Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the Free Electron Laser program at the lab, made a breakthrough when they unveiled an injector, below, capable of producing the electrons needed to generate megawatt-class laser beams for the Navy’s next-generation weapon system.

======================================

 

Khi người lao công quét dọn thuyết trình


Ngày ấy... năm 1994, TRW (Thompson Ramo Wooldridge, Inc.) với  8 hãng lớn khác trúng thầu của Bộ Năng Lượng (Department of Energy) về việc nghiên cứu thiết lập một “kho phế thải chứa đựng chất phóng xạ” (Radioactive Waste Management) trong lòng núi Yucca Mountain cách thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, khoảng 100 dặm về hướng Tây Bắc. Lúc bấy giờ tôi là  trưởng toán kỹ thuật của TRW chịu trách nhiệm nối kết các hệ thống máy móc từ hiện trường (Yucca Mountain) về văn phòng Bộ Năng Lượng ở Hoa Thịnh Đốn về  trụ sở của 9 hãng xưởng rải rác trên khắp nước Mỹ nên “bị” chỉ định thuyết trình phần “Systems Integration” trong cuộc họp “kick off”. Hiện diện trong cuộc họp này, ngoài ban quản trị và  một số nhân viên kỳ cựu của các hãng trúng thầu, còn có đại diện chính chức của Bộ Năng Lượng, cùng những người rất quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi sinh vì lo sợ ảnh hưởng của chất phóng xạ trên vùng đất của họ như: Thống Đốc, Nghị sĩ và Dân Biểu của tiểu bang Nevada.


Sau khi nhận được tin, tôi đã lên gặp ông giám đốc lo về kỹ thuật của TRW để năn nỉ xin ông đổi người khác, hoặc chính ông ta thuyết trình vì tôi run lắm. Ông ta chẳng những không chấp thuận mà  còn nhắc tôi rằng đây là  “vinh dự” của hãng TRW nên phải cố gắng hết sức mình làm cho tốt trước mặt “bá quan văn võ” của chính phủ cũng như ban quản trị của các hãng khác. Tôi tìm gặp một vài người Việt Nam đã làm cho TRW lâu năm xin ý kiến, ai ai cũng sợ cho tôi, vì tiên đoán tôi sẽ bị những chuyên viên của nhiều hãng khác bắt bẻ về kỹ thuật, và  nhất là  bị kỳ thị vì giọng nói tiếng Anh không chuẩn. Tôi làm liều gọi cho “xếp lớn” của TRW xin ông can thiệp để thay đổi nhưng chính ông ta lại bảo tôi rằng đây là  “ván bài định mệnh” và hãy dẹp hết những công việc khác, lo chuẩn bị kỹ lưỡng vì ban giám đốc đã họp bàn nhiều lần trước khi quyết định đưa tôi ra làm người thuyết trình về kỹ thuật...


Tôi đã “ăn không ngon, ngủ không yên” suốt hai tuần lễ chuẩn bị tài liệu thuyết trình, và cuối cùng lại còn run sợ hơn nữa vì cuộc họp được dời về trụ sở của hãng Booz, Allen & Hamilton (BAH) để tiện đường “Metro” (xe điện ngầm) cho những người tham dự, đặc biệt là nhân viên chính phủ đến từ Hoa Thịnh Đốn. Tôi chẳng xa lạ gì với hội trường của hãng BAH, vì lúc mới qua Mỹ tôi vẫn tới nơi này mỗi tối để lau chùi quét dọn trong thời gian còn là sinh viên ở Virginia. Tôi lo sợ không biết những nhân viên và ban quản trị tại đây sẽ nghĩ gì về mình khi nhận ra anh chàng “thuyết trình viên” hôm đó xuất thân là người “lao công quét dọn” văn phòng cho họ hơn 8 năm về trước. Tôi tâm sự với một số bạn bè người Việt trong sở về điều này và  người nào cũng ưu tư lo lắng cho tôi. Đã tới đường cùng nên tôi chỉ biết liều mình “nhắm mắt đưa chân” phó mặc cho số phận. Ngay từ đầu, cơ hội thành công của tôi chỉ như “sợi tóc treo mành” vì tất cả những hãng đấu thầu đều muốn gạt TRW ra khỏi vị trí đứng đầu về kỹ thuật trong đề án mới; riêng cá nhân tôi chỉ là một người “thiểu số” nói tiếng Anh chưa rành... và bây giờ lại còn thêm mặc cảm là  người “lao công quét dọn” ngay chính nơi mình sẽ lên bục đứng thuyết trình.

Buổi sáng hôm đó tôi tới “hiện trường” thật sớm nhưng đã có lác đác một số người đang xếp hàng trước phòng tiếp tân để nhận tên và tài liệu. Theo chương trình, tôi và  4 người thuyết trình khác sẽ lên họp bàn với phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng khoảng 30 phút trước khi bắt đầu, để làm quen và  thống nhất chương trình làm việc. Vừa bước vào văn phòng phía sau hội trường, tôi đã đụng đầu ngay ông Sam, phó chủ tịch của hãng BAH, đang đứng tán gẫu với người điều khiển chương trình hôm đó, bà Jeanette, phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng. Sau khi bắt tay giới thiệu, ông ta quay sang hỏi tôi:

- Tôi thấy anh quen lắm, không biết chúng mình đã bao giờ gặp nhau chưa?

Tôi đã nhận ra ông Sam chính là vị giám đốc đã từng nói chuyện và khích lệ tôi ngày trước, mỗi khi tôi đến hút bụi văn phòng cho ông vì hầu như tối nào ông ấy cũng ở lại rất trễ, nên nhỏ nhẹ trả lời:

- Gần 10 năm trước, tôi vẫn tới dọn dẹp văn phòng cho ông mỗi tối.

- À ha. Anh chính là “người sinh viên trẻ” vừa đi học vừa làm lao công ban tối. Đúng rồi. Tôi đã nhớ ra rồi. Anh chỉ già dặn hơn một tý. Khâm phục... Khâm phục!


Tôi chỉ biết mỉm cười nói “cám ơn”, còn bà Jeanette thì niềm nở:

- Hay quá! Nếu anh John không ngại, tôi sẽ dùng chi tiết này để giới thiệu về anh trước khi thuyết trình.  Sam nghĩ sao?

- Tôi cũng nghĩ vậy. Để xem... Từ hơn 8 năm nay, tôi không gặp lại John, và tôi cũng chưa bao giờ gặp một người lao công ham học như thế. Tôi còn nhớ John đã từng xin tôi những xấp giấy chi chít những “source code” nhân viên của tôi vất thùng rác để về nghiên cứu học hỏi thêm. Đáng lẽ ngày đó tôi nên nói chuyện với anh nhiều hơn và thuê anh vào làm trong hãng của tôi... Sau khi anh nghỉ làm ban đêm, tôi hỏi thăm mới biết anh đã ra trường và có việc làm tốt, nhưng tôi không ngờ “thuyết trình viên kỹ thuật” hôm nay lại chính là anh. Anh xứng đáng làm thầy của chúng tôi!

Sau đó, bà Jeanette nhờ ông Sam ghi lại những chi tiết về cá nhân tôi trong khi bà tiếp tục gặp gỡ và nói chuyện với những thuyết trình viên khác vì đã có vài người tới phòng họp. Sau mấy phút giới thiệu và họp bàn về buổi thuyết trình, ai ai cũng vui vẻ khích lệ tôi... Theo chương trình, bà Jeanette và ông Sam sẽ điều hợp chương trình và năm chúng tôi sẽ ngồi trên “sân khấu”, quay mặt xuống hội trường với khoảng gần 400 người tham dự. Tôi sẽ là người thuyết trình cuối cùng vì trước đó, đại diện Bộ Năng Lượng sẽ nói sơ qua kế hoạch chung của quốc gia về vật liệu phế thải chất phóng xạ, một người sẽ nói về dự án “Yucca Moutain”, rồi các công ty trúng thầu, hãng nào lo phần nào cũng như kế hoạch nghiên cứu, quản lý tài chánh và cuối cùng là hệ thống thông tin, nối kết tất cả vào một mối do chính tôi trình bầy.

Tôi mừng thầm trong bụng vì bước đầu coi như thuận lợi. Trong nhóm thuyết trình viên, ngoại trừ anh chàng giám đốc của hãng Duke Engineering có vẻ hơi “kỳ thị” vì thường nhăn mặt hay nheo mắt mỗi khi nhìn tôi, còn những người khác đều rất vui vẻ hòa đồng...

* * * * *

Tôi run run đứng dậy chuẩn bị lên bục thuyết trình khi bà Jeanette giới thiệu:

- Để tiếp tục chương trình, tôi xin nhường lời lại cho ông Sam, phó chủ tịch của BAH sẽ giới thiệu một thuyết trình viên rất đặc biệt, đến từ hãng TRW sẽ trình bầy với chúng ta về “systems integration” của dự án “ Yucca Mountain ”. 

Ông Sam chờ tôi bước lên bục thuyết trình và khi “ánh đèn sân khấu” đã rọi vào tôi, mới bắt đầu lên tiếng:

- Kính thưa quý vị, tôi rất hãnh diện được bà phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng uỷ thác cho việc giới thiệu anh John Nguyễn, một thuyền nhân Việt Nam đến Mỹ mới được 10 năm nay, và tôi đã có cơ may “quen biết” anh ta trong thời gian đó. Suốt hơn 2 năm trời, mỗi tối anh John vẫn tới lau chùi quét dọn văn phòng cho chúng tôi trong lúc theo học đại học; kính thưa quý vị, chính cái hội trường này cũng đã từng được anh ta hút bụi, lau bàn ghế... Và hôm nay, 8 năm sau, anh John đã trở về, không phải để làm “custodian” buổi tối, nhưng là đứng trên “podium” sáng nay để làm “thầy” dẫn giải cho chúng ta về phương án nối kết tất cả hệ thống máy móc trong dự án này. Kính thưa quý vị, giọng nói của anh John có thể còn mang nặng âm hưởng Á Châu, nhưng đồ án anh ta đưa ra, tôi thiết nghĩ quý vị cũng sẽ đồng ý với chúng tôi là “không chê vào đâu được” vì chính tôi và nhiều người đã xem qua và tất cả đều đồng ý như thế. Bây giờ, tôi xin được trân trọng giới thiệu anh John, một người đã rời bỏ “quê cha đất tổ” và gia đình để bước xuống một chiếc thuyền tre nhỏ bé, cùng bạn bè vượt biển tìm tự do, một thân một mình tới Mỹ, vừa tự mưu sinh vừa tiếp tục học để có được ngày hôm nay. Và đây, anh John Nguyễn, một thuyền nhân Việt Nam , một người lao công đã từng quét dọn nơi này, nhưng sáng hôm nay là thuyết trình viên kỹ thuật của chúng ta.


Tôi bàng hoàng xúc động vì những lời giới thiệu của ông Sam... Trong khi cả hội trường rền van tiếng vỗ tay cổ võ, tim tôi đập mạnh, tâm trí tôi vượt thời gian tìm về dĩ vãng của những ngày gian khổ ở quê nhà, những ngày lênh đênh trên biển, những ngày đợi chờ trong lo âu ở trại tỵ nạn Galang, và những ngày đầu bơ vơ lạc lõng nơi xứ lạ quê người. Khi tiếng vỗ tay vừa dứt, tôi nghẹn ngào run rẩy bắt đầu:

- Kính thưa quý vị, tôi xin chân thành cám ơn những lời giới thiệu chân tình của bà Jeanette và ông Sam. Tôi xin cám ơn những tràng pháo tay khích lệ của quý vị dành cho tôi, một người Việt Nam nói tiếng Mỹ chưa rành. Tôi xin cám ơn ban giám đốc TRW và toàn thể ban quản trị dự án “ Yucca Mountain ” đã tín nhiệm tôi... Từ chốn tận cùng của trái tim tôi, một niềm cảm xúc nghẹn ngào đang ào ạt dâng lên như sóng đại dương nên giọng nói của tôi lại càng khó nghe hơn lúc bình thường; tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng tất cả quý vị sẽ thông cảm bỏ qua những sai lỗi của tôi trong cách phát âm tiếng Mỹ không chuẩn. Thêm vào đó, tôi cũng hy vọng rằng những sơ đồ minh họa trên màn ảnh sẽ thay tôi giải thích tất cả, vì ai trong chúng ta cũng hiểu rằng một biểu đồ (diagram) còn có giá trị hơn cả ngàn lời giải thích loanh quanh...


Tôi thật sự choáng ngợp và bối rối vì một tràng pháo tay lớn và rất dài vang lên từ khắp hội trường; tuy nhiên, tràng pháo tay đó cũng đã giúp tôi thêm lòng tự tin và hoàn tất buổi thuyết trình một cách tốt đẹp. Cũng có một vài câu hỏi có tính cách bắt bẻ, một vài ý kiến đề nghị thay đổi chỗ này chỗ kia, nhưng phần lớn đều đồng ý và tán thành đề án kỹ thuật của TRW do tôi trình bầy.

Ngay khi chương trình vừa chấm dứt, ông xếp của tôi chạy vội ra phía sau hội trường nắm chặt tay tôi khích lệ:

- John. Chúng tôi rất hãnh diện vì anh. Anh cứ ở đây gặp gỡ làm quen những người khác, hôm nay không cần về lại văn phòng. Ngày mai chúng ta sẽ nói chuyện nhiều hơn. Cố gắng lên. Anh làm tốt lắm. Anh nói bằng con tim và trí óc chứ không phải bằng miệng lưỡi ... Đừng mang nặng mặc cảm về giọng nói của mình nữa.

Tôi hớn hở bước ra hành lang phía trước hội trường, bắt tay trò chuyện với nhiều người thuộc nhiều hãng xưởng khác nhau. Người hỏi về chuyện vượt biên, “thuở hàn vi” ngày đi học tối làm lao công, kẻ hỏi về phương án làm việc và trao đổi “business card”... Tôi choáng ngợp vì ân tình của bao nhiêu người xa lạ, có những người đã từng là “đối thủ” của tôi trong thời gian đấu thầu dự án Yucca Mountain... Giữa tiếng ồn ào náo nhiệt của bao nhiêu người vây quanh, tôi nghe vọng tới một giọng phụ nữ nói tiếng Việt:

- Anh Khanh nì... Mình chờ một tý gặp anh John làm quen và mời anh ấy về Eden ăn trưa luôn cho vui.

- Đi thôi. Thằng chả chỉ gặp may chứ có hay ho gì hơn ai!

- Mình cũng được hãnh diện vì là người Việt chứ anh.

- Nếu Thy mê nó thì cứ ở lại chờ.

- Anh kỳ quá hà. Hơi một tý là ghen bậy ghen bạ. Đi thì đi...

Tôi ngoái cổ nhìn chung quanh nhưng vì chiều cao quá khiêm tốn của mình nên không tìm được những người bạn “đồng hương yêu dấu” ấy... Tự nhiên tôi cảm thấy cô đơn lạc lõng giữa rừng người không cùng màu da, tiếng nói. Tôi được người ngoại quốc niềm nở tiếp đón và có vẻ thán phục, nhưng hình như, tôi không được một số “đồng bào” của tôi tiếp nhận! Tại sao?

Mãi gần nửa giờ sau tôi mới một mình lững thững lê bước ra bãi đậu xe, lòng buồn man mác nhớ lại câu ca dao tôi đã thuộc nằm lòng từ thuở còn mài đũng quần trên ghế trường tiểu học ở Làng Ba, Bình Giả:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.


Mẹ Việt Nam ơi, từng bước từng bước chúng con đang hội nhập vào nền văn hóa mới, nhưng cũng từng bước từng bước chúng con đang quên dần tình nghĩa “đồng bào” theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của hơn bốn ngàn năm văn hiến. Liệu rồi thế hệ con cháu người Việt đang lưu lạc khắp bốn phương trời có còn nhận nhau là anh chị em “máu đỏ da vàng” nữa không?

Nguyễn Duy-An

======================================

 

Những món ngon Miền Nam.

 
Mỗi một vùng miền trên cả nước đều có những món ăn mang nét đặc trưng riêng biệt thậm chí là thương hiệu riêng. Nếu như miền Bắc có mắm tôm, bánh cốm,... miền trung có cu-đơ, nem chua,... thì miền Nam có lẩu mắm, bánh giá... những món ăn dân dã mang đặc thù của một thời đi mở cõi...

Lẩu cá kèo

Lẩu cá kèo là món mang hương vị miền nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang - loại lá có nhiều ở miền Nam và Trung, có vị chua chua, chát chát đặc trưng. Cá kèo nấu lẩu phải là những con cá còn tươi sống. Khi nước lẩu sôi mới mở vung nồi và cho cá vào. Khi cá không còn quẫy là cá đã chín, và ngay sau đó bạn có thể cho rau vào nồi lẩu. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.

 Canh chua cá bông lau

Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang) là khúc sông ngắn nối sông Tiền và sông Hậu, nằm ở địa phận giáp ranh giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân. Nó không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, về những huyền thoại “dưới sông sấu nhảy…” một thời mà còn nổi tiếng vì đặc sản cá bông lau, đệ nhất đặc sản của miền Tây. Cá bông lau không chỉ nổi tiếng về ngon mà còn về nguồn gốc bí hiểm của nó.

Canh gà lá giang

Canh nấu chua ở miền Bắc có quả sấu, còn miền Nam có lá giang hoặc lá me. Lá giang tạo vị chua cho món ăn, thường được dùng trong các món canh và lẩu. Vị chua chua của lá giang và vị ngọt của thịt gà ăn rất ngon trong những ngày trời nóng nực.

Bún nước kèn An Giang

Về miền Tây Nam bộ, du khách thích ăn bún có nhiều lựa chọn như món bún bì, bún chả giò, bún thịt nướng, bún cà ri, bún gỏi dà..., trong đó, món được nhiều người ưa thích nhất có lẽ là bún nước lèo của bà con Khmer. Những món này, có thể thưởng thức bất kỳ ở đâu khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng muốn ăn bún nước kèn thì phải đến Châu Đốc (An Giang) mới có.


Bánh giá chợ Giồng

Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.

Bò bía

Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền.


Cua đồng nấu canh tập tàng

Trong những ngày hè oi bức này, nếu dịp về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bạn hãy thưởng thức món canh cua đồng nấu với rau tập tàng. Đây là món rất dễ làm, lại sẵn có trong thiên nhiên của miền quê sông nước. Rau tập tàng là những loại rau vườn như mùng tơi, rau dền...


Gỏi khô cá lóc

Nhưng với dân đồng bằng Nam bộ thứ thiệt thì không thể không biết đến vị hấp dẫn của khô cá lóc trộn gỏi. Đơn giản nhất là gỏi xoài, nhưng công phu cao hơn một bậc phải kể đến thứ gỏi vả trộn xoài với khô cá lóc.

Vịt nấu chao

Không phải cao lương mỹ vị, rất dân dã, mang đặc trưng Nam Bộ nhưng vịt nấu chao trở thành món khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon rất riêng.

Lẩu mắm niền Tây

Mỗi khi xa quê, những người con đất của phương nam vẫn không thể quên được hương vị món ăn nơi quê nhà, trong đó món lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong những ngày mưa. Chính cái màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặt, vị ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất miền Tây.
Ở Sài Gòn, lẩu mắm được xem là món ăn ngon, đặc trưng, được bán tại một số quán nằm trên đường Hồ Biểu Chánh, Ngô Thời Nhiệm, Lý Chính Thắng, Nơ Trang Long…

Nem nướng

Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó.
Đất Cần Thơ là một ví dụ mà nổi bật là bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên.
Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xỏ xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong dĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng.

Ốc gạo

Xã Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một cù lao do phù sa bồi đắp, nổi tiếng với đặc sản ốc gạo. Ốc gạo sinh sản nhiều ở lưu vực sông Cồn Bầu, Cồn Tre, Cồn Tròn,…Đặc biệt hơn cả, ốc gạo Cồn Tre nhờ sống ở vùng cát sa nên ốc to, vỏ màu xanh ngọc, ruột đầy, bởi vậy ốc rất ngon.

Bánh xèo Nam bộ

Nói đến những đặc sản của vùng đất phương nam có lẽ không thể không nhắc đến Bánh xèo Nam bộ. Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt... đặc biệt hấp dẫn thực khách bằng cách thêm giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên lý hay bông so đũa... làm nhân bánh.
Một cái bánh xèo ngon thường phải to như chiếc đĩa lớn, bánh mỏng, vành bánh giòn và thành phần của nhân bánh trải đều, được nhìn thấy rõ trên thân bánh đã được gập đôi sau khi chiên.
Bánh xèo Nam bộ được ăn với gần 20 loại rau khác nhau. Có mặt thường xuyên nhất là rau diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề, tía tô, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá lốt...

Bánh ống Sóc Trăng

Bánh ống là loại bánh dân dã của bà con người dân tộc Khmer. Tuy nó không phổ biến lắm nhưng đây cũng là loại bánh ăn chơi ngon, rẻ mà lớp trẻ con rất thích
Cái ống tre làm khuôn được cưa ngang một khúc dài cỡ 20cm. Ở giữa có que nhú lên gắn vào đồng xu cạo gió làm đáy khuôn. Ngày nay, ít ai xài bằng ống tre mà người ta chỉ làm bằng nhôm cho giản tiện. Đặt ống thẳng đứng trên nắp nồi, ở trong nồi có chứa nước. Bột gạo xay nát, tơi nhỏ và mịn trộn với đường, nước cốt dừa…

Bánh tráng cuốn Sàigòn

Ở Sài Gòn, rất dễ tìm thấy một hàng ăn có món cuốn. Hình như người Sài Gòn sẵn sàng dùng món cuốn ở bất cứ thời gian nào trong ngày.
Chỉ một phần tư cái bánh tráng mỏng, trải ra trên một cái khay rộng, xếp lên lá rau diếp vài lá rau húng quế, húng cây, một gắp củ sắn xào, vài con tép riu xào đỏ thắm, một miếng lạp xưởng cuốn lại, chấm với tương ngọt điểm chút cay cay của tương ớt, cuốn nọ tiếp theo cuốn kia cứ kéo dài cùng với những tiếng cười râm ran vui vẻ. Đi trong lòng chợ, dễ dàng gặp một hàng gỏi cuốn. Chiếc cuốn trắng tinh, con tôm đỏ thắm với cọng hẹ ló ra ngộ nghĩnh. Cơm tấm bì dân dã, nhưng bì cuốn lại là một món cuốn ngon của người Sài Gòn.

Bò giá tréo
Bà con Khmer ở Sóc Trăng và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tập quán nuôi bò trên đất cát giồng. Con bò vừa là tài sản vừa giúp ích cho nhà nông trong việc đồng áng, vận chuyển nông sản.
Người ta hạ một con bê (bò con vừa chớm sừng), cạo sạch lông, rồi treo lên hai cặp cây đóng tréo hình chữ X. Bên dưới là đống than hồng cháy đượm. Sức nóng làm da bò căng ra, thịt bên trong săn cứng…
Mâm bàn được dọn ra với chủ yếu là rau thơm, khế chua, chuối chát thái mỏng. Một dĩa chanh đã cắt ra thành miếng. Một thau bún ngon. Một tô đựng mắm nêm trộn với khóm, bằm chung với tỏi, ớt, đường, bột ngọt được pha chế vừa ăn. Trên bàn chỉ có chén nhưng không có đũa vì thực khách sẽ dùng tay để ăn.


Cơm tấm bì

Là một trong những đặc sản Nam bộ, cơm tấm bì chả đã trở thành bữa trưa vừa ngon vừa thú vị khi gói ghém được rất nhiều hương vị trong một: bì thịt heo, chả trứng, trứng ốp-la, đồ chua...


 


Đuông chiên giòn

Món ăn đặc sản quý hiếm ở Nam bộ mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng.
Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản “đệ nhất Nam bộ”.
Sau mùa giao hoan, đuông tìm một cây dừa đang sung sức, khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng. Mẹ con nhà đuông bắt đầu chiến dịch công phá, chén củ hũ dừa thỏa thuê. Mỗi cây dừa có hàng trăm con đuông rúc rỉa “tủy sống” của cây dừa. Đến khi cây dừa không còn sức sống đến chết thì người ta buộc phải đốn dừa bắt đuông. Bửa củ hũ ra, hàng trăm con ngọ nguậy, lăn tròn, đứng không nổi. Con nào đã mọc cánh thì không bắt.

Bánh tằm

Đây là món ăn dân dã, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ, nhất là ở các vùng quê miền Nam, miền Tây. Hiện nay bánh tằm được bán rộng rãi ở Sài Gòn và trở thành món khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ.
Cách chế biến món này khá đơn giản. Củ khoai mì lột sạch vỏ, mài nhuyễn, vắt bỏ nước rồi đem trộn với đường, bột năng và nước cốt dừa, hương va ni. Nếu thích có nhiều màu thì phân thành từng phần để trộn với lá dứa (màu xanh) hoặc chất tạo màu. Sau đó đem hỗn hợp này cho vào chiếc khuôn hình chữ nhật để hấp từ 20 – 30 phút. Chờ cho nguội, lấy bột trong khay ra sắt thành từng sợi bằng nửa ngón tay rồi đem trộn với cơm dừa nạo sợi. Bánh tằm dùng với muối mè (làm từ mè rang, đậu phộng, đường, muối) có vị ngọn, béo, mằn mặn và dai.

Cháo cá rau đắng

Miền Tây sông nước phù sa với rau xanh, cá tươi và món cháo cá lóc rau đắng được xem là món ăn dân dã, thơm ngon, và đậm hương vị quê hương.
Nguyên liệu nấu món cháo cá lóc rau đắng gồm cá lóc đồng làm sạch, lọc hết xương và ướp gia vị cho vừa ăn rồi mang hấp chín. Rau đắng là loại rau đắng đất, được mọc tự nhiên trong vườn nhà. Nấm rơm còn nụ tươi, hành ngò, gừng tươi cắt lát mỏng, tiêu, ớt, chanh, giá… Đặc biệt món cháo cá miền Tây này còn để thêm tương ngọt và lạc rang giã nhỏ cho có nhiều vị thơm ngon.

 

Hủ tíu

Hủ tíu là đặc sản của người miền Nam mà khi nhắc đến có lẽ ai ai cũng biết.
Đó là sợi bánh bằng bột gạo, gần giống bánh phở, song hủ tíu khác cơ bản ở chỗ sợi bánh thường được sấy khô, lúc chuẩn bị ăn mới trụng nước sôi và chần mỡ hành phi cho mềm-thơm-bùi-béo.
Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm cùng lòng lợn vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.

(Sưu tầm trên Internet.)

======================================


New 7 Wonders và vịnh Hạ Long: Cái gì đến đã đến

Bất chấp những lời phê phán, cảnh báo và sự hoài nghi của hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước, kể cả của một số giới chức Việt Nam và của tổ chức UNESCO, cuộc bình chọn danh hiệu “New7Wonders” đối với vịnh Hạ Long đã bước sang giai đoạn cao trào với buổi lễ hoành tráng tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội tối 27/4/2012. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một thắng lợi của trường phái sính hình thức và háo danh, nhưng có lẽ cũng là một sự kiện gây phân tâm đáng kể nữa đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Đây có thể chưa phải là kết thúc mà chỉ là sự bắt đầu của hàng loạt vấn đề đặt ra đối với ngành văn hóa-du lịch Việt Nam.

Thực ra buổi lễ là một sự kiện quan trọng nhất của cả quá trình rất "hao người tốn của" kéo dài từ năm 2007 đến nay và còn tiếp tục dài dài đối với người dân Quảng Ninh nói riêng và đối với cả nước nói chung. Dù chưa có con số tổng kết chính thức về toàn bộ chi phí cho đến nay, chỉ biết rằng từ ngày bắt đầu phía nước chủ nhà phải đóng cho ban tổ chức New7Wonder không dưới 5000 USD mỗi tháng (theo VNnet ngày 23/11/2011). Đó là chưa kể rất nhiều loại chi phí “lặt vặt” về nhân sự, vé máy bay, khách sạn, quảng cáo, tổ chức sự kiện,v.v…, đặc biệt chưa kể khoản đóng góp cuối cùng trị giá hàng trăm triệu USD do bên tổ chức yêu cầu theo từng giai đoạn. Đây có thể là một cái bẩy khiến bên tham gia ngày càng dấn sâu vào những khoản chi phí không lường trước được. . 

Phí tổn từng ấy đối với một nước nghèo như Việt Nam là không nhỏ, nhưng chỉ là một lý do để phản đối; lý do chính và quan trọng hơn là ở sự thiếu tính “chính danh” của cuộc bình chọn, nói cách khác là sự mờ ám của quá trình bình chọn cũng như tính hiệu quả của danh hiệu trước mắt và lâu dài. Chỉ có kẻ điên mới bỏ tiền ra để mua một món hàng không thực chất như vậy. Thế giới làm sao có thể tôn trọng kết quả từ một kiểu bình bầu mà trong đó một người có thể bỏ nhiều phiếu bất kỳ (thông qua điện thoại di động và địa chỉ e-mail). Nhiều dư luận quốc tế cho đó chỉ là một trò chơi kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi! Quả vậy, nếu để ý sẽ thấy sự ồn ào náo nhiệt chủ yếu chỉ diễn ra trên “mạng ảo “ và trên lãnh thổ Việt Nam và một số nước có đăng ký địa danh bình chọn, và thường thì người nước nào đều chỉ bầu cho nước ấy. Nhưng đó lại là cách duy nhất mà một website tư nhân có thể lợi dụng để không chỉ lừa gạt những cá nhân mà cả một dân tộc. Đây không phải là ý kiến suy luận của người viết bài này mà là ý kiến của nhiều người và tổ chức đã dày công nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt về cái website và chủ nhân của nó. 

Ta hãy bình tâm cùng điểm lại một số thông tin khách quan như vậy để khỏi mang tiếng “chụp mũ”cho nhau nhé! . 

New7Wonders.com là ai? 

Những thông tin khác nhau trên mạng cho thấy trang web New7Wonders là của một người leo núi tên là Bernard Weber- gốc Thụy Sĩ, quốc tịch Canada . Thực chất đó chỉ là một website tư nhân, hoàn toàn không phải một dự án của chính phủ hay tổ chức nào trên thế giới. Bằng cách quảng bá, marketing khôn khéo và láu cá, cụ thể ở đây là việc chọn tên dự án "New 7 Wonders of Nature"- (7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới), Bernard Weber đã kính đúng vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước khác nhau, đặc biệt các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp

Weber tuyên bố dự án của mình là “phi lợi nhuận”, nhưng thực chất đó là cách kiếm tiền chủ yếu của y, biểu hiện rõ nhất là việc quy định mỗi quốc gia có địa danh tham gia bình chọn phải kí hợp đồng và đóng cho tổ chức một khoảng lệ phí theo thời giá do bên tổ chức đặt ra, nếu ai không đóng sẽ lập tức bị truất quyền tham gia. (Việt nam đã từng bị dọa truất quyền hồi năm 2008 vì không kịp đóng lệ phí hàng tháng). Ngoài ra các website khác nếu muốn sử dụng những nội dung về thắng cảnh bình chọn cũng phải trả một số phí thường không ngừng tăng lên tùy theo thời giá và do phía tổ chức quy định. Đó là chưa kể các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt, v.v…Việc quy định mỗi người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn thực chất là để "mở rộng cửa" cho các con mồi vào mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt...để làm giàu cho các SMS. 

Về lợi nhuận, tờ báo Sachsen (Đức) cách đây 3 năm đã trích một tuyên bố của chính N7W : "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Nhưng khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, thì N7W không đã trả lời được. Trên thực tế chưa ai chứng kiến N7W đã chi một khoản nào cho ai cả.
Đã có nhiều ý kiến gọi đích danh ông chủ website New7Wonders là "tên lừa đảo". 

Về tư cách và uy tín của New7Wonders 

Theo một số nguồn tin cá nhân người Việt tìm hiểu qua các nguồn internet thấy thông tin cụ thể về new7wonders.com như sau: Được xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ (trong khi trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ, ngay cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ), có nghĩa là, cả 2 trang tiếng Tiếng Việt này đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới. Một sự thật hết sức bất ngờ là, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước có IQ thấp là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W là thấp (50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc không thấy xếp hạng). 

Tổ chức UNESCO đã từng tuyên bố:“Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Điều này có nghĩa UNESCO cho rằng kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. 

Bộ trưởng Văn hóa Ai Cập-Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”. 

Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011.

Ông Wacik-Bộ trưởng Văn hóa-Du lịch Indonesia (nước cũng đã rút lui khỏi cuộc thi) nói: “Thật không công bằng và bất hợp lý.Tôi không bao giờ để bị tống tiền bởi bất cứ ai, bao gồm cả tổ chức phi chính phủ này. Tôi cứ tưởng rằng trở thành kì quan thế giới hay không là do mọi người bình chọn, chứ thế này thì tổ chức sự kiện trên làm gì?” 

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".

Những loại thông tin như trên rất sẵn trên mạng internet. Chẳng lẽ các vị quan chức chuyên trách và lãnh đạo của ta quá bận đến mức không còn thời gian để tham khảo, hay chỉ đơn giản là họ coi thường dư luận. Chẳng hay đó thuộc loại tội danh gì nếu đem ra kiểm điểm theo tinh thần NQ TW4?. /.


============================================================


Việt Nam là xứ tự do nhứt thế giới

Một số người sống ở nước ngoài than phiền, thậm chí chỉ trích VN chưa được tự do lắm. Tui nghe như vậy riết, rồi giống như bị nhồi sọ, đâm ra tin thiệt, cảm thấy mình là một người VN bất hạnh. Nhưng mới đây, khi tui đi một chuyến du lịch ở Singapore, một xứ có thể nói là rất tự do, tui mới vỡ lẽ ra nhiều điều.
Hóa ra người ta nói VN chưa được tự do lắm chỉ là nói xấu, xuyên tạc, hổng chừng là ganh tị nữa. Tui nói như vầy là nói có sách, mách có chứng đàng hoàng, chớ không phải nói đại, nói bừa.
Đây nè, ở Singapore, sơ ý mà liệng miếng rác xuống đường phố là cảnh sát phạt thắt họng. Hút thuốc cũng phải có chỗ, mà đâu phải chỗ nào cũng cho hút thuốc. Những chỗ nào có cái gạt tàn thuốc ở ngoài đường to bằng cái thùng rác cao cả thước thì mới được đứng kế bên mà hút. Còn trong những nơi công cộng khác hoặc các siêu thị, tìm đỏ mắt cũng không ra chỗ dành cho người hút thuốc.
Ở VN, trái lại, theo như những người bạn ngoại quốc mà tui quen, họ khen VN là tuyệt vời, muốn hút thuốc ở đâu cũng được, kể cả ở những chỗ có để bảng cấm hút thuốc. Còn rác thì muốn liệng đâu cũng được, chẳng ai bắt bớ, hỏi tội mình gì cả, sướng ơi là sướng.
Chưa hết đâu, đàn ông lỡ mắc tiểu quá trong lúc đi đường mà không có nhà vệ sinh công cộng thì cũng không có gì phải lo. Nếu tính đi tìm nhà vệ sinh công cộng thì chắc tiêu quá vì kiếm hoài hổng ra, mà có kiếm ra được đi nữa thì chưa chắc được xài, vì có khi nó bị hư chưa được sửa chữa hoặc người trông coi bỏ đi đâu mất nên cửa toilet bị khóa lại. Vậy là huề trất. Nhưng không có nhà vệ sinh công cộng thì đã sao đâu, chuyện nhỏ. Người VN mình vốn tính tình phóng khoáng, không thích bị gò bó trong 4 bức vách của toilet, nên thích đi toilet ở ngoài trời hơn, vừa mát mẻ, vừa khỏi tốn tiền, tạm gọi là đi “tiểu sinh thái” (nhái theo danh từ “du lịch sinh thái”).


Chỗ đi tiểu ngoài trời thì thiếu gì, cứ đi đến chỗ bức tường nào có vẽ nguệch ngoạc mấy chữ “cấm không tiểu tiện” thì nhào vô mà tiểu là chắc ăn, vì chắc chắn là đã có nhiều người từng tiểu tiện nơi đây nên mới có mấy chữ như vậy. Hơn nữa, bà con mình thích nói lái nên đọc mà hiểu ngược lại là “tiện tiểu không cấm”. Cùng lắm không thấy vách tường kiểu đó thì đứng nấp sau mấy xe tải đậu trên ven đường rồi xả ra cho sướng.
Còn khạc nhổ hả, thoải mái vô cùng. Ra đường, muốn khạc nhổ chỗ nào mà chẳng được, đừng khạc vô mình người khác là được. Thậm chí khi đi trên xe buýt, người ta  cũng có thể khạc nhổ xuống sàn cũng không sao, đừng khạc trúng chân người khác coi chừng bị “đục” ráng chịu.
Chưa hết, ở những khu phố bình dân hay xóm lao động nghèo, con nít ngồi ỉa ngoài đường là chuyện thường ngày, còn người lớn thì phải chờ đến ban đêm thì mới lén lén ra lề đường hay mép đường phóng uế. Đối với những người sống lang thang đầu đường xó chợ, không nhà không cửa thì đâu còn cách lựa chọn nào khác. Thậm chí ban ngày ban mặt mà rủi mắc quá thì người lớn, kể cả đàn bà, cũng vô tư chổng mông ngồi ỉa bên lề đường, mặc cho người qua đường dòm ngó.


Cho nên, có một số lề đường mà người đi bộ không dám đi qua, một phần vì hôi thúi quá, một phần sợ bị đạp trúng “mìn dẻo” bất tử thì không biết kiếm nước ở đâu mà rửa. Nếu bà con nào có dịp đi ngang đường Nguyễn Trãi, Quận 1 (đường Võ Tánh trước đây) khúc bên hông nhà thờ Huyện Sĩ thì sẽ thấy cái món “mìn thúi” này.
Đó quý vị thấy chưa, tiểu tiện, đại tiện, khạc nhổ  “sinh thái” như thế mà có ai bị bắt bớ gì đâu, thật là tự do thoải mái.
Về chuyện ồn ào làm phiền hàng xóm, ở nước ngoài, bất cứ vì lý do gì cũng bị thưa cảnh sát đến lập biên bản, xử phạt. Còn ở VN ta, ở nhà mà có đám cưới hay đám ma thì tha hồ mà làm ồn ào cả xóm cũng chẳng ai thưa gởi gì cả. Thậm chí, có đám ma còn tổ chức thật là hoành tráng, thuê đến mấy dàn nhạc, cổ nhạc, tân nhạc, còn có cả mini xiếc và một nhóm lại cái (gays) tới biểu diễn văn nghệ, ca múa rùm trời.
Có lúc cao hứng, đội văn nghệ đám ma này còn chơi nổi, tràn ra ngoài đường nhảy múa theo nhạc, làm cho người đi xe qua lại hiếu kỳ dừng lại xem. Vậy là kẹt xe, nhưng chẳng ai làm gì được ai cả, thật là tự do quá cỡ.
Trong lúc đi đường, đèn xanh đèn đỏ chỉ có giá trị khi có công an giao thông đứng chần vần ở ngả tư, còn không có  thì cứ tự nhiên mà đi qua. Ai hơi sức đâu mà đi tuân theo hiệu lệnh của cái đèn giao thông chết tiệt, nhứt là ở VN làm gì có camera theo dõi chụp hình đâu mà sợ.
Có lần tui đi đến một ngả tư đèn xanh đèn đỏ, đèn vừa đỏ là tui dừng xe lại liền. Bỗng có một chiếc xe Honda trờ tới, đang tính chạy qua luôn, bị tui dừng lại phía trước nên người thanh niên lái xe phải lẹ tay lách qua, vừa tiếp tục chạy qua lúc đèn đỏ vừa chửi tui “Đ.M. chạy xe gì kỳ vậy cha nội !”.
Có một lúc khác, khi tui dừng lại ở một ngả tư đèn xanh đèn đỏ không có nhiều xe qua lại lắm, nhiều người cứ tỉnh bơ chạy vượt qua luôn, còn ngoái nhìn tui như tui là người ngoài hành tinh vậy. Có lẽ họ nghĩ rằng tui là Hai Lúa mới ở dưới tỉnh nhỏ lên Sài Gòn, hoặc họ nghĩ là tui khờ khạo, chưa biết tận dụng cái tự do của mình trong những hoàn cảnh như vậy.
Còn khi sắp hàng để làm gì đó, như gởi xe, mua vé..v..v.. cũng đâu nhứt thiết phải ai tới trước thì đứng trước. Đâu có ai treo bảng quy định người tới trước thì đứng trước, tới sau thì đứng sau. Cho nên, ai đến sau mà thiếu kiên nhẫn và mặt dầy một chút thì cứ sấn tới, rình rình xen lên phía trước. Nếu có ai đứng trong hàng cự nự phản đối thì trở xuống, ăn gian không được thì bỏ. Còn không ai nói gì thì tỉnh bơ đứng luôn, như không có gì bậy bạ cả, miễn là giả lơ, tránh nhìn lại người mà mình vừa xen vô phía trước để khỏi trông thấy “đôi mắt hình viên đạn” đang nhìn mình.
Khi tấp vào lề đường đậu xe lại, dù là xe mô tô hay ô tô, quý vị cần lưu ý là chỗ lề đường đó có ở phía trước chỗ buôn bán của người ta không, nếu không muốn gặp phiền phức. Lề đường là chốn công cộng, nhưng người buôn bán tự cho họ có quyền không cho ai đậu, ngoại trừ khách hàng của họ. Hễ ai không phải là khách hàng mà đậu lại là họ tìm cách đuổi, vì sợ khách hàng của họ không có chỗ đậu, hoặc mình đậu xe làm cản trở tầm nhìn của khách qua lại không nhìn thấy cửa hàng. Người bán hàng lịch sự thì nhỏ nhẹ mời mình đi chỗ khác, nhưng người lịch sự thì hiếm lắm, vì “Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều”. Đa số họ thường muốn đuổi mình như đuổi tà.
Còn nếu mình lấy lý ra mà cãi lại không đi thì họ chửi xiên chửi xéo thậm tệ, đôi lúc còn “đốt phông lông” trước mặt mình như để xua đi sự xui xẻo mà nguyên nhân là mình gây ra. Thiệt ra ai cũng có quyền tự do của mình cả. Người bán hàng thì tự cho mình có quyền chọn người cho đậu trên khu vực đó, còn khách đi đường cũng có quyền cãi lại, không bỏ đi chỗ khác đậu vì đó là nơi công cộng.
Nhưng nếu mình là khách qua đường, liệu có nhiều thời gian và mặt dầy để đôi co ì xèo với họ ngoài đường phố hay không. Tâm lý chung thì chẳng ai muốn dây dưa hay đôi co với mấy thành phần “Lý Thông” như vậy, nên đành phải làm Thạch Sanh lẳng lặng mà đi chỗ khác cho khỏi phiền phức.
Ớ xứ người, nhứt là ở những xứ văn minh, luật là luật, không có cái kiểu gọi là rình rình “lách luật” hay du di như ở VN. Ra đường, rủi vi phạm luật giao thông, cứ thoải mái thương lượng giá phạt với cảnh sát giao thông, dĩ nhiên là không cần làm biên bản phạt vạ gì cả, đôi bên đều có lợi. Người vi phạm sẽ mất ít tiền hơn theo quy định về khoản phạt và khỏi mất công đi nộp tiền phạt ở kho bạc Nhà nước.
Còn cảnh sát giao thông thì khỏi mất công viết biên bản phạt mà còn có tiền bỏ túi riêng nữa, nhứt cử lưỡng tiện. Trong làm ăn kinh doanh cũng vậy, ai mà làm đúng quy định, khai báo đúng doanh thu và nộp thuế đầy đủ thì có mà ăn mày.
Quy định Nhà nước thì phải gắt gao, kiểm soát thật chặt chẽ, nhưng phải “vô lý” một chút thì mấy cán bộ phòng thuế mới có đất sống, chứ lương công chức rẻ như bèo thì làm sao sống nổi. Cho nên, việc người làm ăn thỏa hiệp với cán bộ thuế để trốn thuế là chuyện bình thường, đôi bên cùng có lợi.
Chỉ có Nhà nước là bất lợi, nhưng Nhà nước là cái gì quá trừu tượng, còn cơm áo gạo tiền mới là chuyện thực sự sống còn. Vì vậy mà các đại gia VN trong thương mại hiện nay đều là những tay trốn thuế cỡ bự, nhưng trốn thuế có bảo lãnh ngầm vì có ăn chia sòng phẳng với các cán bộ thuế cấp cao.
Cho nên, có người ở nước ngoài nói là làm ăn ở VN khó quá, là tại họ chưa hiểu hết cái tự do thoải mái này. Ai biểu nhà kinh doanh phải làm đúng luật? Luật lệ thì thay đổi như mưa nắng, ai mà theo cho nổi, nhưng bản chất con người thì đâu dễ gì thay đổi theo mưa nắng. Vậy thì cái tự do làm ăn là biết lợi dụng ở chỗ thói quen (hay tánh tham) của con người chứ ai đi bám theo luật pháp hay quy định làm chi cho khổ thân. Nếu biết lợi dụng ở chỗ này thì muốn làm ăn thứ gì ở VN cũng được cả, còn ở nước ngoài thì bó tay bởi luật lệ, đâu có gì là tự do nữa.
Những tự do mà tui kể ở trên là loại tự do của người dân, chẳng cần có hiến pháp hay một văn kiện pháp luật nào quy định. Đó là loại tự do bất thành văn, Singapore hay Mỹ làm gì có.
Thế nhưng, dân có cái tự do của dân, còn quan chức Nhà nước cũng có cái tự do của quan chức. Hiến pháp thực ra chỉ là cái khung pháp lý, còn thực hiện thì cần có nhiều văn kiện pháp lý khác nữa, nói chung là luật,  thì mới có căn cứ để khai triển. Thế nhưng, cẩn thận hơn nữa, Nhà nước còn ra các văn bản dưới luật như các Thông tư hướng dẫn để các cấp chính quyền địa phương ở tỉnh thành, quận huyện biết rõ mà thực hiện.
Nhưng không biết có biết rõ thật không, một số chính quyền địa phương đã tìm cách lách hay gọi là “vận dụng” để làm theo cách của mình, đôi lúc trở thành “luật rừng” để làm lợi cho địa phương mình, hay có thể hiểu ngầm là làm lợi cho riêng bản thân mình thì đúng hơn. Tại như vậy mà cơ quan thanh tra mới có việc làm và có đất sống. Trừ những vụ việc bê bối hay scandals quá nổi cộm và báo chí đã lên tiếng nên đoàn thanh tra phải làm cho đúng bài bản, còn những vụ khác hầu như thanh tra chỉ tìm cách moi móc sai sót của các quan chức để chia chác quyền lợi mà thôi.
Ngu sao mà đi thanh tra, moi móc để mang tiếng oán mà mình chẳng được lợi ích gì. Cứ giơ cao, đánh khẽ hoặc xù luôn các sai phạm quy định mà có bao thơ đầy tiền thì có phải là hay hơn không. Vì vậy mà thỉnh thỏang, một số địa phương có ngân sách bị hao hụt hay thiếu hụt sao đó thì mạnh dạn tự động “đẻ” ra vài khoản thu nào đó rồi bắt dân đóng. Chỉ khi nào dân chúng than trời quá, báo chí lên tiếng thì việc làm trời ơi đó mới chịu ngưng.
Dĩ nhiên, sẽ có thanh tra đến địa phương đó tìm hiểu sự việc, nhưng không phải vụ bê bối nào cũng được xử lý đúng luật và được công bố cho dân biết mà đôi khi bị “chìm xuồng” đâu mất. Thậm chí, nếu vụ bê bối được công bố thì cũng tránh né rất tài tình, rồi thì cuối cùng cái bài bản cũ được lập đi lập lại là sẽ “rút kinh nghiệm”, chấm hết.
Trên các quốc lộ cũng vậy, một số địa phương, nhứt là khu vực phía Bắc, lâu lâu lại bày ra những trạm kiểm soát giao thông “từ trên trời rơi xuống”, chặn xe tải lại “làm luật”, nghĩa là bắt địa công khai các lái xe. Việc chặn bắt xe trái phép như vậy kéo dài có khi vài năm, nhưng khi bị báo chí phanh phui, hỏi tới các quan chức có thẩm quyền tại địa phương, thì họ giả nai như chẳng biết gì cả, tài thiệt.
Như vậy, luật thì cứ là luật trên giấy tờ, lệ thì là lệ của quan chức, tự do là như thế đó. Mà cái tự do này nảy sinh là đúng theo những gì tiền nhân đã phán: “bần cùng tất biến”. Tui không nói là “bần cùng sanh đạo tặc “ đâu nha, mặc dù bản chất của nó cũng tương tự như thế. Chứ bà con nghĩ coi, lương công chức VN thì sống sao nổi, hổng “tất biến” thì chắc là “tất tử”. Nhưng mấy chục năm nay, có cán bộ Nhà nước nào bị chết đói đâu, trái lại nữa là khác.
Tại VN, ngoài các đại gia tư nhân về kinh doanh nổi bật, còn rất nhiều đại gia chìm là cán bộ Nhà nước. Lâu lâu, khi có chuyện gì bê bối đổ bể trước công luận thì người dân mới té ngửa là những người “đầy tớ dân” khả kính ấy quả là đại gia, giàu ơi là giàu. Bởi vậy, gần đây có nổi lên nhiều vụ trộm cắp xảy ra tại nhà các cán bộ Nhà nước cao cấp.
Điều mỉa mai là những nhà của “đại gia” bị trộm viếng đều là nhà của các “hung thần” đối với bọn tội phạm, như trung tá, đại tá công an chẳng hạn. Tụi ăn trộm này thật là cao cơ. Thứ nhứt, tụi nó biết chắc là mấy cán bộ cao cấp này thế nào cũng là đại gia có của chìm, chớ mấy chả ngu sao bỏ tiền vào ngân hàng thì lộ chân tướng là đại gia trong khi đồng lương không đủ sống. Thứ hai, mấy cha này chảnh lắm, tưởng bở mình là “ông kẹ”, thằng ăn trộm nào mà dám dẫn xác vào hang cọp.
Chính vì vậy mà mấy chả ỷ y, không đề phòng nên tụi ăn trộm mới dễ bề hành động. Hơn nữa, mấy cha cán bộ cao cấp này mà có bị trộm thì đâu phải cha nào cũng dám khai báo hết sự thật về tài sản bị mất của mình, sợ người ta biết mình là đại gia thì ăn nói sao với đồng nghiệp, với đảng ủy. Kẹt quá không dấu được thì cùng lắm mấy chả khai mất ít đi để không ai để ý.
Vì vậy, thằng ăn trộm có bị bắt và buộc phải trả lại tài sản ăn trộm thì nó cũng đâu có ngu gì mà khai thật số tài sản trộm được, phần chênh lệch dôi ra thì dấu kỹ, sau này ra tù có mà xài. Mấy thằng ăn trộm này tính
Dó, quý vị thấy chưa, dân có cái tự do của dân, còn quan có cái tự do của quan, ai cũng được tự do cả, luật hay quy định Nhà nước cũng chẳng gò bó hay làm gì được để hạn chế. Mà trên đây là tui chỉ nói những sự việc về tự do mà ai cũng biết, đôi lúc có báo chí VN đăng tin hẳn hoi, chứ không phải tui bịa ra để lên mặt hay lấy làm hãnh diện là người VN đâu. Còn nhiều cái tự do “bất thành văn” hơn nữa mà  tui biết nhưng nhiều người sẽ khó tin nên không tiện kể ra.
Có một điều tui nói ra nhưng không biết quý vị có tin tui không. Số là sau khi đi du lịch Singapore về tới VN, khi nhìn thấy trên mặt đất ngoài đường chỗ nào cũng có rác, chỗ nhiều chỗ ít, sao tui cảm thấy có một cái gì đó thật là thân thương dễ chịu. Như vậy mới là VN chứ.

Ngày nào đó, khi nhìn thấy trên đường phố Sài Gòn sạch trơn, không còn thấy bóng dáng của rác rưởi nữa, có lẽ tui sẽ chép miệng than rằng : Ôi tự do, ngày xưa nay còn đâu…

Trường Khùng

================================================

Văn Hóa Nói Ngọng

Văn hoá nói ngọng ở thủ đô Hà Nội đang được “sửa sai”

Lâm, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có giọng hát khá hay và có "máu văn nghệ" nên đi đến đâu cũng hăng hái góp vui. Cậu cao giọng hát trong buổi mừng lễ tốt nghiệp: “Cơn gió lào bay ngang cuộc đời, lói với em rằng tôi nẻ noi", khiến cả hội trường một phen cười như nắc nẻ. Cậu còn trổ tài: "Nắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu nan tím ĐàNạt sương phủ mờ" hay "Nòng mẹ bao na như biển Thái Bình"... qua tiếng ca của Lâm đều trở thành "ca khúc bất hủ" bị nhiều người nhại đi nhại lại.

Thầy giáo và sinh viên còn nói ngọng, dạy ngọng, hát ngọng nên trong năm học 2011-2012, Sở Giáo dục & Đào Tạo (GD&ĐT) Hà Nội đưa ra vấn đề “Luyện phát âm, viết đúng hai phụ âm đầu l, n” đối với 13 huyện ngoại thành Hà Nội”.
Nói trắng ra là sửa giọng nói ngọng như “Hà Nội” nói thành “Hà Lội”, “làm việc” thành “nàm việc”…
Đấy mới chỉ là bệnh "ngọng níu ngọng no” đáng chú ý nhất của một số bác được gọi là “dân thủ đô” hiện nay. Còn một số những phụ âm khác và thật ra những từ ngữ mới cũng cần được sửa sai.

Thí dụ bây giờ khi người ta nói “cấp trên đã quyết rồi”, có nghĩa là cấp trên đã chấp thuận rồi. Hoặc khi người ta nói “em hoàn cảnh lắm” phải hiểu là em gặp khó khăn lắm. Vậy “quyết” có nghĩa là chấp thuận sao? Và “hoàn cảnh” có nghĩa là khó khăn sao? Và còn nhiều những loại chữ nghĩa “mới” kỳ cục nữa. Nhưng đó là chuyện thuộc về ngôn ngữ học, ta sẽ bàn đến sau này. Ở đây chỉ bàn đến cái chất giọng Hà Nội và một số người nói ngọng, hầu hết là lẫn lộn “n” thành “l”.

Điều đáng ngạc nhiên là theo thống kê mới nhất của huyện Phú Xuyên cho biết có khoảng 20% giáo viên và 40% học sinh phát âm chưa chuẩn (tức là nói ngọng). Tỉ lệ 40% học sinh nói ngọng còn có thể hiểu được, còn 20% giáo viên cũng dạy ngọng thì quả là con số khiến nhiều người giật mình.

 Hiệu trưởng cũng “lói ngọng”

- Anh Nhật Minh (ở Hà Đông, Hà Nội) có con đang học tại trường mầm non của quận cho hay, từ khi con anh đi học gia đình thấy cháu thường xuyên nói ngọng. Mọi người tưởng cháu học các bạn trong lớp. Anh nói: “Mãi đến hôm khai giảng năm học tôi đến dự mới thấy cô hiệu trưởng đọc diễn văn, nói ngọng từ đầu đến cuối. Tôi chợt nghĩ, đến cô hiệu trưởng còn nói ngọng như thế thì làm sao các cháu không bắt chước?”

- Cô Hà Thanh kể lại: “Những người Hà Nội thời đó (trước 1954) nếu nói ngọng được cho là thất học, thế nên tuyệt nhiên không ai phát âm sai. Vậy mà hiện nay một số giáo viên đại học, địa vị cao trong xã hội cũng nói ngọng. Tôi cho rằng ngành giáo dục Hà Nội đang làm một việc rất có ý nghĩa để khỏi biến thủ đô thành 'Hà Lội thanh nịch'."

- Độc giả Nguyễn Hoàng Sơn tâm sự, chuyện nói ngọng “l-n” cứ tưởng là không bao giờ được nhắc đến, không ngờ lại có cả một cuộc cách mạng. Với ông, dù người đối diện có chức vụ gì, giỏi đến đâu mà khi nói ngọng, ông cũng thấy mất thiện cảm. Tại huyện Mê Linh cũng là huyện có tỷ lệ người nói ngọng cao, chiếm 30-50% dân số. Trưởng phòng giáo dục Bùi Văn Công cho hay, các cơ sở giáo dục của huyện đang tổ chức lớp huấn luyện phát âm đúng cho giáo viên.

Thành phố Hải Phòng cũng tốn hai trăm triệu sửa nói ngọng
Tiền sĩ Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, Hải Phòng đã nghiệm thu đề tài có kinh phí là 200 triệu với mong muốn cải thiện việc phát âm cho thầy trò ở địa phương này. Là đơn vị có chuyên môn nghiên cứu về ngôn ngữ nên khi nói về chuyện Hà Nội dạy cho giáo viên phát âm đúng, viết đúng hai phụ âm đầu “l,n”.

TS Vũ Kim Bảng nói rõ hơn: “Chuyện nói ngọng chẳng riêng gì ở 13 nơi ở Hà Nội. Đây là hiện tượng phổ biến ở các tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Có thể kể ra các địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh."

Cũng theo ông Bảng “Hiện tượng này là ngọng  phương ngữ, tức diễn ra trong một vùng hẹp. Người nói ngọng có trình độ chưa cao. Hay nói tóm lại là người Hà Nội rất dị ứng với việc lẫn lộn 'l,n'. Chỉ có điều tính địa phương kia lại không theo chuẩn phát âm của người Hà Nội. Người lẫn lộn 'l,n' ngoài chuyện bị coi là ngọng, trình độ văn hoá thấp thì còn bị hiểu là người địa phương”. (Ý ông muốn nói “người địa phương” là người không phải chính gốc dân Hà Nội).

Người vùng quê mang văn hoá nói ngọng ra Hà Nội
 Đúng như vậy, giọng Hà Nội đã đi theo người Hà Nội chính gốc từ lâu rồi. Sau năm 1954, một số lớn cư dân từ các vùng quê kéo về Hà Nội định cư, thay thế lớp “người muôn năm cũ”. Các thành phố lớn như Hải Phòng, cũng tương tự. Cho nên số người nói ngọng mới nhiều đến thế. Số người này chúng ta bắt gặp ở những quán xá, những nơi chốn được coi là “bình dân” nằm lẫn lộn giữa lòng thủ đô. Đúng là nghe rất “phản cảm”, “quê một cục”. Có ông “cán bộ” tỉnh, “cán bộ” huyện được phát biểu trên truyền hình, truyền thanh cũng nói ngọng tỉnh bơ. Nhưng khổ cái là họ không hề biết rằng mình ngọng bởi sống trong môi trường ngọng quen rồi. Bà con nghe chỉ còn biết cười thầm, họ hiểu ngầm rằng ông đó xuất thân từ đâu và đang ở trình độ nào.
 
Học nói ngọng để trở thành bần cố nông

Còn một nguyên nhân khác sâu xa hơn. Trước những năm 1950, theo tôi biết, tỉnh Thái Bình và TP Hải Phòng – tôi đã sống ở hai nơi này nhiều năm – rất ít người nói ngọng “n” thành “l” hay ngược lại. Số rất ít người nói ngọng đó hầu hết là nông dân, ít học. Còn học sinh chúng tôi chẳng ai nói ngọng cả. Nhưng sau năm 1945 con số người nói ngọng gia tăng nhanh chóng.

Tìm hiểu kỹ ra mới nhìn thấy cái nguyên do “rất thầm kín” của nó. Số là, hồi đó thành phần bần cố nông được tin tưởng và đề cao, như trên đã phân tích, người nói ngọng thường thuộc thành phần này. Cho nên nhiều ông bà không thuộc thành phần bần cố nông nhưng cố nói ngọng để người ta hiểu mình là thành phần “bần cố nông nòng cốt”. Nhiều ông tư sản, kể cả những ông có chữ nghĩa hẳn hoi, những vị có bằng cấp cũng tập nói ngọng. Lâu dần thành thói quen và thói quen được truyền cho cả nhà, cả xóm, cả làng, chứ làng quê VN thời xưa không nhiều người nói ngọng đến thế. Làm gì có chuyện thầy cô giáo cũng nói ngọng. Cái tật ngọng ấy ăn vào thói quen, “di truyền” cho tới ngày nay thôi.

Cũng may là đến bây giờ các ông trong ngành giáo dục đã nhận ra điều này. Tuy rằng có muộn, nhưng muộn còn hơn cứ để nó nhếch nhác mãi. Một thủ đô “ngàn năm văn hiến” và một thành phố cảng lớn nhất nước, đại diện cho bộ mặt toàn quốc mà đến thầy giáo và quan chức còn nói ngọng thì đúng là chuyện khó tin nổi. Tốn vài trăm triệu mới chỉ là giai đoạn thứ nhất. Có phải bỏ ra vài chục tỉ cũng là chuyện phải làm, còn hơn là mang đầu tư vào những cuộc chơi vô bổ. Mong rằng những người còn nói ngọng bây giờ sẽ chỉ còn là “những người ngọng cuối cùng”!

Văn Quang – 26-11-2011
================================================

Trúc Hồ - Cục Chính Huấn Việt Nam Hải Ngoại
Trong khi có đến 90 ngàn người ký thỉnh nguyện thư do nhạc sĩ Trúc Hồ khởi xướng, thì cũng có một vài ngòi bút lên tiếng cho rằng Trúc Hồ là hai mang. Phần dẫn chứng của những bài viết này cũng có đó, nhưng phiến diện tới mức độ nên được xem là rẻ tiền.

Nếu quý vị không có thời gian xem link sau đây
http://www.youtube.com/watch?v=wDNdyGRVDUc&feature=related
 
 thì xin hãy theo dõi đoạn chuyển ngữ này. Trúc Hồ kể lại là Đoàn Phi, một ca sĩ trẻ của Trung Tâm Asia, vừa đi show về, xuống máy bay, chạy vào phòng thu của trung tâm, nói "Em phải ca bài này, em phải ca"". Bài này tức là nhạc phẩm Anh Là Ai của Việt Khang.

Đoàn Phi:  Em muốn được ca cái bài đó và em xin phép anh Hồ cho em được ca cái bài đó. Có thể là ở VN em không có cái quyền để mà ca cái bài này một cách công khai  như vậy. Cho nên là em muốn được ca cái bài hát này, góp phần chung với anh em ở trung tâm Asia.
Trúc Hồ:  Anh biết là em khá lâu. Tới mấy tuổi em mới ra khỏi VN?
Đoàn Phi:  26 tuổi em mới đi.
Trúc Hồ:  Em sinh 1981, là em nhỏ hơn Việt Khang. Là em sinh ra sau 1975.

Trong lúc hát bài Anh Là Ai để thu thanh, Đoàn Phi đã khóc sướt mướt, Trúc Hồ nói.

Đoàn Phi:  Nếu quý vị là người Việt Nam, nói tiếng VN, hiểu tiếngVN, không thể nào quý vị không bức xúc khi mà nghe ca khúc Anh Là Ai của Việt Khang được.

Khi một số các nghệ sĩ đàn cô bác như Chế Linh, Elvis Phương, con nhạn trắng Phương Dung, đến nghệ sĩ bậc ông bà như Phạm Duy láo nháo bon chen về VN để lấy chút ánh đèn le lói cuối đời, thì thật khó cho người nghĩ rằng sẽ còn ai trong giới nghệ sĩ sau này tiếp nối con đường chính nghĩa. Ca sĩ bà bà, nhạc sĩ cụ cụ, những người từng sống dưới chế độ Cộng Hòa, từng xách túi chạy đi tị nạn, mà không giữ được một lập trường, thì thế hệ lớn lên sau này noi gương ai?Việt Cộng bung hết đoàn văn công này đến đoàn văn công khác, xen kẽ là những tay chạy show "xịt xịt xịt" như  Đàm Vĩnh Hưng, để thực hiện nghị quyết 36. Cộng Đồng Hải Ngoại bó tay, chỉ có một chiêu duy nhất là biểu tình chống văn công, nhưng không đưa ra được một hoạt động giải trí để trám vào cái lỗ trống. Nhưng Cộng Đồng dù sao cũng còn sống mái với nghị quyết 36 trá hình, chớ dạo sau này, hình như người ta không còn nghe thấy bóng dáng của các đảng phái chính trị trong những cuộc chống đối này nữa.

Trong khi tưởng chừng như vô vọng, bỗng một tiếng nói của "bé" Đoàn Phi, sinh năm 1981, làm thức tỉnh lòng người.
Không những chỉ có Đoàn Phi, mà là cả một đoàn anh em ca sĩ trẻ của Asia, Quốc Khanh, Mai Thanh Sơn, Đan Nguyên... dưới sự hướng dẫn của nguyên soái Trúc Hồ, xung trận.Những bạn trẻ không cần một quá khứ trước 75, không nhận ơn mưa móc của VNCH, có lẽ cũng không ân oán với VC, đã đi theo con đường chính, con đường mà các bậc đàn anh, đàn chị hư thân mất nết đã lạc nẻo tự lúc nào. Khi hát "Anh Là Ai" trong giai đoạn này thì đường về VN dưới trướng VC kể như bị bế. Nhưng các bạn đã hát, trong nghẹn ngào nước mắt.Một Đan Nguyên Hát thì cả ngàn tiếng hát "làm nail" họa theo.
Tiếng hát của Quốc Khanh, của Mai Thanh Sơn, của Đoàn Phi, là tiếng nổ của ngàn khẩu thần công trong lòng người mến mộ.
VC dùng văn công trá hình như những vũ khí đánh vào cộng đồng tị nạn hải ngoại, trong lúc phe ta tưởng chừng như tay không. Tầm vông vạt nhọn như con nhạn trắng, Mút-cà-tông như Phạm Duy thì tưởng chừng đã giao nộp hết cho VC, bỗng ầm một cái, cộng đồng ta lại có những giọng hát trẻ như tàu chiến, máy bay để phản pháo lại VC.
Ai đã hướng dẫn đàn chim non đi về hướng mặt trời chính nghĩa?
Ai có đẻ khả năng làm việc này?


Cho đến hôm nay chỉ có mỗi một Trúc Hồ làm được. Anh đã gầy dựng một đạo quân trẻ, trên mặt trận văn hóa. VC xúi Trúc Hồ hướng dẫn các ca sĩ trẻ hát cho Tự Do Dân Chủ ư? Bộ VC khùng "seo"?

Trong thế hệ trước, Hưng Ca có thể xem là cục chính huấn lưu vong. Hơn 30 năm sau, phần giáo dục chính trị cho ca sĩ này do Trúc Hồ đảm nhận.
Còn với những ngòi bút cố gắng dán nhãn, chụp mũ cho Trúc Hồ thì... "Xin hỏi anh là ai, sao chửi tui bằng giọng nói trâu cui?"

Nguyễn văn Hoànghoang4eb@gmail.com


Email  từ một người bạn:

Bác Sĩ Hoàng mài kiếm lâu lâu xuất hiện tung chưỡng hay thật, vừa khôi hài vừa chém trúng huyệt địch thủ hơi ngáp ngáp à nghen, sẳn đây tui có vài điều tiết lộ về chuyện Trúc Hồ vì tui ở vùng này trên 30 năm nay nên cũng biết ít nhiều:
1/ Họ nói Trúc Hồ có 3 vợ: Sai bét
 Trúc Hồ lấy Diệu Quyên mấy chục năm nay có 2 cháu đã lớn và cũng mới làm kỷ niệm ngày cưới mới đây, Diệu Quyên là cô giáo dậy toán mấy truờng trung học ở vùng này, gia đình Trúc Hồ đàng hoàng êm ấm, bịa chuyện nói người ta 3 vợ, úi choa sao sướng thế.

2/ Họ nói Trúc Hồ không tiền mà làm chủ được đài Sinh Bắc Tử Nam: Tào lao. Đài SBTN có nhiều phần hùn, nhiều chủ như: có cô Thy Vân con gái nhạc sĩ Anh Bằng giám đốc Asia; có LS Đỗ Phủ, có anh Bắc chủ khách sạn Ramada...v..v; nhiều người góp tay hùn vào đễ mở đài, lùi vào dĩ vãng lúc đài còn phôi thai, SBTN còn không có tiền trả lương nên có những người khi làm show đã chịu làm free cho đài, thời gian trôi qua, SBTN đã vững nên được DirecTV trả tiền tính theo số lượng khán gỉa subscribed, nói ngươì ta ăn tiền Việt Cộng đễ làm đài có ngày bị cắt lưởi à nghen.

3/ Nói Trúc Hồ về VN ăn đám cưới Nguyên Khang & Lâm Bảo Như: Ác mồm ác miệngHình đám cưới ở Santa Ana nhà hàng Regent West mà đem ghép vào hình ở Việt Nam rồi hô hoán lên như vậy, thế thì tâm địa nhỏ nhen thâm độc thật, chỉ có Việt Cộng mới làm chuyện đê hèn này.

4/ Nói đài STBN hai mang được VC cho đi khắp nơi: Đúng là sờ mu rùa nói sàm Thanh Toàn có thẻ PRESS được đi khắp nơi ở VN...đúng, nhưng mổi ngày SBTN cũng như CNN,BBC,Reuters,AP....phải trả cho Công An văn hóa 100$, đi đâu cũng có 1 thằng cớm tò tò đi theo, tin tức trước khi gởi về Mỹ phải đưa cho  chúng nó coi trước, nên hầu như phóng sự toàn nói về đời sống hiện nay chứ có được đi vào các trại tù để thăm các nhà đấu tranh dân chủ đâu nào, với hình thức này, tụi CS cố tình gây hoang mang dư luận, đễ tới ngày hôm nay mới có những người mắt lầm là SBTN được VC ưu đãi, rồi tố SBTN hai mang....lầm to.

5/ Nói tóm lại, càng đánh phá Trúc Hồ, TS Nguyễn Đình Thắng, đồng bào tỵ nạn ta lại càng tham gia chiến dịch ủng hộ Việt Khang đông hơn, đoàn tàu đã khởi hành nếu có ai muốn kéo lại, hay có ai cố tình muốn bôi bác dưới bất cứ hình thức nào.... họ sẻ bị bỏ rơi ráng chịu....

ĐKCC


================================================

Ðội học sinh giỏi Academic Decathlon: Thầy trò đi thi, thiếu sự hỗ trợ
Friday, February 24, 2012 2:05:14 PM

WESTMINSTER (NV) - “Bình thường thấy chỉ là mấy đứa mình với nhau, chơi giỡn với nhau thôi, chứ đâu có nghĩ mình là đội được xếp hạng 12 trong toàn tiểu bang California đâu. Thành ra khi nhìn thấy rõ ràng đó là tên của đội mình được xếp hạng trên giấy thì thấy lạ lắm!” Khuê Trần nói bằng nụ cười và ánh mắt vừa ngạc nhiên lẫn tự hào.
Các em trong đội Academic Decathlon thuộc trường Westminster High sẽ tham dự kỳ thi California Academic Decathlon tại Sacramento vào tháng 3, 2012.
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Khuê Trần, đang học lớp 12, là một trong tám thành viên của đội tuyển Academic Decathlon thuộc trường trung học Westminster, ở thành phố Huntington Beach.
Năm nay, ba trường thắng giải để đại diện cho 75 trường trung học ở Orange County tham dự kỳ thi Academic Decathlon cấp tiểu bang California tại thủ đô Sacramento, là Valencia, La Quinta, và Westminster High.
Ðiều đặc biệt, nếu đội tuyển của trường Valencia, thuộc học khu Placentia-Yorba Linda, có duy nhất một học sinh gốc Việt, thì hơn 90% các em trong đội tuyển của trường trung học La Quinta thuộc học khu Garden Grove, và trung học Westminster, là học sinh Việt Nam.
Tuy nhiên, niềm tự hào và hãnh diện này dường như không được cộng đồng người Việt tại đây quan tâm và đầu tư đúng mức từ nhiều năm qua.

***

Hơn 3 giờ 30 chiều Thứ Ba, từ ngoài “nông trại” của trường trung học Westminster, nhóm học sinh trong đội tham dự kỳ thi Academic Decathlon lại ùa vào lớp học khi bạn bè đã ra về. Trong lúc học trò còn xôn xao tiếng cười nói, chọc ghẹo lẫn nhau, thầy giáo Eric Brothwell, huấn luyện viên của đội, mang vào một khay thức ăn trông như “chả giò Mexico” nóng hôi hổi.
Nghe tiếng “mời ăn” của thầy, cả nhóm học trò ùa lại bóc lấy, ăn một cách ngon lành, hồn nhiên. Rồi ngay sau đó, mỗi em một góc, giở xấp tài liệu ôn tập ra và bắt đầu học môn Science, với sự có mặt của thầy Brothwell, sẵn sàng trả lời các thắc mắc cho các em.
Ðó là hình ảnh một buổi ôn tập của đội tuyển học sinh Academic Decathlon trường trung học Wesmtinster, chuẩn bị tham dự kỳ thi cấp tiểu bang vào giữa tháng 3 tới đây.
Ðội thắng giải lần này sẽ được tham dự kỳ thi cấp toàn quốc.
Ðội tuyển của trường trung học Westminster có 8 học sinh, trong khi đội của trường La Quinta có 9 học sinh. Ða số các em là học sinh lớp 12, tuy nhiên cũng có những em đang học lớp 10, lớp 11.
Các em được chia ra làm ba nhóm: Nhóm “Honors” (ba học sinh), có điểm trung bình GPA từ 3.75 đến 4.00; nhóm “Scholastic” (ba học sinh), có điểm trung bình GPA từ 3.00 đến 3.74; và nhóm “Varsity” (hai hoặc ba học sinh), có điểm trung bình GPA từ dưới 3.00.

Học cực lắm!

Khác với những kỳ thi học sinh giỏi thường thấy ở Việt Nam là học sinh chỉ thi một môn, cuộc thi Academic Decathlon bắt buộc học sinh phải thi cả 10 môn, gồm có toán, kinh tế, vật lý, văn chương, lịch sử, nghệ thuật, speech, viết luận văn...
Chính từ  điều này mà ngay hôm dự thi vòng SuperQuiz cấp địa hạt, em Stephanie Lê đã nói với phóng viên Người Việt rằng, “Em sợ lắm, vì có tới 10 môn lận nên sợ không có thắng.”
Ðể có thể luyện 10 môn học, không giới hạn đâu là đâu, các em được tuyển chọn đi thi phải học một cách cật lực ngay từ tháng 6 năm 2011.
“Thứ Bảy cũng học, Chủ Nhật cũng học, Winter break cũng học,” như em Aileen Phạm, thành viên nhỏ nhất trong nhóm, đang học lớp 10, “bẽn lẽn” tiết lộ.
Kimberky Phan, học sinh duy nhất của đội Westminster có kinh nghiệm tham dự kỳ thi từ năm ngoái, nói bằng giọng khào khào, nhỏ nhẹ, “Cứ sau giờ học mỗi ngày, trong khi các bạn khác về thì tụi em ở lại học đến khoảng 5 giờ rưỡi. Riêng Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu thì sau khi ở đây về, tụi em lại đến nhà một bạn trong nhóm để học tiếp đến tối.”
Stephanie Lê, đang học 12, thuộc nhóm “Scholastic”, cho biết, “Học khó lắm cô ơi vì vừa phải làm bài ở lớp, vừa học cái này nên khó lắm. Nhưng vì em thấy học cái này có ích cho em nên em học, em thích.”
Mỗi ngày Stephanie đi ngủ lúc 1, 2 giờ sáng, và chỉ có khoảng 5 đến 6 tiếng để ngủ mỗi ngày.
Thầy Eric Brothwell, hướng dẫn các em môn Science, cho biết:
“Các em học mỗi ngày sau giờ học chính thức, thường đến khoảng 5 giờ chiều. Cả ngày Thứ Bảy các em cũng học, bắt đầu từ Mùa Hè và chuyện này chỉ chấm dứt khi chúng tôi thi xong.”
Ðưa mắt nhìn đám học trò ngồi trước máy vi tính, chăm chú bên xấp tài liệu hướng dẫn, thầy Brothwell nói tiếp, “Không bao giờ các em nghỉ ngơi, các em học một cách không tưởng tượng được. Tôi cũng không biết làm sao các em có thời gian làm bài tập trong lớp được nữa.”
“À, mà chắc các em không biết 'school work' là cái gì đâu. Ðứa nào trong lớp cũng bị ‘fail’ hết đó!” Nghe thầy trêu như vậy, cả đám học trò cười ran.
“Dồn sức học cho mười môn thi này thì những bài homework trong trường thế nào?” Tôi nêu thắc mắc với Kimberly.
Cô bé cười lắc đầu, “Bỏ qua hết cô ơi. Nhưng mà cuối cùng cũng xong thôi.”
Ðể dành hết thời gian cho chuyện học, những môn giải trí khác như chơi football, tập thổi kèn saxophone, học võ... của các em đều được “cất” hết sang một bên, chờ thi xong rồi mới tính.
Với các em trong đội tuyển của trường La Quinta cũng thế.
Thầy Robert Ha, người huấn luyện của đội La Quinta, cho biết ngay từ Mùa Hè các em được nhận các câu hỏi để ôn luyện và “Bắt đầu từ cuối năm 2011, mỗi tuần các em gặp nhau 2 lần để thực tập cho cuộc thi.”

Thi học sinh giỏi theo kiểu “con nhà nghèo”

Hiệu Trưởng Denise L. Halstead (bìa trái, hàng cuối), thầy Robert Ha (bìa phải), thầy giáo huấn luyện, cùng các học sinh trong đội Academic Decathlon thuộc trường La Quinta sẽ tham dự kỳ thi California Academic Decathlon tại Sacramento vào tháng 3, 2012. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Chỉ vào tên những trường từng đoạt giải vô địch Academic Decathlon cấp tiểu bang hay toàn quốc, thầy Huy Phạm, dạy môn Sinh-Hóa của trường trung học Westminster, nhận xét, “Toàn là trường nhà giàu không à chị!”
“Tại sao trường nhà giàu mới đoạt giải?”
“Vì giàu nên trường và phụ huynh mới có nhiều tiền mua nhiều tài liệu hướng dẫn ôn tập cho các em.” Thầy Huy trả lời.
Với 10 môn thi không giới hạn như vậy, nhiều công ty chuyên về giáo dục đã soạn ra những “cẩm nang ôn tập,” như một hình thức đề thi mẫu để học sinh luyện tập. Dĩ nhiên, những tài liệu này được bán với giá “rất là đắt” như lời thầy Eric Brothwell thừa nhận.
Thầy Huy kể, từ nhiều năm qua, một cô giáo người Mỹ, từng là người huấn luyện đội Academic Decathlon của trường trung học Westminster, nay đã về hưu, “mỗi năm bỏ ra hai, ba ngàn đô la để mua tài liệu này cho các em ôn tập”.
Tuy nhiên, một bộ tài liệu thì không thể đủ cho các em thực tập. Vì thế, dựa vào “đề mẫu” đó, các thầy cô giáo tự soạn thêm bài cho học trò mình.
Trước mặt mỗi em là một xấp tài liệu dày khoảng 60 trang hướng dẫn ôn tập môn Science với đầy những nét “high light” mà mỗi em tự đọc và tự đánh dấu xem cái nào là quan trọng với mình.
Từ tài liệu này, theo yêu cầu của thầy Brothwell, trong buổi ôn tập ngày hôm đó, mỗi em sẽ đọc và soạn ra 8 câu hỏi, mỗi câu có 5 lựa chọn đúng-sai. Sau đó thầy gom lại, làm thành một “đề thi mới” để các em rèn luyện tiếp.
Ðiều lạ lùng nhất là khi quan sát, tìm hiểu viết bài, phóng viên Người Việt mới biết rằng, thời gian thầy cô bỏ ra để huấn luyện các em sau mỗi giờ học là hoàn toàn thiện nguyện, “không có lương”.
Em Khuê Trần nói bằng sự thán phục và biết ơn, “Thầy cô giúp tụi em nhiều lắm đó. Như môn tiếng Anh, cô giáo bỏ giờ ăn trưa ra để giúp mình trong suốt cả tuần lễ trước khi đi thi.”
Khuê kể, “hồi trước em sợ nhất là thi môn 'speech' vì ngồi nói trước bao nhiêu người nên em run quá là run. Nhờ có cô giúp mình mấy tháng qua nên em đỡ lắm. Giờ đây đó lại là môn em thích nhất.”
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, cứ sau giờ học là các em lại ở lại trường để được thầy cô của những bộ môn khác nhau giúp các em ôn tập để đi thi. Ngày Thứ Bảy cũng vậy. Chỉ có ngày Chủ Nhật là các em tự học với nhau.
Không chỉ vậy, tiền bỏ ra mua thức ăn bồi bổ cho các em sau mỗi buổi học để các em có sức, tiền bỏ ra mua tài liệu đề thi cho các em tham khảo, và một phần tiền chi phí để các em có mặt tại thủ đô Sacramento tham dự cuộc thi cũng đều là tiền túi các thầy cô giáo bỏ ra.
“Không biết sao đối với các môn 'academic' như thế này thì khó tìm được sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân, trong khi các học sinh đi thi thể thao thì lại rất dễ dàng.” Thầy Huy nói tiếp. “Năm ngoái có một mạnh thường quân tặng các em $3,000 để đi thi. Năm nay có vẻ khó khăn hơn.”
Không tìm được sự đóng góp từ cộng đồng, các thầy cô giáo lại tiếp tục làm người móc tiền ra cho các em. Tùy theo lòng hảo tâm của mỗi thầy cô, mà người bỏ ra một trăm, người nhiều trăm, hùn lại cho các em có thêm chi phí mua vé máy bay và thuê khách sạn ở trong suốt kỳ thi, từ ngày 15 đến 18 tháng 3.
“Một vài thầy cô lại cho các em thêm tiền để tiêu lặt vặt trong chuyến đi,” thầy Bảo Khang, một thầy giáo trẻ dạy môn Science của trường cho biết thêm.

Hạnh phúc được làm “học trò nghèo chiến thắng”

Học miệt mài, cật lực và trong hoàn cảnh thiếu thốn nhiều phương tiện như vậy, nên khi giành được tấm vé đại diện cho Orange County tham dự thi cấp tiểu bang, các em học sinh gốc Việt đã không thể nào giấu được niềm tự hào và vui sướng của mình.
Trong khi em Wendy Fung, học lớp 10, học sinh duy nhất không phải gốc Việt trong đội tuyển trường La Quinta “quá đỗi ngạc nhiên” về kết quả mà đội em đạt được, thì Kimberly Vũ, và Bảo Minh Hoàng, cùng học lớp 12, cứ cho rằng “đó như một giấc mơ, không thể tin được”.
Ðội Academic Decathlon của trường trung học La Quinta đứng đầu bảng thứ 2 trong kỳ thi Orange County Academic Decathlon (OCAD) vừa qua.
“Tụi em sẽ phải chăm chỉ hơn nữa để học mọi thứ,” em Bảo Minh nói.
Với trường trung học Westminster, do thành tích 5 lần đạt hạng cao nhất trong kỳ thi OCAD nên dường như áp lực lên các thành viên trong đội có vẻ nặng nề hơn. Tuy nhiên, dù đứng thứ hai trong bảng 1, sau trường Valencia, nhưng các em vẫn đang cố gắng hết sức để làm nên điều kỳ diệu nào đó trong lần thi sắp tới.
Dennis Ðặng, học lớp 11, thành viên đội tuyển của trường trung học Westminster, tâm sự, “Ngày nào cũng học, ngày nào tụi em cũng thấy nhau nên vui lắm cô, vì đội của mình như một gia đình thứ hai vậy đó.”
Là thành viên duy nhất không phải gốc Việt trong nhóm, Sarah Ibrahim, đang học lớp 12, thỏ thẻ, “Toàn đội là các bạn gốc Việt không à, nhưng em chẳng thấy có vấn đề gì liên quan đến chuyện đó, không có bị tác động gì bởi chuyện đó hết.”
Ðược cùng cả đội lên Sacramento tham dự kỳ thi cấp tiểu bang, Sarah cảm thấy rất vui vì “Chúng em được đi cùng với nhau.”
Theo Sarah, mỗi tuần em bỏ ra khoảng 40 tiếng cho việc học thi này, bao gồm cả tự học ở nhà, học nhóm với nhau và học sau giờ tan lớp.
“Những khi em cảm thấy không vui, mệt mỏi, em nói với các bạn trong đội, thế là các bạn giúp em để em thấy đỡ hơn, nên chưa bao giờ em muốn bỏ cuộc hết.” Sarah bày tỏ.
Khuê Trần, cô bé đã “tin chắc rằng đội mình sẽ lên tới Sacramento” ngay sau hôm thi vòng SuperQuiz OCAD, tâm sự, “Hồi trước thấy chuyện mình lên Sacramento thi còn là giấc mơ. Nhưng giờ thấy mỗi ngày mỗi gần đến ngày lên đường, thấy được chỗ mình đứng là ở đâu, thì lại thấy lạ lắm!”

Thầy Eric Brothwell, thầy giáo huấn luyện, và em Lily Phạm, một thành viên trong đội Westminster High, đang cùng xem xét một vấn đề của môn Science.
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

“Bình thường thấy chỉ là mấy đứa mình với nhau, chơi giỡn với nhau thôi, chứ đâu có nghĩ mình là đội được xếp hạng 12 trong toàn tiểu bang California đâu. Thành ra khi nhìn thấy rõ ràng đó là tên của đội mình được xếp hạng trên giấy thì thấy lạ lắm!” Khuê cười một cách hạnh phúc, trước khi quay trở lại với bài học dở dang của mình.

***

Tôi rời cổng trường khi nắng chiều bắt đầu nhạt.
Bức hình các em học sinh da trắng ở Los Angeles thắng giải America Academic Decathlon năm trước rạng rỡ nụ cười khi được chụp hình chung với tổng thống cứ ám ảnh trong đầu.
Có lẽ các thầy cô giáo của trường trung học La Quinta hay trung học Westminster, đều cũng như tôi, ao ước, giá như đó là những gương mặt học trò mình, hầu hết là Việt Nam, thì sẽ tự hào và hãnh diện biết bao nhiêu!
Tôi nhớ đến khay bánh người thầy tự tay làm cho học trò mình. Tôi nhớ đến hình ảnh các em tự soạn đề ôn tập cho mình. Tôi nhớ đến chuyện thầy Bảo Khang đôn đáo chạy đi tìm người tài trợ cho các em.
Và chợt nghĩ, phải chăng chuyện giáo dục học hành của thế hệ Việt lớn lên tại đây là chuyện riêng của mỗi nhà, chứ không phải là chuyện cộng đồng cần quan tâm, hỗ trợ, từ mấy mươi năm qua.

Ngọc Lan, Linh Nguyễn / Người Việt

================================================

Ai sẽ là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?
Cập nhật lúc: 09:43:19 PM, 23/02/2012
Chưa có số liệu chính xác về quân nhân Mỹ gốc Việt trong quân đội hiện đại nhất thế giới hiện nay, nhưng theo thống kê sơ bộ, số sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1.000 người, trong đó đại tá là quân hàm cao nhất, có trên 20 vị.

Điều kiện được thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ: Phải mang quân hàm đại tá 3 năm; là Chỉ huy trưởng xuất sắc; giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định; do Hội đồng thăng cấp chọn lọc; do Tư lệnh quân chủng đề nghị lên Bộ trưởng quốc phòng; được Thượng viện xét duyệt và do Tổng thống quyết định.

Theo hệ thống thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ, sĩ quan đại tá Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân lục chiến trước tiên sẽ được thăng chuẩn tướng, còn đại tá Lực lượng duyên phòng và Hải quân thăng cấp phó đô đốc. Vậy, ai sẽ trở thành tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?

Đại tá Nguyễn Hùng: Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ.
Đại tá Nguyễn Hùng là một trong những sĩ quan gốc Việt sáng giá, có thể được thăng quân hàm cấp tướng trong quân đội Mỹ. Ông hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville thuộc Lực lượng phòng vệ bờ biển.

Đại tá Nguyễn Hùng: Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville,
 Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ.

Theo hồ sơ cá nhân, sĩ quan gốc Việt Nguyễn Hùng được thăng quân hàm đại tá vào năm 2007. Tháng 6/2010, ông là một trong số hơn 200 đại tá thuộc Lực lượng duyên phòng được chọn thăng cấp Phó đô đốc. Cùng năm, ông được đề cử vai trò đồng Chủ tịch (CO- Chair of the injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng phòng vệ bờ biển và Bộ Nội vụ Mỹ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 công nhân làm việc tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và những hậu quả do dầu loang ảnh hưởng đến môi sinh vùng vịnh.

Đại tá Lương Xuân Việt: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101
Lương Xuân Việt được phong quân hàm đại tá từ năm 2009. Ông từng nắm quyền chỉ huy nhiều đơn vị trong Không quân Mỹ, như: giữ chức Chỉ huy phó hành quân Quân đoàn Không vận 18 từ tháng 2/2008, rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 505 nhảy dù, Toán chiến đấu Lữ đoàn 3, Sư đoàn không vận 82 và hiện nay là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101.

Đại tá Lương Xuân Việt: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101.

Đại tá Lương Xuân Việt được mệnh danh là người hùng trở về từ chiến trường Afghanistan. Dưới tài lãnh đạo và chỉ huy của ông, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9.000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc bình định lãnh thổ khu vực trách nhiệm, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tai chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt hạị nhẹ, với tổn thất 17 quân nhân.

Được biết, bên cạnh việc tốt nghiệp ĐH Southern California chuyên ngành sinh hóa, đại tá Viet còn có bằng cao học về khoa học quân sự. Ông từng được đào tạo tại các trường quân sự, như: Airborn school, Ranger school, The Infantry Officer Basic and Advanced Courses, Command and General Staff College, Joint Forces Staff College.

Nữ đại tá Không quân Mylene Trần Huỳnh: Giám đốc AFMS
Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh (tên Việt Nam là Trần Thị Phương Đài), 44 tuổi, Giám đốc cơ quan y khoa của Không quân Mỹ (Air Force Medical Service - AFMS) thuộc Chương trình chuyên viên y tế quốc tế (International Health Specialist - IHS), đã được thăng quân hàm đại tá vào ngày 14/5/2010.

Mylene Trần Huỳnh: Nữ đại tá Không quân Mỹ

Ở chức vụ Giám đốc AFMS, Trần Huỳnh có trách nhiệm thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới và cho cả 150 nhân viên quân y của Không lực Mỹ thuộc chương trình IHS.
Sau khi tốt nghiệp văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại ĐH Virginia, Mylene Trần phục vụ trong Không lực Mỹ suốt 18 năm và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam. Cụ thể, nhóm công tác của bà đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3.000 người tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường học. Trong những ngày làm việc ở Việt Nam (mỗi ngày 10 giờ, còn ban đêm phải họp bàn để trao đổi về công việc trong ngày), nhóm đã mang lại ánh sáng cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; giải phẫu tim cho một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc cho 2.000 bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2.711 người; khám chữa mắt cho 1.000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho hơn 10.000 bệnh nhân...

Ngoài ra, nhóm của đại tá Huỳnh còn trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như giải phẫu với đối tác Việt Nam và thuyết trình kiến thức y khoa ở ĐH Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y cổ truyền...
Có thể nói, thành tựu của nữ bác sĩ Mylene Trần không những là một niềm vinh dự của riêng bà, mà còn của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là trong khi đang sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ người, bà vẫn không quên nguồn cội, đã nhiều lần trở về Việt Nam để cung cấp chăm sóc y tế cho người nghèo và thiếu may mắn...

Như vậy, bên cạnh 3 đại tá gốc Việt trên, trong quân đội Mỹ vẫn còn rất nhiều những sĩ quan gốc Việt tiềm năng. Tuy nhiên, dù là người Việt nào trở thành tướng đầu tiên thì cũng là niềm tự hào của cộng đồng cả trong và ngoài nước.

================================================
 
Đụng Độ Sinh Tử Giữa Tay Bắn Tỉa Mỹ
& Nữ Xạ Thủ VC
Tác giả : Trúc Giang MN
(02/20/2012)


1. Mở bài
Một cuộc đọ sức sống chết giữa tay súng bắn tỉa trứ danh của TQLC Hoa Kỳ, có biệt danh là Lông Trắng, với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache, diễn ra trong khu vực Đồi 55 thuộc mặt trận B5, vào năm 1968 trong Chiến Tranh Việt Nam. Tình báo quân sự Hoa Kỳ xác định, nữ xạ thủ Apache là mục tiêu số một phải tiêu diệt. Cái tên Apache cho biết, người VC gái nầy tra tấn tù binh Hoa Kỳ và VNCH một cách dã man, và thường để cho họ mất máu đến chết. Sở thích của y thị là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm.



2. Cuộc đụng độ giữa Lông Trắng và nữ xạ thủ Apache
Băng tầng truyền hình History Channel phát đi một loạt tài liệu tựa đề “Bắn tỉa: Những nhiệm vụ gây chết người nhất (Sniper: Deadliest missions) thông qua những lời tường thuật của tay xạ thủ khét tiếng Hoa Kỳ là Carlos Hathcock và Đại úy Edward James Land, chủ yếu nói về cuộc đụng độ nguy hiểm giữa Hathcock, có biệt danh là Lông Trắng (White Feather) với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache, xảy ra ở Đồi 55 (Hill 55) vào năm 1968 tại mặt trận vùng Cao Nguyên Trung phần, là mặt trận B.5 của Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam.
Cảnh tượng toát mồ hôi khi hai nòng súng bắn tỉa chỉa thẳng vào nhau, cùng nằm trên một đường đạn.
Xạ thủ Hoa Kỳ nhanh tay, bóp cò trước, bắn hạ nữ đối thủ, trong lúc hoảng sợ, chưa hoàn hồn.

2.1. Ngọn đồi 55 (Hill 55)
Cuộc chạm trán xảy ra trong khu vực ngọn đồi 55 (Hill 55), còn gọi là Núi Đất, nằm ở phía Tây Nam Đà Nẳng, tỉnh Quảng Nam.
Ngọn đồi có vị trí chiến thuật là kiểm soát được cả một vùng chung quanh, nên TQLC Hoa Kỳ mở cuộc hành quân chiếm lấy. Việt Cộng chôn mìn dầy đặc cả khu vực. Với sự yểm trợ của Tiều đoàn 3 Công Binh HK, TQLC phá mìn và tiến chiếm ngọn đồi vào đầu tháng 1 năm 1966. Sư Đoàn 1 BB đã đặt những khẩu đại bác 105mm trên căn cứ đó, đồng thời, Đại úy Edward James Land điều khiển một tổ bắn tỉa với xạ thủ trứ danh là Carlos Hathcock để bảo vệ căn cứ trên ngọn đồi.

2.2. Cuộc đụng độ sống chết
Ngoài việc treo giải thưởng 30,000 đồng cho cái đầu của Lông Trắng, Hà Nội còn điều một tổ bắn tỉa vào mặt trận B5, do tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy, với nhiệm vụ triệt hạ Lông Trắng.
“Ngày 1-5-1968, Bộ Tư Lệnh B5 ra lịnh cho trung đoàn 27 bao vây căn cứ Mỹ trên ngọn đồi. Một trung đội 25 người được giao nhiệm vụ. Sau khi xây dựng công sự, hầm hào chiến đấu, cấp trên sẽ điều một tổ bắn tỉa vào. Nhiệm vụ của trung đội là vừa gây tiếng nổ quấy phá, vừa bảo vệ tổ bắn tỉa, cách căn cứ Mỹ 1km.
Ngày 10-5-1968, tổ bắn tỉa từ Hà Nội đến, đã vào vị trí. Năm tay bắn tỉa với 5 khẩu súng Hungary vào vị trí ở suối Lăng Gô. Bộ đội đào công sự dưới những bụi tre trụi lá vì bom khai hoang. Ngày đầu tiên ra quân thắng lợi, nhưng đạn pháo Mỹ rải “liên thanh” không ngừng.” (Trích. Hồi Ký Quảng Trị-Quân sự VN.Net)
Về phía Hoa Kỳ, sau khi HN đưa đội bắn tỉa vào Nam, thì tất cả xạ thủ đều mang lông trắng trên mủ để đánh lừa đối phương, việc làm nầy rất nguy hiểm, đe dọa tánh mạng của những người mang lông trắng, vì Lông trắng là mục tiêu hàng đầu phải tiêu diệt.
Hôm đó, Hathcock và trợ thủ là John Roland Burke bị xạ thủ VC theo dõi và bám sát ở khu vực Đồi 55, cách Đà Nẳng 35 miles.
Hathcock nhìn thấy tia sáng, phản chiếu do ánh mặt trời, phát ra từ ống nhắm sau một bụi tre. Hathcock nhanh tay bóp cò trước, viên đạn xuyên qua ống nhắm trên thân súng, đi vào mắt, giết chết nữ xạ thủ ở khoảng cách 500 yards (457m).
Trường hợp nầy cho thấy 2 tay bắn tỉa đã nhắm đúng vào nhau, nhưng trời hại tên VC gái, vì tia sáng lóe lên do phản chiếu ánh mặt trời. Dù sao, Hathcock cũng hú hồn vì thoát chết trong cái tíc tắc.
Trong cuộc phỏng vấn của John Plaster, Hathcock cho biết: “Chỉ huy tổ bắn tỉa ở Đồi 55 là một phụ nữ có biệt danh là Apache, vì đã có thành tích tra tấn tù binh Mỹ và VNCH, để cho họ mất máu rồi chết. Đại úy Edward James Land thêm vào: “Tình báo quân sự Mỹ đã xác định, mục tiêu số một phải tiêu diệt, là nữ xạ thủ bắn tỉa VC có biệt danh là Apache, nổi tiếng về việt tra tấn tù binh một các tàn bạo.
Năm 1995, người thành lập Toán Đặc nhiệm HQ/HK SEAL, Team Six, ông Richard Marcinko, tường thuật rằng, Hathcock có cho ông biết, Apache có sở thích là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm.

2.3.Một nhiệm vụ khó khăn
Ba ngày trước khi mãn thời hạn ở VN, Hathcock tình nguyện thi hành một nhiệm vụ mà chi tiết không được cho biết, trước khi chấp nhận thi hành.
Anh ta phải bò 1,500 yards (1km374) để giết một tên tướng Việt Cộng. Phải cố hết sức bò không nghỉ, không ngủ suốt 4 ngày 3 đêm, tiến từng inch một, với lớp ngụy trang phủ cả thân mình. Ở một chỗ gần bụi tre, suýt bị con rắn lục mổ, nhưng vẫn tiếp tục tiến tới, hạn chế tối đa mọi rung động chung quanh.
Cho đến khi viên tướng ra khỏi lều, Lông Trắng nã một phát, trúng ngay giữa ngực.
Anh ta phải bò ngược trở về, vì VC bắt đầu lục soát khu vực.
Sau nầy, anh hối hận về việc ám sát hôm đó, vì quân VC tức giận, trả thù bằng một cuộc tấn công mãnh liệ,t gây thương vong khá cao cho binh sĩ HK trong căn cứ.
Carlos N. Hathcock sinh ngày 20-5-1942 tại Little Rock, Arkansas, là xạ thủ bắn tỉa TQLC/HK, đạt kỷ lục bắn hạ 93 địch quân trong Chiến Tranh VN. CSBV đã treo giải thưởng cái đầu của anh giá 30,000 đồng, một số tiền rất lớn so với những giải thông thường là 2,000 đồng bạc VN trong thời đó. VC gọi Hathcock là “Lông Trắng” vì anh thường cài cái lông trắng trên chiếc mủ ngụy trang.

2.4. Những xạ thủ bắn tỉa Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam
Vì lý do bí mật quân sự, nhiều xạ thủ bắn tỉa đã đạt nhiều thành tích nhưng không được biết đến, trong đó có Adelbert Waldron.
Trung sĩ Adelbert F. Waldron III (14-3-1933 – 18-10-1995) là tay súng bắn tỉa của QĐ/HK, phục vụ trong Sư đoàn 9 Bộ Binh.
Mãi đến năm 2011, Bộ Quốc Phòng HK mới công khai xác nhận kỷ lục đã hạ 109 địch quân trong Chiến tranh Việt Nam. Năm 1969, Waldron được thưởng hai huy chương về thành tích đã đạt.
Carlos Hathcock hạ 93. Chuck Mawhinney: 103


3. Xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất nước Mỹ
Chris Kyle là tay bắn tỉa cừ khôi nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.
Năm 2003, khi Hoa Kỳ tăng quân số ở Iraq, Chris Kyle, bang Texas, gia nhập Biệt kích HQ/HK (SEAL). Kyle được cử đến một đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ một tiểu đoàn TQLC trên đường tiến đến một thành phố Iraq. Một đám đông ùa ra chào đón họ ở thị trấn. Qua kính nhắm, Chris Kyle thấy một phụ nữ tay cầm một quả lựu đạn tiến về phía lính Mỹ, người phụ nữ đi cạnh một đứa trẻ.
“Đây là lần đầu tiên tôi sắp giết một người, một phụ nữ. Một ý kiến thoáng nhanh trong óc. Một là nhiều đồng đội của tôi phải chết, hoặc tôi phải bắn hạ người phụ nữ nầy”. Cuối cùng, anh ấy bóp cò. Kyle phục vụ trong quân đội đến năm 2009. Theo ngũ giác đải, thì Kyle đã bắn hạ 160 người, trở thành một xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất của QĐ/HK. Trong đó, Kyle ước tính, anh ta đã lấy mạng của 255 người. Riêng trong trận đánh ở thành phố Falulljah năm 2004, Kyle đã hạ 40 địch quân.
Nguồn tin tình báo cho biết, cái đầu của Kyle được treo giá 20,000 đô la và gán cho danh hiệu là Quỷ dữ (The Devil)

4. Lính Anh phá kỷ lục bắn tỉa ở chiến trường Afghanistan
Hồi tháng 11 năm 2010, hạ sĩ Craig Harrison thuộc quân đội Anh, thực hiện kỳ tích về kỷ lục bắn tỉa trên chiến trường Afghanistan.
Harrison đi trên chiếc Jacko 4x4, theo bảo vệ đoàn xe tuần tra, thì đoàn xe bị quân Taliban phục kích tấn công. Thấy đồng đội lâm nguy, Harrison nhảy ra khỏi xe, mang theo khẩu súng bắn tỉa tầm xa L-115A3, thuộc loại súng mạnh nhất của quân đội Anh.
Harrison kể lại trên tờ báo Times of London: “Điều kiện lúc đó hoàn hảo. Trời không gió, thời tiết dịu nhẹ, tầm nhìn thấy rõ. Tôi thấy 2 phiến quân, một mặc đồ đen, một màu lá cây với khẩu PKM đang nã đạn vào đoàn xe. Tài xế tên Cliff O’Farrell đóng vai trợ thủ. Cân chỉnh súng xong, Harrison xiết cò. Khoảng cách từ họng súng đến mục tiêu xa đến nổi, viên đạn 8.59mm bay với tốc độ gấp 3 lần âm thanh mà phải mất 3 giây mới tới đích. Viên đầu trúng bụng tên giữ súng, hắn ngã lăn ra chết. Viên đạn thứ hai trúng ngay vào sườn tên còn lại.”
Đây là một kỳ tích, đã bắn hạ địch ở khoảng cách 2km470. Điều đặc biệt là tầm sát hại của loại súng nầy chỉ ở 1km5, ngoài tầm nầy, viên đạn chỉ mang tính quấy rối mà thôi.
Do kinh nghiệm, để cho phù hợp với đường đạn bay quá xa như thế, Harrison đã điều chỉnh mũi súng cao 1.8m và lệch về bên trái 40cm.
Thành tích bắn xa như Harrison chưa có ai đạt tới được.
Sử gia Jack Granaststein nói với tờ Globe&Mail: “Tôi hoàn toàn kinh ngạc khi biết Harrison có thể bắn vào ai đó ở một khoảng cách quá xa mà vẫn trúng, thậm chí trúng cả 2 lần.”
Thiện xạ là yếu tố chính của bắn tỉa.

5. Kỹ thuật bắn tỉa
Cái lợi hại của bắn tỉa là khó phát hiện, khó tiêu diệt, vì nó ngụy trang khéo léo, kỹ thuật ẩn núp kín đáo và nhất là vì khoảng cách rất xa. Hệ thống vũ khí bắn tỉa rất đặc biệt và chính xác, đi đôi với khả năng thiện xạ.
Bắn tỉa đi từng cặp, một xạ thủ (Sniper) và một trợ thủ  là người quan sát (Spotter), có thể trao đổi cho nhau khi mỏi mắt, vì phải theo dõi không ngừng có khi nhiều ngày. Súng bắn tỉa có ống nhắm được điều chỉnh phù hợp với ống dòm xác định vị trí mục tiêu, loại ống dòm đặc biệt, có thể trông thấy ban đêm.
Người bắn tỉa đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, có khả năng đánh giá đường đạn đi, bị tác dụng bởi sức hút của quả đất, khiến cho đầu đạn có khuynh hướng hạ dần xuống đất. Đầu đạn cũng bị tác dụng của hướng gió, sức gió và độ ẩm trong không khí. Việc huấn luyện xạ thủ bắn tỉa rất khó, nên số học viên  bị loại thường chiếm tỷ lệ 60%.  
Đối với xạ thủ bắn tỉa, mỗi viên đạn hạ một kẻ thù (one shot, one kill), tính ra rất rẻ, chỉ tốn vài đô la là cùng. Quan trọng nhất là gây tâm lý hoang mang, sợ hãi, khiến cho hoạt động của đối phương bị hạn chế hơn. Mục tiêu triệt hạ thường là những cấp chỉ huy, có thể tạo ra hỗn loạn như rắn mất đầu.
Xạ thủ bắn tỉa cũng thường bị săn lùng bởi xạ thủ bắn tỉa của đối phương, vì thế, những hoạt động bắn tỉa không được phổ biến, cho nên, chiến thuật bắn tỉa của HK trong chiến tranh VN ít có người biết đến, như trường hợp của Carlos Hathcock chẳng hạn.

6. Tay bắn tỉa sát nhân đền tội
6.1. Giờ đền tội
Lúc 9 giờ tối, giờ địa phương, ngày 10-11-2009, tại nhà tù Greenville ở Richmond, bang Virginia, tên bắn tỉa cuồng sát John Allen Muhammad đã bị hành quyết bằng cách chích thuốc độc, trước sự chứng kiến của nhiều thân nhân của nạn nhân trong phòng quan sát.
Ông Nelson Rivera chồng của nạn nhân Lori Ann cho biết: “Tôi đến đây để xem gương mặt của hắn ta biểu lộ như thế nào trước cái chết của chính hắn.”
Bảy năm sau sự kiện kinh hoàng, khi John Allen Muhammad dùng súng bắn tỉa hạ sát 10 người, làm bị thương 3 người, trong 3 tuần lễ liên tiếp, nay đến lúc hắn phải đền tội.
Tòng phạm là Lee Boyd Malvo, 17 tuổi khi gây tội ác, nên được xử theo luật của vị thành niên, bị kết 6 cái án chung thân liên tiếp mà không được hưởng ân xá.

6.2. Hành vi sát nhân
Ngày 2-10-2002, lúc 5giờ20 chiều, một viên đạn cảnh cáo bắn vào cửa sổ của tiệm bán bông hoa thủ công Michael’s ở Aspen Hill, thuộc Montgomery County, Maryland, không có ai bị thương. Khoảng 1 giờ sau, lúc 6giờ 30, John Allen Muhammad (41 tuổi) và Lee Boyd Malvo (17 tuổi), lái xe vào bãi đậu xe của một siêu thị, cả hai nằm trong xe, nhắm qua lổ nhỏ được khoét ra để thực hiện bắn tỉa ở phía sau của chiếc Chevrolet Caprice đời 1990 cũ kỹ. Muhammad đã hạ sát James Martin, 55 tuổi, là nhân viên phân tích của NOAA (National Oceanic and Atmosphere Administration).
Tiếp theo, chỉ trong 2 tiếng đồng hồ, 5 người nữa bị bắn chết ở nhiều địa điểm khác nhau.
Ngày 3-10-2002, James Buchanan, 39 tuổi, một người làm vườn ở ngoại ô Maryland bị bắn chết. Tại hiện trường, một đầu đạn được thu nhận. Khoảng 1 giờ sau, trong ngày 3-10, Premkumar  Walekar, là tài xế taxi bị bắn chết tại một trạm xăng. Nửa giờ sau, bà Sarah Ramos bị bắn chết khi ngồi đọc sách trước cửa nhà. Nạn nhân kế tiếp là bà Lewis Rivera. Cuối ngày 3-10-2002, hai sát thủ đã giết ông Pascal Charlot, 72 tuổi, khi ông đang thả bộ trên đường phố Washington, D.C..
Ngày 4-10-2002, Caroline Seawell bị bắn trọng thương khi đang xếp những bao hàng vào xe tải ở Frederickburg, Virginia, cách D.C. 70km.
Các vụ bắn tỉa liên tiếp gây kinh hoàng ở thủ đô Hoa Kỳ. Bầu không khí căng thẳng, người lớn không dám ra khỏi nhà, trẻ em được tập dượt kỹ thuật tránh bắn tỉa như đi khom lưng, di chuyển bằng cách chạy zig zag theo hình chữ chi. Nhân viên an ninh tìm không ra dấu vết. Sau phát súng, khi cảnh sát đến thì quang cảnh bình thường.
Ngày 7-10-2002, lúc 8 giờ 09 phút sáng, học sinh Iran Brown, 13 tuổi bị bắn vào bụng trên đường đi đến trường Benjamin Tasker, ở Bowie, Maryland. Rất may mắn, học sinh sống sót. Trong vòng một tuần tiếp theo, 3 nạn nhân bị bắn chết ở Virginia, trong đó có ông Dean Meyers, một cựu chiến binh bị bắn trúng đầu khi đang đổ xăng.
Tổng cộng 10 người chết, 3 bị thương.

6.3. Thái độ ngạo mạn tự đưa đầu vào rọ
Giết người vô tôi mà chưa bị tóm, khiến cho tên sát nhân trở nên ngạo mạn, ngông cuồng, trêu ghẹo chọc tức cảnh sát và vì đó mà tự đưa đầu vào rọ.
Trong vụ giết người, tên sát nhân viết giấy để lại “Hãy gọi ta là thượng đế” (Call me God). Trong vụ bắn học sinh Iran Brown, Lee Boyd Malvo viết giấy để lại “Con cái các vị không còn được an toàn ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào”. Trên giấy còn in dấu tay của hắn.
Muhammad còn gọi điện thoại đến trêu chọc cảnh sát. Qua điện thoại, hắn khoe khoang sự thông minh của hắn trong vụ cướp của giết người trong tiệm rượu ở Montgomery, Alabama trước kia, mà cảnh sát vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Chính tiết lộ nầy dẫn đến việc hắn bị tóm cổ. Trong lúc điện đàm, cảnh sát theo dõi tìm vị trí điện thoại, nhưng hắn tinh ranh, cúp máy trước khi có thể bị phát hiện.
Trở lại vụ cướp tiệm rượu ở Alabama, nhân viên an ninh thu thập được dấu chỉ tay của thủ phạm, đem đối chiếu với dấu tay trên tờ giấy để lại trong vụ bắn học sinh Iran Brown, 2 dấu tay của chính Lee Boyd Malvo. Truy ra, phát hiện Malvo sống chung với Muhammad. Nhưng còn khó khăn là cả hai đều vô gia cư, không có địa chỉ.
Thế là một nổ lực săn người được phát động.
Sáng ngày 24-10-2002, Muhammad và Malvo bị bắt trong khi đang ngủ trong xe. Lục soát, tìm thấy khẩu súng bắn tỉa Bushmaster XM-15 cùng với cái giá súng 2 chân. Sau khi bắn thử, thì đầu đạn giống hệt như đầu đạn đã bắn vào ông James Buchanan ngày 3-10 trước kia. Chiếc Chevy Caprice được sửa lại cho thích hợp với việc bắn tỉa.
Trước kia, cảnh sát đã có một lần phát hiện cả hai ngủ trong xe nhưng rồi cho đi, vì lúc đó đang nổ lực tìm chiếc xe Van trắng mà một người đã gọi cho biết tình trạng đáng nghi ngờ của chiếc xe trắng đó.

6.4. Tóm tắt vài nét về Muhammad và Malvo

1). John Allen Muhammad
Sinh ngày 31-12-1960, bị xử tử ngày 10-11-2009. Muhammad tên là John Allen Williams, đến năm 1987 thì cải đạo, theo Hồi giáo và đến năm 2001, thì đổi họ lại thành Muhammad. Việc bắn tỉa gây kinh hoàng tại thủ đô HK, được hắn xem như một cuộc thánh chiến của Al-Qaeda và Taliban  Hồi giáo.
Năm 1979, Muhammad gia nhập Vệ Binh Quốc gia của bang Louisiana. Năm 1986, tình nguyện nhập ngũ. Muhammad là tay thiện xạ về súng M-16, đã được cấp bằng thiện xạ. Bị giải ngũ năm 1994 với cấp bậc trung sĩ. Can nhiều tội hình sự về gian lận và sống trong trại vô gia cư với Malvo như cha con.

2). Lee Boyd Malvo
Lee Boyd Malvo sinh ngày 18-12-1985, con của bà Una Seeon James, sống trên đảo Antigo. Ở đó, Una gặp Muhammad và sống với nhau như vợ chồng. Sau đó, Una vượt biên sang Florida, bỏ Malvo ở lại sống với Muhammad. Năm 2001, Malvo nhập cư Floria trái phép, bị bắt và Muhammad đóng tiền thế chân 1,600USD nên được thả ra. Cả hai sống trong trại vô gia cư với giấy tờ giả là hai cha con.
Chính Malvo đã đánh cắp khẩu súng bắn tỉa Bushmaster XM-15 tại một cửa hàng bán súng ở bang Maine.
Malvo đã nhận tội giết 6 người lúc 17 tuổi, nên được xử theo tội vị thành niên, lảnh 6 cái án chung thân liên tiếp và không được hưởng ân xá.

7. Kết
Trong quân đội, binh chủng nào cũng cần có những đội bắn tỉa để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau, như đạn công phá để phá hủy phi cơ, đài phát tuyến, nguồn cung cấp xăng dầu, nước uống…Các binh chủng gởi người tới trường huấn luyện bắn tỉa, trường nổi tiếng nhất Hoa Kỳ là USMC Sniper School (USMC là United States Marine Corps)
Xạ thủ bắn tỉa là người cô độc trên con đường đi tìm con mồi của mình, cần phải có kỹ năng cao độ về thiện xạ, quan sát và lẫn tránh. Khả năng làm việc độc lập, tự đưa ra những quyết định đúng đắn.
Một sĩ quan huấn luyện viên nói: “Không có cái đầu lạnh thì đừng mong trở thành lính bắn tỉa”.


Trúc Giang
Minnesota ngày 20-2-2012


================================================

CÁI NẦY DÀNH CHO QUÝ VỊ THÍCH CÂU CÁ, NHƯNG KHÔNG CÓ KIÊN NHẪN CHỜ CÁ CẮN CÂU…




================================================
 

Sửng sốt ở nghĩa địa xa hoa nhất VN

Hơn lăng vua chúa ngày xưa


Những tên nhờ tham ô, ăn chặn, ăn cướp trở nên giầu có, sống xa hoa, ăn càng nhiều đồ bổ thì thân xác khi chết đi sẽ có mùi hôi thúi hơn nhũng dân nghèo chỉ cơm rau cà mắm qua ngày. Cho nên có xây lăng mộ đẹp đến đâu thì cũng không che nổi mùi hôi thúi xông ra bởi cái thân xác dơ bẩn khi còn sống...!!!
Nhà giàu tại VN tiền nhiều quá tiêu không hết đua nhau xây mộ đễ dành sau này, họ tranh hơn nhau cả lúc khi nằm xuống, khi đang sống thì nhà lớn, siêu xe, du thuyền, ngày nay lại tranh nhau mua máy bay riêng... một xã hội đầy bất công, họ đễ mặc người nghèo, tàn tật...cho người Việt hãi ngoại lo.

Những quần thể lăng mộ mà chi phí từ hàng trăm triệu cho tới vài tỷ đồng mọc khắp nghĩa địa làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Dần dần người ta không gọi đây là nghĩa trang nữa mà thay vào đó là những mỹ từ nói lên sự xa hoa: Thành phố lăng mộ, nghĩa trang xa hoa bậc nhất...
Vừa bước chân vào An Bằng, tầm mắt chúng tôi bỗng choáng ngợp như đứng trước một đám nấm kiến trúc khổng lồ đủ màu, đủ cỡ mọc lên lố nhố trùng điệp trên bãi cát dọc bờ biển. Những ngôi mộ không nằm tách biệt trên các sườn đồi hoặc xa khu dân cư mà là trải dài ra dọc biển và xen lẫn với những ngôi nhà của người sống.

Rừng lăng mộ ở làng An Bằng
Tuy là nghĩa địa nhưng không có cảm giác u ám, hiu hắt với mùi hương khói trên những ngôi lăng. 
Một lăng mộ thuộc vào loại “đẳng cấp” tại đây phải hội đủ các yếu tố: Móng sâu và chắc, vật liệu xây dựng sang trọng - kiên cố, trang trí đầy đủ các con vật trong “tứ linh” (lân ly quy phượng), rồi những con rồng chầu trước bậc lên xuống, những ngôi tháp lục giác cao và điêu khắc chạm trổ công phu.
Anh Văn Công Tuấn, một người dân An Bằng đang tiến hành xây mộ cho cha mẹ mình kể: Ngôi lăng này anh xây đã 3 tháng nay nhưng cũng chỉ mới được một nửa công đoạn. Chi phí cho việc xây lăng khá đắt đỏ vì phải sử dụng vật liệu đắt tiền nên khi hoàn thành cũng phải hơn 800 triệu
Ngôi mộ xa hoa của dòng họ Nguyễn Tấn Dũng. được xây dựng như
kiểu lăng tẩm của vua chúa triều Nguyễn.
Những ngôi mộ tiền tỷ thì mức độ hoành tráng hơn, khuôn viên lớn hơn, cao, to hơn. Đáng kể nhất là ngôi mộ dòng họ Lê V. đã khởi công xây dựng 2 năm nhưng vẫn chưa thể hoàn thành. Ông Lê Đoàn, người trực tiếp xây lăng mộ này cho hay: Dự toán ban đầu khoảng 1,3 tỷ nhưng với thời gian bị chậm lại và giá cả như hiện nay thì chắc số tiền sẽ lớn hơn nhiều.
Những ngôi mộ như những ngôi lâu đài trên cát vẫn tiếp tục mọc lên. Sự xa hoa, lãng phí của người dân nơi đây chẳng dừng lại. Anh Lai, một cán bộ xã Vinh An nói rằng: Chẳng thể biết được ngôi mộ nào đắt tiền nhất đâu bởi kỷ lục về mức độ hoành tráng, xa hoa của các ngôi mộ sẽ bị phá vỡ trong thời gian ngắn sau khi những ngôi mộ khác lại được cất lên. 
Một mùa xây lăng nữa lại đến, khắp nghĩa địa xa hoa bậc nhất Việt Nam lại 'rộn ràng' không khí xây dựng như những đại công trường.
Mộ của một dòng họ

Những ngôi tháp bát giác được chạm trổ rất tỷ mỷ, tốn kém của các cán bộ cấp cao

Trang trí những linh vật thiêng liêng trong các khu mộ.

Phần sau cùng, nơi đặt mộ chính trong các lăng tiền tỷ ở An Bằng.

Cột đá rồng được trang trí bằng gốm rất tốn kém...

hoặc những con rồng lớn được bố trí trước các lăng mộ, như lăng mộ của các bậc đế vương

Một ngôi mộ đồ sộ chưa có tên của dòng họ nào

Kiến trúc lộn xộn, không thống nhất

Cái lớn, cái nhỏ với đủ màu sắc đua nhau mọc kín cồn cát ven biển

Mạnh ai nấy xây, mạnh ai nấy chiếm,có khi xây xong
không vừa ý phá đi xây lại

Bên cạnh dân nghèo thì ........vẫn nghèo

Và một mùa xây lăng nữa lại đến, những ngôi lăng mộ không theo quy hoạch nào
lại tiếp tục mọc lên. Nhiều người dân lo sợ , đến một ngày làng An Bằng
chẳng còn đất cho con cháu sinh sôi nữa.

Ngôi mộ đồ sộ của dòng họ Lê đã xây dựng hơn 2 năm nhưng vẫn chưa thể
hoàn thành. Theo người chủ thầu xây mộ thì khi hoàn thành đây sẽ là
ngôi mộ "khủng" nhất về quy mô cũng như tiền bạc.

Khắp nghĩa địa An Bằng, những ngôi mộ đắt tiền của cán bộ cao  cấp lại tiếp tục được xây lên.

Những ngôi nhà ở của dân lọt thỏm, bé nhỏ nghèo nàn
 trước những ngôi... mộ.
Đó chỉ là số ít trong vô số những ngôi mộ ở 'thành phố chết' tại làng An Bằng. Đằng sau những ngôi mộ xa hoa, đồ sộ và rất lãng phí này là những cơn sóng ngầm âm ỉ. Người dân đua nhau chiếm đất, mạnh ai nấy xây, chính quyền cơ sở chẳng thể quản lý. Và rồi, sự dần biến mất của một làng chài, đất dành cho người chết dần dần chiếm hết của người sống. Và có nhiều những cảnh đời nghèo túng trong ngôi làng lăng mộ tỷ phú này.