Sunday, January 29, 2012

Đám Cưới Nhà Binh Hoa Dù Nở Tại SàiGòn

Được một anh cựu Hs NT chia sẻ cái video clip thật cảm động nầy, ngồi xem mà muốn rơi nước mắt. Thật khâm phục các anh cựu chiến sĩ VNCH, các anh đã chứng tỏ một tinh thần bất khuất cao độ, dù biết rằng bao nhiêu rình rập của bọn công an cs chung quanh sẳn sàng chờ một hiệu lịnh là xông vào đánh đập, bắt bớ, cầm tù, thế mà các anh vẫn tươi cười đến với nhau để cùng chia vui với chú rể & cô dâu, không một chút sợ hãi. Trên bánh cưới lại còn ghi rỏ đơn vị cũ (Nhảy Dù) của mình. Xin cúi đầu khâm phục chú rể, cô dâu và tất cả các anh/chị cựu chiến sĩ QLVNCH, hoan hô tinh thần “Huynh Đệ Chi Binh” của các anh/chị, cũng xin chúc chú rễ và cô dâu luôn sát cánh bên nhau vượt qua mọi thử thách để đạt được chân hạnh phúc.
Cũng không quên cám ơn anh Toan Doan đã gởi cho cái video clip thật tuyệt vời  nầy.
Lãng Tử 75
===========================================================
Lễ Thành Hôn Vân Sương & Khánh Vân. Ngày 9 tháng 2 năm 2011.
Quan Viên hai họ đều là những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà.


Dưới đây là những ý kiến đóng góp trên youtube:

That la cam-dong !! Dang kham-phuc vo cung !!
Xin chuc Anh Chi suot doi Hanh-Phuc ben nhau  
Phuoc-Dao
bangoai74 2 hours ago

Hoan ho cac anh, nhung nguoi trai cua dan toc, Quoc Gia, hien ngang song trong moi nghich canh - nguyen hon thieng dat nuoc luon phu ho cac anh.
Than ai
JohnLocVietCan 3 hours ago

Chắc chắn một điều là các binh chủng Dù,Biệt kích dù,Thuỷ quân lục chiến chưa hề thua dù 1 trận với quân CS. Thât bi hùng các anh chiến sĩ.
Vẫn còn tinh thần DÙ CỐ GẮNG.
Khâm phục,khâm phục.
Nguyên cầu ơn trên phù hộ các anh
tlmuzid 3 hours ago

Thương quá là thương
Duyenduyen 4 hours ago

Cac anh luc nao cung la nhung anh hung trong tim cua nhung nguoi dan Mien Nam VN.
Hay ngang mat va hanh dien vi cac anh da lam trach nhiem cua nguoi trai trong thoi chien de chong lai su xam lang bao tan cua Cong San Bac Viet . Du khong thang vi su phan boi cua " Dong Minh " . Nhung khong ai dem thang bai de luan anh hung .. Mot nhat guom len , ngan thuo dep. Du thanh` hay bai cung la du* .
Vu Hoang Chuong Xin cui dau cam on cac anh ..
randomness19751 4 hours ago

"NHẢY DÙ CỐ GẮNG // CỐ GẮNG NHẢY DÙ "
trinhsat2nhaydu 4 hours ago

Congratulations! your family name is now known to God
johnmnguyen 5 hours ago

Một việc làm đáng kính phục
doandinhthuy 8 hours ago

Quá cảm động và thật khâm phục.
Hoan hô cô Dâu và chú rễ.
Kính chúc cô dâu và chú rễ trăm năm hạnh phúc.
Quân lực VNCH muốn năm.
Binh chủng Nhảy Dù muôn năm.
"NHẢY DÙ CỐ GẮNG"
conglangvietnam 8 hours ago

Rất đáng khâm phục , hoan hô cô dâu chú rễ
leuyenkhanh 12 hours ago

Rất cảm động và đẹp tuyệt vời !!!    
Xin gìn giữ Tinh Huỳnh Đệ Chi Binh của Người Lính VNCH.
Xin chúc mừng Trăm Năm Hạnh Phúc cho
cô Dâu Khánh Vân và chú Rể mũ đỏ Lê Văn Sương.
svsqthuduc 17 hours ago

That cam dong va hay qua!!
scioto 20 hours ago

HUYNH ĐỆ CHI BINH.
Thật là hành động đáng khâm phục.
THIEN THẦN MŨ ĐỎ.
qwaser1000 22 hours ago

Friday, January 27, 2012

Nhạc Sĩ Việt Khang


Từ bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu” ra đời trên hệ thống Internet vào tháng 8/2011 đến bây giờ, số người nghe gần nữa triệu, lời nhạc và tiếng hát của Việt Khang đã đi vào lòng người. Việt Khang đã viết từ tận đáy lòng sâu thẳm của mình với nỗi đau ray rức… nỗi đau này không phải vì đói rét, cũng không phải vì vết thương bị cắt trên da thịt… mà nỗi đau của một người mất nước nỗi đau trăn trở hằng sâu trong tâm hồn người yêu nước.
Sống qua gần nữa đời người, anh đã thấm nghiệm được sự dối trá lừa đảo của chế độ độc tài đương quyền, tác giả “Việt Nam Tôi Đâu” đã mở đầu cất cao lời nhạc “Việt Nam ơi thời gian quá nữa đời người,và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói…”. Nữa cuộc đời, trải qua 36 năm từ ngày cả dân tộc Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản đến nay Việt Khang đã nhìn thấy xã hội muôn ngàn mãnh đời đổ vỡ, tàn tạ, bị áp bức, bóc lột, đói khát mà đáng ra bất cứ một quốc gia nào “sau tàn lửa khói” đều không thể lâm vào cảnh tượng đau đớn như Việt Nam.
Việt Khang đã tỏ tường trên thân thể gầy còm của đất “Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời, ngườilầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối dang”… Lời nhạc không mang tính hằn học thù hận nhưng mang tâm trạng đau nhói ở tâm can hoà với lời ca thống thiết nói lên sự cách biệt bất hạnh của hai giai cấp một bên là người dân đói khổ thật thà, bên kia là kẻ quyền uy giàu sang dối dang, mà kẻ quyền uy đó chính là thành phần tư bản đỏ của bạo quyền Cộng sản Việt nam hiện nay đang trấn lột đồng bào. 

Còn tổ quốc Việt Nam thì sao? Việt Khang tự hỏi rằng “Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?” Nếu còn, tại sao nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại để cho “bọn giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta” mà cả một guồng máy khổng lồ của công an, bộ đội chỉ để phục vụ cho “đảng cầm quyền” mà không bảo vệ được ngư dân Việt Nam đến nỗi “Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu”….
Tổ quốc đã không còn hiện hữu trước một bạo quyền chỉ biết hiếp đáp người dân, chỉ biết bóc lột giàu có dối gian, trong khi ngoại xâm đang thật sự hống hách trên quê mẹ Việt Nam… là một nhạc sĩ yêu nước Việt Khang dùng tiếng hát sâu xoáy của mình như tiếng kêu của con quốc quốc trong đêm thâu kêu gọi lòng yêu nước của mọi người “là một con dân Việt Nam, lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm,người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi”. Đồng bào ơi! Tổ quốc đang lâm nguy không phân biệt già trẻ trai gái hãy đoàn kết “từng đoàn người đi chẳng nề chi, già trẻ gái trai hãy dơ cao tay….”đoàn kết sức mạnh dân tộc để “chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”.
Việt Khang-Võ Minh Trí đã cất cao giọng hát từ đáy lòng sâu thẳm của tâm hồn, lời ca cao vút của anh như những nhát dao cắt lòng những ai đang trăn trở trước nguy cơ của dân tộc, anh đã buông tiếng hát nói lên phần hồn của bản nhạc mà đó cũng là ước nguyện của đồng bào.
Nhạc sĩ Việt Khang là thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước, trước khi anh bỏ hồn vào hai bản nhạc “ViệtNam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai” anh đã đoán rằng sự an ninh cá nhân của anh không được
Bảo đảm, nhưng đó là thứ vũ khí trong đấu tranh Diễn Biến Hoà Bình mà tài nghệ anh đang có là viết nhạc và lời ca, anh tận dụng sở trường của mình để cứu quê hương dân tộc. Tiếng hát của anh với bài“Việt Nam Tôi Đâu” là tiếng huy động lòng người, tiếng kèn thúc dục sự đứng lên của mọi giới, khi nghe tiếng hát của bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu” người đang trùm chăn phải thức dậy, kẻ ươn hèn trở nên can đảm…. Một người thanh niên yêu nước chân chính như thế mà vào lúc 7:00 giờ tối ngày 23-12-2011,Công An Cộng sản Việt nam đã vào bắt anh đi vào trại tù, đó có thể là sự tiên đoán của bản nhạc “Anh LàAi” mà Việt Khang đã chuẩn bị cho mình để dấn thân làm một người trai yêu nước giữa chốn hám danh, hám lợi, đầy dối trá của bạo quyền.
Chúng em viết lên đây những lời chân tình của người đồng hành với anh, anh lâm nguy chúng em vẫn còn tiếp tục cuộc hành trình với lòng tin tưởng “kẻ bán nước không bao giờ được dân tộc tha thứ, và kẻxâm lăng không bao giờ thành công trước sức mạnh đoàn kết của một dân tộc” – Ở chốn lao tù kia, xinanh vững tin vào chính nghĩa đã chọn.

Long Hải & Quốc Tuấn
Viết tại Việt Nam trước đêm giao thừa 2012

http://www.tuoitreyeunuoc.com

Free Viet Khang
                
To whom we hope are concerned, 

We are writing to you as fellow songwriters, artists, free expressionists of this great nation in hopes that you will be changed by what you read below and are compelled to help free an innocent expressionist. 

Very currently, on December 31st, 2011, a year of music and patriotic passion has ended for a fellow songwriter in Vietnam. 2012 is not looking hopeful for him or any of us who believe in human rights as well as freedom of expression for the country. In light of China and Vietnam's current dispute over the Spratly islands Hoang Sa and Truong Sa, Vietnamese singer/songwriter VIET KHANG had written and shared songs of grief over his country's loss. They spred rapidly online. His songs titled “Anh La Ai” (roughly translates to: “Who are you?”) and “Viet Nam Toi Dau” (“Where is my Vietnam?”) spoke on behalf of the Vietnamese citizens hurting from these current events. He has recently been arrested and imprisoned by the Vietnamese government for said actions. With lyrics that ask, Why does my country deserve more bloodshed? from a patriotic soul, many are outraged that a song written to express love and concern for its country would yield such violent reactions from its own leaders.

In a world where rapists, murderers, and terrorists roam among us, it begs the question, why are these authorities using precious security resources to arrest a patriotic singer/songwriter? VIET KHANG is still currently held in jail, under an accusation unbeknown to us. We ask, with as much assertiveness as you will allow us, that you
take action by passing this letter forward to your sources, writing to national authorities, signing the existing petitions online to “Free Viet Khang”, and using every heard voice within your network to free this silenced artist. 

We here in America have the gift of freedom to stand by what we believe in and speak on what is just, so please use that precious right to free your fellow artist. Do what you can and everything you can so that the hope for basic human rights throughout this world does not continue to wither as 2012 has only begun.

With much hope,

 
Nhạc Sĩ Trúc Hồ “Vận Động Cho Nhạc Sĩ Việt Khang”

Đài truyền hình SBTN cùng với Nhạc Sĩ Trúc Hồ vận động cứu NS-Việt Khang, một nhạc sĩ trẻ tại Việt Nam nổi tiếng qua hai ca khúc do anh sáng tác và phổ biến trên mạng là nhạc phẩm Việt Nam Tôi Đâu? và Anh Là Ai, đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ. Đài truyền hình SBTN và SET đã chính thức phát động chiến dịch vận động trả tự do cho người nhạc sĩ anh hùng này, và kêu gọi quý vị khán thính giả của đài xin hãy gọi điện thoại, viết thư, email cho các Dân biểu hay Thượng nghị sĩ nơi vùng mình cư ngụ, để xin vận động trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang bằng cách gây áp lực với bộ Ngoại giao và tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.


Hoan Nghinh Tinh Thần Yêu Nước Thương Dân cao đẹp và sự quan tâm đến “Vận Mệnh Đất Nước” đang lâm nguy sắp lọt vào tay Tầu cộng . Mặc dù Quí vị cộng đồng Người VIỆT đang sống sung sướng trên Thế Giới Tự Do Hải Ngoại , trong đó có Quí vị Đài SBTN và Trung Tâm băng nhạc ASIA đã trăn trở đau xót cho cảnh lầm than (làm nô lệ giặc Tầu kiểu mới thâm độc hơn) đã và đang manh nha cho Dân tộc và Quê Hương .
Quí vị Đài SBTN và Trung Tâm băng nhạc ASIA đã chia xẻ tâm huyết , thời gian , phương tiện vật chất , để kêu gọi cộng đồng người VNHN và Công Luận Thế Giới quan tâm đến sự bất công cay nghiệt trong xả hội VN .
Thật lấy làm nhục nhả và hổ thẹn về lòng thù hận nhỏ nhen của nhà cầm quyền VC, khi hành hạ những công dân lương thiện, ôn hoà và can đảm chống rợ Tầu . Đồng thời khinh bỉ về sự đê hèn của 200 tên ủy viên ban lãnh đạo trung ương đảng VC trước bọn giặc cướp bành trướng bá quyền Tầu cộng.




HÃY TRẢ TỰ DO CHO VIỆT KHANG !!!

Là công dân khi nước nhà nguy biến
Anh nói lời yêu nước, xót thương quê
Tại sao đảng không cho anh lên tiếng
Lại bắt anh nhốt biệt, chẳng cho về ???
         
Bắt nhốt anh ? Ðảng tại sao làm thế ?
Anh tội gì ? Anh có nói gì sai ?
Anh chỉ hát lời đau thương thế hệ ...
Khi thấy dân mình mờ tối tương lai !!!

Ðất nước Việt do tiền nhân bồi đắp
Trao lại cho toàn dân nước Việt Nam
Không ai có quyền đổi trao, chia cắt
Mà phải giữ gìn lãnh thổ, giang san

Khi thấy đảng cắt quê dâng Tàu cộng
Anh hỏi đảng rằng " VIỆT NAM TÔI ÐÂU "
Thấy đảng đánh người vốn cùng nòi giống
Không thể làm ngơ, nhục tủi cúi đầu

Nhìn thẳng bạo quyền, đau lòng, anh hỏi
"ANH LÀ AI" mà chà đạp dân lành
Câu hỏi bình thường, có gì là tội
Sao đảng trả thù bằng luật rừng xanh ?!

Hỡi Việt Nam, hỡi công bình, bất khuất
Hãy nói lên tiếng nói của lương tâm
Hỡi thế giới, những người yêu sự thật
Ðừng để độc tài bắt chúng tôi câm !!!

Hỡi toàn quốc, đứng lên nào, đồng loạt
Ta cùng nhau đối mặt đảng hung tàn
Cho đảng biết người dân không hèn nhát
Hãy thả ngay về NHẠC SĨ VIỆT KHANG !!!

Hãy trả tự do cho người yêu nước
Mà đảng âm mưu bức hại, giam cầm
Dân tộc Việt Nam sẽ không nhân nhượng
Vì đảng giết người, cướp của, dã tâm !

Hỡi thế giới văn minh trong bốn cõi
Xin nhìn vào thực trạng nước, dân tôi
Ðảng bắt VIỆT KHANG, gán anh bao tội
Tội biết yêu quê, xót giống, thương nòi

Tội VIỆT KHANG ư ? tội anh đã hát
Hát tiếng lương tâm, hát tiếng con người
Hãy trả VIỆT KHANG về cho dòng nhạc
Dòng nhạc hào hùng thế hệ chúng tôi !!!
  
Ngô Minh Hằng

Đừng đánh rơi tuổi trẻ

Một đêm mơ tôi thấy mình và người thân đi dạo trên một ngọn đồi. Xa xa cuối chân đồi là một thành phố vừa lên đèn và trên trời đang treo một vầng trăng mười sáu. Cảnh đẹp như trong một cuốn phim tình cảm. Nếu đúng như các nhà tâm lý học nói, người ta thường mơ những cảnh mà họ đã thấy, những việc họ đã làm, thì ngọn đồi phải là một trong những nơi tôi đã sống hay đã đến. Vâng. Khi ngồi thật yên lặng để hồi tưởng, tôi biết ngọn đồi đó ở Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, nơi tôi đã đến thăm trong những ngày còn nhỏ.
Quế Sơn là nơi cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã thương và cưới nhau. Những ngọn đồi chập chùng, không cao lắm, có những bụi sim thấp và những hoa màu tím, có thể là nơi họ đã từng hò hẹn. Các cụ trong vài thế hệ trước, dù có lãng mạn cũng ít khi kể cho con cháu nghe nhưng từ ngày mẹ tôi mất cha tôi rất ít về vùng đồi núi đó. Phải chăng để khỏi nghe lòng đau xót khi “về đồi sim ta nhớ người vô bờ” như thế hệ chúng tôi sau này. Dù sao, cảnh núi đồi thơ mộng đã góp phần để lại cho hai người một tác phẩm, là tôi, trong thế gian này, tuy không kể ra, tôi cũng đoán biết cha mẹ tôi mơ mộng đến dường nào.
Giấc mơ dễ thương là một ví dụ để giải thích điều tôi muốn nói rằng tuổi thơ, tuổi thanh niên là thời gian đẹp nhất của một con người và không bao giờ phai đi.
Nhiều khoảng không gian trong ý thức bị phủ dày dưới lớp bụi thời gian nhưng kỷ niệm của tuổi thơ, ký ức thời tuổi trẻ dù dấn thân, khai phá hay nông nổi, sai lầm không bao giờ bị che khuất. Đó là thời gian duy nhất mang đến cho ta nụ cười, niềm hãnh diện nhưng cũng là thời gian duy nhất làm ta tiếc nuối, ăn năn khi ngồi đếm những ngày cuối của đời mình trôi đi trong buồn bã, chậm chạp trong một nhà dưỡng lão ở nước ngoài hay trên một chiếc giường tre, giường gỗ nào đó ở quê hương. 
Thời gian tôi sống ở Mỹ dài hơn thời gian tôi sống ở Việt Nam. Nếu tính luôn những năm còn quá nhỏ không giữ lại được gì trong ký ức, thì còn dài hơn nữa. Về trách nhiệm, tôi rất nặng nợ với xứ này nhưng thành thật mà nói, về tình cảm, tôi yêu đất nước Việt Nam không chỉ hơn nước Mỹ thôi mà còn hơn nhiều thứ khác. 
Yêu nước thì nói mình yêu nước. Đó không phải là chức vụ, lương bổng, bạc vàng hay của cải gì mà sợ gọi khoe khoang. Tôi yêu Việt Nam, trước hết, cũng chỉ vì tôi yêu tôi trong một thời tuổi trẻ.
Với nước Mỹ, tôi nợ quá nhiều thứ. Tôi nợ đôi tay người lính hải quân Mỹ ôm tấm thân ốm o đói khát của tôi lên từ chiếc cầu dây mong manh đang đong đưa bên thành chiến hạm khi ghe tôi đang được vớt ngoài biển Đông. Tôi nợ cơ quan thiện nguyện chiếc áo ấm đầu tiên để che cơn rét khắc nghiệt miền Đông Bắc Mỹ. Tôi nợ người dân Boston bao dung, rộng lượng đã đưa vòng tay nhân ái ôm lấy tôi, một người tỵ nạn không thân nhân nào ở Mỹ. Thế nhưng dù nợ bao nhiêu, dù đã sống ở đây 30 năm và đã là công dân Mỹ có quốc tịch 24 năm, khi viết về thành phố Boston và đất nước Hoa Kỳ tôi vẫn quen dùng hai chữ “xứ người” và “đất khách”.
Bởi vì, trong trái tim, tôi là người Việt Nam.
Tôi là người may mắn, được học hỏi trong một nền giáo dục dân chủ, sống nhiều năm trong xã hội dân chủ để có cơ hội so sánh với nền giáo dục và xã hội Việt Nam tôi đã từng trải qua trước và sau 1975. Nhiều triệu người cùng thế hệ tôi trước đây và nhiều triệu tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không có may mắn đó. 
Có thể các bạn trẻ không nhận ra, nhưng ngay trong phút giây các bạn đang sống, cuộc đấu tranh khốc liệt giữa khoa học và phản khoa học, giữa đúng và sai, giữa chân thật và giả dối, giữa cố gắng vươn lên và áp lực phục tùng đang diễn ra trong ý thức. Nếu không có điều kiện tiếp cận luồng ánh sáng văn minh khoa học, không được trợ lực từ các nguồn kiến thức khách quan, ý thức vươn lên của các bạn sẽ bị trấn áp, tinh thần độc lập sẽ bị triệt tiêu, các bạn sẽ không có cơ hội chọn đúng một lý tưởng tuổi trẻ và cuối cùng dẫn đến việc đánh mất cả cuộc đời mình
Nói nhắc đến hai chữ lý tưởng, người ta thường nghĩ đến một con đường xứng đáng để đi, một mục đích để hiến dâng cuộc đời mình như Thomas Merton nói :
“Nếu bạn muốn biết tôi là ai, đừng hỏi tôi sống ở đâu, hay tôi ăn thích ăn món gì, hay tôi chải tóc cách nào, nhưng hãy hỏi tôi sống vì mục đích gì.” 
Lý tưởng được nhắc nhiều nhất tại Việt Nam là lý tưởng Cộng Sản. Từ chiếc loa treo trên trụ đèn đầu phố cho đến cương lĩnh chính thức của các đại hội đảng đều lập đi lập lại rằng con đường đẹp nhất là con đường Cộng Sản và lý tưởng đẹp nhất của một đời người là lý tưởng Cộng Sản.
Nhưng ý thức hệ Cộng Sản như đã chứng minh không phải là con đường đẹp nhất mà là chất độc tàn phá ý thức của con người một cách có hệ thống và bắt đầu ngay từ khi mới chập chững vào đời.
Hai phân đoạn dưới đây trích trong chương trình giáo dục mầm mon do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam phê duyệt 2009 so sánh với chương trình giáo dục mầm non tại Bắc Hàn dựa theo nghiên cứu của Andrea Matles Savada, North Korea: A Country Study lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ: 
Tại Việt Nam, ba đến bốn tuổi phải được dạy để biết “kính yêu Bác Hồ” và “thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ.” Bốn đến năm tuổi phải “nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ, thích và thuộc một số bài hát, bài thơ về Bác Hồ.” Năm đến sáu tuổi phải “nhận ra hình ảnh Bác Hồ, chỗ ở, nơi làm việc của Bác Hồ, biết một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ”.
Tại Bắc Hàn, tương tự như Việt Nam, một phần không nhỏ trong chương trình giảng dạy bậc tiểu học được dành để ca ngợi công ơn “Kim Nhật Thành Vĩ Đại” và “Đạo đức Cộng Sản”. Những sách giáo khoa bậc mẫu giáo và tiểu học Bắc Hàn gồm “Thời thơ ấu của Nguyên Soái Kim Nhật Thành”, “Ca ngợi công ơn lãnh tụ”, “Theo bước chân cha già Kim kính yêu”, “Xem hình ảnh lãnh tụ Kim Chính Nhất”.
Có tương lai nào, ngoài vong thân nô dịch, khác hơn dành cho các thế hệ măng non của đất nước?
Suốt hơn 80 năm từ khi có đảng Cộng Sản, bao nhiêu thế hệ Việt Nam đã đánh mất tuổi thanh xuân trong “lý tưởng” hão huyền đó?
Con số có thể lên đến nhiều triệu. Đa số đã chết trong chiến tranh hay chết già nhưng một số không nhỏ vẫn còn sống.
Chủ nghĩa Cộng Sản như phần lớn nhân loại biết hôm nay là tai họa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại và bị hầu hết các quốc gia e. Số người chết do chủ nghĩa Cộng Sản gây ra nhiều lần lớn hơn các cuộc chiến tranh thế giới cộng lại. Đừng nói gì đến ngục tù Gulad, nạn đói Ukraine, thảm sát rừng Katyn ở châu Âu xa xôi, chỉ đọc những thảm cảnh xảy ra bên cạnh nước mình do Mao Trạch Đông và Pol Pot gây ra, hay đọc ngay trong biến cố Việt Nam như Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất và hỏi những người lớn tuổi tại miền nam về Kinh Tế Mới, về Cải Tạo Công Thương Nghiệp, về chính sách Tù Cải Tạo để biết hậu quả của chủ nghĩa Cộng Sản trầm trọng đến mức nào.


Và hôm nay, các cựu chiến binh của thế hệ “Điện biên” và cả “giải phóng miền nam”, những người đã đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho “lý tưởng Cộng Sản” đang ngồi vuốt lấy nỗi đau riêng trong những khu nhà tập thể.
Họ cố ru giấc ngủ bằng niềm an ủi vì mình đã sống một cuộc đời có ý nghĩa. Họ tự nhủ lòng ít ra những hy sinh của họ cũng không oan uổng khi mục tiêu thống nhất đất nước cuối cùng đã đạt được. Vâng. Thống nhất đất nước là mơ ước có thật nhưng chỉ có thật trong lòng các cựu chiến binh già, trong Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, trong những người băng rừng vượt suối vào “giải phóng miền nam”, trong những thanh niên miền bắc đã chết ở Hạ Lào, An Lộc, chứ không có trong mục tiêu của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Có gia đình nào thật sự thương yêu nhau đã chọn lựa đoàn tụ bằng cách giết đi một phần ba số anh em, con cháu của mình không?
Chắc chắn là không. Dân tộc Việt Nam có thể phải tạm thời sống trong xa cách để chờ một cơ hội thuận tiện hơn để đoàn tụ. Nước Đức đã chọn và cả Triều Tiên sau một lần thử lửa 1950, cũng phải chọn. Đoàn viên dân tộc là một ước mơ bùng cháy trong lòng mỗi người Việt Nam, không nhất thiết phải là nam hay bắc. Câu hát “Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương vương sầu thương” cất lên trong nước mắt ở Sài Gòn sau 1954.
Chỉ có đảng Cộng Sản vì mục tiêu tối hậu Cộng Sản hóa Việt Nam mới có thể hành động mà không cần quan tâm đến tương lai đầy thảm họa đang chờ đợi các thế hệ Việt Nam. Khi phát động chiến tranh “thống nhất đất nước” bằng võ lực, lãnh đạo Đảng biết họ phải đương đầu với Mỹ, về quân sự, là một siêu cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, và về kinh tế, vừa bước ra khỏi thế chiến thứ hai như một quốc gia có lợi nhất. Nhưng mục đích Cộng Sản hóa đã ăn sâu vào từng huyết cầu, từng tế bào sống của lãnh đạo Cộng Sản làm ức chế mọi băng khuâng, do dự, đo lường hậu quả mà hầu hết các nhà lãnh đạo quốc gia khác phải có.
Sau 36 năm, những biệt thự, những cao ốc, những khu nghỉ mát khang trang mà các cựu chiến binh già không bao giờ có khả năng đặt chân đến, đã được xây bằng xương máu của các đồng chí, anh em họ đổ xuống trong các cuộc chiến tranh.
Ngoài một số rất ít quá công phẫn đã cất lên tiếng hét xung phong cuối cùng qua những lá thư tố cáo, phần lớn phải cam chịu để sống với số tiền hưu trí nhỏ nhoi mỗi tháng. Bán hết huân chương cũng không đủ tiền trả một tô phở 35 đô la mà các ủy viên trung ương và gia đình vừa ăn đừng nói chi những chiếc Porsche đắc tiền của các “đầy tớ nhân dân” đang đậu ngoài sân tiệm.
Dù biết bài ca của giai cấp công nhân đã trở thành bài ai điếu, nói theo ngôn ngữ của Mác, và số người nghe mỗi ngày một ít dần, đảng Cộng Sản vẫn tiếp tục hát, tiếp tục hô nào lý tưởng Cộng Sản.
Đọc bài Lý tưởng Cộng sản sẽ thắp sáng thế kỷ 21 của tác giả Quang Thống đăng trong trang nhà của Hội Nhà Báo Việt Nam, trong đó có những câu nhạt nhẽo đọc lên chỉ càng thêm bực bội như “tất cả thế giới đều công nhận sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo đã đạt được những kỳ tích vang dội” hay kết luận “Chúng ta phấn chấn bởi một niềm tin mãnh liệt, rằng lý tưởng mà dân tộc ta noi theo đang không ngừng tỏa sáng, con đường đi tới ấm no hạnh phúc mà nhân dân ta khai phá, đang nở hoa kết trái”.
Bài viết được trao giải A của Giải báo chí 2006 do Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức. Thì ra, không phải chỉ một người vô lương tâm mà cả một tổ chức đại diện cho 600 tờ báo cũng không có lương tâm như tác giả. Thời của “trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” hay “mơ sáng mai thức dậy thành người Việt Nam” đã qua quá xa rồi. Ngay cả trong quán nhậu, những mẫu chuyện cười mỉa mai chế độ như thế có lẽ cũng không còn nghe ai kể nữa vì chẳng có ai cười.
Vì chén cơm manh áo, một người nhiều khi phải nói những điều mình không muốn nói, viết những điều mình không muốn viết, tuy nhiên phải biết đâu là giới hạn, biết đâu nên dừng lại. Nếu không giữ được chức năng nghề nghiệp và tư cách đạo đức của một người cầm bút, ít ra cũng không nên đầu độc con cháu trong gia đình mình. Tâm hồn tuổi thơ như những tờ giấy trắng trinh nguyên, hãy viết lên đó những câu ca dao đậm đà tình dân tộc, hãy vẽ lên đó hình trái tim thương yêu thay vì những khẩu hiệu giết người và búa liềm thù hận.
Với những tuổi trẻ may mắn học hỏi từ nhiều nguồn, những bài viết tuyên truyền đó là chẳng qua để quảng cáo cho một món thuốc giả, rẻ tiền, nhưng một số không ít các bạn cùng thế hệ sinh ra và lớn lên trong các quận huyện xa xôi, hẻo lánh như ở vùng rừng núi Quế Sơn quê tôi chẳng hạn, không có dịp tiếp xúc với ánh sáng khoa học, vẫn còn tin và tin đến độ chân thành. 
Hôm nay, dù đang sống ở đâu trên trái địa cầu này và đang sinh hoạt trong một tổ chức chính trị nào, kể cả trong đảng Cộng Sản, một người Việt còn có chút ưu tư cho vận mệnh đất nước, còn biết tủi thẹn, xót đau trước quá nhiều thua thiệt của Việt Nam đối với phần lớn nhân loại, đều phải thừa nhận Việt Nam đang cần một sự thay đổi căn bản không chỉ trong hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội mà quan trọng hơn trong thượng tầng kiến trúc chính trị tư tưởng. Nói một cách vắn tắt, cuộc cách mạng dân chủ triệt để là con đường không thể nào thay thế tại Việt Nam.


Nhiều người nghe tới hai chữ cách mạng là nghĩ ngay đến Công Xã Paris, Cách Mạng Pháp, Cách Mạng Tháng Mười đẩm máu. Tôi, trái lại tin rằng, cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam tuy sẽ rất khó khăn, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn với các tác động từ bên ngoài và vận động từ bên trong, khi xảy ra sẽ xảy ra trong nhanh chóng và không đổ máu bởi vì tuyệt đại đa số người dân, ở mức độ khác nhau, đều thấy những bất công phi lý đang diễn ra hàng ngày trên đất nước, đều chán ghét chế độ và đều có trong lòng chung một khát vọng dân chủ tự do.
Dân chủ không phải chỉ là cơ sở lý luận, hệ thống lý thuyết mà còn là những gì cụ thể, có thể nắm bắt, cầm lấy trong tay.
Dân chủ không phải là món hàng tiêu dùng xa xí dành cho những kẻ dư thừa nhưng là tất cả góc cạnh gần gũi, bình thường, quen thuộc của đời sống.
Dân chủ không phải là sản phẩm tư tưởng của Mỹ, Pháp, Anh, hay một đặc tính văn hóa của một màu da, chủng tộc riêng nào mà của con người từ khi mới cất lên tiếng khóc chào đời.
Đất nước Việt Nam, trên từng ngọn núi, trong mỗi dòng sông, từ Chí Linh đến Bạch Đằng, từ Chi Lăng sang Vạn Kiếp đã thắm máu của bao thế hệ tổ tiên đổ xuống để giữ gìn trên bốn ngàn năm chứ không phải là gia tài của Mác, Lê Nin để lại. Do đó, đất nước Việt Nam là tài sản của dân tộc Việt Nam chứ không phải của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại sao người dân Việt phải cúi đầu để Đảng ban phát từng chén cơm manh áo? Tại sao một trí thức trẻ muốn tiến thân trong xã hội phải tìm mọi cách kể cả luồn cúi, nịnh hót để được vào đảng Cộng Sản?
Lý luận ba giòng thác cách mạng (cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho hoà bình dân chủ tại các nước bị trị) là cơ sở duy nhất để đảng Cộng Sản Việt Nam biện hộ cho vai trò thống trị của mình. Đó là lý luận có tính áp đặt của kẻ cướp có súng đạn trên tay. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê về giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội không liên hệ gì đến bản chất của cuộc đấu tranh giành độc lập và mục tiêu xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, hãy tạm giả thiết rằng lý luận ba giòng thác là đúng và cuộc chiến chống Mỹ cũng đúng luôn, thì sau 36 năm đưa dân tộc vào con đường cùng không lối thoát với một chế độ chính trị chà đạp mọi quyền căn bản của con người, một xã hội tham nhũng thối nát (Corruption Perceptions Index xếp Việt Nam vào hạng 116 trong 178 quốc gia, cùng hạng với ba quốc gia nghèo nhất Phi Châu Ethiopia, Guyana và Tanzania), một chính sách giáo dục ngu dân, nô dịch, chạy theo hư danh bằng cấp nhưng thiếu thực tài, một nền kinh tế lạc hậu trì trệ đi sau các nước trong vùng hàng mấy chục năm, đảng Cộng Sản Việt Nam có cần phải bị lật đổ và lật đổ càng sớm càng tốt hay không?
Lịch sử mang tính thời đại và tính liên tục. Giống như chính quyền trong các xã hội dân chủ, mỗi thế hệ có một trách nhiệm riêng, dù hoàn thành hay không, khi bước qua thời đại khác, vẫn phải chuyển giao trách nhiệm sang các thế hệ lớn lên sau. Sức đẩy để con thuyền dân tộc vượt qua khúc sông hiểm trở hôm nay không đến từ Facebook hay Twitter, không đến từ Mỹ, Anh, Pháp hay đâu khác, mà bắt đầu từ bàn tay và khối óc của tuổi trẻ Việt Nam.


Quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do đi lại, quyền được đứng ra lãnh đạo hay chọn lựa những người lãnh đạo đất nước là quyền dành cho mọi công dân và phải được tôn trọng bằng luật pháp chứ không phải là đặc quyền dành riêng cho đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Đảng sẽ không tự nguyện trao trả những gì họ đã đánh cắp mà phải giành lại từ tay họ. Như có lần tôi đã viết, lịch sử nhân loại chứng minh, những kẻ độc tài thường không bước xuống theo nguyện vọng nhân dân, họ chỉ chết già trong quyền lực hay bị lật đổ.
Một đời người trung bình sống bảy mươi năm, nhưng cho dù sống tám mươi, chín mươi hay một trăm năm cũng chỉ có một thời tuổi trẻ và khi qua đi, tuổi trẻ sẽ không bao giờ trở lại.
Trong bài viết về lý tưởng phụng sự xã hội được viết cách đây khá lâu tôi có phát biểu rằng, về ý nghĩa, lý tưởng là một mục đích sống cao đẹp của một đời người. Nếu chúng ta đặt qua một bên niềm tin tôn giáo hay sự giải thích dựa vào niềm tin tôn giáo, và nếu chúng ta không có một lý tưởng để sống, sự có mặt của chúng ta sẽ vô vị biết bao. Đời sống chỉ là sự lập lại một cách nhàm chán những công việc, những ngày, những tháng, những năm, những tiếng cười và nước mắt, những hơn thua và tranh chấp, cho đến cuối cùng một hơi thở hắt ra. Nhưng với một người sống có lý tưởng, sống có mục đích, những khoảnh khắc dù chỉ một vài giây phút cũng đầy ý nghĩa. Người có lý tưởng bao giờ cũng lạc quan và hy vọng bởi vì họ không chỉ sống cho hôm nay mà cho ngày mai và nhiều ngày mai sẽ tới.


Đừng đánh rơi tuổi trẻ.

Trần Trung Đạo

Saturday, January 21, 2012

Thương tiếc Thầy MINH.

Tối qua đi làm về, check email mới biết tin Thầy đã ra đi, mặc dù đã đoán trước là sẽ có tin nầy nhưng dù sao cũng cãm thấy hơi bất ngờ, trong lòng vẫn mong là có một phép lạ nào đó khiến sức khỏe Thầy khá hơn hay ít ra là cũng còn 1, 2 tháng nữa…nhưng không ngờ.!!! cũng may là mình đã kêu gọi anh em đi thăm Thầy cuối tuần qua, nếu không chắc là ân hận lắm.
Nhớ lại Thầy Minh là một trong những Gs mà mình rất kính mến, Thầy lúc nào cũng thương yêu học trò như con mình, Thầy luôn tận tâm trong việc dạy dỗ giáo huấn, tóm lại Thầy chu toàn  bổn phận nhà giáo còn hơn những gì xã hội đòi hỏi.
Nay Thầy đã ra đi, để lại trong lòng những đứa học trò phá phách nầy cũng như Cô và gia đình một sự mất mát to lớn.
Cầu mong cho hương linh Thầy sớm về cõi Phật, và mong cho Cô cùng gia quyến có nhiều can đãm và nghị lực để vượt qua nổi đau thương lớn lao này.
Thương kính mến,




Sunday, January 15, 2012

Đi thăm Thầy MINH

Tôi vì bận quá, bây giờ mới ngồi xuống tường thuật ngắn gọn cho thầy cô và các bạn về chuyến viếng thăm này.
Như đã hẹn, khoảng 9:30 sáng thứ Bảy 14.1.2012 tôi đến chợ ABC thì đã thấy một nhóm tụ tập gồm cô Lã Phương Loan, anh Nguyễn Toản(57), anh Nguyễn Thái Bình(59), các bạn 63 Trần Thiện Tuấn và con trai, Nguyễn Ngọc Phi và cuối cùng là Nguyễn Hải Bằng. Phi thật chu đáo, nhà ở xa cả 60 miles mà lại đến sớm và đã mua sẵn bánh chưng, giò chả, trà mứt để Tết thầy cô. Tôi rủ các bạn ghé qua gian hàng hoa mua thêm 2 chậu cúc đỏ vàng khá đẹp. Anh em đồng ý là mình đến thăm thầy cô với tinh thần "chúc Tết" chứ không phải "thăm bệnh" vì không ai muốn làm gia đình thầy buồn hơn.
Loay hoay một lúc cũng đến 10 giờ mới khởi hành với cô giáo Loan dẫn dắt 7 cậu học trò đi trên 2 chiếc xe. Dọc đường thầy trò, bạn bè, chuyện vãn thật thân tình vui vẻ. Chúng tôi tiện đường ghé Oceanside đón anh Trần đức Tâm(61) rồi mới cùng đến nhà anh Đào Nguyên Bình(63) ở San diego. Anh Bình hướng dẫn tất cả ghé tiệm phở Ban Mai, nhưng lại giới thiệu món Bún Bò Huế khá ngon(gần bằng nồi BBH ăn ở nhà MDT hôm họp BTC Tân Niên NT, hi hi). Tại đây lại gặp bạn Trương Khôi(63), chỉ ghé đón anh em, dễ thương móc túi xin đóng góp 20$ rồi chuồn ngay vì...quá bận (lo chuẩn bị lễ cưới ở nhà) không thể đi cùng.
Ăn uống thoải mái rồi mọi người mới lên xe trực chỉ nhà thầy Minh. Khoảng nửa giờ thì đến nơi, hơi sớm hơn giờ hẹn 2pm một chút. Người nhà thầy cũng khá đông, có tới 4 thế hệ, gồm cả 1 nhóc ti, chắt của thầy cô.
Một chút sau thì vợ chồng Nguyễn Thế Phượng(63) cũng đến(anh chàng này làm nghề bail bond nên hàng ngày "vào tù ra khám", lâu rồi không xuất hiện tại những cuộc họp mặt NT)
Cô kể thầy đã bị chứng ung thư máu từ 3 năm nay, ngày càng yếu dần và bây giờ đang đi vào giai đoạn cuối.
Có lẽ vì không phải chuyện bất ngờ nên mọi người đều trầm trầm chứ không lộ vẻ đau buồn quá đáng. Anh em cũng tế nhị, hỏi thăm qua về sức khỏe thầy rồi xoay qua hỏi han nhiều những chuyện ngày xưa để không khí được thoải mái. Thầy cũng có 3 người con học NT, 2 trai và một gái út vào NT năm 1971, có thể cùng thời với cô Gấm.
Đến thăm vào lúc thầy mệt đang ngủ vùi trong phòng. Ngồi chơi hơn 1 tiếng, thấy cũng đủ và biết có ngồi thêm cũng chưa chắc thầy tỉnh giấc nên anh em xin phép lần lượt vào thăm thầy.
Nhìn thầy nằm mà tôi giật mình, không ngờ bệnh tình đã làm thầy biến đổi quá nhiều. Mặt thầy tóp lại, hai má hóp sâu, cầm tay thầy thì chỉ còn da bọc xương. Cũng may, con thầy bảo thầy không bị đau đớn mấy, chỉ mệt thôi.
Nhớ lại hồi tháng 6, 2006 khi anh em NT ghé thăm thầy thì không khí thật vui nhộn, thầy trò cười đùa vui vẻ. Cũng có lúc thầy rơi lệ nhưng là giọt lệ cảm động, giọt lệ hạnh phúc vì không ngờ còn có lũ học trò phá phách ngày xưa nhớ đến mà thăm thầy.
Hôm nay thầy nằm thiêm thiếp, vùi sâu trong giấc ngủ mệt mỏi. Bao lời nhắn nhủ, thăm hỏi của các thầy cô, học trò khắp nơi, tôi chỉ còn biết chuyển lại cho cô và gia đình. Năm nay thầy 89 tuổi.
Thôi thì chúng ta cùng cầu nguyện cho thầy ra đi được nhẹ nhàng, thanh thản

mdt
(Bài viết của Mai Đông Thành)


Nhóm NT đi thăm Thầy MINH (từ trái sang phải):
T.T.Tuấn, N.N.Phi, N.H.Bằng, N.T.Bình, N.Toản, M.Đ.Thành,
Cô L.P.Loan, T.Đ.Tâm, Đ.N.Bình. Sau đó thêm a/c N.T.Phượng.

Đang thăm hỏi và chúc tết Cô.

Cô (áo xanh nhạt) đang cho biết về tình trạng sức khỏe của Thầy.

Cậu con trai Út (áo trắng) và Thư cô thứ nữ của Thầy.

Hình ảnh của Thầy Cô khi còn trẻ.

Để tạo không khí vui vẻ, đám học trò phá phách đang
hỏi Cô những gì xảy ra lúc Thầy Cô…hẹn hò.

Cô cũng vui vẻ kể lại những kỷ niệm…ngày xưa còn bé.

Anh em cầu mong Cô và gia đình có thêm nhiều sức mạnh
để vượt qua những lo buồn.

Anh em thay phiên nhau vào phòng thăm Thầy (đang ngủ).

Cô MINH và Cô Loan trước khi chia tay.


(Hình ảnh của T.T.Tuấn & N.N.Phi)

Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?

Đào Văn Bình
Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có Cộng Sản – cũng đã có “tiếng Việt trong sáng” đã học nó, đã sử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một lọai ngôn ngữ bắt chước VC: Đó là dùng hai chữ Thông Tin để thay cho hai chữ Tin hoặc Tin Tức!

1) Về hai chữ Thông Tin: (Sự loan truyền tin tức)
Ở duới xã ngày xưa chúng ta có: Phòng Thông Tin. Ở trung ương (Sài Gòn) chúng ta có Bộ Thông tin và các Phòng Thông Tin Quốc Ngoại tại các tòa đại sứ.
Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.

2) Còn tin tức/tin = news.
Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi
Bản thông tin. (Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. Hai chữ hoàn toàn khác nhau)
Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải
thông tin vắn

Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải
thông tin hàng đầu.
Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.
Tin trong nước chứ không phải
thông tin trong nước

Tin nước ngòai, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngọai quốc
Các ký giả đi săn tin chứ không đi
săn thông tin.
Tin giật gân chứ không phải
thông tin giật gân
Tin nhảm nhí chứ không phải
thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.
Tin tức mình chứ không phải
thông tin tức mìnhTin mừng chứ không phải thông tin mừng
Tin vui (như cưới hỏi) chứ không phải
thông tin vui.Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồnTin động trời chứ không phải thông tin động trời.
Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải
thông tin sét đánh ngang đầu
Tin hành lang chứ không phải
thông tin hành lang.
Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngoài hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo v.v.. Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toàn khác nhau.
Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải
thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.
Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không?” Nếu chúng ta nói:” Anh có thông tin gì không?” thì người ta sẽ ngạc nhiên hoặc không hiểu. Hoặc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:
1. Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không?
2. Hoặc thằng cha này chắc ở ngoài Bắc với VC lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của VC!

Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:
-
Con sâu mỡ
để thay cho cái lạp xưởng.
-
Cái nồi ngồi trên cái cốc
để thay cho cà-phê phin.
-
Đồng hồ 2 cửa sổ
thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
-
Khẩn trương
để thay cho nhanh lên
-
Xưởng đẻ
thay cho nhà bảo sanh
-
Nhà ỉa
thay để thay cho cầu tiêu.
-
Chùm ảnh
để thay cho một loạt những hình ảnh, một vài hình ảnh
- Anh muốn
quản lý đời em
thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
-
Tham quan
để thay cho du ngoạn, thăm viếng
-
Sự cố
thay cho trở ngại, trục trặc
-
Tranh thủ
thay cho cố gắng, ráng lên
- Anh muốn
liên hệ tình cảm
với em để thay anh muốn làm quen với em, muốn kết bạn với em.
-
Căn hộ
thay cho căn nhà.
-
Tư liệu
thay cho tài liệu
-
Đại trà
để thay cho cỡ lớn, quy mô.
-
Đại táo
để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
-
Kênh phát sóng
thay cho Đài: Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
-
Phi Khẩu
Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất (khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
- Trời hôm nay có
khả năng
mưa thay vì hôm nay trời có thể mưa
- Người dân địa phương
chủ yếu
là người H’mong Hoa – thay cho Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa
- Đồng Bào
Dân Tộc
để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
-
Lính gái
thay cho nữ quân nhân
-
Thu nhập
thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..). Thuế lợi tức (income tax)
- Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là:
Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam!!!
Thật điên đầu và không hiểu gì cả!
-
Đầu Ra, Đầu Vào
(input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
- Rất
ấn tượng
thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
-
Đăng ký
thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.
- Các anh đã
quán triệt
chưa? thay vì các anh đã hiểu rõ chưa?
-
Học tập tốt thay vì học giỏi.

Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy họach tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong! Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!” Ôi! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!
-
Tập đoàn/Doanh nghiệp
để thay cho công ty (công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá). Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ công ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104-2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
-
Tiêu dùng
thay vì tiêu thụ
-
Cây xanh
thay vì cây (cây nào mà lá chẳng xanh? Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy có khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngoại đừng bắt chước VC dùng hai chữ cây xanh).
-
Quan chức
để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngoại này chúng ta đưa tin như sau “Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tị nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngọai Giao.”
-
Xử lý
thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa v.v… Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng!
-
Bài nói
thay vì bài diễn văn.
-
Người phát ngôn
thay cho phát ngôn viên.
- Bóng đi
rất căng
thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
-
Cú sốc
thay vì bàng hoàng, kinh hoàng.
- Tình hình
căng lắm
thay vì tình hình căng thẳng. Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
-
Liên Hoan Phim
thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Cannes.
-
Ô tô con
để thay cho xe du lịch.
-
Ùn tắc
để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
-
Bức xúc
để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
-
Đề xuất
để thay cho đề nghị.
-
Nghệ sĩ nhân dân? Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì ? Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

Đấy ngôn ngữ của VC là như thế đó!
Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đồng bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công-nông-trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình. Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.

Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao?
Về cổ văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu.

Về mặt ngôn ngữ ngọai giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc v.v… Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc- mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn sót lại. Ngôn ngữ Cộng Sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác.

Nhìn ra ngòai thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào? Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hóa” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế. Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa VC – mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.

Đào Văn Bình
Ghi chú:
Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia sẻ với:
- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”