Wednesday, May 30, 2012

Lời phát biểu của Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ Julian Trần, nhân dịp lễ Memorial Day


tại National Cemetery of the Pacific (Punchbowl) Honolulu, Hawaii
Ngày 27-5-2012
(Translation from the remarks in English)

Kính thưa qúy Cựu Chiến Binh chiến tranh Việt Nam; các quân nhân Hải, Lục, Không quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biên Phòng và qúy quan khách.

Kính thưa quý vị,             
Đây là một vinh dự lớn cho tôi ngày hôm nay được ở đây để bày tỏ những lời biết ơn chân thành đến những anh hùng đã chiến đấu cho nền tự do của miền Nam Việt Nam.
Trước hết, tôi xin cám ơn ban tổ chức, nhất là Cô Nina và cựu Đại Tá Castagnetti đã cho tôi cơ hội được đứng nói chuyện với quý vị trong buổi chiều hôm nay.

Kính thưa quý vị,
Là một người lính, tôi tin là "khi đã là lính, thì suốt đời ta sẽ là lính"; thế nên theo sự suy nghĩ của tôi, quý vị không phải là những cựu chiến binh, mà quý vị luôn là người lính cho đến ngày các quý vị nhắm mắt xuôi tay.  Vì thế, nếu cho tôi một cơ hội, tôi sẽ không ngần ngại được sát cánh với quý vị xông pha vào mặt trận bất cứ ngày nào, giờ nào, và bất cứ nơi đâu.  Cũng như quý vị, tôi cũng đã từng xông pha ngòai mặt trận trên những vùng đất lạ xa xôi để bảo vệ cho cuộc sống và nền tự do mà chúng ta, những công dân Hoa Kỳ, được an hưởng từng ngày từng phút.



Sự khác biệt giữa thế hệ của chúng tôi và thế hệ của quý vị là ít nhất, chúng tôi cũng nhận được một ít lòng biết ơn của đồng bào khi chúng tôi trở về từ mặt trận; những quân nhân của thế hệ chúng tôi là những người gặp nhiều may mắn.  Nhưng còn quý vị, những quân nhân chiến đấu trong cuộc chiến ở Việt Nam - và rất nhiều những quân nhân đó đang có mặt nơi đây - những người lính đó khi trở về từ mặt trận đã phải đối mặt với sự ruồng bỏ và thù hằn của xã hội, một cái xã hội đã vội quên đi giá trị của hai chử tự do và nghĩa vụ của một công dân Hoa Kỳ.  Tuy vậy, cho dù quý vị đã không nhận được lòng biết ơn của công chúng cũng như phải đối đầu với những lời tuyên truyền một chiều của giới truyền thông, quý vị đã kiên cường chiến đấu và chưa từng chiến bại trên bất cứ một trận đánh nào trong gian đọan đó, từ thung lũng Ia Drang, Khe Sanh, ngọn đồi Hamburger, Tết và còn nhiều hơn nữa.  Tôi và quý vị, chúng ta là những người lính, mà là lính, chúng ta thi hành nhiệm vụ theo quân lệnh, tận lực 110% trong bất cứ hòan cảnh khó khăn nào - và có những người lính đã cho hết tất cả -- những người lính đó chính là những người hiện đang nằm sâu trong lòng đất thánh nầy.


Về phần tôi, đất nước Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội, không những ban cho tôi một cuộc sống tự do, mà còn cho tôi cơ hội để phục vụ trong một quân đội hùng mạnh nhất  trên quả địa cầu nầy, để bảo vệ cho nền tự do và cuộc sống của người dân Hoa Kỳ.  Và tôi cho rằng đây là một vinh dự to lớn nhất trong cuộc đời tôi.  Vâng, đất nước Hoa Kỳ tuy không phải là một quốc gia tòan thiện tòan mỹ, nhưng tôi có thể chứng minh rằng sau hơn 35 quốc gia mà tôi đã từng đi qua, Hoa Kỳ vẫn luôn là một quốc gia tốt đẹp nhất trên trái đất nầy.  Đối với những kẻ luôn than phiền về đất nước nầy; bôi nhọ quê hương nầy; nếu họ có thể tìm được một vùng đất nào trên thế giới tòan thiện hơn quê hương nầy, xin họ cho tôi biết, tôi sẽ mua cho họ một vé máy bay một-chiều, điểm đến họ tự chọn, và tôi muốn họ đừng bao giờ trở lại đất nước nầy nửa.  Vì tôi rất tự hào là một công dân Hoa Kỳ và tôi không bao giờ muốn sống chung với những người đó.


Tuy tôi còn nhỏ trong thời gian chiến tranh đang xảy ra tại Việt Nam, nhưng tôi cũng có thể cảm nhận được và yêu quý sự tự do mà chúng tôi có ở miền Nam Việt Nam.  Người anh ruột và 2 cậu của tôi là sĩ quan trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), cũng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ cho nền tự do của quê hương mình.  Nền tự do mà người dân miền Nam an hưởng trước 1975 sẽ không bao giờ có được nếu không có những sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ QLVNCH cùng sát cánh với những người lính của các quân binh chủng Hoa Kỳ, những người lính Mỹ đó giờ chúng ta gọi là cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. 


Kèm theo đây, tôi cũng muốn gởi lời cảm ơn thành kính nhất đến gia đình và thân nhân của hơn 58,000 vị anh hùng ngã xuống và tên họ đã khắc sâu trên Bức Tường Chiến Tranh Việt Nam tại Thủ Đô Hoa Thinh Đốn.  Nếu không có những vị anh hùng nầy, chúng tôi, người dân của miền Nam Việt Nam, sẽ không có thể có được một cơ hội để an hưởng nền thịnh vượng và thấm hiểu được giá trị của hai chử “Tự Do”.  Tuy thời gian "Tự Do" đó có ngắn ngủi, nhưng chúng tôi đã học hỏi được cái giá trị của hai chử “Tự Do”.  Và vì thế, xin quý vị nhận nơi đây lời cảm ơn chân thành nhất  từ con tim của tôi cho những ngày tháng Tự Do đó mà quý vị đã cho chúng tôi .


Sau chiến tranh Việt Nam, hàng trăm ngàn người dân Việt Nam đã vượt biên để tìm tự do; đã có không biết bao nhiêu những người vượt biên đã bỏ mình trên biển sâu hoặc là trong rừng sâu núi thẩm ở Lào và Cambodia trên bước đường đi tìm tự do.  Những người vượt biên đó được mọi người gọi là "Thuyền Nhân," hoặc là như tôi, những người vượt biên "Đường Bộ" vì tôi vượt biên qua ngã Cambodia.  Những người tị nạn đó đã chọn "thà chết để được sống tự do;" họ chọn kiếp sống tự do vì quý vị họ đã cho họ nếm được cái ý nghĩa và giá trị của hai chử Tự Do.

Thống Tướng Douglas MacArthur có nói rằng "người lính già không bao giờ chết, họ chỉ tan biến theo thời gian."  Nhưng tôi muốn cho quý vị biết rằng " quý vị có thể chết vì tuổi già, nhưng sẽ không bao giờ tan biến theo thời gian" bởi vì quý vị sẽ sống mãi trong con tim và khối óc của hàng triệu người Việt và cộng đồng Việt Nam trên tòan thế giới.  Mỗi khi tôi gặp một cựu chiến binh Việt Nam, tôi luôn gởi đến họ hai tiếng cảm ơn, và tôi mong muốn tất cả mọi người điều làm giống như tôi vì những người cựu chiến binh đó đã hy sinh quá nhiều cho miền Nam Việt Nam và cho đất nước Hoa Kỳ.


Tôi cũng mong muốn tất cả công dân Hoa Kỳ bày tỏ lòng cảm ơn của mình cho tất cả những cựu quân nhân cũng như những người lính đang phục vụ trong quân đội hôm nay; nếu không có họ, đất nước Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có được như ngày hôm nay; quê hương nầy sẽ không có được sự tự do mà mình đang có; và Hoa Kỳ đã không trở thành một quốc gia vĩ đại trên trái đất nầy.  Xin nhận nơi đây lời chào kính trọng của tôi đến tất cả những cựu quân nhân và những người lính có mặt ở đây ngày hôm nay.  Xin ơn trên phù hộ cho quê hương nầy cũng như phù hộ cho tất cả quý vị.


Remarks at the Memorial Day Commemoration
National Cemetery of the Pacific (Punchbowl), Honolulu, Hawaii
May 27, 2012

By Lieutenant Colonel Julian Tran, U.S. Army

Good Afternoon.
Distinguish guests; veterans of the Vietnam War; Soldiers; Sailors, Marines; Airmen; Coast Guard; and my fellow Americans.

Ladies and Gentlemen:
It is a great honor for me to be here today to express my deepest gratitude to the warriors who had fought for the freedom of South Vietnam.
First of all, I would like to thank the organizer of this event, particularly, Mrs. Nina and Retired Colonel Castagnetti who give me the opportunity to stand in front of you this afternoon.
Ladies and Gentlemen,
As a soldier, I strongly believe that “once a Soldier, you will always be a Soldier”; therefore, to me, you are not a veteran, but you are, and always will be, a Soldier until the day you die.  And I, if given the opportunity, would not hesitate to go to battle with you, side-by-side, anyday, anywhere, and anytime.  Like you, I’ve deployed and fought in the faraway lands to preserve our way of life and the freedom that we, Americans, all enjoy every day. 
The different between your generation and my generation is that, at least my generation, to a certain extent, has received some appreciations from the people that we met once we returned home from war.  I am the lucky one; many of today’s servicemen and women are the lucky ones.  But for the Soldiers who fought during the Vietnam War – And many of you are here today – they returning home to face the hostility and rejection from a society that has forgotten the value of freedom and what it meant to be an American.  Despite under appreciated and bias media propaganda, you had fought well and had never lost a single battle when you were there, from the La Rang Valley, Khe Sanh, Hamburger Hill, and Tet, just to name a few.
You and I, we are Soldiers, and as Soldier we followed orders and executed our missions regardless of the circumstances.  We gave 110% - and many gave it all - and are lying here today in this holy ground.
As for me, America has given me the opportunity, not only to live free again, but also to serve the greatest Armed Forces on this planet earth, and to defend our freedom and way of life.  And I consider this is the greatest honor of my lifetime.  Yes, America is not a perfect country, but I can attest to you that, after having been to more than 35 countries, this country is still the best country on this planet.  Those who complain about America; say bad things about America; if you can find a better place on earth to live, please let me know, I will buy you a one-way ticket, destination of your choice, and don’t you ever come back.  Because I am so proud to be an American and I sure don’t want to live with you.
Though I was a little boy during the Vietnam War, but I had a great sense of appreciation of the Freedom that we enjoyed in South Vietnam.  My brother and two uncles who were officers in the South Vietnamese Army – or ARVN, fought and died to preserve our freedom as well.  The Freedom that South Vietnamese people enjoyed until 1975 couldn’t have taken place without the sacrifice of hundreds of thousands of ARVN soldiers who fought alongside the American Soldiers, Sailors, Marines, Airmen and Coast Guards which who they are now called Vietnam War Veterans. 
Additionally, my sincere appreciation also goes to families of more than 58,000 names of those warriors are now on the VIETNAM WALL in Washington D.C. WITHOUT YOU, the Vietnam Veterans, WE, the people of South Vietnam couldn’t have enjoyed a period of prosperity and appreciated the value of FREEDOM.  Though the period of “Freedom” was short live, we had learned and realized what it meant to be free.  And for that, I want to say THANK YOU from the bottom of my heart for giving us those days of freedom.
 After the Vietnam War, hundreds of thousands of Vietnamese people escaped from Vietnam; untold number of them died at seas or in the jungles of Laos and Cambodia on their journey of seeking freedom.   Those people, as you have known them as “boat people” or, as for me, the “land people” because I escaped from Vietnam thru Cambodia.  Those refugees had chosen to “live free or die” because you have given them the TASTE of FREEDOM. 
General Douglas MacArthur said “old Soldiers never die; they just fade away." For the Veterans of the VIETNAM WAR, I want to say that “you may die of old age, but you will never fade away” because in the heart and mind of millions of Vietnamese people and communities around the world, you will live on forever.  Whenever I see a Vietnam War Veteran, I always say Thank you to him, and I would ask everyone to do the same because he had given so much and had done so much for South Vietnam and for America.
I also would ask every American to say a word of THANK YOU to every Soldier past and present; because without them, America will not be where we are today; American will not have the freedom that we have today; and America will not be the greatest country on this planet earth.  To all the veterans and Soldiers here today, I salute you. 
GOD BLESS AMERICA AND GOD BLESS YOU ALL.


 

Tuesday, May 29, 2012

Sự phẩn nộ của dư luận Hoa Kỳ đã bùng nổ…


Tối hôm qua, khoãng 10 giờ (giờ Cali) Lãng Tử có ghé vào thăm cái petition của cô Samuel Oh (người Mỹ gốc Nam Hàn) thì thấy mới có 29,921 chử ký. Hôm nay vào lại (khoảng 7:55pm giờ Cali) thì thấy đã hơn 195,500 chử ký, khiến Lãng Tử giật mình. Chỉ có một ngày mà con số chử ký ủng hộ đã tăng vọt hơn 160,000, cái đó nói lên điều gì? Nó cho thấy là dư luận Mỷ đã nổi cơn phẩn nộ và họ đã nhập cuộc phản đối hành động máy móc thiếu suy nghỉ của ông chánh án Lanny Moriarty trong vụ xử cô nử sinh gốc Việt Diane Trần ở Houston TX.
Đồng ý là cô Diane Trần cũng có lỗi đi học trễ, đã vi phạm cảnh cáo của nhà trường nhưng nếu đặt ông Lanny, hay Giáo viên nhà trường, hay bất cứ một nhân viên nào của học khu district vào hoàn cảnh của cô xem họ có làm được như cô Diane Trần hay không? Đừng quên là dù Cha mẹ ly dị và ra đi bỏ rơi con cái, dù phải đi làm 2 job (1 full times và 1 part times) vẫn là một học sinh ưu tú (Honor student) của trường trung học Willis, dù mới học lớp 11 cô đã lấy những lớp dành cho Collège sau nầy.
Ông tòa Lanny hay bất cứ ai mà bị vợ hay chồng bỏ là thân sơ thất sở ngay, có thể sa vào rượu chè, hút sách hay những thói hư tật xấu khác để…tìm quên, chớ không được như Diane Trần đâu.
Mặc dù xã hội cần phải có kỷ cương thì mới giử được trật tự, nhưng bên cạnh những cứng ngắt của luật lệ chúng ta cũng cần phải có cái tình người. Luật lệ và tình người nếu phối hợp linh động sẽ dễ cãm hóa con người hơn là chỉ áp dụng luật lệ một cách máy móc (như những robot) sẽ đẩy người ta vào chân tường, trở thành kẻ chống đối (rebel).
Cô Diane Trần đã phải ở tù hết một ngày, cô đã đền xong tội của cô, xin đừng chặt đứt con đường tương lai của cô (mộng của cô là được học về Y khoa). Với cái record tù tội nầy thử hỏi có trường nào dám nhận cô vào học không? Có một hãng sở nào dám nhận cô vào làm việc không? Cô chỉ mới 16, 17 tuổi tương lai của cô còn dài, nhưng nay phủ đầy bóng tối chỉ vì tội “trễ học” hay “cúp cua” trong khi cô là một “Honor Student”
Diane Trần xứng đáng giúp đở, vinh danh hơn là trừng phạt như một tội phạm, và bị cướp đi tương lai của cô.
Đến đây tôi lại cãm thấy ấm lòng khi nghỉ đến hơn 195,500 chử ký ủng hộ cô. Người Mỷ một khi họ thấy chuyện bất bình là họ ào ạt lên tiếng, không phân biệt màu da, chủng tộc, tuổi tác hay địa vị xã hội.
Còn Cộng Đồng VN hải ngoại nầy đến giờ chưa thấy ai lên tiếng, bao nhiêu ông “Chủ tịt”, bao nhiêu Hội Đoàn, bao nhiêu nhà Giáo dục, bao nhiêu Luật sư tiếng tăm lừng lẫy khi lên tự quãng cáo trên TV nào là sẽ phục vụ Cộng Đồng, sẽ…sẽ…và sẽ…(thì tương lai không hà, chứ không có thì hiện tại) Chắc là cũng…sẽ lên tiếng, chờ xem.

Lãng Tử 75

==================================================================

Xin hãy vào đây để ký tên yêu cầu Chánh án Lanny Moriarty clear record cho cô Diane Trần:





Hãy cứu giúp nữ sinh Diane Trần…

Cùng góp một bàn tay giúp nữ sinh Diane Trần có lại được hồ sơ trong sạch để cứu tương lai của cháu       
Monday, 28 May 2012 18:55 

Cali Today News – Trong mấy ngày qua, qua hai bản tin của Cali Today về vụ chánh án Lanny Moriarty phán quyết bỏ tù, dù chỉ 1 ngày, nữ sinh gốc Việt Diane Trần, đã khiến dư luận Hoa Kỳ phẩn nộ.

Xin đọc hai bản tin dưới đây của hệ thống truyền thông Cali Today!



Và trên các trang mạng xã hội, dư luận bất bình về bản án này.


Nhiều người muốn góp một bàn tay cứu cháu Diane Trần tránh khỏi hồ sơ lý lịch cá nhân bị vết tù tội, nên đã vận động kêu gọi chánh án hủy bỏ bản án nói trên khỏi hồ sơ cá nhân của cháu Diane Trần.

Cô Samuel Oh, một người Mỹ gốc Nam Hàn, từ Mission Hills, California, đã lập một thỉnh nguyện thư, kêu gọi mọi người ký chữ ký để có đủ ít nhất 50 ngàn chữ ký, nhằm tạo áp lực dư luận để vận động xóa bản án bất công nói trên đối với nữ sinh gốc Việt Diane Trần.

Cho đến 7:50 phút tối ngày thứ hai, đã có 29,743 chữ ký, và hiện cần đến khoảng trên 20 ngàn chữ ký nữa!

Hoàn cảnh cháu Diane Trần rất đáng tội nghiệp và rất xứng đáng được giúp đỡ hơn là bị trừng phạt và làm hại đến tương lai của cháu.

Mời qúy độc giả bấm vào link sau đây để ký vào bản thỉnh nguyện thư này để kêu gọi chánh án hủy bỏ bản án nói trên.


Nguyễn Dương

==============================================================

Dưới đây là nội dung của cái petition:

Diane Tran isn't like most seventeen-year-old girls her age. Sure, there are many honors students taking dual credit U.S. History, dual credit English Literacy, College Algebra, and Spanish Language AP. Sure, there are some who work part time and full time jobs like Diane does at a dry cleaners and a wedding venue. 
But, since Diane's parents have moved away, Diane does all of this to support herself and her two siblings.
For a student facing these challenges, a teacher or authority figure should have reached out to her and made sure she didn't slip through the cracks. Despite her situation, she's not just an extraordinary worker and student, she's an extraordinary human being with a fighting spirit.
The reason why we should care about her is this: The state of Texas is sentencing a young girl to a night of jail for being too emotionally and physically exhausted to go to school. The institutions that are to provide resources to youth and ensure justice are instead punishing her like a criminal and fining her $100.
The Judge in Diane's case said he was making an example of her with this severe punishment. Diane is already an example of how people her age should be acting.
Please tell Judge Lanny Moriarty, the State of Texas, and the U.S.A. to make sure that the future leaders of our nation are looked after and taken care of.
Thank you.

Bản dịch tiếng Việt:

Diane Trần không giống như những cô gái khác ở lứa tuổi mười bảy tuổi. Đồng ý, có nhiều học sinh xuất sắc lấy những lớp có tín dụng kép (vừa cho Trung học, vừa cho College sau nầy) về Lịch sử Mỹ, Văn chương tiếng Anh, Đại số học cho Đại học, và AP ngôn ngữ tiếng Tây Ban Nha. Đồng ý, cũng có một số người làm việc toàn thời gian và công việc bán thời gian như Diane tại một tiệm giặt ủi và địa điểm tổ chức đám cưới.

Nhưng, kể từ khi Cha mẹ của Diane ly dị và dọn đi tiểu bang khác, Diane phải làm hết những điều này để tự nuôi sống chính  mình và anh em ruột của cô.

Với  một học sinh phải đối mặt với những thử thách như thế, Giáo viên hoặc những người có trách nhiệm nên tìm đến với cô ấy và giúp đỡ cô để cô không phải rơi vào những tình huống xấu. Mặc dù với hoàn cảnh khó khăn như thế, cô không chỉ là một nhân công và học sinh xuất sắc, cô ấy còn là một con người tuyệt vời với một tinh thần phấn đấu cao độ.

Lý do tại sao chúng ta nên quan tâm về cô ấy, là vì tiểu bang Texas đã phạt tù một cô gái trẻ một đêm chỉ vì tinh thần và thể xác quá kiệt quệ để đi học. Các cơ quan liên hệ thay vì  cung cấp những trợ giúp  cho cô có cơ hội đi học một cách công bằng thì đã trừng phạt cô như một tội phạm và phạt tiền cô $100.oo

Thẩm phán trong trường hợp của cô Diane nói: Ông phạt nặng cô để làm gương cho những học sinh khác. Chính cô Diane đã là một gương sáng về cách sống phấn đấu đối phó với hoàn cảnh khó khăn với một học sinh ở lứa tuổi như cô.

Chúng ta hãy lên tiếng  nói cho Thẩm phán Lanny Moriarty, tiểu bang Texas và nước Mỹ để họ hiểu là “các nhà lãnh đạo tương lai của đất nước chúng ta phải được để ý tới và chăm sóc đúng mức”.
 Cảm ơn bạn.

 

 

Monday, May 28, 2012

Memorial Day Tribute


Nhân ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial day) xin hãy dành một phút tưởng nhớ đến những chiến sĩ VNCH cũng như Hoa Kỳ đã hy sinh cho lý tưởng Tự Do để bảo vệ miền Nam VN trước sự xâm lăng của bọn CS phương Bắc .


"Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.""Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn." (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)

General William C. Westmoreland



=================================================

Thanks to the soldiers for their sacrifice rather they came back alive or not. Also thanks to their families for their sacrifice.










Sunday, May 27, 2012

"Không hổ thẹn về một thời trai trẻ"


"Không hổ thẹn về một thời trai trẻ" - (Tựa của Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần)
Có suy tư, trăn trở khi chớm già ? - (Tựa chấp bút theo của người viết) 
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trên trang đầu số báo Tuổi Trẻ cuối tuần TP/HCM ngày 20/5 nhiều người đọc bất ngờ chạm một bài viết mà toà soạn tự đặt tựa như trên (tác giả là ai thì không được biết, toà soạn chỉ ghi là của một “Nhóm Tác Giả” ?) Nội dung... “ đó là lời kết trong bài viết của một nhóm cựu sinh viên từng tham gia phong trào sinh viên học sinh Huế – một trong hai trung tâm của phong trào đấu tranh đô thị miền Nam thời chống Mỹ (cùng với Sài Gòn) với hồi ức về giai đoạn 1971-1972 – cao điểm của phong trào...” (lời mở đầu của bài báo).

Thường thì mỗi người, nếu không thiểu năng trí tuệ, thì khi lớn khôn, trong một góc tim hay “bộ nhớ” chính mình ai cũng có “lưu trữ” không nhiều thì ít những hồi ức hoặc ký ức của một thời tuổi thơ trai trẻ, dù dữ liệu có xấu hay tốt, êm đềm hay giông bão nhưng đều phảng phất sót lại những nét chấm phá dấu vết của một thời “xốc nỗi” hay “nông nỗi” vụng dại, mà mặc định về tư duy của nó rất hiển nhiên, bởi tuổi thơ thường “ăn chưa no lo chưa tới”. Thích lãng mạn, thích làm “anh hùng rơm” nên dễ bị dụ dỗ và lường gạt lắm! Để lúc trưởng thành và hôm nay tóc chớm bạc khi nhìn ánh tà dương thấp thoáng ở cuối chân trời của đời người và của vật đổi sao dời biến thiên xã hội, không biết trong “nhóm tác giả” viết bài ấy, có ai trung thực với chính lòng mình để tự nhủ: Đúng là bầu trời thực tế bao la vô tận chứ không như là “cái nia tròn trịa của miệng giếng tuổi thơ” ngày nào mà ta là chú ếch con ngâm mình dưới đó để tha hồ dệt mộng trong tưởng tượng.

Hình như cái cách nghĩ đó nó gần giống như vậy trong đoạn văn của bài viết… “Vào đầu thập niên 1970, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ đã bị phá sản. Tranh thủ tình thế đó, Tổng hội sinh viên (THSV) Huế đã đẩy phong trào đấu tranh đô thị thành cao trào, tạo sự bất ổn thường xuyên trong lòng địch, làm suy giảm kinh tế chính trị của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ....” 

Thật lòng mà nói, đọc đoạn văn, chắc không nhà mô phạm, giáo sư hay giảng viên đại học nào dám khẳng định đó là một trong những “giáo khoa” của sinh viên, học sinh thuần tuý, mà nó chỉ có thể là giáo án của một “Tổng Hội” đặc công hay an ninh, quân sự “nằm vùng” chuyên nghiệp giật dây trong bộ phận học sinh – sinh viên của CSVN mà thôi, bởi việc học là sự khai phá tìm tòi tích luỹ tinh hoa tri thức của nhân loại mang đến cái chân thiện mỹ cho từng con người để hoàn thiện mình và phụng sự quốc gia dân tộc. Sân giảng đường, lớp học, trường học, đâu thể nào là chiến trường để “đấu tranh trong lòng địch” hay “tạo sự bất ổn thường xuyên cho xã hội”. Miền Nam lúc bấy giờ, đang cần một sự yên bình để phát triển như Singapore, Đài Loan, Thái Lan hay Hàn Quốc… 

Rất tiếc, nếu “thế giới quan” của “nhóm tác giả” bài viết chịu thức tỉnh, rộng mở, thông thoáng hơn trong thời trai trẻ lúc bấy giờ để biết rằng trước thời điểm đó vào năm 1953, không xa Việt Nam lắm – Chiến tranh Nam Bắc trên bán đảo Triều Tiên chấm dứt – Tình cảnh Nam và Bắc Hàn cũng chia đôi đất nước vì ý thức hệ chủ nghĩa y hệt như Việt Nam và lúc này tại miền Bắc VN (1953) là cao trào của “cải cách ruộng đất” đẫm máu và nước mắt bước vào đỉnh điểm thì tại Hàn Quốc sau khi phân chia giới tuyến, nửa triệu thanh niên nam nữ đã cởi bỏ chinh y tạm biệt vũ khí ào ạt xuất dương qua Nhật, Hoa Kỳ, Anh, Pháp du học hoặc chấp nhận lương thấp để làm công nhân kỹ thuật cao…. Và hơn 10 năm sau tại Việt Nam, thời điểm 1971-1972 ở phía Nam vĩ tuyến 17, khi mà quí vị trong “Nhóm Tác Giả” cựu sinh viên trong Tổng hội SV Huế nói trên đang thi thố tài năng góp phần quấy rối tàn phá đất nước bằng cách “đẩy phong trào đấu tranh đô thị thành cao trào, tạo sự bất ổn thường xuyên trong lòng địch (miền Nam), làm suy giảm kinh tế chính trị của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ....” thì tại Nam Hàn ( Hàn Quốc ) từng đoàn sinh viên sau thời gian du học tích luỹ khoa học kỹ thuật từ Mỹ, Nhật, Châu Âu trở về đã khởi đầu bắt tay xây dựng một nền công nghiệp tiên tiến hùng mạnh cho quê hương miền Nam Hàn Quốc của mình tạo nên một “Kỳ Tích Sông Hàn” mà cả thế giới đều ngưỡng mộ. Cộng sản Bắc Hàn phải ganh tị không sánh nổi với những đại công ty công nghiệp mà kỹ thuật ngang hàng với Nhật, Mỹ và Châu Âu như: Hyundai Heavy Industries, Samsung Heavy Industries, Kia Automotive Group, Deawoo, LG…. 

Ngày nay, trên lãnh thổ VN có khá nhiều nhà máy vệ tinh của các công ty nói trên hoạt động mà công nhân làm thuê là thanh niên nam nữ VN, đôi khi có thể có cả con cháu của quí vị trong “nhóm tác giả” nói trên cũng không chừng. Và hiện tại với GDP thu nhập đầu người Hàn Quốc 25.000 usd/năm (2007) trong khi Việt Nam 1300 usd/năm (2011). Nếu nền kinh tế Hàn Quốc chịu đứng yên tại chổ thì hàng thế kỷ nữa VN cũng không thể bắt kịp khi cứ tiếp tục theo đà của nền kinh tế CS/XHCN với cái đuôi định hướng “tham nhũng” như hiện nay. 

Và đến đây thì phần nào quí vị trong “nhóm tác giả” có thể hiểu được giá trị khi nào cần và khi nào là chưa cần, của sự thống nhất đất nước. Khi mà sự thống nhất vội vã chưa bức thiết ấy đã đốt cháy mọi cơ hội phát triển của quốc gia, hy sinh quá nhiều máu xương đồng bào và làm thất thoát một phần lãnh thổ đất trời biển đảo của cha ông, điều ấy chắc chắn không phải là công lao mà chính là có tội với tổ quốc và nhân dân. Trong đó sự thật là xét một cách trực tiếp hay gián tiếp “nhóm tác giả” những cựu SV “không hổ thẹn về một thời trai trẻ” cũng đã có “góp công” ?.

Còn về cái “…bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ....” thì thú thật không biết có nên cười ra nước mắt? Khi không cần thiết phải tốn quá nhiều xương máu (gần 4 triệu) của nhân dân hai miền Nam Bắc đã nằm xuống, để những người CSVN cố mà “bóc” thì tự nó đã “trần trụi” cho tất cả mọi người CSVN hôm nay nhìn thấy tận xương tủy rồi . 

Việt Nam sau gần 100 năm đô hộ bị rút rỉa bởi thực dân Pháp thì “màu mỡ” có còn gì để hơn được Hàn Quốc và Nhật Bản? Trong lúc đó “đế quốc Mỹ” có hàng trăm ngàn quân lính đang ăn ngủ trên lãnh thổ hai quốc gia này hơn 2/3 thế kỷ, kể từ sau đệ II thế chiến, lúc cả hai nước ấy còn điêu tàn đổ nát đói khổ sau chiến tranh. Nhưng hiện nay thì cả hai nước này đang có nền kinh tế hùng mạnh ở tóp hàng đầu của thế giới và nhân dân Hàn – Nhật đều vui vẻ chấp thuận cho chính phủ nước mình chi trả mọi chi phí hàng năm để níu chân quân lính Mỹ lưu lại trên đất nước mình. Vì vậy không biết có quí vị nào trong “nhóm tác giả” có thể vui lòng “không hổ thẹn về một thời trai trẻ” mà diễn giải cho thoả đáng hiện tượng kỳ lạ về “đế quốc Mỹ xâm lược” ấy trên trang web, blog này không? Nếu có thì cũng vui lòng định nghĩa giùm cái danh từ “xâm lược” là gì? Và chỉ luôn cho mọi người thấy “đế quốc Mỹ” có xâm lược 1cm2 đất đai ở đâu, của quốc gia nào trên thế giới này chưa ? Hay chính là “bạn quí 4 tốt, 16 vàng ròng” Tàu Cộng mới đích thực là kẻ cần cho (nhóm tác giả) “… bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam...”

Và cũng không thể không nhắc tới cụm từ tiếp theo được đề cập trong bài viết của “nhóm tác giả” này “…cuộc đấu tranh chống trò hề bầu cử “độc diễn” của Nguyễn Văn Thiệu tháng 10-1971…” Lạ thật! Một cá nhân ứng cử tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm đưa ra cho đồng bào phúc quyết bằng lá phiếu thì gọi là “trò hề độc diễn” còn một cái đảng từ chủ tịch nước (tổng thống) cho tới người đứng đầu hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) đều được chỉ định đưa ra cho cái QH gần như 100% là đảng viên CS giơ tay, gật đầu từ 1946 tới nay là hơn 2/3 thế kỷ thì phải gọi nó là “trò gì”? Và hơn thế nữa một cái đảng mà không cần ai phúc quyết vẫn tự đóng đinh vào Hiến pháp trong điều 4 qui định tự cho mình cái quyền ngồi trên đầu trên cổ (lãnh đạo) nhân dân QH suốt gần 70 năm… vẫn không từ bỏ thì gọi đó là “trò gì” thêm nữa? 

“Nhóm tác giả” cũng đưa ra một tấm ảnh sinh viên, học sinh đàng hoàng xuống đường biểu tình, như chứng minh cho chống “độc tài, độc diễn”. Rất thú vị , bởi nó cũng chứng minh cho công luận hiện nay thấy rằng chính quyền miền Nam VN lúc bấy giờ hơn hẳn chế độ CS miền Bắc trong tôn trọng nhân quyền của người dân như thế nào và so với hiện nay (40 năm sau) người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo VN ngay tại Hà Nội và Sài Gòn. 

Rầm rộ, thoải mái, tự do trên đường phố Huế năm 1971

Tàn bạo, đau thương, nhục nhã vì yêu nước giữa thủ đô Hà Nội
và Sài Gòn năm 2011

Và để kết thúc, bài viết có đoạn… “ đối với dư luận tiến bộ và các phong trào phản chiến trên thế giới lúc đó càng nhận diện rõ hơn thái độ ngoan cố của đế quốc Mỹ và tư cách hèn mạt của Nguyễn Văn Thiệu trong âm mưu kéo dài chiến tranh Việt Nam …” Vâng! Giờ thì Mỹ nó hết ngoan cố rồi, nó đã ra đi cho biển Đông trống trải, không còn ai canh giữ, cho “cái lưỡi chín đoạn con bò điên Trung Quốc” liếm dần những đảo biển quê hương, cho “đảng ta” lực bất tòng tâm, bó gối ngồi nhìn than thở sao “tàu lạ” cứ hành hạ bắt giữ đánh đập khủng bố ngư dân ta hàng ngày. Vâng! Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã về với cát bụi nhưng ông ấy đã để lại cho nhân dân VN câu nói bất hủ “Đừng nghe những gì Cộng sản nói – Mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”! 


Thưa quí vị “nhóm tác giả” có thể quý vị chưa nhìn, thì hãy nghe tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhìn, hành vi những người CS đã làm gì để nói cho chúng ta nghe….

“Sáng ngày 9/5/2012 Chính quyền huy động công cụ bạo lực, khoảng 300 người có dùi cui, súng, chó béc-giê xông vào đánh dân tới tấp. Có chị phụ nữ bị đá vào ngực, có chị bị kéo lê trên đường. Có bà cụ 80 tuổi người thôn Cao Phương xã Liên Bảo bị bóp cổ, bẻ quặt tay ra sau. Bà cụ Đạt 70 tuổi bị vụt gậy và đấm đá sưng húp mặt mày, ngất tại chỗ và bị quăng ra đường 10 phơi nắng, và nhiều người khác bị đánh túi bụi. Tiếng kêu la thảm thiết vang cả cánh đồng. Những người bị bắt không biết ra sao? không biết có ai bị đánh chết tại trụ sở công an như đã từng xảy ra ở một số nơi không? Sao mà chính quyền bất nhân, vô đạo đức đến thế? Sao công an tàn ác dã man thế, đánh dân như kẻ thù? Chỉ 3 tháng gần đây liên tiếp 3 cuộc cưỡng chế tàn khốc (Tiên Lãng Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên và Vụ Bản - Nam Định), bắt bớ đánh đập tàn ác dã man, tước đoạt nguồn sống của họ. Chưa bao giờ nông dân oan ức khổ nhục như bây giờ, các đảng viên cộng sản chân chính, mọi người dân lương thiện rất đau lòng! Thương thay! Nông dân đổ máu xương ở chiến trường, góp công sức cho đất nước,cho chính quyền này, nuôi dưỡng chính phủ này mà họ đánh đập tàn nhẫn, tướt đoạt dã man nhà cửa tan nát . Hãy dừng lại những chủ trương và hành động tội ác!” 

(Nguyên văn bài viết từ bức xúc nội tâm của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh qua các sự việc mới đây nhà cầm quyền CSVN đàn áp nông dân cưỡng chế thu hồi đất đai)

Nhân tiện cũng mời quí vị trong “nhóm tác giả” đọc lại lời của nữ tài tử Mỹ Jane Fonda (nữ hoàng phản chiến) bạn nước ngoài “tiến bộ” thân thiết của nhà cầm quyền CSVN một thời. Một trong những “tiếng sấm” tuyên truyền vĩ đại của Hà Nội ở thập niên 70 là việc nữ tài tử Mỹ, Jane Fonda viếng thăm Hà Nội vào năm 1972 và đã chụp một tấm hình nổi tiếng gây ồn ào trong dư luận Mỹ. "Chị Jane" (nói theo giọng lưỡi thân mật của báo Hà Nội) đội nón cối, ngồi trên một khẩu súng cao xạ phòng không nhắm bắn vào máy bay Mỹ. Chị cũng đã lên đài phát thanh Hà Nội kêu gọi Mỹ rút quân. Chị cũng vào" Hanoi Hilton" để thăm tù binh Mỹ. Khi những tù binh nhân chứng sống này kể lại chuyện tra tấn thì Chị tuyên bố trên báo The New York Times rằng "họ đạo đức giả và láo khoét", "không hề có chuyện tù binh bị tra tấn hay tẩy não", làm cho mọi người phẫn nộ, trong đó có cả cựu tù binh là Thượng nghị sĩ John Mc Cain, ứng cử viên Tổng Thống Mỹ năm 2008. 

Cho tới năm 1988, khi nhận diện rõ bộ mặt thật của cộng sản VN, Jane Fonda mới hối hận và thông qua hệ thống truyền thông nước Mỹ xin lỗi mọi người dân Mỹ thân nhân gia đình các cựu binh về những gì đã nói và đã làm trước đây. Jane Fonda đã nói trong tận cùng của sám hối: " Sao tôi có thể làm những việc ghê tởm như vậy, thật là rồ dại không biết suy nghĩ, cho tới khi đưa tôi ra huyệt mộ, tôi vẫn còn ân hận về tấm hình tôi đã chụp khi ngồi trên súng cao xạ ở HàNội..." và thú nhận trong cuốn tự truyện viết năm 2005 là đã bị cộng sản VN lợi dụng để tuyên truyền. 

Jane Fonda cũng như mọi người đã mở mắt. Thế giới bây giờ đã thấy được bộ mặt thật của CS Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh không còn là thần tượng của bà Jan Fonda và những người phản chiến nước ngoài nữa. 

Dù CS Việt Nam bưng bít thế nào đi nữa, láo khoét mãi với thế giới loài người bên ngoài, để đày đọa người dân trong nước, thì bây giờ cũng không còn giấu diếm được nữa. Thế giới của những nhà độc tài đã lần lần bị thoái hóa, và bị tiêu diệt bởi ánh sáng văn minh tiến bộ bên ngoài hay chính nó, bởi “Anh có thể lừa vài người trong vài lúc, anh cũng có thể lừa mọi người trong mọi lúc, nhưng anh không thể lừa tất cả mọi người mãi mãi” (A.Lincoln). 





Hà Nội Ngày Nay

Ai làm cho Hà Nội trở thành thế này?
Nguyễn Hưng Quốc

Ở Việt Nam, có hai nơi người ta thường tự hào về địa phương mình nhất, đó Hà Nội và Huế. Rất dễ hiểu: đó là hai kinh đô của Việt Nam. Giữa hai nơi, Hà Nội có lịch sử lâu đời hơn, do đó, cũng tự hào hơn. Hai niềm tự hào lớn nhất của Hà Nội là: văn vật và thanh lịch. Nói đến văn vật là nói đến truyền thống, thể hiện chủ yếu qua các di tích lịch sử, nghĩa là nói về bề dày quá khứ. Nói đến thanh lịch là nói đến cách ăn mặc, ứng xử và nói năng. Ca dao ngày xưa có câu: “Nhất cao là núi Ba Vì / Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long.” Ngay cả những người không đẹp và không thanh lịch lắm ở Hà Nội cũng hơn hẳn người dân ở các địa phương khác: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài / Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.”

Hình như không ai phản đối những điều ấy. Ở đâu cũng thế, kinh đô bao giờ cũng là nơi tập trung của quyền lực, sự giàu có và của cái đẹp, từ cái đẹp của con người đến cái đẹp của cảnh vật. Một kinh đô có lịch sử cả hàng ngàn năm như Hà Nội càng dễ trở thành một tinh hoa của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà từ trước đến nay, bao nhiêu người, trong văn học dân gian cũng như văn học viết, hết lời ca ngợi Hà Nội và con người Hà Nội. Người ở các địa phương khác, theo chỗ tôi biết, cũng chấp nhận điều đó không một chút ghen tị gì cả. Họ an phận là “nhà quê” khi đối diện với những con người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất “ngàn năm văn vật” ấy. Một số người trong họ không ngần ngại góp phần tích cực vào bản đồng ca ca tụng Hà Nội. Bằng thơ. Bằng văn. Bằng nhạc. Và bằng cả sự ngưỡng mộ âm thầm trong cách nhìn hay trong giọng nói.

Sau này, dưới thời xã hội chủ nghĩa, trên các phương tiện truyền thông, hình ảnh người Hà Nội, ngoài sự thanh lịch, còn có thêm một tính cách khác nữa: anh hùng. Trong cuốn Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội do Đinh Gia Khánh làm chủ biên và được Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội xuất bản năm 1991, nhóm tác giả viết: “… con người Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội […] trở thành con người tiêu biểu cho cả nước về nhiều mặt mà trong đó tính cách ANH HÙNG và THANH LỊCH nổi bật lên như hai phẩm chất tiêu biểu nhất.” (tr. 78)

Tuy nhiên, trên thực tế, con người Hà Nội hiện nay ra sao?
Xin thưa ngay: tôi không dám trả lời câu hỏi ấy. Lâu rồi, tôi không được về Hà Nội. Trước đó, tôi chỉ đến Hà Nội vài lần; lần nào cũng thoáng qua; và lần nào cũng chỉ giới hạn trong việc gặp gỡ giới đại học và giới viết lách. Tôi không biết nhiều về người dân Hà Nội. Nói một cách tóm tắt, tôi không hề có thẩm quyền. Bởi vậy, tôi chỉ xin trích lại một bài báo mới được đăng trên VietnamNet, một tờ báo mạng chính thống trong nước. Việc đánh giá, xin nhường cho quý bạn đọc. Tôi chỉ có một thắc mắc: Nếu những gì tác giả viết là đúng thì, so với ngày trước, những sự thay đổi trong tính cách người Hà Nội quả là khủng khiếp. Tại sao như vậy? Ai hoặc cái gì làm cho người Hà Nội từ một điển hình của sự thanh lịch trở thành những kẻ hung hãn, thô bạo và thô bỉ đến như vậy?
Một lần nữa, tôi không dám trả lời. Lại xin nhường cho quý bạn đọc.

***

Dưới đây là nguyên văn bài báo tôi mới nhắc. Tôi chỉ chụp nguyên văn. Có một số chữ viết sai chính tả, tôi cũng để nguyên:

Từ bún cháo "chửi" nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội
Người Hà Nội bây giờ “dễ tính” và “cam chịu” quá nên mới đến mức đi ăn phải chịu nhục vì chửi, sáng ra đi chợ bị chửi, vào cơ quan không được việc bị chửi, đến cơ quan y tế, công quyền cũng bị chửi, đi trên đường bị chửi té tát thậm chí có thể gây chiến tại chỗ…

Muôn kiểu chửi
Anh Nguyễn Văn An (lập trình viên máy tính của công ty phần mềm CNC, Hà Nội) có kể lại việc làm gây bất bình của chủ quán họ “vô học”. Anh bức xúc “chúng hành xử với thượng đế như là bọn du côn, bất cần đời ấy”. Sự việc bắt đầu từ cô gái người Sài Gòn ra Hà Nội công tác khi rẽ vào một quán bún chả ven hồ Trúc Bạch ăn khi tính tiền thì cô này bị “lấy đắt gấp đôi” vì trót để lộ mình là người Sài Gòn.
Khi cô gái thắc mắc về giá cả đắt thì được chủ hàng phán “ngồi ăn chỉ biết ăn đứng lên là phải tính tiền có gì phải thắc mắc nhiều”. Bất bình quá, anh An lao ra vạch mặt việc bắt chẹt khách Sài Gòn thì bị chủ quán quát đến hãi “thằng nhãi này, mày muốn gì hả định làm anh hùng rơm chắc”, “còn không mau cuốn xéo đi”.
Vì cũng nóng tính nên máu liều của anh nổi lên, hai bên đôi co dữ dội với nhau. Đến khi hỗn loạn, ông chủ quán này đã cầm dao ra dọa “mày còn muốn sống không?”. Bó tay với kiểu làm ăn này, anh An “sợ chừa đến già” với kiểu chủ quán bún chửi du côn này.

Quán bún "chửi
Anh Đình Việt (sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân) ở trọ khu Cầu Giấy còn bức xúc “thích thì chửi bới đủ trò, thích thì đánh nhau vì mấy số điện, vài đồng tiền nước bọn chủ nhà trọ là một lũ khát tiền cả”. Anh Việt vừa nói, vừa nghĩ đến vụ hôm trước bị chủ nhà trọ đuổi giữa đêm. Việt kể, ông chủ trọ này là một con nghiện bài bạc, rượu chè, gái gú …mỗi khi thua bạc có khi cả xóm sẽ bị đuổi ngay giữa đêm.

Cách hành xử vô đạo đức của tên chủ trọ đã khiến Việt phải lang thang suốt đêm tìm phòng trọ mới trong thời tiết vô cùng lạnh giá của mùa đông. Đối với chủ trọ quái ác này, việc đuổi sinh viên ra đường giữa đêm là một thú vui để giải stress mỗi khi thua bạc, nhìn thấy sinh viên lầm lũi dọn đồ trong đêm là “hắn cười khoái trá rất vô nhân tính”- Anh Việt tố cáo.
Anh Việt còn cho biết, rất nhiều sinh viên còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu hơn đó là bị chủ nhà đánh và đuổi đi. Với uy thế nhà cao cửa rộng, các chủ trọ thường xuyên quát mắng, chửi bới, thậm chí có chủ trọ còn có nguyên tắc bất di bất dịch “nói không nghe thì phải đánh”. Nếu không tin, thì các bạn có thể đến khu trọ HITC, Xuân Thủy, HN để nghe những câu chửi mắng, quát tháo tục tĩu như cơm bữa từ những chủ trọ giữa thủ đô.

Chị Thu (công nhân ở trọ nhà ngõ 233, Xuân Thủy) có cho biết “toàn lũ vô học khát tiền, suốt ngày chửi bới nọ kia kiếm cớ để thu thêm tiền”. Chả là chị Thu ôm trước đã phải đóng nguyên văn tiền nhà một tháng mà không được ở nên chị rất bức xúc. Nếu như không đóng chị sẽ bị cả nhà chủ gần hơn 10 người chửi té tát và dùng vũ lực uy hiếp. Nghĩ đến cảnh ở trọ đất Hà Nội, nhiều lần chị vẫn còn ngao ngán đến tận cổ với cách hành xử vô văn hóa này.
Hầu hết người Việt đều có tâm lí của những người dân “làng Vũ Đại ngày ấy” lầm lũi ăn bát phở mà bà chủ quán không ngừng văng tục, chửi thề và cổ súy rằng “chắc không chửi mình” và “cứ ăn thôi miễn là no làm việc gì cũng được”.

Nhiều khi tôi nghĩ sao một số người Hà Nội bây giờ giỏi thế có thể chịu được “miếng ăn là miếng nhục” đặc biệt thói quen dễ dãi trong ăn uống đã khiến các quán ăn bẩn tung hoành trên đường phố một cách ngang nhiên.
Thậm chí, dù người chủ nhà có ghê ghớm chửi đánh một ai trong xóm trọ thì những người ở cùng chỉ biết thở dài mà không lên tiếng bênh vực dù người đó có đúng đi chăng nữa.
Hầu hết đều có tâm lí rằng “không động đến quyền lợi của mình thì thôi” vì vậy những nhà trọ kiểu này vẫn tác quái khắp thủ đô. Văn hóa nhẫn nhục của một số người Hà Nội giỏi đến thế là cùng?!

Khách "được" ăn giày vào mặt
Có lần được chứng kiến, một vị khách bị tên chủ quán bún ốc đuổi đánh giữa đường và ngay sau đó được ăn ngay cả một cái giày vào mặt. Anh Thắng (Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) cho biết “vị khách Sài Gòn đó chắc hoảng đến già, không dám bước chân ra Hà Nội vì đi ăn bún mà được ăn ngay cả một cái giày”.
Anh Thắng kể, hôm đó một vị khách bước vào quán bún ốc ở Nghĩa Tân, vị khách này liên miệng kể về quán ăn Sài Gòn lịch sự và đồ ăn ngon hơn ở Hà Nội nhiều.
Bỗng chủ quán đang thái thịt quay lại mắng “Thế thì cút vào Sài Gòn mà ăn ra đây vào quán tao làm gì”. Vị khách này choáng váng, tức giận và lên tiếng đáp lại ông chủ quán. Kết quả là vị khách bị người chủ quán cho ngay cái giày vào mặt. Có lẽ người chủ quán muốn để một kỉ niệm nhớ đời ở Hà Nội cho anh chàng người Sài Gòn tự hào về quê hương mình.
Chuyện người Hà Nội quá quen với đủ kiểu chửi, quát mắng của các chủ hàng quán xá và “lầm lũi” ăn vì “nghĩ có động đến mình đâu” đã tạo ra một thứ văn hóa mới là văn hóa chửi bới. Nhiều người Sài Gòn rất sợ ra Hà Nội, vì không quen với cách ăn uống và hành xử của các chủ quán xá. Thậm chí khi nhận được lệnh công tác ra Hà Nội một tháng có người Sài Gòn còn giả vờ ốm để không phải ra đây thưởng thức trọn văn hóa chửi.
Anh Văn, một người Sài Gòn ra công tác ở Hà Nội hơn một tháng chia sẻ “tôi đã được thưởng thức trọn thứ được gọi là văn hóa chửi bới, văng tục ở quán ăn hàng ngày”. Hơn một tuần nay la cà quán xá, anh Văn cho rằng “người Bắc ăn bẩn quá! Muốn có vịt quay phải đợi bà chủ vào nhà vệ sinh lấy vịt ra mới có”. Vì chật chội nên nhiều hàng quán để vịt ngổn ngang trong nhà vệ sinh là có thật.
Anh Văn kể “những bạn bè của tôi sợ ra Hà Nội lắm, mỗi lần ra là mỗi lần kinh sợ có người cạch đến già không dám ra thủ đô chỉ vì người Hà Nội mới bây giờ ghê ghớm, chua ngoa và thiếu văn hóa với thượng đế quá”. Đặc biệt, nhiều người Sài Gòn đi ăn hàng quán ở Hà Nội có thể bị bắt chẹt trả gấp đôi, gấp ba gây bức xúc.

Trên thực tế, nhiều người ở các tỉnh miền Nam ra Hà Nội đã “một đi không trở lại” với thủ đô chứ đừng nói gì đến khách du lịch nước ngoài.

H.B