ÂM NHẠC

   NHẠC SĨ TRẼ TRẦN THÁI SƠN















-----ooOoo-----



  MỘT NGÀY MƯA NHỚ EM


TRỜI CÒN LÀM MƯA MÃI
MAYUMI ITSUWA - Lời Việt: NHẬT NGÂN
Ca sĩ: HOÀNG BÁCH

         

Trời còn làm mưa mãi cho nhớ thương dâng đầy vơi
Cuộc tình mình ngày qua ngỡ tan như bọt mưa
Nào ngờ đâu ta vẫn mang những vấn vương bâng khuâng ngày tháng
Hỡi những cánh chim về đâu cho ta nhắn tới ai nỗi lòng.

Em từ xa vắng có bao giờ nhớ thương bao ngày cũ
Có thấy tâm hồn
Mình chợt bâng khuâng khi thu về
Đợi chờ làm mưa gió
Anh từ xa vắng vẫn mang đầy xót xa những dấu yêu ngày cũ
Vẫn mãi cứ mong chờ
Một ngày tình ta thôi chia lìa.

Trời còn hoài mưa gió khiến cho ta buồn thêm
Lặng một mình ngồi đây ngắm mưa bay ngoài song
Người dạt trôi nơi nao
Đêm vắng có nghe tâm tư sầu nhớ?
Tới những phút xưa
Mình còn nhau môi ấm ngất ngây trao tình.
 

MỘT NGÀY CÒN MÌNH TA
Thơ: NGUYỄN THƯỜNG DUY Phổ nhạc : VĨNH ĐIỆN
Tiếng hát : TÂM THƯ

         


-----ooOoo-----
Mùa Thu Trong Tình Ca Việt 


 
"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học..." Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp. Do đó mùa thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thủa bởi những nhà văn, nhà thơ hay những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhạc Việt Nam . Người ta ca tụng mùa thu, bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác phẩm của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã. Tôi yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của những nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa thu. Tôi vốn thích bản thu ca tiền chiến của nhac sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Cuối thập niên 50 khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào. Ông có một tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật tuyệt vời của một mùa "Thu quyến rũ": 

"Anh mong chờ mùa thu
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
Đàn bướm kia vui đùa trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh
Anh mong chờ mùa thu
Dìu thế nhân vào chốn thiên thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa thu quyến rũ anh rồi …"
 

 
 
 
Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua đi khi "Nhìn những mùa thu đi". Thu đi và để lại cho chúng ta những chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm hồn: 

"Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng ..."
 

 
 
Khi người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau tất cả, từ những tháng ngày, những tặng phẩm quý báu, cho con tim, cho nhau kỷ niệm, ... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một bầu trời mùa thu tuyệt vời về nhạc và lời ca . Bài "Mùa thu cho em" được ra đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của một mùa thu tình ái: 
" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói
Mình yêu nhau nhé ..."
 

 

 
Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay, của những mối tình dang dở. Ở tuồi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn ngơ ở cổng trường con gái như những cửa trường Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Sương Nguyệt Ánh hay Trưng Vương. Để rồi "Em tan trường về, mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vở”. Người con gái như đóa hoa hồng, hoa pensé, hoa mimosa hay hoa phượng hồng như môi em. Một nụ hôn đầu ngất ngây để rồi nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa Hạ đến rồi mối tình chia ly vì lý do nào đó… Để rồi khi sang mùa thu, mùa tựu trường cô gái Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo gió heo may vi vu để nhớ đến người bạn trai xưa với nụ hôn đầu nồng nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng Vương, khung cửa mùa thu", và nhạc sĩ Nam Lộc đã soạn thành một ca khúc ghi dấu những mối tình nhẹ nhàng, nỗi bâng khuâng, những xao xuyến của tuổi học trò: 
 
"Tim em chưa nghe rung qua một lần!
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơi nhanh
Thu giăng heo may che bóng cây lạnh này
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày…
Người mang cho em quen môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng…
Nắng vấn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh rồi
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân...”
 

 
 
 
Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình của mùa thu như sau: 

"Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Mùa thu lá vàng bay
Anh ru em ngủ
Bài ca dao ta vẫn hát khúc ấu thơ
Nắng vàng ấm suối nước dệt mây thu
Ngập ngừng trôi giấc mơ
Anh ru em ngủ
Dài cơn mê thương yêu ấy
Những ngày còn ái ân..."
 

Còn mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với mùa thu dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây ngàn bay, hãy nghe bài "Mùa thu mây ngàn": 

"Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối
Mùa thu bơ vơ đến bên trời
Ru tóc em suối nguồn
Gọi hồn trong gió thu buồn
Ngày mai chúng mình xa nhau rồi
Cầm tay em nhìn sao không nói ..."
 

 
 
Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu, "Tôi có em chiều thu": 

"Chiều phai mây trắng trôi
Trôi qua dòng đời muộn phiền
Chiều nay tôi thấy em gọi nắng lên
Chiều thu tôi em tôi em như một tình cờ vừa đến
Bàn chân em e thẹn, bàn tay em thơ dại
Vội vàng con chim bé vỗ cánh bay lên cao
Đời cho tôi có em trong một chiều không mong đợi
Đời cho tôi có em trong thu về hương tình tới
Bàn tay thôi e thẹn, bàn chân thôi thơ dại
Chiều nay con chim én líu lo thương đời”
 

 
 
Mùa thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ ngồi đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau: 

"Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng
Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn..."
 

 
 
Từ miền trung nam nước Mỹ, nhac sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông khi mùa thu về tại Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu trong bài "Thu vàng nổi nhớ": 

"Theo bước chân em đi thu vàng
Tình ơi sao đến muộn màng
Nổi nhớ mang theo cung đàn
Buồn vương trên bao tháng năm
Đời một rừng thu hoang vắng
Mơ em là nắng xuân sang
Hồn anh mộng cũ chưa tan
Tình theo lá thu vàng"
 

Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến mùa thu năm cũ khi nhìn về người tình

Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":
 

"Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng
Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm ...
Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò
Gọi tên nhau khi chiều đến
Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi
Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."
 


 

Nếu mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông: 

"Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa
Đếm lá mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…"
 

 
 
Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đôn chợt đến mà nhạc sĩ Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":

"Bây giờ là mùa thu
Chiều vắng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Hiu hắt đứng trong mưa
Mưa như lệ tình xưa
Lệ thấm mãi cho vừa
Lệ thương hoa phượng rũ
Em có nghe mùa thu ...
 

 
 
Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành một nhạc phẩm đã đi vào dĩ vàng của Saigon một thời xa xưa: 

"Mùa thu Paris, trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ, hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề ...
Mùa thu âm thầm bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá, ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu, người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ, tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu.."
 


 

-----ooOoo-----


Mời các bạn, nhất là những bạn đã trên 60 nghe lại một vài ca khúc trong chương trình “Nhạc Chủ Đề” xưa kia (trước 75) trên Đài phát thanh Sàigòn do thi sĩ, văn sĩ và nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn phụ trách với những lời mở đầu đầy “mê hoặc” của ông. Những lời dẫn nhập đã gây “nghiện” cho biết bao thanh niên sinh viên Sài gòn trước 75, trong số đó cả Lãng Tử .
 
Nhạc chủ đề Nguyễn Đình Toàn
TÌNH CA VIỆT NAM (1970)
 
          

-----ooOoo-----


            
Hình Như Là Tình Yêu
Ns: Nguyên Chương – Cs: Anh Dũng
 
Hình như có một điều chi
trên mắt em mùa thu mở cửa
Hình như có một điều gì
giữa môi cười lòng rộn tiếng ca
Hình như mây hôm qua về muộn
mãi rong chơi theo đôi bướm lạ
Hình như bước chân ai rất nhẹ
Hình như đó là tình yêu 

đừng vội nhé màu môi son
cho tháng năm còn thơ tuổi ngọc
đừng vội nhé phấn má hồng
bước qua đường nhẹ nhàng áo bay
và bông hoa chân ai vườn lạ
dấu gai đâm trên tay nức nở
lời chào đón chao ôi rất thẹn
đừng vội nhé hỡi người yêu
 
Đ.K.
Vì tình yêu mang theo nỗi nhớ
những hờn ghen cho em muộn phiền
nụ hôn yêu thơm lên môi mềm
là dấu tình là mùa sang
 
Hình như có một điều chi
cho tóc mây dài thêm gương lược
Hình như có một điều gì
đến rất vội làm hồng má em
bàn chân vui qua đây cỏ mượt
bước xôn xao như trăm tiếng hẹn
và giọt nắng lung linh bên thềm
màu nắng mới màu tình yêu
 

-----ooOoo-----  
 
 
  5 ÔNG BỐ TẠO NÊN CƠN SỐT
“THE PIANO GUYS”
 

Họ là những ông bố Mỹ ở tuổi trung niên, đam mê âm nhạc, quen biết nhau tình cờ và tạo thành cơn sốt bất ngờ trên YouTube. Danh tiếng của họ bắt đầu từ thế giới ảo nhưng giờ đây nó đã đem lại những hợp đồng biểu diễn và thu âm có thật. 
The Piano Guys là nhóm nhạc của những ông bố đến từ tiểu bang Utah. Bằng tình yêu âm nhạc và sự tiếp cận khán giả một cách thông minh khi biết tận dụng ưu thế của mạng Internet và trang YouTube, họ đã trở thành một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. 
The Piano Guys gồm 5 thành viên Jon Schmidt (chơi piano), Steven Sharp Nelson (chơi cello), Tel Stewart, Paul Anderson và Al van der Beek phụ trách kỹ thuật âm thanh và sản xuất MV.  
Sự gặp gỡ và hợp tác của họ diễn ra rất ngẫu nhiên. Paul Anderson có một cửa hàng bán đàn piano ở St.George, Utah. Một hôm (khoãng đầu năm 2011) Jon Schmidt tới hỏi Anderson liệu anh có thể tới đây luyện tập hàng ngày để chuẩn bị cho buổi biểu diễn sắp tới không và Anderson đồng ý.  
Vài tháng sau Anderson cùng một người bạn là Tel Stewart bắt đầu sản xuất những MV đầu tiên cùng tiếng đàn piano của Schmidt. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, những thành viên khác cũng bắt đầu gia nhập gồm Steven Sharp Nelson (chơi cello) và Al van der Beek (hỗ trợ quay và sản xuất MV). Ban đầu họ chỉ làm vì thấy thích thú, nhưng sau đó nhóm bắt đầu làm việc nghiêm túc và đăng tải đều đặn mỗi tuần một MV lên trang YouTube.  
Hiện nay, nhóm đã có hơn 1 triệu người theo dõi trên trang YouTube. Với 37 MV đã đăng tải trên trang, The Piano Guys thu hút hơn 181 triệu lượt xem. Những bản nhạc mà The Piano Guys chơi không chỉ mang tính hàn lâm mà còn rất cập nhật thị hiếu khán giả với những bản cover của Rolling in the Deep hay What Makes You Beautiful.  
“Chúng tôi là 5 người đàn ông trung niên, đều đã có vợ con và bị chi phối khá nhiều bởi cuộc sống gia đình nhưng chúng tôi cũng yêu những gì mình đang làm và việc khán giả đón nhận nó một cách hào hứng là sự yểm trợ tinh thần lớn nhất đối với chúng tôi”, Steven Sharp Nelson chia sẻ, anh chính là người chơi đàn cello trong nhóm. 
Được biết tháng 9 năm 2012 nhóm nhạc đã ký một hợp đồng thu âm với hãng Sony, khán giả lo ngại liệu The Piano Guys có còn giữ được tính cách riêng khi bước vào thị trường âm nhạc nhưng Paul Anderson, đạo diễn ý tưởng và đồng thời là người lo việc quay video bấy lâu nay của nhóm cho biết: “Chúng tôi đều đã có tuổi rồi, chúng tôi sẽ không “nhảy múa lung tung” chỉ vì đã ký một hợp đồng ghi âm”.  
“Có nhiều khi những MV mà chúng tôi làm ra không phù hợp với tiêu chuẩn của những nhà thu âm nhưng chúng lại đáp ứng thị hiếu của công chúng. Và mạng Internet là một nơi tuyệt vời để tự do thể hiện cá tính âm nhạc theo cách riêng, nếu đi bằng con đường chính quen thuộc sẽ rất lâu mới có thể trở nên nổi bật”. 
5 người đàn ông của nhóm hiện có tổng cộng 13 “nhóc” và việc có được một hợp đồng thu âm sẽ giúp họ có thêm động lực sản xuất được những MV hay hơn nữa. Một người hâm mộ của nhóm từng viết thư chia sẻ: “Tôi có người bạn đang tụt dốc, anh ấy có ý định tự tử, sau khi tôi cho anh ấy nghe những bản nhạc của các anh, anh ấy dần dần đã thay đổi suy nghĩ theo hướng tốt”. Cây piano Jon Schmidt nói: “Đó là món quà lớn hơn mọi thứ tiền bạc hay danh vọng. Đối với những người nghệ sĩ, đó là tất cả”. 
Pi Uy
Theo USA Today 
 
 

 
 

 
  -----ooOoo----- 
 
 The Making of Asia 72 - Dòng nhạc Y Vân

Asia DVD 72, sẽ phát hành trong tháng 8, 2013!
Mời quý vị cùng đi vào đằng sau sân khấu của chương trình Asia 72 - Dòng Nhạc Y Vân.


 -----ooOoo-----
  
 
NHẠC PHƯỢNG HOÀNG
 

 

  
 
NHỮNG BẢN HỢP CA LAY ĐỘNG LÒNG NGƯỜI

 
What? Are you kidding?"; "Is he dead?"; "I just heard him singing a couple of months ago. "; "Is he the one who wrote “Bên Em Đang Có Ta” ?”; "Oh gosh! I'm going to miss him"; và còn nhiều, nhiều nữa.
Những lời bày tỏ đại loại như vậy được nghe thấy tại các câu lạc bộ, những quán cà phê, sân tennis hay tại phòng ăn trưa của những hãng xưởng nơi có đông đảo những bạn trẻ VN làm việc khi nghe tin”người nhạc sĩ của cộng đồng người Việt hải ngoại”qua đời.
Đó là những tình cảm chân thành nhất, rung cảm nhất, xúc động nhất, đơn sơ mà quặn thắt nhất từ môi miệng của những tâm hồn trong sáng, không hề biết gian dối, phỉnh nịnh và rất xa lạ với những ngôn từ đầu môi chót lưỡi khi nói về nhạc sĩ TRẦM TỬ THIÊNG người kể chuyện lich sử bằng bài ca, người có tấm lòng nhân ái; nói hộ thay cho cộng đồng người Việt hải ngoại nỗi lòng của họ
"Mấy bài hát của chú ấy giúp mấy người trẻ trẻ như tụi em hiểu rõ hơn về cái 'background' của mình", đó là lời phát biểu của Natalie Phạm, học sinh xuất sắc toàn môn năm ngoái lớp 8 của trường Trung Học Monroe Middle tại thành phố San Jose và em cũng tỏ ra rất bàng hoàng khi hay tin ông đột ngột qua đời.. . "
----ooOoo----
Vào ngày Thứ Bảy 7 tháng Tư vừa rồi, trung tâm ca nhạc Asia đã thực hiện một chương trình đại nhạc hội trực tiếp thu hình cho DVD Asia số 54 với chủ đề “Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ: Bước Chân Việt Nam” tại đại hý viện lớn nhất miền đông nam Hoa Kỳ là Atlanta Civic Center ở tiểu bang Georgia.
Đây là một chủ đề đã được nhiều khán thính giả khắp nơi mong đợi từ lâu, nhứt là kể từ khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lìa đời vào năm 2000. Những người yêu nhạc vẫn mong muốn được nhìn lại cuộc đời và tác phẩm của một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc Việt Nam.
Với sự nghiệp sáng tác của hơn 250 ca khúc trong gần 50 năm viết nhạc và phục vụ cho đồng bào, cho quê hương Việt Nam, cho cộng đồng người Việt hải ngoại, cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng xứng đáng được vinh danh và tưởng niệm trong một chương trình của Asia. Những ước mơ của hai người nhạc sĩ vong niên này thật giản dị là mong cho người dân ở trong nước sớm hết cảnh lầm than cơ cực, nên đã sáng tác thêm ca khúc Hẹn Nhau Năm 2000. Nhưng vừa bước qua ngày thứ hai mươi lăm của thế kỷ 21, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã âm thầm và lặng lẽ ra đi. Ông đã giã từ tất cả bè bạn, những người yêu nhạc của ông để về bên kia thế giới vĩnh hằng, nơi chốn rất bình an, không hận thù ganh ghét.
Nói về cảm nhận chủ quan riêng của tôi; tôi say mê dòng nhạc của người nhạc sĩ họ Trầm này qua những bài hợp ca có sức lay động lòng người ghê gớm...Nhẹ nhàng và êm dịu; từng câu từng chữ như những ngọn sóng xô dạt vào lòng ta...rồi lan toả ra những xúc cảm lạ lùng..
Nhạc Trầm Tử Thiêng (TTT) có hai chủ đề rõ rệt: tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa. Về tình yêu quê hương, nhạc TTT lại được chia làm hai giai đoạn: trước và sau 1975.
Trước 1975, ông than khóc cho quê hương điêu tàn vì chiến tranh. Sau 1975, TTT than khóc cho kiếp tha hương, nỗi khó khăn của người tị nạn bơ vơ, long đong ở các trại tị nạn và những năm cuối đời ông dành nhiều thì giờ sáng tác nhiều ca khúc có tính chất thời sự rất giá trị.
Nếu giới thưởng ngoạn biết đến TTT như là một nhạc sĩ viết những bản tình ca đôi lứa thật buồn với những lời nhạc thật da diết, nức nở như
"... tình mình bây giờ đau như ngọn roi
quất vào tim, vết bầm tím"
(Mộng Sầu)

thì ông cũng được nhắc đến rất nhiều như là một nhạc sĩ viết nhạc tình yêu quê hương có chỗ đứng rất vững và rất "chững chạc" mặc dầu thời gian ấy TTT chỉ mới trên 30 tuổi.
Ông để lại những sáng tác khó quên, tượng trưng cho nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của quê hương dân tộc.
TTT bắt đầu được giới thưởng ngoạn để ý khoảng 1967. Lúc đó, Duy Khánh đã có chỗ đứng vững vàng. DK vừa là nam danh ca số 1 từ 1960 vừa là nhạc sĩ sáng tác những bài ca mang âm hưởng miền Trung nổi tiếng như "Ai Ra Xứ Huế ", "Lối Về Đất Mẹ", "Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê".

Nhạc quê hương của TTT mang âm hưởng va giai điệu hơi hơi giống với nét nhạc quê hương của Duy Khánh. Điều này cũng đúng mà cũng sai.

Sai là vì những nhạc sĩ cùng thời như Trịnh Lâm Ngân (tác giả bài "Lính Xa Nhà"  Trịnh Lâm Ngân chính là hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân đấy) và Phạm Thế Mỹ (tác giả của "Trăng Tàn Trên Hè Phố ", "Những Ngày Xưa Thân Ái") cũng có âm hưởng tương tự như Duy Khánh mà sao không ai nói gì cả ? Sự nhận xét như vậy hẳn là do cảm tính và thiếu sót chăng ?
Thật ra, nhiều nhạc sĩ đã sáng tác với âm hưởng "Duy Khánh" trước cả Duy Khánh nữa chẳng hạn như Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hữu Thiết, Xuân Tiên và Hoàng Thi Thơ.
Tuy nhiên, nhận xét trên đúng phần nào là vì cả TTT và Duy Khánh đều là người miền Trung (DK quê ở Quảng Trị) cho nên nhạc của họ phảng phất điệu Nam Ai ai oán (mang âm hưởng của người Chàm khóc thương cho nước mất nhà tan), nhạc của họ có chung một niềm tâm sự, một mối thương cảm xót xa cho miền Trung đã nghèo mà phải hứng chịu nhiều nỗi đớn đau của chiến tranh khốc liệt và thiên tai hoành hành mỗi năm.
Mời bạn cùng nghe nhé:
"... Thương em đi, gót nhẹ chân mềm
Bước trên quê hương điêu tàn
Còn gì đâu ? Còn gì đâu ?... "
(Đưa Em Vào Hạ)

"Đưa Em Vào Hạ" là nhạc phẩm tiêu biểu cho nét nhạc tình ca quê hương của TTT. Bài hát như một tiếng thở than ai oán, một nén hương, một lời nguyện cầu thống thiết, miệt mài cho quê hương, đất nước đang đắm chìm trong cuộc chiến bảo vệ lý tưởng tự do của dân tộc.

Bài "Kinh Khổ" cũng vậy. Bài này chào đời sau bài "Kinh Chiều" của Hoàng Thi Thơ một thời gian không lâu (được tán thưởng nhiệt liệt qua giọng ca Khánh Ly). Hình như lúc ấy, đầu thập niên 70, cuộc chiến đã tàn khốc đến nỗi người dân chỉ còn biết cầu nguyện!
Trong "Kinh Khổ" của TTT, người nghe tìm thấy đâu đó mùi thiền thoang thoảng như một thứ trầm hương tỏa ngát mà người ta vẫn đốt lên hằng đêm để cầu mong an lành cho gia đình.
Bởi vậy, "Kinh Khổ" không da diết, nức nở như "Đưa Em Vào Hạ" mà ngược lại, người nghe cảm nhận được đằng sau vẻ lãnh đạm của lời ca nét nhạc là cả một bầu trời bom đạn khét lẹt, những thây người ngã gục, những tiếng khóc than đầy hờn oán và cả bóng dáng của những oan hồn vất vưởng trong màn sương pha lẫn khói súng của bãi chiến trường còn nguyên vết đạn.
Tất cả đều được tác giả gửi gắm khéo léo và tài tình ẩn sau những lời tụng niệm đều đều của một người mẹ Việt Nam nhọc nhằn trong một đêm Việt Nam chìm đắm trong chiến tranh khói lửa.
"... Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm
Lời kinh vọng xa thật êm đềm... "
Khánh Ly đã đem đến cho người nghe vẻ lạnh lùng đến rợn người của những lời kinh đã cạn khô nước mắt, đã không còn xúc cảm. Lời bài hát, không hẹn mà nên, khá giống lời bài thơ bất hủ "Vẻ Đẹp Của Thần Chết" của Tagore, "Nguyễn Du của Ấn Độ". (Ông đã đoạt giải Nobel Văn Chương gần 90 năm trước).


"Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy" Bài hát nổi tiếng không những vì giai điệu đậm đà, âm hưởng ngũ cung, pha lẫn một chút mùi vị của giọng hò nhị, hò mái đẩy ngọt ngào đầy tình tự của những cô gái Huế mà còn ở tính chất thời sự và lịch sử của bài hát.

Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy" là nhạc phẩm được TTT sáng tác vào năm 1968 để kể lại biến cố kinh hoàng Tết Mậu Thân tại thành phố Huế.
Bắc Việt đã giật sập cầu Trường Tiền ngay trong những ngày đầu tiên cưỡng chiếm Huế. Cầu Trường Tiền, ngoài vai trò là phương tiện đi lại giữa hai miền tả ngạn và hữu ngạn sông Hương chảy ngang thành phố Huế, cầu Trường Tiền còn là biểu tượng thân yêu của Huế.


Sau khi sống ở hải ngoại; cùng TRÚC HỒ...2 người đã hợp soạn các bài hát cho thân phận người VIỆT lưu vong hết sức ý nghĩa và được đón nhận nồng nhiệt bởi cộng đồng ngưởi Việt lưu vong.


Ông tâm sự: Trước hết phải nhắc đến bài Cơn Mưa Hạ”, bài nhạc chủ đề của cuốn phim cùng tựa, tôi đã viết lời từ giai điệu của Trúc Hồ. Rồi sự kiện các trại tỵ nạn phải đóng cửa từ năm 1989 và đồng bào bị bắt buộc phải hồi hương.

Vào năm 1991, Trúc Hồ đưa cho tôi một giai điệu cùng những lời tâm sự và muốn tôi viết lời chung cho một nhạc phẩm về các trẻ em mồ côi tỵ nạn. Vì lớn lên ở bên Mỷ đây nên Trúc Hồ tự nhận là mình diễn tả không hết ý của mình qua lời ca. Tôi đồng ý viết lời thành nhạc phẩm Bên Em Đang Có Ta. Nhạc phẩm này đến năm 1993 mới được phổ biến mạnh
Qua đến năm 1995 là thời điểm đánh dấu 20 năm tỵ nạn, Trúc Hồ đưa cho tôi một giai điệu để viết về đề tài này và gợi ý cho tôi là muốn cám ơn thế giới đã cưu mang những người tỵ nạn, từ đó tôi đã viết lời cho nhạc phẩm Bước Chân Việt Nam … Sau đó tôi viết bài Một Ngày Việt Nam nói về thân phận lưu vong và về đất nước Việt Nam triền miên đau thương và chia ly, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy bóng thanh bình, ngày hạnh phúc rõ ràng mặc dù những người cầm quyền vẫn luôn luôn nói cách mạng, tỏ ra đủ điều, nhưng mà cái đau thương vẫn dồn lên đầu của những người dân…

Một bài nữa vẫn là nhạc Trúc Hồ và tôi viết lời là Việt Nam Về Trong Nỗi Nhớ …Qua đến năm 1996 có một biến chuyển lớn ở Phi Luật Tân là chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Phi cho phép những người tỵ nạn được ở lại với sự thành lập một “làng Việt Nam”. Cảm hứng từ sự kiện này, tôi đã viết bài Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng

Ngoài việc soạn nhạc chung với nhau, hai người bạn vong niên tri kỷ này đã hợp tác thực hiện nhiều dự án giúp đở cho các trẻ em mồ côi ở trại tỵ nạn, quyên góp gây quỹ từ thiện, và nhiều lần cùng với các nghệ sĩ khác viếng thăm các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á…không sao kể xiết

Nổi bật hơn hết trong những bài hát hợp soạn của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng- Trúc Hồ là Bên Em Đang Có Ta với những lời ca thật giản dị nhưng giai điệu thì vô cùng cảm động. Đặc biệt là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần duy nhất ở hải ngoại có sự kết hợp lại của 80 nghệ sĩ cùng hợp ca và thâu thanh bài hát này cho album nhạc cùng tên do Việt Production sản xuất (1994) với sự góp sức của các bạn trẻ trong nhóm Project Ngọc, để gây quỹ giúp cho các trẻ em mồ côi ở các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á. Có thể nói đây là một CD “độc nhất vô nhị” và mang thật nhiều ý nghĩa, cũng như đánh dấu sự đoàn kết của hơn 80 nghệ sĩ mà trong đó có nhiều người đã vĩnh viễn ra đi hoặc rẽ sang hướng khác.

Các nghệ sĩ đó là: Châu Đình An, Kim Anh, Ngọc Anh, Nguyệt Ánh, Tuấn Anh, Trần Quốc Bảo, Trung Hành, Quang Bình, Mạnh Chu, Anh Dũng, Việt Dzũng, Minh Hà, Nhật Hạ, Thanh Hà, Trúc Hồ, Ngọc Huệ, Lê Tín Hương, Thúy Hương, Julie, Vũ Khanh, Duy Khánh, Thúy Kiều, Hương Lan, Ngọc Lan, Trang Thanh Lan, Giao Linh, Phương Loan, Nam Lộc, Phạm Long, Chung Tử Lưu, Khánh Ly, Lyn, Như Mai, Thanh Mai, Quang Mỹ, Giáng Ngọc, Tuấn Ngọc, Nguyễn Tất Nhiên, Minh Phúc, Trần Chí Phúc, Minh Phượng, Elvis Phương, Phương Hồng Quế, Hà Thúc Sinh, Quốc Sĩ, Anh Sơn, Trịnh Nam Sơn, Thảo Sương, Chí Tài, Thái Tài, Hoàng Tâm, Công Thành, Ngọc Đan Thanh, Như Thảo, Thái Thảo, Việt Thảo, Chí Thiện, Trầm Tử Thiêng, Hương Thơ, Lệ Thu, Thanh Thúy, Thanh Thủy, Vô Thường, Ngọc Trọng, Bảo Trung, Quốc Tuấn, Quốc Tuệ, Duy Tường, Sơn Tuyền, Thúy Vân, Mai Vy, Thúy Vy, Minh Xuân…Đã cùng hợp ca với nhau:

 


 

Một ca khúc rất nổi tiếng khác được hợp soạn giữa Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ vào ngày 25 tháng 2 năm 1996 là Một Ngày Việt Nam. Bài hát này đã được rất nhiều chương trình văn nghệ khắp nơi hợp ca, trình diễn hoạt cảnh. Riêng ban Việt Ngữ của hệ thống đài phát thanh sắc tộc đặc biệt SBS phát thanh trên toàn nước Úc đã dùng bài hát này làm nhạc chủ đề hàng tuần cho chương trình “Người Việt Khắp Nơi” từ nhiều năm nay với sự cộng tác của Kiều Mỹ Duyên, Đỗ Thông Minh ... Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã viết những lời hát thật cảm động
Những ước mơ của hai người nhạc sĩ vong niên này thật giản dị là mong cho người dân ở trong nước sớm hết cảnh lầm than cơ cực, nên đã sáng tác thêm ca khúc Hẹn Nhau Năm 2000. Nhưng vừa bước qua ngày thứ hai mươi lăm của thế kỷ 21, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã âm thầm và lặng lẽ ra đi. Ông đã giã từ tất cả bè bạn, những người yêu nhạc của ông để về bên kia thế giới vĩnh hằng, nơi chốn rất bình an, không hận thù ganh ghét.





Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã ra đi trong yên lặng, giản dị như chính đời sống thường ngày của ông. Biết bao nhiêu đề tài, cảm hứng vẫn còn ấp ủ trong tim khi ông cố gắng chống chọi với cơn bịnh ung thư vào những ngày cuối cùng. Trầm Tử Thiêng có cuộc sống rất khiêm tốn, bình dị và không thích những xa hoa phù phiếm bề ngoài; nhưng rất tận tụy hy sinh trong những công tác xã hội và luôn hiện diện trong những buổi họp mặt gây quỹ cho người tỵ nạn hay thương phế binh. Năm 1998, ông đã phát biểu trong buổi ra mắt video Asia 21 “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiếnnhư sau:
“Tất cả chúng ta đều chịu ơn nhau ...nếu biết xin lỗi và cảm ơn đúng lúc;thế giới sẽ tốt đẹp hơn"

Lời ca trong bản nhạc Cám Ơn Anh cũng đã nói lên tâm tính của ông:
“Cám ơn nôi và tiếng hát đầu đời
Cám ơn mưa và nắng gió quê tôi
Cám ơn cha đã cho con hạt bụi
Vo tròn trong bụng mẹ cút côi …”

Người đã quay về với cát bụi; nhưng tình người còn thấm đẫm mãi trong lòng nhau.

Bài viết của Huy Vespa.

----ooOoo----


Sơ lược tiểu sử của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng:

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1937 (tuổi Đinh Sửu) tại Đại Lộc, Quảng Nam và lớn lên ở miền Nam.
- Bắt đầu ca hát từ thuở lên 10 ở các thôn quê miền Nam VN trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1949. Lánh nạn lên Sài Gòn tiếp tục đi học và sinh hoạt ca hát ở các học đường và các đoàn thể trẻ. Tốt nghiệp Sư Phạm và bắt đầu dạy học từ năm 1958.
- Bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 1958 cho đến cuối đời với trên 200 ca khúc bao gồm các đề tài về tình yêu, quê hương, chiến tranh và thân phận của dân tộc VN và hàng trăm ca khúc viết cho thiếu nhi . Ông sáng tác bản hát nổi tiếng 'Bài Hương Ca Vô Tận' trong thời kỳ đầu tiên.
- Nhập ngũ và phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH từ năm 1966, và sáng tác những bài hát cho các chiến hữu miền Nam như 'Quân trường vang tiếng gọi', 'Đêm di hành', 'Mưa trên Poncho' vvv ...
- Sau Tết Mậu Thân 1968, Nhạc Sĩ đã sáng tác bài 'Chuyện một chiếc cầu đã gẫy' để chia sẻ niềm đau với người dân xứ Huế, rất gần với quê hương ông, xứ Quảng Nam .

- Sinh họat với Phong Trào Du Ca Việt Nam, và là một huynh trưởng huấn luyện và sáng tác trong Xưởng Du Ca Trung Ương.

Đến năm 1970 ông sáng tác bản 'Tôn Nữ Còn Buồn', nói về trận bão lụt tàn phá miền Nam
- Biệt phái Bộ Giáo Dục từ năm 1970, tiếp tục làm việc trong ngành Phát Thanh Học Đường cho đến năm 30 tháng 4 năm 1975 .
Sau mấy lần trốn tránh vì bị kết án 'nhạc sĩ phản động', Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã vượt biên, bị bắt tù, cuối cùng ông đã đến bến bờ Tự Do vào năm 1985.
- Sang Hoa Kỳ, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng luôn sát cánh cùng các đoàn thể, tổ chức trong mục đích giữ gìn văn hóa dân tộc. Ông là cố vấn ban chấp hành Hội Ký Giả VN Hải Ngoại 2 nhiêm kỳ 1996-2000.
Vào cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng tác lập Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon.
Từ khi lưu vong tị nạn, ông sống tại thủ đô tị nạn Little Saigon, tiểu bang California, hợp tác làm việc với Mây Productions, Hollywood Night và trung tâm Asia. Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã cùng với Nhạc sĩ trẻ Trúc Hồ, sáng tác nhiều bản nhạc thích hợp cho thể loại nhạc đồng ca như 'Bước Chân Việt Nam, Việt Nam niềm Nhớ, Một Ngày Việt Nam, Tình Đầu Thời Áo Trắng, Cám Ơn Anh, Hẹn Nhau năm 2000 .... .' .
Bài 'Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng' sáng tác vào tháng Tám năm 1996, nhân ngày Đại Nhạc Hội 'Góp Một Bàn Tay' là một bản hát lịch sử đánh dấu một làng VN được xây tại Phi Luật Tân cho những người VN lưu vong không còn tổ quốc, và không có quốc gia nào còn chấp nhận họ.
Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng còn được biết qua nhiều bản nhạc Tình sáng tác sau và trước thời điểm năm 1975, 'Chợt Nghĩ Về Hai Nơi', Mười Năm Yêu Em, 'Tình Ca Mùa Đông (1965), Mây Hạ (1967), Đêm Nhớ Về Sài Gòn (1987)'
Những tác phẩm của ông viết suốt hơn 40 năm đã được hầu hết các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn .
Ước nguyện cuối đời ông là được mang tình thương đến cho các trẻ em mồ côi. Qua nhạc sĩ Trúc Hồ và Việt Dzũng, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã ký thác ước nguyện thành lập một quỹ 'Bên Em đang có Ta' (là tên một sáng tác của ông viết cho trẻ em mồ côi tị nạn), để giúp các trẻ mồ côi.

Ông mất vào ngày 25 tháng 01 năm 2000.

Những sáng tác nổi tiếng tiêu biểu:
- Chuyện một chiếc cầu đã gẫy
- Bước chân Việt Nam
- Một ngày Việt Nam

- v.v...



Bước Chân Việt Nam
Ngày nào Việt Nam tang tóc, đời ta chim xa bầy
Nặng nề xoải đôi cánh bay, thiên đường càng xa vời quá.
Là thời thuyền ghe chết đuối, biển sóng gió tơi bời
Nhận chìm đời không tiếng than, ước mơ cuốn theo nghiệt oan

Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta
Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta

Bầu trời nghìn năm bao la, đời vẫn cứ lao tù.
Người vì tự do cứ đi, đi hoài dù không hề tới
Nhờ còn vòng tay nhân ái, ta mới đến bến bờ.
Gục đầu dằn nỗi đắng cay, cố dắt díu nhau về đây
Đã hai mươi năm qua, rồi cuộc sống cũng đã nở hoa
Những bông hoa xinh tươi, nở giữa chốn nhân ái bao la

Thanks America, for your open arms
Grand merci la France, pour vos bras ouverts
Thanks Australia, for you open arms
Merci Canada, pour la liberté

Ngày nào còn đầy ngơ ngác, từng tiếng nói xa lạ,
Nhìn đường phẳng phiu ngút xa, nghe lòng tủi thân từng bước.
Nhờ đời dạy năng lui tới, thành mến phố quen đường.
Bạn bè vài mươi sắc dân, nước riêng nhưng thân phận chung

Ta thấm thía tử sinh, cuối bước nhọc nhằn.
Ta níu ánh bình minh, giữa cơn tử sinh.

Đời dù phồn hoa lấp lánh, lòng vẫn nhớ quê nhà
Mẹ hiền choàng trở giấc mộng, khi trời nửa đêm về sáng
Đời dù buồn vui vẫn thế, đừng gây thêm chia lìa
Lạc loài là một nỗi đau, thấy nhau hãy tin còn nhau
Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam
Những đôi chân miệt mài, đang vươn tới dưới ánh ban mai
Lâu nay ta lặng thinh, hai mươi năm ngại ngần
Sống giữa ân và oán, muốn hát lên đôi lần.

Grand merci la France, pour vos bras ouverts
Thanks Australia, for your open hearts
Thank you Canada, for the liberty
Thanks America, for your open arms
We, thank the world, for its true freedom
We thank the world, we thank the world
Thank you, we thank you all

Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam
Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam

----ooOoo---- 
 
Sĩ Phú - Tiếng Nhung Mềm!

 
Một ai đó đã viết thề này về giọng ca SĨ PHÚ
"Khi người ta yêu nhau, khi những lời tình tự không đủ cạn dấu yêu thương, có một tiếng hát trầm ấm , êm như tiếng vỗ về từ miền xa, để ru ta vào miền hạnh phúc mong chờ. Đó là tiếng hát Sĩ Phú.
Khi tình yêu dang dở, khi mộng lòng tan vỡ, có một tiếng hát nhẹ nhàng , rung cảm , đong đưa trên tháng ngày kỷ niệm , để xoa dịu và an ủi vết thương của trái tim trần thế. Đó là tiếng hát Sĩ Phú.
Tiếng hát của tình yêu , của một lần hạnh phúc lên ngôi, của xôn xao đợi chờ, của cô đơn tiếc nuối , tiếng hát của Sĩ Phú, nay đã bay xa vào miền miên viễn , trở thành tiếng ru ngàn đời , rì rào trong cơn sóng của chiều kỷ niệm"
Sĩ Phú thành công ngày từ buổi đầu khi xuất hiện trên màn ảnh vô tuyến truyền hình Việt Nam. Với vóc dáng cao, hào hoa trong bộ quân phục của binh chủng không quân, ông được khán thính giả truyền hình, nhất là phái nữ, lập tức coi là thần tượng.
Lạ một điều là giọng hát Sĩ Phú tương phản với vóc dáng cao lớn, oai hùng của ông.  Chất giọng Sĩ Phú nhẹ lắm, ông hát gần như thủ thỉ. Cái lối thủ thỉ ấy thật tuyệt khi ông hát những bài có nội dung kể chuyện, nhất là kể chuyện tình.
Cũng như thế các ca khúc “Cô Láng Giềng” của Hoàng Quý, “Cô Hàng Cà Phê” của Canh Thân, được Sĩ Phú kể lại bằng cái giọng nhỏ nhẹ, nghe như vừa đủ bên tai một câu chuyện thật ra chẳng có gì đặc sắc, mà sao lại rất quyến rũ... Dường như vừa kể chuyện, Sĩ Phú vừa dùng câu chuyện để thổ lộ tâm tình của mình cho người nghe. Lập tức người nghe cảm thấy như mình là nhân vật của truyện, cũng được khối người trồng cây si trước nhà! Và đâm ra ngẩn ngơ cảm động...
Và khi Sĩ Phú hát “Người Yêu Tôi Khóc” của Trần Thiện Thanh, thì tác giả có hát lên câu chuyện thật của mình cũng không “thấm” hơn được. Chất giọng nhẹ nhàng êm ấm ấy như hát thay cho những tình nhân của đời thường. Họ thấy được cái mong manh của cuộc tình, và hạnh phúc đã có thì chỉ thoáng như bóng mây. Ca khúc từ thơ phổ nhạc của Phạm Duy “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” được Sĩ Phú trình bày rất đạt.
Không như phần lớn ca sĩ khi hát bài này thường hay trổ giọng để khoe làn hơi dài của mình, Sĩ Phú chỉ hát vừa đủ mạnh thôi. Không cường điệu chút nào. Vừa đủ để nhớ, và để thương. Giọng hát mang mang tâm sự tiếc nuối, có tình cảm mà như e ấp, một cuộc tình chỉ mới chớm nở thôi, mà khỏi cần gào lên nỗi tuyệt vọng... Phải là cái chất giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ mới diễn tả được như thế, và thính giả cảm nhận được nhờ lối hát ấy.
Hình như chúng ta đang mất dần những tiếng hát nhung mềm ấy. Phải chăng sự hối hả của cuộc đời khiến mình không còn nghe được lối hát tâm tình e ấp đó?
Trong 1 CD của mình, SĨ PHÚ đã thủ bút:
“Người yêu dấu cũ,
Trong tiếng hát, anh ngậm ngùi tìm lại chút hương yêu còn đọng trong tim, nơi tình em đã một thời ngự trị .
Những tình khúc xót xa này cũng đưa anh lần tìm về khung trơi xưa cũ của thuở yêu em say đắm mù lòa”.
..Còn, chúng ta, những thính giả đã say và mê giọng hát như ru, như vỗ về, như gom góp những êm dịu của nam ca sĩ này..thì luôn ước ao, mình mãi mãi...đắm chìm trong những "say đắm mù lòa" như thế.
Nguyễn Sĩ Phú đã gia nhập làng tân nhạc Sài Gòn từ năm 1968. Xuất hiện lần đầu tiên trong chương trình Không Quân tuyển mộ phi công, Sĩ Phú đã làm say mê khán thính giả với giọng ca thật trầm ấm và truyền cảm.
Rời Việt Nam vào năm 1975, anh đã tham gia vào những sinh hoạt văn nghệ hải ngoại trong những chương trình lưu diễn tại các quốc gia Canada, Úc, Pháp, Bỉ... Những lần trình diễn này đều gặt hái thành công như nhau. Sở trường trình diễn những tình khúc nhẹ nhàng, ướt át, Sĩ Phú đã đi vào lòng người bằng tiếng hát vừa thiết tha, vừa kể lể trong những ca khúc vang tiếng một thời: Thuở Ấy Có Em, Mắt Biếc, Ngày Đó Chúng Mình, Tà Áo Xanh...
Những ngày còn ở quê hương, Sĩ Phú hát rất nhiều cho Câu Lạc Bộ Không Quân (người nam ca sĩ này đã từng là Thiếu Tá của binh chủng tàu bay) và rất ít xuất hiện ở sân khấu vũ trường.
Sau khi rời quê hương, đã có một thời gian Sĩ Phú đã "ở ẩn" trong gần 10 năm (có thể để tu luyện tiếng hát của mình chăng?) và  "tái xuất giang hồ" qua cuốn Video "Đêm Sài Gòn 6" Sĩ Phú đã thu thanh một số CD với ban Ba Con Mèo, và đã xuất hiện trên Video Hát Cho Tình Yêu (trung tâm Thanh Lan).
Sau này, năm 2000, trong cuộc phỏng vấn bởi Nam Lộc trên đài Truyền Hình Văn Nghệ Việt Nam, ông cho biết vì "biến cố" con gái ông mất năm 1983, nên ông sinh ra chán nản và "bỏ nghề không muốn hát nữa, vì không thể nào hát nổi khi trái tim đã bị rướm máu"
[1]. Đến năm1995, ông mới tái xuất hiện trên một chương trình do trung tâm Trường Thanh sản xuất và xuất bản hai CD của ông (Tà Áo Xanh và Trái Tim Hững Hờ).
Ông mất ngày 19 tháng 7 năm 2000 tại bệnh viện UCI, nam California do ung thư phổi. Trước đó ba tuần, Sĩ Phú đã cho ra mắt CD cuối cùng của mình là Còn Chút Gì Để Nhớ tại vũ trường Majestic, ở nam California.
Người bạn tri kỷ cuối đời của ông là Ngọc Lan (không phải ca sĩ Ngọc Lan). Sau khi ông qua đời, Ngọc Lan đã gom góp những kỷ niệm viết thành hồi ký "Biết bao giờ nguôi" [2] mà theo BBC: "Đó có thể nói là một sự trải nghiệm ngợi ca lòng can đảm, tình nghĩa vợ chồng sắt son và trên hết là tình yêu thương cao cả của con người với nhau”
 
 Bài viết của Huy Vespa.

 
 
 
 
 
============================================================== 
 
Ca Nhạc sĩ Quốc Khanh

 
 
 
 
------ooOoo------ 

Nhạc tình miền Nam trước 1975

Những con đường tình nào ta đi?
Con đường nào ta đi, với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô, con đường bụi mờ…
… Hỡi người tình Văn khoa, bóng người trên hè phố
Lá đổ để đưa đường cho người tình Trưng Vương
Hỡi người tình Gia Long, hỡi người trong tuổi sống    
Con đường này xin dâng cho người bình thường…” 
Có lẽ bất cứ ai lớn lên ở miền Nam Việt Nam từ trước 1975 đều biết và yêu mến giai điệu thiết tha cùng những ca từ  đẹp như thơ  trong các tình khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, một trong những cây  đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Và tôi xin được mượn một đoạn từ nhạc phẩm Con đường tình ta đi của ông, một bài hát đã làm say đắm biết bao trái tim học trò thưở ấy, để mở đầu cho entry ghi chép lại những cảm xúc của mình về một dòng nhạc mà tôi thật sự yêu mê từ những ngày đầu cắp sách tới trường, vì đó chính là “tiếng nước tôi”, hay là âm giai  của trái tim tôi – đó chính là Dòng Nhạc Tình miền Nam  trước 1975. 
Nhạc tình trước 1975,  ngày xưa cách đây hơn 30 năm, tôi được biết người ta gọi chung là “nhạc vàng”, tôi thật sự không hiểu chữ “vàng” ở đây có nghĩa là gì, có thể là để phân biệt với thể loại “nhạc đỏ”được sáng tác ở miền Bắc, và không được phép lưu hành trên lãnh thổ VN từ sau sự kiện 30/4/1975.
Theo tư liệu tra cứu từ internet, “nhạc vàng” chính xác hơn là thuật ngữ dùng riêng cho dòng nhạc tình bolero, rumba, với lời nhạc  mộc mạc dễ hiểu, và gần gũi với giới bình dân, mà chúng ta thường gọi là “nhạc sến”.
Song song với loại nhạc bình dân này, đã xuất hiện những phong cách khác, như nhạc phản chiến, nhạc du ca, kích động nhạc, và một thế hệ nhạc sĩ mới xuất hiện như Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương đã viết nên một dòng nhạc hoàn toàn khác với nhạc vàng, có hơi hướm của nhạc tiền chiến, nhưng ca từ và cách thể hiện trực diện hơn, mang chủ đề chính là tình yêu, con người và cuộc sống…
Đóng góp lớn cho kho tàng  tình khúc này phải kể đến  nhạc sĩ kỳ cựu Phạm Duy.  Và thể loại nhạc  mới này không có một thuật ngữ riêng  nào để phân biệt, nên gọi chung là “Những tình khúc giai đoạn 1954-1975”. Đó chính là dòng nhạc tình đã nhận được sự ngưỡng mộ và ủng hộ nồng nhiệt của tầng lớp trí thức trẻ phía nam cầu Hiền Lương trong suốt 20 năm.
Thật sự trong phạm vi bài viết này tôi chỉ có ý tưởng là lưu lại những rung động lãng mạn  đã đi qua nửa cuộc đời  mình, cũng như của nhiều người có cùng  nhạc cảm, được hình thành từ “những tình khúc thưở ấy” cùng các nhạc sĩ tôi đã từng ngưỡng mộ, và phần nào những xúc cảm đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của chính tôi.
Những rung động ấy, tự nó cũng đã là kỷ niệm, dù không biểu hiện bằng một hình thái cụ thể nào cả,  nó như một chất xúc tác gợi lên trong nhận thức mỗi con người những suy tưởng thi vị, ngọt ngào mà cay đắng, hạnh phúc mà  cũng không ít đớn đau …
Nhưng nếu kỷ niệm ấy chỉ mãi được cất giữ trong trái tim riêng mình, tôi bỗng thấy buồn vì rằng một ngày nào đó nó sẽ theo mình mất hút vào hư vô như định luật tất yếu của tạo hóa, hoặc giả nó sẽ bị phôi pha bởi sự già nua của bộ nhớ con người.
Vì vậy tôi cảm thấy mình cần phải viết lại những cảm xúc này, chuyển tải tâm tư qua những dòng văn xuôi, để thế hệ trẻ trong gia đình tôi sau này, có thể đọc và cảm nhận, dù chỉ là một phần nào đó, nét đẹp nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, cùng sự tinh tế luôn ẩn chứa nhiều ý nghĩa triết lý về đời sống trong các tình khúc VN trước đây,  mà thế hệ  chúng tôi đã từng một thời say mê. Đặc biệt là giành cho lớp trẻ hiện đang sinh sống ở nước ngoài, mà chắc chắn họ đang  và sẽ lãng quên dần cái hồn tinh túy của ngôn ngữ trong âm nhạc VN. 
Khi bàn về âm nhạc miền Nam giai đoạn đất nước còn bị chia cắt, có thể nói hầu hết  mọi người, kể cả người ngoại quốc, đều đầu tiên nghĩ đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi sức sáng tác mãnh liệt cũng như ảnh hưởng sâu rộng từ những nhạc phẩm của ông đến với tầng lớp thanh niên, sinh viên học sinh, trí thức trẻ thời ấy, và như nhận định của hầu hết giới chuyên môn văn hóa nghệ thuật, họ Trịnh là một nhạc sĩ lớn hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam thế kỷ 20. Giữa lúc thế cuộc ngổn ngang, chiến tranh bom đạn tàn khốc, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh, thì vấn đề suy tưởng về thân phận con người tất nhiên trở thành nỗi niềm chung của lớp trẻ. Và vì thế, ngay cả trong tình yêu vẫn nhận thấy thấp thoáng sự trăn trở ấy qua hơi thở của những bản nhạc tình.
Có thể nói, Trịnh Công Sơn  là nhạc sĩ  đầu tiên đã lồng ghép vấn đề  thân phận con người vào  tình ca với hàng loạt tác phẩm mang dấu ấn của thời gian như Ru ta ngậm ngùi, Tình xót xa vừa, Cỏ xót xa đưa, Đóa hoa vô thường, Một ngày như mọi ngày, Bên đời hiu quạnh…. 
Đã có một thời gian dài, người ta lên án mạnh mẽ dòng nhạc này, cho rằng đó là loại nhạc tình cảm ủy mị ru ngủ thanh niên. Người ta phản bác và thậm chí cấm không cho nghe, không cho hát…! Nhưng điều gì đã được cuộc sống công nhận là giá trị nghệ thuật  thì sẽ mãi mãi hiện hữu trong nhận thức và đời sống thực tế của con người. Nhạc tình miền Nam vì thế vẫn tồn tại một cách âm ỉ  và ngay cả mạnh mẽ. Lớp thanh niên vẫn ngày ngày rủ nhau ra  quán café cóc, nghe những cuốn băng cassette với Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Duy Quang…; bọn học trò thì tụ họp đàn hát và chuyền nhau những tập nhạc viết tay các bài hát rất thơ mộng ngọt ngào mà sâu xa khắc khoải như Tình nhớ (TCS), Vũng lầy của chúng ta (Lê Uyên Phương), Niệm khúc cuối (Ngô Thụy Miên), Trả lại em yêu (Phạm Duy), Trên đỉnh mùa đông (Trần Thiện Thanh), Bây giờ tháng mấy (Từ Công Phụng), Những bài không tên (Vũ Thành An)…
Đã là nhạc tình thì chắc hẳn phải viết về tình đôi lứa, nhưng bàng bạc trong tình yêu, trong niềm đau của sự tan vỡ nào đó, vẫn là nỗi day dứt về thân phận nhỏ bé và chông chênh của con người ở thời đoạn đất nước ngập chìm trong đạn bom máu lửa, khi chiến tranh và lòng hận thù, sự giết chóc… hầu như khóa kín mọi ngõ tương lai của tuổi thanh xuân,  mà các nhạc sĩ đã muốn gởi gấm đến công chúng của họ; như chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói lên quan điểm sáng tác của mình “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”
Quả vậy, cuộc sống  đã trở nên hư ảo, một khi con người đã không còn có khả năng nuôi lớn cho mình một ước mơ, tất cả sẽ đột nhiên vụn vỡ và trở thành phù du nếu bỗng một ngày nào đó  “Anh trở về chiều hoang trốn nắng, poncho buồn liệm kín hồn anh. Anh trở về bờ tóc em xanh, chít khăn sô trên đầu vội vã…”(Kỷ vật cho emPhạm Duy).
Chính vì vậy mà hầu hết các nhạc phẩm thời kỳ này đều nhuốm  màu sắc của sự ai oán, sự cô độc và lạc lõng, đôi khi mất định hướng. Nhưng cũng chính cái nét buồn và đẹp đến não nề ấy mà nhạc tình VN đã để lại trong  lòng công chúng yêu nhạc sự bồi hồi thổn thức, bởi những giai điệu và ý tình ấy  đã chuyên chở được nỗi niềm của cả người nghe lẫn người hát.  
Có thể khẳng định rằng, xu hướng viết nhạc tình từ cái nhìn  bi quan về cuộc đời là khá phổ biến trong hầu hết các nhạc sĩ và nhạc phẩm. Đầu tiên phải nhắc đến Vũ Thành An, nhạc sĩ nổi tiếng một thời với lọat tình khúc Những bài không tên, đã làm đắm đuối  giới trẻ ngày ấy qua tiếng hát của Sĩ Phú, Khánh Ly, Lệ Thu….Nhận xét về nhạc Vũ Thành An, nhà thơ Du Tử Lê đã viết : 
“Ðó là lúc Tình Khúc Thứ Nhất, rồi Những Bài Không Tên, xuất hiện. Sự xuất hiện của đời nhạc Vũ Thành An, lập tức, là một đáp ứng, đắp bù cho những thẳm sâu thiếu hụt; cho những đáy cùng bơ vơ -  Những đáy cùng lạc loài, mất hướng thanh xuân.Ðời nhạc Vũ Thành An, thế đó, đã là những phủ dụ, đã là những dỗ dành, lê lết về sự sống. Dù sự sống, phía trước, cũng chỉ là tuyệt vọng chan chứa: Hãy cố yêu người mà sống – lâu rồi đời người cũng qua… 
Những muộn phiền trong tình yêu, sự hoài nghi con người và chán chường cuộc sống, được các nhạc sĩ thể hiện  trong phần lớn các ca khúc : Lê Uyên Phương với Vũng lầy của chúng ta, Cho lần cuối; Từ Công Phụng với Đêm không cùng, Trên ngọn tình sầu; Trịnh Công Sơn với Tình sầu, Tình xa, Tình xót xa vừa…; bằng những giai điệu mênh mang chùng sâu, đa phần là điệu slow, slow rock, blues, boston, và cách sử dụng từ ngữ mang nhiều tính cách điệu, ẩn ý, có khi phổ từ các bài thơ, người nghệ sĩ đã khơi gợi được trong lòng thính giả yêu nhạc những nỗi riêng mang thầm kín. Và đó chính là điều cần thiết, là sứ mạng đặc biệt mà nghệ thuật âm nhạc đã đem lại cho cuộc sống con người. Thiếu điều đó, âm nhạc sẽ bị tách rời khỏi phạm trù nghệ thuật. 
Tình yêu từ muôn thưở vẫn là đề tài chính đối với âm nhạc. Bởi thế  cho nên người ta không lấy làm ngạc nhiên khi hầu hết các nhạc sĩ đều có đời sống tình cảm rất phong phú. Đó chính là nguồn cảm hứng cho họ trong cuộc đời sáng tác. Và tất nhiên, mỗi cuộc tình tan vỡ, mỗi người tình đi qua đều để lại dấu vết trong các bản tình khúc.
Khác với nhạc tình bình dân có giai điệu đơn giản, dễ hát, ca từ thông thường, dòng “tình khúc 1954-1975” này được một số giới gọi là “nhạc sang” do mang âm hưởng của nhạc thính phòng, về mặt ngữ nghĩa thì phảng phất tính triết lý và đậm chất tự sự, tự vấn, khi thể hiện nhân dáng của tình yêu. Do đa số các nhạc sĩ  khi ấy đều còn trong độ tuổi thanh xuân, nên sức sáng tác của họ rất mãnh liệt, mức độ  rung động nhạy bén và diễn đạt tâm trạng, nỗi ưu tư  một cách trực diện bằng chính nhân sinh quan  của người trí thức trẻ trong bối cảnh xã hội loạn lạc và quá nhiều mất mát ngày ấy.
 
Nhạc sĩ Từ Công Phụng, mà những tình khúc của ông có thể nói là một style rất đặc biệt, nhạc của ông  khó biểu diễn vì âm giai tiết tấu khá phức tạp, và ngôn ngữ trong nhạc phẩm của ông như một giòng suối lãng mạn cuồn cuộn chảy luôn hàm chứa sự khắc khoải cũng như những ước vọng tình yêu, trong những lần trò chuyện cùng báo giới trong và ngoài nước, ông đã bộc bạch quan điểm viết nhạc tình ca: 
  Nếu chúng ta có một thời để sống và một đời để chết, thì thời của thanh xuân là một thời đẹp nhất để sống, để dấn thân, là thời mang nhiều dấu ấn của tình yêu, và đó chính là thời sáng tác mạnh nhất….” 
“Tôi tôn thờ tình yêu nên cuộc đời của tôi luôn gắn liền với tình ca. Trong gia tài hơn 100 ca khúc, tôi toàn viết về tình yêu thôi…Tình yêu bao giờ cũng bền bỉ, lâu dài và tạo nên tinh thần tốt đẹp, một sức sống mới cho nhiều người. …Trên đời còn những người yêu nhau thì nhạc tình vẫn sẽ được đón nhận. Tình ca như một tấm gương soi mà khi đi qua đó, mọi người đều thấy phần đời mình. Khán giả tìm về những bản tình ca xưa cũng là cách để họ tìm thấy chính mình trong đó”. 
“Tôi muốn nói về hạnh phúc thật mong manh để lại trong ta những chuỗi ngày buồn sau khoảnh khắc hạnh phúc tan biến. Các bạn có thấy khi ca ngợi những niềm đau trong tình yêu qua tình khúc là muốn nói đến sự cần thiết của tình yêu trong đời sống chúng ta. Niềm đau đớn hiểu theo một cách khác cũng là một thứ hạnh phúc còn đọng lại trong cuộc đời chúng ta như là một hành trang cho những suy nghĩ về cuộc đời” 
Thật vậy, nhạc tình Từ Công Phụng luôn sang trọng mà gần gũi, thích hợp với thị hiếu khán giả yêu nghệ thuật, vì đã  chạm được đến thẳm sâu của đời sống tình cảm con người. Bàng bạc trong các tình khúc của ông  là niềm đau để lại sau những  hạnh phúc vụn vỡ.
Diễn tả sự cô độc khi cuộc tình đã chia xa, Từ Công Phụng viết  
Buồn rơi trên tâm hồn lẻ loi, thương hình hài con người nhỏ bé
 Nghe bơ vơ tiếng ru ai về, ngủ đi người yêu
 
 Tìm nhau từng đêm, mông lung nên không cùng
 Và đêm xanh xao nên đêm gầy
 Đêm bơ vơ như cuộc đời chúng mình
 Và em, và tôi, và đôi môi dậy tiếng hát là chứng tích một cuộc tình
 Trên giòng sông vỗ cánh bay đi 
 (ĐÊM KHÔNG CÙNG )   
Hay một lời tạ tình hết sức chân thành với người yêu : 
Một mai khi xa nhau
 Người cho tôi tạ lỗi
 Dù kiếp sống đã rêu phong rồi
 Giọt nước mắt xót xa
 Nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái
(GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU) 
Vẻ đẹp kiêu sa, quý phái nhưng rất chân tình  của nhạc TCP không chỉ thể hiện qua giai điệu trầm bổng của thanh âm mà còn ẩn chứa trong hình ảnh lãng mạn giàu sức tưởng tượng phiêu linh khi diễn đạt nội tâm :
“Gom một chút nắng vàng. Hắt lên soi hạnh phúc trên tháng ngày đã qua. Em nhìn thấy chút gì. Có phải chăng rạn vỡ trong tâm hồn chúng ta”
(TRÊN THÁNG NGÀY ĐÃ QUA) 
Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
 Còn dế buồn tự tử giữa đêm sương
 Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
 Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
 Con sóng tình vỗ mãi một âm quen 
(TRÊN NGỌN TÌNH SẦU) 
 
Niềm đau trong nhạc tình Từ Công Phụng dẫu sao cũng vẫn là những nỗi đau dịu dàng, đủ để gợi nhắc những chia xa “ Em đi vào đời tôi, niềm đau em khôn lớn trong dịu dàng…”. Chính trong tình khúc Vũ Thành An, đó mới là niềm đau ngập ngụa đến mù lòa con tim, đến tê tái cả phận đời : 
“ Khóc cho vơi đi những nhục hình. Nói cho vơi đi những tội tình….Triệu người quen có mấy người thân. Khi lìa trần có mấy người đưa.” (Bài không tên số 4) 
Hay là những cuộc tình mịt mùng trong xót xa và đổ vỡ : 
“Yêu nhau cho nhau một lần
 Thương nhau thương cho một lần
 Một lần thôi vĩnh biệt
 Một lần thôi mất nhau
Đêm sâu mái tóc em dài
 Buông xuôi, xuôi theo dòng đời
 Mà đời dài như tiếng kinh cầu
 Còn sầu mang đến cho nhau”
(Bài không tên số 3) 
Như đã đề cập ở trên, loạt tình khúc Mười bài không tên của Vũ Thành An như một dấu ấn đặc sắc của dòng nhạc tình VN. Có lẽ họ Vũ là người viết nhạc tình buồn nhất trong giai đoạn 20 năm này, còn buồn hơn cả Ướt mi và Tình xa của Trịnh Công Sơn. Cũng có lý do là chính tác giả đã gặp nhiều bất hạnh trong tình yêu của mình. Từng nốt nhạc của An như tiếng thổn thức của một trái tim không còn  lành lặn. Ngoài những bài không tên, Vũ Thành An còn một số bài có tên, trong đó được yêu thích và đánh giá cao nhất đó là Tình khúc thứ nhất, lời phổ thơ Nguyễn Đình Toàn. : 
“Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những cánh dơi lẻ loi ngủ trong bóng đêm dài
Lời nào em không nói em ơi.
Tình nào không gian dối…” 
Phần nhạc của ca khúc này nếu được thể hiện độc tấu piano trong một đêm mưa thì có lẽ sẽ có khả năng  làm sóng sánh cả một ly rượu hoặc tách café trên tay ai đó! 
Nỗi đau đớn trong nhạc VTA “thân anh rồi hoang phế, lê theo thời gian giông gió, thôi cũng đành cúi xuống cho mộng đời thoát đi…”  không hiền hòa như nỗi đau của Từ Công Phụng, không triết lý như Trịnh Công Sơn, không nhẹ nhàng như Ngô Thụy miên, và cũng không dữ dội như Lê Uyên Phương. Nhạc của An có một phong cách rất riêng. Nói như Du Tử Lê, đó là thanh âm của sự lê lết bộc bạch một tâm tư chán chường trước cuộc sống không tình yêu không cả tương lai! 
Khác với đa số các ca khúc VN được sáng tác thời gian gần đây thường có âm điệu hao hao như nhau, các nhạc sĩ trước kia có những phong cách rất riêng, từ “e nhạc” cho đến ngôn ngữ thể hiện, người thưởng thức nếu quan tâm và chú ý  có thể nhận biết ra ngay. Và đó cũng chính là điều đã làm nên tên tuổi cũng như sự ngưỡng mộ vĩnh cửu của một thế hệ thính giả VN đối với họ. Ngoài hai nhạc sĩ “đại thụ” là Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, bên cạnh Từ Công Phụng và Vũ Thành An còn có một số nhạc sĩ đã đóng góp nhiều cho dòng nhạc tình VN như Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Ánh 9, Lam Phương…Trong số đó có lẽ nổi trội hơn cả là hai tên tuổi nhạc sĩ Lê Uyên Phương và Ngô Thụy Miên mà những tác phẩm ngay khi ra đời  đã tạo nên ấn tượng  sâu sắc cho giới trẻ ngày ấy. 
Bản thân người viết bài  không trưởng thành trong giai đoạn này, thời ấy tôi vẫn còn là “nhi đồng”, chỉ bập bẹ vài câu “Nắng có hồng bằng đôi môi em…” hay “Trả lại em yêu khung trời đại học…”. Sau này khi bước vào tuổi hoa niên giai đoạn 75-85, tôi chỉ nghe lại những tình khúc vang bóng ấy bằng cách “nghe chui”, nghe anh chị,  bạn bè hát, hoặc len lén mượn về một hai cuốn băng và mở thật nhỏ, nếu để bị chính quyền phát hiện sẽ mang tội phản động!  Mặc dù chỉ được nghe lõm bõm như vậy nhưng tôi vẫn cảm nhận những đời nhạc ấy thấm sâu trong tâm hồn mình, vì thế có thể lý giải được tại sao những Ngô Thụy Miên, những Lê Uyên Phương … đã để lại được cho đời những đứa con tinh thần vô cùng quý giá.
Phải nói rằng, giữa Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương và Ngô Thụy Miên, là những  khác biệt rất lớn, dù các nhạc sĩ đều viết về chủ đề tình yêu và những nỗi buồn là cố hữu. Không “lê lết” như nhạc tình Vũ Thành An, tính cách tình yêu trong Lê Uyên Phương dữ dội, nóng bỏng và thực tế, một tình yêu bản năng mang dáng dấp của phần vô thức trong con người.
 
 “Hãy ngồi xuống đây như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng dưới nắng ban mai, phô thân trần truồng kiếp sống hoang sơ”
(Hãy ngồi xuống đây) 
“Bao đêm cùng chăn, cùng gối êm đềm
Cơn mê rồi tan , đâu còn thấy môi hồng say
Ôi ái ân đâu rồi, cơn tình ngất buông xuôi…
Ôi ta còn đấy, da thịt trắng riêng ta
…Qua những cơn mê cuồng sao còn mãi khôn nguôi”
(Trên da tình yêu) 
Với nhạc phẩm của mình, Lê Uyên Phương khẳng định đã qua rồi cái thời mơ màng của Cô láng giềng, Dư âm, Cô hái mơ…, tình yêu thế hệ của ông là kiểu tình “gặp nhau hôm nay ngày mai đã thấy nhớ” mà ai đó đã viết về ông. Và đan xen trong  cảm xúc rất body-feeling ấy là những  đớn đau, thất vọng, bải hoải trước một tương lai đầy loạn lạc. Có phải chăng tất cả rồi cũng chỉ là rong rêu của thời gian “Yêu nhau giữa đám rong rêu theo giòng nước cuốn lêu bêu…” (Vũng lầy của chúng ta)
Một  cây bút chuyên nghiệp, Nguyễn Xuân Hoàng,. đã nhận xét :               
Âm nhạc Lê Uyên Phương trở thành những lời trối trăn của một  cuộc tình trong thời chiến, không cơ may nổi loạn, chỉ làm sao có thể sống sót cho qua cơn thảm sát ngu xuẩn của chiến tranh. Chia tay ngay trong giờ phút gặp gỡ hiện tại này, vì ngày mai chắc gì chúng ta còn nhìn thấy nhau. Lê Uyên Phương hát cho một tuổi trẻ bất lực trước cuộc sống không có ngày mai 
Thực vậy, người nhạc sĩ đã thổ lộ tâm tư chia xa trong Cho lần cuối : 
“Giờ này còn nhìn nhau, nhìn đắm đuối như suối bền.. Nhìn suốt kiếp như chết mòn. Nhìn hấp hối thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau” 
Và những tuyệt vọng về tình yêu và nỗi chết trong Dạ khúc cho tình nhân : 
“Màn đêm mở huyệt sâu Mộng đầu xin dài lâu Một vì sao lạ rơi, nghe hồn tê tái trên dòng hương khói bay Ái ân ơi đừng phụ lòng ta Nhớ thương sâu xin gởi người xa Khóc nhau trong cuộc đời Giấc mơ xưa khăn phủ vành sô Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau Chết bên nhau thật là hồn nhiên!” 
Có thể nói nhạc tình Lê Uyên Phương ra đời như một hiện tượng mới lạ trong làng âm nhạc Việt Nam. Có lẽ xứ sở cao nguyên bảng lảng sương mù, Đà lạt, nơi đôi nghệ sĩ nổi tiếng “Lê Uyên và Phương” gặp nhau và cho ra đời những tình khúc đầy mộng mị, đã tạo nên cái không gian thanh âm nửa vời, lơ lửng, hơi có vẻ ma quái trong âm nhạc của Phương. Gần như bài hát nào ông cũng sử dụng nhiều nốt thăng và giáng, tiết tấu và giai điệu nghe rất “Tây”, vì thế ít có ca sĩ nào thể hiện thành công những nhạc phẩm như Một ngày vui mùa đông, Trên da tình yêu,… ngoài giọng hát đặc biệt của Uyên. Tuy nhạc LUP khó hát, vì nó không thướt tha như Ngô Thụy Miên hay Vũ Thành An, nhưng khi đã nghe thì không thể nào quên bởi cái chất rền rĩ rất quyến rủ.  Tình khúc cho em với “ Còn trong hôn mê buồn tênh lê mãi những bước ê chề… Xin cho yêu em nồng nàn…dù biết yêu tình yêu muộn màng”, hay Cho lần cuối với “Bàn tay năm ngón suông đem vào nhau hẹn sau…Người ngồi nghe xa cách đá xanh ơi mỏi mòn”, là vài bài thuộc loại “dễ hát, dễ nhớ” đã một thời in dấu trong tâm tưởng thế hệ sinh viên học sinh miền Nam.
 
Cùng với các nhạc sĩ nói trên, Ngô Thụy Miên với sáng tác đầu tay Chiều nay không có em năm 1965, và sự ra đời của 17 tình khúc tiếp sau đó đã nhanh chóng  được đón nhận và yêu mến. Có thể nói đó là những tình khúc ngọt ngào nhất, êm đềm nhất, tạo một cảm giác được vỗ về trong âm giai bềnh bồng, dặt dìu và rất thơ mộng. Ngoài nhạc sĩ Phạm Duy là người có tài phổ thơ thành nhạc hay nhất Việt nam, thì Ngô Thụy Miên cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ rất hay. Ông đã sáng tác nhiều nhạc phẩm nổi tiếng từ thơ Nguyên Sa như Áo lụa Hà đông, Tuổi mười ba, Paris có gì lạ không em…
Bàng bạc trong nhạc tình Ngô Thụy Miên là hình ảnh của thi ca, với mùa thu mưa giăng lá đổ (Mùa thu cho em), với những tháng sáu mưa ướt mềm vai em (Tình khúc tháng sáu), với những lời ru đan ngón tay buồn (Dấu tình sầu)…Và những lời tự tình rất chân thực “Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng”(Niệm khúc cuối).
Cũng là tình yêu, cũng là những nỗi buồn, nhưng nhạc của Ngô không ai oán, không  khắc khoải hay rã rời, người nghe tìm thấy ở đây một tình yêu lãng mạn nhẹ nhàng nhưng vẫn chất chứa những muộn phiền sâu xa “Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say. Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay…” (Bản tình cuối), hay “ Không có em còn ai thương lá thu bay, còn ai vương vấn cơn say, đời gian dối cô đơn mình ta…”. Bằng các cung bậc sang trọng và mỹ miều, cùng những hình ảnh thơ mộng, nghệ thuật trong âm nhạc Ngô Thụy Miên đã đem lại sự xoa dịu êm đềm cho những mất mát đớn đau. Tuổi trẻ, nhất là tuổi học trò mới lớn, chưa từng đi qua hết những trải nghiệm đau thương trong cuộc sống, thường yêu thích Ngô Thụy Miên hơn là những bài hát có tính triết lý như Trịnh Công Sơn, hoặc quá ê chề như Vũ Thành An. 
Khác với văn chương và thi ca, một nhạc phẩm khi muốn khẳng định vị trí trong lòng công chúng cần phải hội tụ đủ các yếu tố về giai điệu, ca từ, hòa âm và biểu diễn. Muốn đạt được những điều đó thì ngòai khả năng viết nhạc, các nhạc sĩ  còn phải thể hiện được ý tưởng qua phần lời của ca khúc, dẫn dắt cảm xúc người nghe  từ thính giác, vì vậy họ  cần phải lựa chọn cho tác phẩm của mình những giọng hát phù hợp, từ đó hình thành nên xu hướng những ca sĩ chuyên hát nhạc của từng nhạc sĩ rất thành công  thời bấy giờ như Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, Lê Uyên – Phương, Duy Trác – Ngô Thụy Miên, Sĩ Phú – Vũ Thành An, Thái Thanh –  Phạm Duy…
Nếu đề cập đến nhạc phẩm và nhạc sĩ thì không thể bỏ qua ca sĩ thể hiện. Cũng như khi nói về các tình khúc VN giai đoạn trước 1975 thì không thể không nhắc đến Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Sĩ Phú, Duy Trác…Đã có những tình khúc vượt thời gian, thì cũng sẽ có và tồn tại những tiếng hát vượt thời gian như thế. Trong số các ca sĩ tài năng, phải nói đến Tuấn Ngọc, một giọng nam bass cực kỳ điêu luyện và có sức truyền cảm ngang hàng với Khánh Ly và  Thái Thanh. Nhưng có lẽ khán giả VN đã biết nhiều đến anh hơi muộn màng, tức là sau khi anh đã định cư tại Hoa Kỳ, và thực hiện các album ở nước ngoài. Theo một số nhận định, cũng như trong tâm sự của chính Tuấn Ngọc, thì anh là ca sĩ hát nhạc Từ Công Phụng nhiều nhất, thành công nhất, như duyên nợ của anh và nhạc Từ. Tiếng hát trầm buồn của Tuấn Ngọc không chỉ phù hợp với nét nhạc Từ Công Phụng, mà đối với nhạc Vũ Thành An và Ngô Thụy Miên anh cũng thể hiện rất tốt, rất diễn cảm, xứng đáng được công chúng nhận biết như là một ca sĩ giành riêng cho dòng nhạc tình VN từ sau 1975 tại hải ngoại.  
Âm nhạc, một phạm trù nghệ thuật đỉnh cao của nhân loại, tất nhiên sẽ tồn tại và phát triển mãi cùng với thời gian theo những xu hướng biến đổi của xã hội. Nhạc tình miền Nam VN cũng thế, đã không dừng lại hay bị bóp chết. Quan điểm và khả năng cảm thụ âm nhạc của công chúng mới là yếu tố quyết định. Một khi trong đời sống còn có tình yêu và những đôi lứa yêu nhau thì nhạc tình vẫn còn được đón nhận như một thứ dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của con người.
Có khác chăng chỉ là hơi thở và hương vị, bải hoải ngập ngụa đắng cay hay nhẹ nhàng tin yêu, là do bối cảnh sáng tác và tâm tư của người viết nhạc. Nhưng những tác phẩm cũ, đã phôi thai và ra đời trong một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của đất nước, sẽ mãi mãi mang một sắc thái riêng biệt không thể phai mờ, cho dù người nghe đang sống ở thời đại nào và không gian nào.
Xin được gởi đến tất cả các nhạc sĩ yêu mến của tôi, dù còn sống hay đã mất, những lời tri ân chân thực, vì các anh đã để lại cho các thế hệ Việt Nam chúng ta một giá trị nghệ thuật ý nghĩa, một nét đẹp phiêu bồng của ngôn ngữ và tâm hồn Việt!
 
 
 
 


 Friday, Oct. 26, 2012
 
 
Triệu con tim
 
  
Từ phương xa nhìn về quê hương, đất nước tôi sau 4000 ngàn năm.
Ải Nam Quan nay không còn, Hoàng Trường Sa nay không còn,
mẹ VIỆT NAM ơi.
Ngày hôm nay nhìn về quê hương, đất nước tôi sao lắm nhiễu nhương.
Người yêu nước, trong chốn lao tù, Mẹ thương con thiêu cháy thân mình.
Mẹ VIỆT NAM đau!.
 
 Chorus:
Hãy biết yêu quê hương Việt Nam.
Hãy biết đau nỗi đau người dân.
Ải Nam Quan, Hoàng, Trường sa.
Một ngàn năm, giặc phương Bắc.
Quê hương mình rồi sẽ ra sao?
Hãy biết yêu quê hương Việt Nam.
Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên.
Đừng thờ ơ, đừng làm ngơ.
Triệu con tim, cùng bước tới.
Chúng ta là giòng giống Lạc Hồng.
 
Ngày hôm nay, nhìn về quê hương. Đất nước tôi, sao lắm nhiễu nhương.
Người yêu nước, trong chốn lao tù, Mẹ thương con, thiêu cháy thân mình.
Mẹ Việt Nam đau!
Bạn cùng tôi, nhìn về quê hương, Đất nước ta, nay sẽ về đâu.
Người lầm than, kẻ không nhà, người dân oan, trên khắp mọi miền.
Mẹ Việt Nam đau!
 
Chorus
Hãy làm ngọn gió đổi thay, Hãy làm ngọn gió đổi thay.
 
 Trúc Hồ

=============================================================

Wednesday, Aug. 22, 2012

Ban nhạc Phượng Hoàng
Nhạc rock du nhập vào Việt Nam theo chân những người lính viễn chinh tham gia Chiến tranh Việt Nam. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh sinh viên vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như là biểu hiện của sự đề kháng đối với sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng phổ biến. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của Rock 'n' Roll của Anh và Mỹ. Nhanh chóng thể loại này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần lớp trẻ thời bấy giờ.

Những năm 1967-1968, hàng loạt ban nhạc lấy tên tiếng Anh ra đời như The Enterprise (Trung Nghĩa, Lý Được, Mạnh Tuấn, Casim, Thanh Tuyền), CBC (Tùng Linh, Tùng Vân, Đức Hiền, Ngọc Hiền, Bích Loan, Bích Liên), The Soul (Huỳnh Háo, Trần Vĩnh), The Music Makers (Huỳnh Anh), The Blue Jets (Khánh Hà, Anh Tú, Philip), The Magic Stones (Trung Hành, Đức Vượng, Cao Giảng, Tứ Đệ, Phùng Thuận), The Dreamers (Duy Quang, Duy Cường, Duy Hùng, Duy Minh), nhóm Les Vampires đổi tên thành The Rocking Stars. Thời kỳ này họ thường xuyên biểu diễn ở các câu lạc bộ dành cho lính Mỹ, chơi lại những ca khúc nổi tiếng đương thời của các ban nhạc đang làm mưa làm gió trên thế giới như Cream, Santana, Grand Funk Railroad, Black Sabbath, Stepphenwolf, Deep Purple,...

Đầu thập niên 1970, những nhóm cựu trào như Les Pénitents tan rã, một ít ban mới thành lập mang hơi hướng nhạc soul và nhạc blues nhiều hơn: như The Hammers, The Apples Three, Crazy Dog... Đa số các ca sĩ hát cho các nhóm trên chịu ảnh hưởng của The Temptations, James Brown, The Supremes; những tên tuổi tương đối lớn như là Tuyết Hương, Vy Vân, Cathy Huệ, Tuyết Loan, Ngọc Bích, Minh Xuân... Ngoài những loại hình rập khuôn nhạc psychedelic hoặc nhạc soul như trên còn có vài điển hình nhạc folk cũng đáng nêu tên như đôi song ca Lê Uyên – Phương, Tuyền – Huy.

Thời kỳ này phải kể đến ban nhạc Phượng Hoàng - ban nhạc trẻ hát nhạc Việt hiếm hoi thời bấy giờ. Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng thành lập năm 1963 với 2 thành viên chủ chốt là Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà.
Rồi đất nước lâm cảnh đại nạn 30/4/1975, Phượng Hoàng cũng rã đám theo cơn quốc biến, kẻ ở lại quê nhà, người ra đi xứ lạ. Từ đó đến nay thấm thoát đã hơn 30 năm, những tác phẩm bất hủ của Phượng Hoàng thỉnh thoảng chỉ được đưa vào các chương trình đại nhạc hội, các băng video ca nhạc hải ngoại thật ít ỏi và gần như bị quên lãng.
Có vẻ khập khiễng khi so sánh mức độ "ăn khách" và được nhiều fan (ngôn ngữ của thời đại hôm nay)  ban PH với các ca sĩ "hot"bây giờ..nhưng quả thật là ban nhạc đã thật sự gây ra 1 cơn sốt trong giới trẻ SG những năm trước 75; giai điệu phóng khoáng; ca từ trẻ trung; sôi nổi....nhưng không hời hợt...có lẽ bấy nhiêu đó thôi; cũng quá đủ cho PhượngHoàng cất cánh.


Nổi tiếng nhất của Band PH có thể kể đến Lê Hựu Hà-Nguyễn Trung Cang & giọng hát nồng nàn Elvis Phương-ngừơi trình bày các ca khúc của nhóm.

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà, sinh năm 1946, người mê nhạc Sài Gòn từng biết đến Lê Hựu Hà lần đầu tiên qua ban nhạc Hải Âu tại đại hội nhạc trẻ Taberd năm 1965, và anh nhanh chóng nổi tiếng từ phong trào nhạc trẻ những năm 1970 qua ban nhạc Phượng Hoàng, lúc ấy đã tạo được vóc dáng riêng vừa tiếp thu phong cách nhạc trẻ phương Tây, vừa phảng phất âm hưởng dân ca Việt Nam. Những bài hát "Tôi muốn", "Hãy ngước mặt nhìn đời"... đã làm thay đổi hẳn cả môi trường âm nhạc vốn sùng ngoại của giới trẻ.
Lê Hựu Hà để lại một sự nghiệp chỉ khoảng trên 50 ca khúc, nhưng không vì thế mà sự tài hoa và táo bạo của anh chìm khuất. Sáng tác của Lê Hựu Hà ứng dụng giai điệu, tiết tấu hiện đại của nhạc trẻ phương Tây mà vẫn mang hơi thở rất VN. Có thể là cái "phớt tỉnh Ăng-lê" khi chống chọi với cuộc đời "đầy toan tính trong tiếng cuời" rồi hô hào mọi người "Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời" ; hay thi vị hoá hình ảnh của honey với "ngọc đá; hoa trắng; rêu biếc; sen; tuyết; mây; chim" và thậm chí là hỉnh ảnh "Ngư nữ" để xây dựng "Huyền thoại 1 người con gái" ; Ngước mặt nhìn đời....và sau đó là "Hãy nhìn xuống chân" : "Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng-Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân-Hãy nhìn xuống đây để thấy thương người thua mình..."..và khi yêu thì "Hãy yêu như chưa yêu lần nào"....

  Qua những tác phẩm này, phải công nhận là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã đi tiên phong trong việc khai phá những lĩnh vực mới mẻ cho dòng nhạc trẻ Việt Nam bằng những âm điệu, tiết tấu nhanh nhẹn tươi sáng của thể loại Pop/Rock. Những tác phẩm này đều được kết cấu bởi những chuỗi hợp âm liên kết rất hợp lý. đồng thời ở các đoạn chuyển động, các câu nhập khúc intro và đoạn kết cũng cho thấy sự nối tiếp chặt chẽ trong một bố cục vững vàng phong phú. Hơn nữa, qua tiếng hát của Elvis Phương, ca sĩ chính của ban nhạc, những tác phẩm tự biên này đã được chuyển đạt thật xuất sắc đến tâm cảm người nghe. Giọng ca của anh thật trầm bổng khó lường với những tần số vượt qua mức xác định của âm vực bài hát, không cầu kỳ chải chuốt nhưng hùng hồn rõ ràng, dồi dào âm sắc và nhất là có được chất thanh diệu kỳ ảo trong những âm vực thật cao.

Nói đến các tác phẩm của Phượng Hoàng, trước tiên phải đề cập đến tuyệt tác
“Phiên Khúc Mùa Đông”.
Ngay từ câu intro nhập khúc mang chủ âm Sol trưởng, bài hát đã kích thích thính giác của người nghe bằng 8 nốt nhạc liên hoàn qua nghệ thuật rải acoustic guitar vang lên thật réo rắt, nhưng lại mang đầy âm hưởng xa vắng cảm thương. Sự độc đáo chính là ở điểm này. Vì thông thường các hợp âm trưởng đều thể hiện những âm chất vui tươi, nhẹ nhàng nhưng Phượng Hoàng lại có lối tác cảm đối tượng khi khởi dụng 8 nốt nhạc nói trên một cách sáng tạo và tài tình. Kế đến 8 câu thơ trong phần phiên khúc mang những lời lẽ thương cảm, phóng khoáng được trải đều qua hợp âm Sol trưởng (G), Fa trưởng (F), Do trưởng (C) và Re thứ (Dm) thật nhịp nhàng. Rồi bất chợt câu solo êm dịu của đoạn chuyển tiếp xuất hiện như tuôn chảy, giải tỏa tâm trạng ray rứt băn khoăn, cái không khí buông lơi lúc đầu, để báo hiệu cho những đợt sóng âm thành hùng tráng kế tiếp. Đến đây thì càng minh chứng tài nghệ của Phượng Hoàng, khi nhịp trống báo vừa dứt điểm câu solo phần điệp khúc đã vang lên mạnh mẽ trong chủ âm Do trưởng, cho thấy một nghệ thuật cải biến và đảo nghịch chủ âm giữa Sol và Do thật linh động xuất sắc. Chỉ cần những đặc điểm nói trên, bài hát này đã vuợt xa các lối sáng tác thông thường của dòng nhạc tình ca Việt Nam và nhất là nhạc trẻ.

Còn về phần lời nhạc thì Phiên Khúc Mùa Đông quả là một bài thơ tình đẹp, lãng mạn, phảng phất chút triết lý hiện sinh để nói lên thú đau thương của những cuộc tình dang dở. Qua đó, ta thấy Phượng Hoàng có lối dùng từ thẳng thừng nhưng mơ mộng, kỳ bí nhưng dễ thấm nhập như: “đoạ đầy ấy giờ đã đến mùa....trong quan tài buồn hồn nghe như trống vắng, tóc chưa xanh một lần nhưng tim nghe đã thương thân.....”

Nói chung đây là một sáng tác có tính cách để đời của Phượng Hoàng đã được giới hâm mộ thời bấy giờ rất yêu thích.

Kế đến là “song tác” bài trùng không thể thiếu được khi đề cập tới sự nghiệp của PhượngHoàng. Đó là 2 tác phẩm thường được trình bày qua hình thức liên khúc nối tiếp và đan kẽ lẫn nhau:
Tôi Muốn, Yêu Người Và Yêu Đời.Hai ca khúc này đều mang nhịp điệu Pop thật sáng sủa, sinh động đúng như tên gọi của nó. Được kết cấu bằng chủ âm Fa trưởng và kèm theo những phụ âm chuẩn xác, dòng nhạc chẳng những đã được gửi đi một cách trôi chảy mạch lạc, mà còn tạo được sự sôi nổi cuồng nhiệt nơi những trường âm mang nhạc tính của Rock. Lời nhạc thì nói lên những ước muốn hồn nhiên, chân thật, đáng yêu của lứa tuổi thanh xuân và biểu hiện sự hướng thượng cao quí nơi tấm lòng quảng đại yêu thương, tha thứ cho mọi người. Tựu trung, nhạc tính và nhạc ý của 2 ca khúc này đã trở nên hoàn hảo. Chính vì thế mà hai tác phẩm nói trên đã đoạt giải bài hát hay nhất trong năm 73-74 của giải “Kim Khánh”.

Những nhân sinh quan, những nhận định về thân phận con người ở kiếp đời trần tục này cũng đã được Phượng Hoàng gửi gấm qua ca khúc “Hãy nhìn xuống chân”. Không cần triết lý sâu xa hay ẩn dụ huyền bí cao siêu, ngay câu thơ đầu tiên mà Phượng Hoàng nhắn gửi đến chúng ta ở phần phiên khúc đã đưa ra một cái nhìn chính xác của kiếp nhân sinh:
“Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng, sống đời tối tăm như loài giun”.Nhạc tính của ca khúc này tuy mang âm điệu tự do qua lối trình tấu trải đều guitar thùng, nhưng thật sự nó đã bàng bạc các khuôn phách của loại Folk Song, một lần nữa PhượngHoàng lại đưa dòng nhạc trẻ Việt Nam đi vào một khu vườn mới lạ. Âm điệu trầm buồn của chủ âm Mi thứ (Em) như càng xoáy mạnh vào những lời kêu gọi tha thiết nhẹ nhàng về một sự nhận diện nơi chính bản thân mình, đừng hờn ghét, đừng tranh giành, cấu xé lẫn nhau vì chúng ta vốn là đồng loại. Sao tuổi trẻ và cuộc đời với cái nhìn của Phượng Hoàng lại cao thượng đáng yêu đến thế.


Không dừng bước chân mạo hiểm, Phượng Hoàng lại tiến xa bước nữa khi đưa thể điệu Swing Rock vào nhạc trẻ Việt Nam một cách thú vị qua 2 tác phẩm “Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời”“Bái Hát Cho Người Tuổi Trẻ”. Swing Rock vốn là một thể điệu giật nẩy ở các nốt bass và các câu trống dằn nhịp, vì vậy phải nói là rất khó khăn trong việc đưa lời hát bằng tiếng Việt vào bản nhạc. Bởi lẽ tiếng Việt có lục thanh khác với các thứ tiếng ngoại quốc không có dấu nhấn giọng. Nhưng điều này cũng không cản trở nổi trước sự khai phá mãnh liệt của ban Phượng Hoàng. Kết quả là 2 tác phẩm nói trên đã rất thành công trong lời nhạc gẫy gọn, suông câu, tròn ý.

Và dĩ nhiên là thể tình ca Ballad cũng không thể nào vắng mặt trong các sáng tác của Phượng Hoàng. Bài “Thương Nhau Ngày Mưa”“Yêu Em” là thí dụ điển hình.
“Thương Nhau Ngày Mưa” là một bản nhạc đã từng làm xao xuyến biết bao con tim xúc cảm của giới trẻ Việt Nam thời đó với đoạn điệp khúc quen thuộc thật dễ thương:
“Như mưa ngày nào thấm ướt vai em như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm”. Và nó cũng thuộc vào một trong các sáng tác đặc biệt của Phượng Hoàng khi câu điệp khúc nói trên được đưa ngay vào phần nhập đề của bài hát. Hai hợp âm Rê thứ (Dm) và La trưởng (A) đã thay phiên nhau đóng vài trò chủ yếu trong phần phiên khúc và điệp khúc càng tạo thêm nét trữ tình cho bài hát. Đồng thời qua thể điệu Slow Rock nhẹ nhàng vương vấn. dòng nhạc đã tựa như những cơn mưa tuôn rơi đều đặn trên các trường canh nối liền những cảm xúc của ý nhạc.

Riêng tác khúc “Yêu Em” thì lại mang một nét đặc thù là không có lời nhạc trong phần điệp khúc, thay vào đó là đoạn nhạc đệm êm dịu, lả lướt, Mặc dù mang chủ âm Rê trưởng (D), nhưng tác phẩm này lại dầy đặc những không gian gợi cảm, tao nhã với tiết tấu đều đặn của thể điệu Slow Rock. Lời nhạc cũng khá táo bạo qua cách dùng những từ “chán, ghét, khinh khi, thèm v.v...”
“Yêu em vì ta Ghét buồn, yêu em vì ta Chán đời, yêu em vì ta Khinh Khi dối dan, ta không Thèm mái tóc huyền”Phượng Hoàng đã không yêu em vì em đẹp lộng lẫy kiêu sa, mà yêu em vì em chân thật, ngây ngô và hồn nhiên như những loài hoa thơm cỏ dại.

Nói tóm lại, ở các tác phẩm của Phượng Hoàng ta thấy mỗi vẻ mỗi khác nhau và mang nhiều sắc thái phong phú đa dạng, thể hiện một sự vận dụng sáng tạo trong những nét cải cách về kỹ thuật tác khúc trên phương diện tình ca nhạc trẻ Việt Nam . Lối sáng tác của Phượng Hoàng còn mang tính cách quy ước chuyên nghiệp quốc tế, khi các phần cấu tạo trong ca khúc được biên soạn kỹ lưỡng, đầy đủ và chặt chẽ từ câu intro, đoạn chuyển động nối tiếp đến đoạn kết với những hợp âm chính xác. Vì thế khi trình tấu các tác phẩm của ban Phượng Hoàng, các ban nhạc khác bắt buộc phải tuân theo bố cục này chứ không thể nào tùy tiện cải biến nhất là phần nhập khúc. Như ta thấy hầu hết những bản nhạc trước 75 cho tới những sáng tác sau này tại hải ngoại đã bị hiện tượng “lạm phát intro”, và đa số hợp âm trong bài hát đã được biến chế thêm bớt qua mỗi lần các ban nhạc và ca sĩ trình diễn. Đó chính là vì tác giả của những bài hát này đã không có lối sáng tác chặt chẽ nói trên như ban Phượng Hoàng.
Hơn 3 thập niên đã trôi qua, 2 con Phượng Hoàng đầu đàn Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang đã gãy cánh, vĩnh viễn ra đi mang theo nhiều sự tiếc nuối của giời yêu trẻ và một câu hỏi khó có câu trả lời: bao giờ chúng ta lại có được một ban nhạc trẻ như Phượng Hoàng.
Lê Hựu Hà

 Điều đáng buồn là những đóng góp của Phượng Hoàng chưa được nhìn nhận đúng như tài năng của nhóm. Thật sự Elvis Phương không phải là thành viên của Phượng Hoàng, nói cho dễ hiểu là nhóm sáng tác và chơi nhạc cho Elvis Phương dạng như sự kết hợp giữa ca sỹ Cliff Richard với nhóm The Shadows, nhưng thật sự nếu không có giọng của Elvis Phương thì nhạc của Phượng Hoàng sẽ mất đi 1 nữa, Elvis Phương và Phượng Hoàng là 1 sự kết hợp hoàn hảo, sau này khi Elvis Phương trở nên nổi tiếng ông đã tách riêng ra khỏi Phượng Hoàng, và nhóm củng đổi tên thành Mây Trắng ( nhóm này có 5 thành viên và toàn chơi guitar thùng ). Những điều chưa biết về lê Hựu Hà , ngoài là 1 người sáng tác tài năng ông còn là 1 chuyên gia sưu tầm và có 1 kho tư liệu về nhạc nhất là các đĩa LP ( đĩa nhựa ) , những món được ông sưu tầm thì hiện giờ mọi người chưa ai biết thấu đáo gồm những gì , và hiện giờ sau khi ông mất bộ sưu tập đó đi về đâu vẫn là 1 câu hỏi bí ẩn. Có 1 điều mình còn thắc mắc ở Phượng Hoàng là ngoài Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang thì 2 người còn lại tên gì tiểu sử của họ như thế nào và họ chơi nhạc cụ gì trong nhóm , đúng là còn rất nhiều ẩn số chưa

Trong thời kỳ Phượng Hoàng, Hà đã cho phổ biến những nhạc phẩm để đời như:
"Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời"
"Hãy Nhìn Xuống Chân"
"Hãy Vui Lên Bạn Ơi"
"Huyền Thoại Người Con Gái"
"Lời Người Điên"
"Phiên Khúc Mùa Đông"
"Yêu Người Và Yêu Đời".


Trong thời kỳ hậu Phượng Hoàng:"Chờ Một Tiếng Yêu"

"Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào" Được biết bài này Lê Hựu Hà đã viết trước năm 1975 với một cái tựa và lời khác. Về sau này, Hà đã viết lời và đề tựa lại. Hà có cho tôi biết đây là bài duy nhất Hà viết cho phái nữ. Theo lời Tùng Giang kể lại thì Giang đã gặp Hà ở Sài Gòn vào thời mới mở cửa rồi được Hà giao cho bài này đem về Mỹ để cho Khánh Hà hát. Vào thời điểm đó, bài này đã được thính giả trong nước cũng như hải ngoại đón nhận niềm nở, đi đâu tôi cũng thấy bà con nghe và hát bài này. Tuy nhiên, có một dư luận đã cho là Lê Hựu Hà không hoàn toàn viết bài này mà có thêm cả Nguyễn Trung Cang hay sao đó. Đã từng quen biết và sinh hoạt với Hà lúc còn hàn vi và biết rất rỏ con người của Hà, tôi không tin dư luận và đã có lần hỏi Hà về chuyện này. Hà có cho tôi biết sự việc đã xảy ra như thế nào và tôi tin Hà hoàn toàn. Bây giờ thì cả Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã ra đi. Tôi có đọc được một bài báo phỏng vấn Lê Hựu Hà và trong đó Hà trả lời:

"Trước năm 1975, Jo Marcel (tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh tại Hà Nội, cựu học sinh Taberd) là một trong những người khai thác vũ trường thành công nhất như các vũ trường Đêm Màu Hồng, Ritz, Queen Bee... Jo cũng thành công ở lĩnh vực ca hát nhờ có giọng trầm ấm, cùng bạn bè thực hiện được 2 cuốm phim ca nhạc 'Thế giới nhạc trẻ' và 'Vết chân hoang' (dựa trên tiểu thuyết phóng sự 'Tuổi choai choai' của Trường Kỳ) có nhờ tôi viết ca khúc cho nhạc phim 'Vết chân hoang'. Khi hoàn thành, hát cho Nguyễn Trung Cang nghe, anh đề nghị sửa một số chỗ ở điệp khúc. Sau đó, giao cho Jo, nhưng vì thù lao quá bèo nên tôi lấy lại (hơi bất ngờ là ca khúc nhạc phim của Jo lại giống với ca khúc tôi đã viết trước đó). Năm 1981, gặp Giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Hải Phòng khuyên nên tiếp tục sáng tác, tôi viết 'Vào Hạ'; ông lại hỏi còn hết, tôi bèn lấy 'Vết chân hoang' viết lời mới lại và trở thành 'Hãy yêu như chưa yêu lần nào'. Nội dung bài trước là viết về chuyện cô gái bất mãn bà mẹ kế bỏ nhà ra đi, sau đoàn tụ với gia đình; còn nội dung sau như các bạn đã biết. Chuyện là thế! Cứ hiểu như thế đi. (Hà hà!)"
Tạp chí Thanh Niên số 19 (2219) Thứ bảy 19-1-2002.

"Lời Trái Tim Muốn Nói" Được biết bài này Lê Hựu Hà sáng tác vào khoảng 1983-1984 và phải mất một năm trời tu chỉnh mới hoàn tất. Tựa nguyên thủy là "Hát Về Cuộc Sống Hôm Nay Và Ngày Mai". Bài hát nói lên hy vọng, niềm tin vào một ngày mai sáng sủa hơn là hiện tại quá đau khổ "cuộc đời không riêng chỉ khổ đau", "những tháng năm không có ngày vui".
"Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình"

"Vào Hạ"
Qua báo chí, Lê Hựu Hà cho biết đã viết bài này sau một chuyến lưu diễn ở Hải Phòng đúng vào mùa hoa phượng đang nở rộ. Khi về đến Sài Gòn, những ký ức về thành phố hoa phượng đã đem lại nguồn cảm hứng và Hà đã viết bài này với một nội dung lúc nào cũng khuyên mọi người hãy vui sống dù hoàn cảnh hiện tại có khó khăn đến thế nào.


"Vị Ngọt Đôi Môi".Hà đã đặt lời Việt cho khoảng 100 ca khúc ngoại quốc, nổi tiếng nhất là "Đồng Xanh" ("Greenfields").
Ngoài ra, còn có nhiều bài hát khác mà Hà chưa cho phổ biến hiện vẫn còn nằm trong tủ theo lời ngưởi em gái của Hà cho biết.
Có một bài mà tôi có thể quả quyết là Hà không bao giờ cho phổ biến. Đó là bài "Mai Này". Lời ca như sau:

"Mai này, anh xin em hãy nhớ,
Mai này, xin em hãy nhớ đến anh.
Mai đây, dù có ghét anh,
xin em cứ hãy giả vờ,
để anh ngờ rằng,
để anh tưởng rằng
trên đời còn có một bgười yêu anh."

Thông thường thì mối tình đầu chẳng bao giờ đi đến đâu cả. Bài hát này, Hà viết riêng tặng cho tôi vào năm 1966 lúc tôi vẫn còn đang vui vẻ với T. Mai, mối tình đầu của tôi. Tôi không hề buồn phiền vì nội dung bài hát nói về xa cách, dang dỡ. Trái lại, tôi còn thấy ấm lòng vì có được một một người bạn chí thân đã nghĩ đến bạn bè một cách chân tình như thế. Tôi cũng đã có dịp ôm đàn hát cho T. Mai nghe bài này và đã như thế đó, tan vỡ vẫn cứ đến như thường. Nói theo người Mỹ, sự việc đã "set the tone" cho suốt cả những mối tình của tôi về sau này nên tình chia ly đối với tôi quá bình thường.
Lúc Hà còn sống, tôi đã từng có ý định làm một cái gì đó, CD, video..., để cho khắp thế giới biết thêm về Hà và nếu đưa nhạc của Hà vào được quỷ đạo của nền âm nhạc Mỹ thì đó là một giấc mơ tuyệt vời nhất. Việc này không có nghĩa là không thực hiện được nhưng cá nhân tôi lại có những projects riêng của mình nên vẫn chưa có dịp thực hiện ý định về Hà mặc dầu có nhiều lần tôi yêu cầu Hà ngồi yên để tôi chụp hình chân dung của Hà và Hà cũng đã đồng ý cho tôi hoàn toàn xữ dụng những sáng tác của Hà theo chiều hướng tôi đã nói.


Hà đột ngột ra đi vào ngày 9 tháng 5 năm 2003 lúc Hà mới vừa nhận được giấy báo của chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho anh sang California đoàn tụ với các con và Mai Hương, người vợ đầu tiên của anh.

Phần tôi thì lúc nào cũng lanh quanh với quá nhiều projects cộng với lối sống phiêu bạt đây đó.
Nhưng bây giờ thì đã đến lúc phải nói về Lê Hựu Hà vì có một số bạn bè yêu cầu tôi làm một cái gì đó để cho đời biết thật nhiều về Lê Hựu Hà trong khi Internet quá thiếu sót thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của một nhạc sĩ có tính tình hiền hậu gần như có một không hai. Một điểm thuận lợi khác là với kỹ thuật thông tin hiện đại qua Internet, mọi tài liệu và hình ảnh đều có thể chuyển tải đến hàng triệu người xem một cách thật dễ dàng, điều mà chỉ mới cách đây hơn mười năm không ai nghĩ là có thể thực hiện được.


Vậy thì với những phương tiện trong tầm tay có được, tôi xin đóng góp bằng trang blog này để tôn vinh những lời ca ý nhạc cao đẹp mà Lê Hựu Hà đã bỏ ra cả đời để đi tiên phong khai phá.
Hãy vào 4 cái links dưới đây để download 2 CD nhạc của ban Phượng Hoàng (đã ra trước 75):

 http://www.mediafire.com/?zuyyxjunn2p       Part I - Vol 1
 http://www.mediafire.com/?sxoj1c1xyfz        Part II - Vol 1

 http://www.mediafire.com/?mjx2dnnnxjz      Part I - Vol 2
 http://www.mediafire.com/?m9yb4zmcmjr    Part II - Vol 2

Lê Hựu Hà, Elvis Phương và Lý Được trên sân khấu phòng trà 'Em & Tôi'
trong đêm nhạc Lê Hựu Hà / 'Chờ Một Tiếng Yêu'

Buổi liên hoan do thân hữu Lê Hữu Hạnh khoản đải tại phòng trà Bodega góc đường Ngô Đức Kế, 8 tháng 11, 2002. Từ trái sang phải: Đắc Lân, Lê Hựu Hà, Trịnh Nam Sơn

Nhà hàng ca nhạc Uyên Nguyên trên đường Trương Định, nơi chơi nhạc cuối cùng của Lê Hựu Hà. Bảng hiệu Uyên Nguyên là do Lê Hựu Hà chọn cho chủ nhân. Từ trái sang phải: Lê Hựu Hà (vocal, harmonica, rhythm guitar), Thanh Tùng (ex The Black Stones, vocal), Tài ngò (ex The Outsiders, vocal, lead guitar).

Ngôi mộ của Lê Hựu Hà tọa lạc ở vùng Bến Cá, ngoại ô Biên Hòa,
nơi Hà đã sinh sống trong một một khoảng đời thơ ấu.

Các con của Lê Hựu Hà từ trái qua phải: Huy (con trưởng của người vợ thứ nhất), Hưng (con của người vợ thứ nhì), Huyền (con thứ của người vợ thứ nhất). Hà còn hai đứa con nữa với người vợ sau cùng là ca sĩ Nhã Phương.

 
Văn nghệ bỏ túi sau buổi lễ cầu siêu 49 ngày cho Lê Lựu Hà được tổ chức tại chùa Phật Giáo trên đường Magnolia, Garden Grove, California ngày 21 tháng 6 năm 2003. Hôm đó có sự góp mặt của một số ca nhạc sĩ đã từng cộng tác với Lê Hựu Hà. Từ trái qua phải: Ngọc Thành (Hải Âu), Jimmy Tòng, Đăng Chí (Hải Âu), Mạnh Hà Vopco, Trung Nghĩa, Michael Hoàng Long, Elvis Phương (Phượng Hoàng), Tuấn Dũng (Mây Trắng), Thanh Tùng (Hải Âu). Mai Hương, người vợ đầu tiên của Lê Hựu Hà, cũng từ San Jose về tham dự buổi lễ.

Trần Đăng Chí


=============================================================

Monday, Aug. 20, 2012

Nhật Trường Trần Thiện Thanh
Thanh Âm bất diệt, vượt quá Sự Chết.

Phan Nhật Nam

"... Nhật Trường - Trần Thiện Thanh .... nhắc nhở cho mỗi chúng ta biết rằng, khi đang sống yên lành ở Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ là lúc được bảo vệ bởi muôn vạn người lính vô danh..."

Nhật Trường Trần Thiện Thanh là người nghệ sĩ sống nổi trôi theo cùng với vận nước và cuộc chiến đấu bi tráng của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến 1960-1975 nơi Miền Nam. Thế nên, dẫu thuộc về thế hệ trẻ tuổi lớn lên sau 1975, không kinh nghiệm, liên hệ với cuộc chiến vừa qua. Theo diễn tiến thứ tự thời gian, qua các nhạc phẩm thì chúng ta gần như có đủ một bức tranh tổng thể cho cả miền Nam, lịch sử chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ 1954 đến ngày tàn cuộc 30 tháng 4 năm 1975.

Nhật Trường –Trần Thiện Thanh đã viết về người lính với những dòng nhạc ngợi ca, lời thơ trữ tình, biểu hiện những ước mơ nhân bản. Những nhóm từ ngữ: “Anh không chết đâu anh.. Nhớ anh trời làm giông bão.. Người yêu của lính.. Từ khi anh thôi học, từ khi anh khoác áo trellis..” đã trở thành ngôn ngữ quen thuộc của người Miền Nam trong đối thoại, tiếp xúc khi nói về những sinh hoạt, cảnh sống thực tế. Phá Tam Giang vùng Quảng Trị-Thừa Thiên được biết ra, nói tới nhiều hơn không phải chỉ qua những lời thơ (đã trở thành quen thuộc như ca dao)… “Yêu em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ. Sợ Phá Tam Giang..” nhưng đã được hiện đại hóa, thông tục hóa bởi Chiều Trên Phá Tam Giang - Nhạc phẩm Trần Thiện Thanh phổ thơ Tô Thùy Yên trải dài khắp Miền Nam qua tiếng hát Nhật Trường. Và lẽ tất nhiên, những giòng nhạc này đã bị cắt đứt bởi những người đã đoạt chiếm miền Nam. Nhưng nay, ba-mươi-bẩy năm hơn sau ngày 30 tháng Tư, 1975 cuộc tập họp đông đảo của hàng ngàn khán thính giả là một thực chứng: Người Nghệ Sĩ luôn sống mải trong chúng ta. Nhật Trường Trần Thiện Thanh quả thật đã… “Không Chết Đâu Anh” như dòng nhạc bất tận về “Người Anh Hùng Mũ Đỏ tên Đương” mà anh đã một lần tha thiết dựng nên.

Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã xây dựng những ca khúc, hát nên tiếng lời ca ngợi Người Lính với một tấm lòng – Tấm Lòng của Bằng Hữu. Bởi Tình Chiến Hữu. Điều đáng nói trước tiên là anh đã thực hiện công việc cao quý kia không phải do yêu cầu từ những cơ quan tâm lý chiến trong hay ngoài quân đội, do một nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền, nhưng bởi thôi thúc của Bổn Phận - Bổn Phận được xác định như một Nhiệm Vụ Tự Nguyện – Nhiệm vụ của một Người Lính đối với Chiến Hữu còn sống hay đã chết. Và qua nhiệm vụ tự nguyện nầy, bằng tài năng kỹ thuật điêu luyện, cao độ (thật ra chỉ là mặt hiện thực từ, của “ý thức tình nguyện tận hiến” làm nền tảng), Trần Thiện Thanh đã viết nên, kể lại câu chuyện vô vàn về đời sống, lần yêu mến thiết tha, khi chia ly cuộc tình, buổi gục chết bi thảm.. của những đơn vị con người trong muôn một nơi Miền Nam – Những nhân vật ở đời sống bình thường (của mỗi chúng ta) nhưng đã phải kinh qua những tình huống, điều kiện sống vô vàn nguy biến suốt một cuộc chiến cực độ khắc nghiệt - Người Lính Miền Nam – Nhân vật hằng bị xuyên tạc, mạ lỵ bởi một kẻ thù thâm độc, cũng như từ tập đoàn “người bạn đồng minh” quá đỗi thực tế đến độ nhẫn tâm.
Chúng ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm, nếu không có con đê vững chắc bảo vệ dậy nên từ giòng nhạc, tiếng hát của những Chiến Sĩ Văn Hóa-Văn Nghệ nhiệt tâm như Nhật Trường-Trần Thiện Thanh thì ắt hẳn ngày nay chúng ta (cùng những thế hệ Người Việt trẻ tuổi ở hải ngoại cũng như trong nước) đã là những đối tượng bị tác động một cách dễ dàng thuần thục do chính sách vận động, tuyên truyền phát xuất từ nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.

Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã sống đủ cơn cào xé đau thương chung của Miền Nam ngay từ ngày 30 tháng 4, 1975, và cùng cả nước sau ngày uất hận kia với tâm chất trung hậu mẫn cảm của người Người Nghệ Sĩ – Lần lăng nhục dài lâu chỉ chấm dứt vào năm 1993 – Khi anh ra khỏi nước trở lại cùng chúng ta và thế giới âm nhạc đã bị người Cộng Sản thô bạo đóng chặt từ 1975 ở Việt Nam.

Đồi 31 ở mặt trận Hạ Lào, tháng Hai, 1975.. Đại quân Miền Nam gồm: Sư Đoàn Nhẩy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn I Bộ Binh, Lữ Đoàn I Thiết Kỵ, và Liên Đoàn I Biệt Động Quân cùng vượt biên giới Lào-Việt tiến đánh vùng hậu cần Tchépone của cộng sản Bắc Việt trên đất Lào. Lữ Đoàn 3 Dù gồm các Tiểu Đoàn 2, 3, và 8 giữ mặt Bắc của trục tiến quân. Vị trí Đồi 31 của Tiểu Đoàn 3 Dù được Pháo Đội B3 Pháo Binh Dù do Đại Úy Nguyễn Văn Đương chỉ huy yểm trợ. Vòng đai cực Bắc của Biệt Động Quân bị tấn công trước; tiếp vị trí Đồi 30 của Tiểu Đoàn 2 Dù bị công phá.. Cuối cùng, chỉ còn lại Căn Cứ Đồi 31 giữa vòng vây của một sư đoàn Bắc Việt (tỷ lệ 1 chống 15). Ngày 25/2, Đồi 31 bị tràn ngập, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ và toàn ban tham mưu lữ đoàn đồng bị bắt, căn cứ chỉ còn khẩu pháo cuối cùng, Đại Úy Đương hạ ngang nòng bắn thẳng vào toán quân cộng sản theo xe tăng T54 ào lên đồi chiếm mục tiêu, và ông gục ngã với khẩu pháo cuối cùng bị phá hủy. Trần Thiện Thanh dựng nên chân dung bi tráng hùng vĩ của Người Lính... “Anh không chết đâu anh.. Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu. Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đến mau. Và tiếng súng.. Tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi mau.. Đi mau!! Anh không chết đâu em.. Anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua.. Trong những tiếng reo hò kia kia.. Lẻ loi tiếng súng anh nhiệm mầu.. Ôi tiếng súng sau cùng đó.. Anh còn nghe tầm đạn đi không anh...” .

Ngôn ngữ, cấu nhạc bi hùng của khúc hát đã thăng hoa về lần quyết tử lẫm liệt của Đại Úy Nguyễn Văn Đương, và những chiến binh, pháo thủ của Lữ Đoàn 3, Tiểu Đoàn 3 Dù, pháo đội B3 nơi Đồi 31; cũng như toàn thể những người lính của các đơn vị, Bộ Binh, Biệt Động Quân, TQLC, Thiết Giáp, Pháo Binh đã gục ngã nơi chiến điạ Hạ Lào... Không có tinh thần hiệp sĩ hiến thân của Người Lính không thể viết nên tiếng lời cực độ cảm khích nầy. Không có tấm lòng từ nhân xót đau của Người Nghệ Sĩ không thể cấu tạo nên giòng nhạc bi tráng thắm thiết như trên…

Quê hương nồng nàn âm sóng biển, mùi muối mặn ấy đã nuôi lớn, phát triển nên tâm chất sung mãn, nhân ái của người nghệ sĩ, nên sau nầy dẫu khi xa khuất, trên đường hành quân, nơi những vùng đất khổ quê hương.. Giọt mồ hôi khô trên môi vẫn âm vang mùi muối thơ ấu ngày xưa, và trước mắt thoáng hiện vô hồi.. “Vùng hoang vu bóng dừa bờ cát dài. Gió lên từng chiều vàng.. “ Người nghệ sĩ đã mang quê hương theo cuộc lữ của mình…

Khoảng giữa thập niên 1960, Nhật Trường-Trần Thiện Thanh từ giã học đường để trở thành người lính, rồi cũng từ đó Nhạc Lính của ông ra đời. Với những bài ca gần gũi, phản ảnh tâm trạng của người trẻ tuổi vừa xa cuộc sống bình yên, nhưng vẫn còn nguyên tính thơ mộng nhân bản của tuổi mới lớn.. Nhưng những người lính trẻ đầy tính thơ mộng trong Tình Thư Của Lính dần tiếp cận chiến tranh... và họ chạm dần đến biên giới cuối cùng của Sự Chết vào một thời điểm không thể nào quên. Chiến trận Mậu Thân, Tết 1968 đỗ xuống toàn Miền Nam với những cái chết được xem như tai ương không bề tránh thoát.. Từ lần chết bi thảm oan khốc của ngàn người dân vô tội bị chôn sống nơi Trường Gia Hội, Bãi Dâu, Khe Đá Mài, Núi Ngũ Tây ở Huế.. đến cái chết bất ngờ giữa đêm Giao Thừa khi đang thắp hương, cúi lạy trước bàn thờ nơi Hàng Xanh, trong Chợ Lớn, ở Xóm Mới, Gò Vấp.. Thế nên, đến khi bài hát Rừng Lá Thấp của Trần Thiện Thanh vang lên, người dân thấm hiểu nên điều cao quý: Hóa ra họ đã sống sót được từ máu xương Người Lính. Miền Nam đã tồn tại, vượt qua trận lửa là do lần hy sinh không hề được xưng tụng từ ngàn vạn người lính vô danh – Những Người Lính chết khắp nơi suốt Miền Nam, mà nay, vừa nằm xuống không đâu xa, nơi chân Cầu Bình Lợi, trong đám lá lục bình sùi sụt bùn hôi, ở cửa ngỏ Sài Gòn đường đi Thủ Đức, Lái Thiêu... “Sao không hát cho người đánh giặc trên cầu.. Khi bùn lầy còn pha sác áo xanh. Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ.. Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm ngóng con xa.. Hay hát cho những người vừa gục xuống chiều qua”?

Trần Thiện Thanh không chỉ viết lời ai điếu bi tráng riêng cho Đại Úy Vũ Mạnh Hùng của Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến – Đơn vị đã chận địch tại Hàng Xanh, Cây Thị, Cầu Sơn, Cầu Bình Lợi qua Rừng Lá Thấp, mà sau đó đã dựng lại phút giây khốc liệt của Phước Thịnh, Đại Úy Trần Duy Phước, Tiểu Đoàn 9 Nhẩy Dù nơi chiến địa Tây Ninh trong Giấc Ngủ Trên Đồi Xanh. Anh cũng đã cùng Đại Úy Phi Công Trần Thế Vinh bay lên cao vào nơi bất tận trong Bay Lên Cao Đi Anh.. qua cái chết bão lửa khi con tàu lao xuống bắn cháy chiếc xe tăng cộng sản thứ 21 nơi chiến trường Trị-Thiên tháng Tư, 1972. Trần Thiện Thanh cũng sống đủ với người chết xác liệm ba lần, Đại Úy Thiết Giáp Nguyễn Ngọc Bích nơi chiến trường La Vang, Quảng Trị trong nhưng ngày Hè đỏ lửa quê hương.. Những người tuổi trẻ không trở lại với cuộc đời sau lần đi khuất lẫm liệt.

Trên Đỉnh Mùa Đông là một ca khúc hợp soạn giữa Trần Thiện Thanh cùng người em ruột của ông, Thiếu Úy Trần Thiện Thanh Toàn, một sĩ quan trong QLVNCH, mà tựa đề đã được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh xử dụng trong vở nhạc kịch cùng tên. Tác phẩm nầy đã làm tuôn chảy bao nước mắt cảm xúc từ khối đông khán giả mà vai nữ chính trong vở nhạc truyện Trên Đỉnh Mùa Đông luôn được giao cho nữ ca sĩ kiêm tài tử điện ảnh Thanh Lan được đánh giá là nghệ sĩ diễn xuất sống động thích đáng nhất bên cạnh Nhật Trường – Do từ mối đồng cảm thâm sâu giữa nghệ sĩ trình diễn và nghệ sĩ sáng tác – Giải thích hiện tượng nầy không khó đối với trường hợp của Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, bởi như chúng ta hằng nhận ra: Chỉ do từ Phẩm Chất Nghệ Sĩ – Những Nghệ Sĩ Thật Sự tài năng luôn tạo nên mối đồng cảm chân tình giữa họ và khối đông gồm: Những người trình diễn - Những khán thính giả.

Nam Lộc kể tiếp câu chuyện bi thảm có thật (như muôn vàn câu chuyện tan vỡ, chia ly, tử biệt trong chiến tranh, nơi Miền Nam): Thiếu Úy Phạm Thái gặp gỡ Mộng Thường trên chuyến bay Air VN sau khi mãn khóa sĩ quan Đà Lạt về Sàigòn trình diện Bộ Chỉ Huy BĐQ, trước khi lên đường tác chiến. Tình yêu nảy nở dần theo thời gian giữa hai người tuổi trẻ.. Liên Đoàn BĐQ của Phạm Thái trách nhiệm gánh nặng chiến đấu tại mặt trận An Lộc ngay từ giờ mở đầu chiến trận, những ngày tháng 4 năm 1972. Phạm Thái bị thương và ghi nhận là mất tích. Tin người yêu tử trận về đến Sài Gòn khiến Mộng Thường bàng hoàng đau đớn tột độ. Nhưng bỗng có một ngày Phạm Thái lại rạng rỡ trở về tìm đến với người yêu trong hình hài toàn vẹn. Anh đã được một Bà Xơ cứu thoát và dấu trong nhà thờ cho đến khi bình phục. Phạm Thái trở lại An Lộc, được vinh thăng Trung Úy, anh viết thư báo tin người yêu, Mộng Thường đi xe đò lên dự buổi lễ gắn lon, nhưng định mệnh nghiệt ngã, chiếc xe đò trúng mìn cộng sản tan nát thành mảnh vụn. Mộng Thường vĩnh viễn ra đi về thế giới bên kia, bỏ lại nỗi đau đớn tận cùng của người yêu, chàng sĩ quan trẻ mang tên Phạm Thái. Nhạc phẩm Tình Thiên Thu, Nguyễn Thị Mộng Thường được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết nên để tiếc thương hình bóng Mộng Thường cùng mối tình đã chết theo cuộc ly biệt đau thương trong thời chiến.

So sánh với những người viết nhạc cùng thời về Chủ Đề Lính, thì có lẽ ít ai để ý đến nhiều khía cạnh trong cuộc đời và thân phận người lính bằng Trần Thiện Thanh, và đó cũng là lý do để những bài nhạc của anh đã làm cho cả một hậu phương đang thờ ơ bỗng trở nên biết yêu thương, kính phục người lính; thúc dục người lính hãnh diện hơn đối với cuộc sống quân ngũ của bản thân và đồng đội. Anh được mệnh danh là "Nhạc Sĩ của Lính" bởi ảnh hình người mặc quân phục, nét sắc, sinh hoạt của người lính tràn ngập hầu như toàn diện trên các nhạc phẩm.. Trần Thiện Thanh viết về đủ các quân binh chủng.. Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân.. Mỗi bài đều mang những nét đặc sắc của những người lính trong đơn vị binh chủng ấy, như bài Hoa Biển, đã trở thành bài hát thuộc lòng của những người thủy thủ.. Hai bài hát viết vào thời Tết Mậu Thân 1968 là bài Bà Tư Bán Hàng chuyện của một bà mẹ tự hào có những người con đi lính trận, và một bài khác là bài Chị Ba Hàng Xanh, chuyện một người đàn bà bình thường nhưng đã dũng cảm cầm dao chống lại những kẻ có vũ khí khi toán bộ đội cộng sản tràn vào khu xóm trong giờ phút Giao Thừa thiêng liêng cổ tuyền dân tộc. Hình như ít ai biết được Trần Thiện Thanh là tác giả bản Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hành Khúc – Khúc quân hành nung lòng chiến đấu của đội ngũ chiến binh kiệt liệt của Quân Lực Miền Nam – Đơn vị bộ binh chận giặc nơi vùng địa đầu đất nước qua lằn ranh Khu Phi Quân Sự nam Sông Bến Hải.

Mùa hè 1966, rừng núi Tây Nguyên, thủ phủ Pleiku bày tràn cảnh tượng chiến tranh.. Đại pháo ngày đêm ầm vang xé núi, dội rung thành phố, và khoảng không gian luôn bị chia cắt bởi những đoàn phi cơ với đôi cánh sắt màu xám bạc vùn vụt xé ngang bầu trời, để lại những âm động rì rầm đe dọa... Thị xã Pleiku trở nên là một ”Thành Phố Lính” điển hình với những người lính đội nón sắt, lưng đeo giây đạn mệt nhọc di chuyển khắp nơi; xe nhà binh, chiến xa chạy ngang dọc bốc bụi mù đỏ chạch, hay kéo lầy bùn ố bẩn vào con đường phố chính.. Trong khung cảnh chiến tranh đè nặng xuống vùng thủ phủ Tây Nguyên, Trần Thiện Thanh đã mô tả, sống cùng chiến tranh – người lính qua nhãn giới rộn rã của tình yêu bất diệt luôn hiện diện với con người.. Điển hình thời điểm sáng tác nầy, 1965-1966 chúng ta có thể kể ra ca khúc Tuyết Trắng để làm dấu mốc khởi sự.

Nếu ngày trước, qua Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn được diễn ngâm bởi Đoàn Thị Điểm, chúng ta có hình tượng người đi chinh chiến: Áo chàng đỏ tựa ráng pha. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. Chàng từ đi vào nơi gió cát. Đêm trăng nầy nghỉ mắt phương nao.. Thì nay, qua Tuyết Trắng, Trần Thiện Thanh đã mô tả nên một hoạt cảnh hào hùng nhưng không kém phần lãng mạng, thơ mộng của Việt Nam thời binh loạn. “Phi đạo chạy dài anh cất cánh bay lên.. Ngã nghiêng cánh bay, con tàu khép lại một vùng tuyết trắng ngần…”. Từ trên cao, giữa tầng mây lớp lớp, Người Nghệ Sĩ hiện sống giữa bầu trời, trên mặt đất quê hương, để từ đấy viết nên lời ngợi ca hồn hậu rất hiện thực mà cũng tràn đầy nhân tính.. (qua lần thay lời cho người phi công đang lái con tàu trong một một phi vụ tác chiến..) để nói về nỗi thương nhớ đối với một người yêu khi con tàu lao vào giữa vùng mây bảo. “Khi nắng chiều buông, không gian chợt tối.. Xóa nhòa vùng tuyết trắng mênh mông…” - Mà thật sự cũng là một bẫy chết có thể xẩy ra bất cứ lúc nào - Bởi đạn phòng không của bộ đội cộng sản (những đơn vị nặng chính quy Miền Bắc) rất dễ dàng bắn hạ chiếc phi cơ quan sát mỏng manh mà người bạn phi công đã bất chấp luật lệ an phi chấp thuận cho Nhật Trường tháp tùng

Chúng ta cũng cảm nhận được “sức mạnh nhân bản” của ca khúc (dẫu chẵng phải là một tuyệt tác hàng đầu nghệ thuật), nhưng đã tồn tại trên bốn-mươi năm, và chắc chắn ngôn ngữ, thanh âm, thuần hậu của Trần Thiện Thanh… “Mây dâng thật thấp, mây vương lụa trắng… mây pha mầu nắng…” sẽ tiếp tục tồn tại như khối tuyết vân tinh khiết, vĩnh cữu có khả năng xóa mờ những “chân mây đỏ máu in hình nòng súng cao xạ vươn lên trên trời cao!!”.. Loại hình tượng tràn đầy “ác tính” trong những bài hát của những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội luôn “giáo dục và huấn luyện” những người gọi là “nghệ sĩ nhân dân” phải cố công viết nên thành.

Theo nhận định của Việt Dzũng, trong những ca khúc phổ thơ của những tác giả Nhất Tuấn, Kim Tuấn, Du Tử Lê.. nơi Miền Nam, thì nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh phổ thơ của thi sĩ Tô Thùy Yên từ bài thơ bi thiết sâu lắng Chiều Trên Phá Tam Giang là một trong những ca khúc phổ thơ có giá trị nhất. Đặc biệt với kỹ thuật song tấu ở phần nhạc mở đầu bài hát. “Nhớ ôi là nhớ... ôi là nhớ đến bất tận...”. Nhưng bài hát không chỉ có giá trị là thế, nó còn mở ra cho người nghe những ấn tượng, biểu hiện mà Phá Tam Giang đã tạo dựng nên trong lịch sử, văn học.. Và hơn thế nữa, bài hát nhắc nhở cho chúng ta, khán giả hôm nay nơi hải ngoại về một ngày trọng đại của quê hương.. Mùa Hè 1972 thế trận giữ nước Miền Nam bước vào một giai đoạn quyết định với những chiến thắng lẫm liệt khắp ba vùng: Kontum được giữ vững; An Lộc được giải tỏa, và nơi vùng Hỏa Tuyến, Chiến Dịch Lôi Phong đang khai diễn với hai mũi tiến công thần tốc cùng tiến về thị Xã Quảng Trị do hai đại đơn vị kiệt liệt nhất của quân lực cộng hòa đảm nhiệm: Sư Đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị tổ chức những cuộc “Đi và Sống với Chiến Trường”có sự tham dự của những văn nghệ sĩ tên tuổi của Sài Gòn.. Một buổi chiều Tháng 6, 1972 một chiếc trực thăng xuất phát từ Đà Nẵng bay lên căn cứ Hương Điền của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến sau đó theo Phá Tam Giang bay dọc ra hướng Bắc hướng Cổ Thành Quảng Trị. Một trong ba hành khách trên trực thăng – Tô Thùy Yên sau khi về lại Sài Gòn đã viết nên những lời thơ tinh tế cô sắc.. Chiếc trực thăng bay là trên mặt nước. Như cơn mộng nhanh. Phá Tam Giang, phá Tam Giang, Bờ bãi hỗn mang, dòng bát ngát.. Ngó xuống cảm thương người lỡ bước, Trời nước mông mênh, thân nhỏ nhoi.. Nhìn xuống cảnh vật tàn tạ. Nhìn thấy con người tan tác.. Người thi sĩ thấm hiểu ra cốt lõi bi thảm phi lý của chiến tranh: Ví dầu người bắn rụng ta.. Như tiếng thét. Xé hư không bặt im.. Chuyện cũng thành vô ích. Ví dầu ngươi gục. Vì bom đạn bất dung.. Nào có chi đáng kể! Chuyển qua Phần thứ Hai, bài thơ mô tả nỗi buồn thảm của phận người, và sự bất lực của tình yêu dẫu là mối tình thắm thiết chân thật.. Và Trần Thiện Thanh đã gắn thêm âm sắc kỳ ảo của cấu nhạc vào nỗi buồn bã của Chiều Trên Phá Tam Giang... “Anh chợt nhớ em.. Nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ… Giờ nầy thành phố chợt bùng lên. Em giòng lệ vẫn rát chảy tuôn. Nghĩ đến một điều anh không rõ.. Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ.. Hãy nghĩ tới anh.. Hãy nghĩ tới anh. Đến một người đi giữa chiến tranh…”. Quả thật, từ tình yêu “mộng mơ” trong Tình Thư Của Lính đầu thập niên 60 đến tình yêu của người lính đang đối mặt với cái chết giữa chiều nắng vàng hoang sơ trên Phá Tam Giang ngày Hè 1972 đã có một bước rất lớn – Bước của tận Khổ Đau. Cũng là bước của thật Yêu Thương. Nhật Trường hiện thực bước nhảy vọt kỳ diệu nầy trong âm nhạc thắm thiết Trần Thiện Thanh.

Cũng vào thời điểm Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã đánh một trận khốc liệt, cũng lẫy lừng nhất trong quân sử VNCH, tuy nhiên đơn vị thiện chiến mệnh danh là Song Kiếm Trấn Ải này đã bị thương vong hơn bốn trăm chiến binh, cùng để lại nơi đồi Charlie xác thân người anh cả của tiểu đoàn: Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo.
Nhân lần gặp gở với cá nhân tôi, Phan Nhật Nam (người viết bút ký Mùa Hè Đỏ Lửa) vào một buổi cuối năm 1972 tại Sài Gòn. Trần Thiện Thanh có nhận xét: “Ông (PNN) viết đọc nghe ghê quá - Đoạn viết trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Quảng Trị.. Viết về tiếng lửa lép bép thịt da người nung chín!!”. Tôi thành thật trả lời: “Sợ viết như thế cũng chưa đủ. Còn nhiều điều ghê gớm, đau thương hơn nữa..” Khi trở lại quán nhạc Tiếng Hát Đôi Mươi (góc đường Lê Lợi-Công Lý), Trần Thiện Thanh ngõ ý muốn viết một ca khúc căn cứ trên những nội dung Mùa Hè Đỏ Lửa. Tôi ngần ngại.. “Sách tôi viết theo lối phóng sự chứ đâu phải thơ để phổ nhạc.. Lại toàn chuyện súng đạn, chết chóc.. Tuy nhiên nếu muốn thì ông lấy thử đoạn nói về Anh Bảo, chương “Người Ở Lại Charlie”. Và ca khúc đã thành hình với tiếng lời vang dội núi sông, thăm thẳm trong lòng người hơn ba-mươi năm qua, hiện vẫn còn tác động mạnh mẽ người nghe (trong cũng như ngoài nước).

Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo – Nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính. Và hôm nay ba-mươi-bẩy năm sau ngày mất quê hương, Nỗi Đau kia hằng mới vì Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung, cùng với những dấu tích kỳ diệu miên viễn của Tình Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh.

Chúng tôi xin dùng lời nhận xét của chính mình, cá nhân Phan Nhật Nam, người khách đã đến theo lời mời của ban tổ chức chương trình để kết luận mà không sợ mang tiếng đã nhận định quá độ về Người và Việc đối với một buổi sinh hoạt ca nhạc: “..Nếu không có Nhật Trường-Trần Thiện Thanh thì ai trong chúng ta biết đến một người gục chết nơi Rừng Lá Thấp ở chân Cầu Bình Lợi vào ngày đầu xuân năm 1968 tên gọi Đại Úy Vũ Mạnh Hùng thuộc Tiểu Đoàn 3 Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến?! Nhưng dẫu sao người chết trẻ ấy còn cho rõ một tính danh, một cấp bậc, về một đơn vị, nơi một địa điểm không xa đường phố trung tâm Sài Gòn.. Vào cùng lúc suốt cuộc chiến dằng dặt mười–lăm năm, hằng này, hằng giờ tại mỗi hẻm núi, sâu rừng thẳm, trên mỗi thước bùn lầy, kinh rạch nơi Miền Nam, hằng trăm, hằng ngàn con người – Những người còn rất trẻ ngã xuống không tiếng lời trăn trối, không hồi kèn truy điệu, tiễn biệt với lượng máu tự thân thấm xuống mạch đất quê hương nhỏ giọt, im lìm.. Không có Nhật Trường. Không có Trần Thiện Thanh nào ai biết Charlie, Delta.. là ở những nơi nào.. Vì thật sự đấy chỉ là những cứ điểm quân sự nhỏ nhoi, vô danh tính bên sông Pô Kơ, cạnh Đường 14, lối lên Dakto, Daksut xa xôi. Nhật Trường - Trần Thiện Thanh đã đưa những nơi chốn heo hút, nguy biến kia vào trí nhớ người Miền Nam luôn nhớ nước, cũng đồng thời nhắc nhở cho mỗi chúng ta biết rằng, khi đang sống yên lành ở Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ là lúc được bảo vệ bởi muôn vạn người lính vô danh – Những Người Quyết Tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh – Hành vi hiến tế cao cả không hề tuyên công mãi sau 30 tháng Tư, 1975, người Miền Nam (của tất cả Việt Nam) khi bước chân xuống thuyền vượt biên mới nhận ra: Họ đã không còn Người Lính Bảo Vệ – Bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử cùng lần sụp vỡ Miền Nam.

Và cuối cùng, khi lao mình vào sóng lớn biển khơi với con tàu mỏng manh nhỏ bé, tất cả những người vượt biển, hoặc xuyên rừng rậm vượt biên trong suốt một thập niên 70-80 chắc hẳn không vì những nguồn lợi vật chất nơi nước Mỹ, Canada, Australia thúc dục.. Khối người cao thượng đó – Chính là mỗi chúng ta đã hiện thực một chọn lựa linh thiêng không hề nói ra lời – Hoặc Chết hoặc được sống Tự Do. Tương tự như thế, sự có mặt của mỗi khán giả hôm nay trong buổi sinh hoạt mang chủ đề Anh Không Chết Đâu Anh bao gồm một giá trị thầm kín vĩnh cửu – Mỗi Người Việt thật mang sẵn một sứ mạng cao quý: Họ chính là nhân tố, là nguồn sức mạnh thực hiện cuộc chiến đấu cho Tự Do – Một cuộc chiến chưa hề kết thúc. Không bao giờ chấm dứt. Cao hơn cái chết. Vượt quá cái chết.

Phan Nhật Nam

=============================================================


Friday, Jun. 15, 2012

Để nhớ lại một góc của thời tuổi trẻ

Mời các bạn, nhất là những bạn đã trên 60 nghe lại một vài ca khúc trong chương trình “Nhạc Chủ Đề” xưa kia (trước 75) trên Đài phát thanh Sàigòn do thi sĩ, văn sĩ và nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn phụ trách với những lời mở đầu đầy “mê hoặc” của ông. Những lời dẫn nhập đã gây “nghiện” cho biết bao thanh niên sinh viên Sài gòn trước 75, trong số đó cả Lãng Tử .

Khi nói về chương trình Nhạc Chủ Đề cũng như nhạc của Nguyễn Đình Toàn, nhà văn Du Tử Lê đã viết như sau:
“…Với những giới thiệu hay dẫn nhập bằng cách viết (cách nói) riêng của mình; nhất là qua giọng nói, như một thủ thỉ tư riêng giữa hai người, qua làn sóng điện, họ Nguyễn trở thành một thứ “người tình không chân dung” của rất nhiều nữ thính giả. Đồng thời, ông cũng là “người bạn thiết” của rất nhiều thính giả thuộc nam giới. Với lớp thính giả này, ông như người đã nói thay họ những điều họ muốn nói về tình yêu, âm nhạc, thời thế. Kể cả những điều họ không có trong đầu, trước khi nghe chương trình của ông…”

Đây cũng là thời gian xuất hiện của hai tình khúc, như hai cơn bão nhỏ, lay động giới trẻ miền Nam: Ca khúc Tình khúc thứ nhất, Em đến thăm anh đêm ba mươi.” nhạc Vũ Thành An, lời Nguyễn Đình Toàn, ra đời.
Vẫn với “cách nói khác,” cách nói luôn mở ra những chân trời mới lạ, ảnh hưởng từ những nhân sinh quan tây phương, như:

Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài
Lời nào em không nói em ơi
Tình nào không gian dối
Xin yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say”
(Trích “Tình khúc thứ nhất”)

Hoặc:
Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em
Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm…”
(Trích “Em đến thăm anh đêm ba mươi”)

Ở thời điểm cuối thập niên (19)50, đầu thập niên (19)60 thì đó là cách nói cực kỳ mới mẻ. Người ta không thể tìm thấy ý niệm “niềm vui trong thiên tai,” “yêu nhau như thời gian làm giông bão,” hay vật chứng cho một tình yêu là “chiếc lá vàng” xin từ “người phu quét đường”… trong bất cứ một ca từ nào của nền tân nhạc Việt Nam, kể từ tiền chiến.
Một trong những đỉnh cao lãng mạn của nhạc tiền chiến là ca từ của Từ Linh, viết cho những ca khúc của Đoàn Chuẩn. Nhìn lại, ta thấy, dù sao thì những ca từ này cũng vẫn là những hình ảnh tượng trưng, sáo mòn. Như:

“Nhớ tới mùa thu năm nao mình anh lênh đênh rừng cùng sông
Chiếc lá thu dần vàng theo
Nhớ tới ngày nào cùng bước đến cầu / ngồi xõa tóc thề
Còn đâu ân ái chăng người xưa?”
(Trích “Lá thư” của Đoàn Chuẩn – Từ Linh)

Hoặc:
“Mộng nữa cũng là không
Ta quen nhau mùa thu
Ta thương nhau mùa đông
Ta yêu nhau mùa xuân
Để rồi tàn theo mùa xuân
Người về lặng lẽ sao đành…”
(Trích “Tà áo xanh” của Đoàn Chuẩn – Từ Linh).

Người nghe có thể thấy mình thấp thoáng đâu đó, trong những ca từ vừa kể. Nhưng tuyệt nhiên, chúng không đem lại cho người nghe, những hình ảnh bất ngờ từ thị giác. Cái ngỡ ngàng, hạnh phúc của xúc giác mà ca từ của Nguyễn Đình Toàn (qua nhạc Vũ Thành An), đã đem lại cho họ.
......


Nguyễn Đình Toàn: viết nhạc như một thi sĩ

 Nguyễn Mạnh Trinh

Hai mươi năm văn học miền Nam có thi sĩ Nguyễn Đình Toàn với những bài thơ được chép trong những cuốn vở học trò thì có văn sĩ Nguyễn Đình Toàn với tác phẩm Áo Mơ Phai được giải thưởng văn chương toàn quốc, và còn có một chân dung nghệ sĩ nổi bật không kém, đó là nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.

Trong một cuộc nói chuyện với ông, tôi có nói rằng bản Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên là bản nhạc mà tôi thích nhất của ông vì nó gợi ra cho tôi những kỷ niệm. Thì ông trả lời ngay rằng những bản nhạc có tính chất thời sự như thế ông sáng tác vì sự bức xúc nhưng chưa phải là những bản nhạc mà ông tâm đắc nhất mặc dù nó nổi danh vì được nhiều người chia sẻ. Ông cho rằng những bản tình ca sẽ muôn đời ở trong tim óc mọi người như chính những lời viết giới thiệu mà ông đã đọc trong chương trình Nhạc Chủ Đề ngày xưa…

Kỷ niệm nào thì cũng đáng nhớ và những bản nhạc gây ra ấn tượng trong tiềm thức ấy cũng sẽ là những điều chẳng thể nào quên.

Như bản nhạc “ Sài Gòn niềm nhớ không tên” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.

Bản nhạc ấy đã gây thật nhiều cảm xúc cho tôi vì tôi nghe bản nhạc ấy lần đầu tiên ở trại tù Long Khánh do một người bạn đồng tù hát. Nhạc đệm chỉ là một cây đàn guitare tự chế bằng tôn nhôm và gỗ săn nhặt được và giây đàn được làm bằng những sơi dây điện thoại tước ra từng sợi nhỏ tạo thành. Cũng như ca sĩ là người chung cảnh ngộ hát bằng cả tấm lòng và giọng hát thầm thì như của một người đang làm một công việc mạo hiểm , hát để cho vơi tâm sự mặc kệ mọi sự cấm đoán đe dọa của hệ thống quản giáo cai tù đầy dẫy ăng ten báo cáo. Tôi cũng chẳng hiểu làm sao mà những bản nhạc như thế lại được hát và phổ biến ở trong tù như vậy. Chúng tôi xung quanh ngồi nghe như uống từng nốt nhạc , như chắt từng câu ca. Sài Gòn xa rồi, bây giờ ở ngoài vòng rào kẽm gai mịt mùng. Sài Gòn , vẫn còn gần gũi những ngày mà thành phố thảng thốt lọt vào tay giặc thù, những anh hồn liệt sĩ còn phảng phất đâu đây từ những ngày bi thảm mà chúng tôi bị buông súng một cách tức tưởi…
Lời nhạc lôi kéo chúng tôi, ngôn ngữ hiền từ tha thiết không kêu gọi máu lửa :

“Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên
 như dòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
 ta hỏi thầm em có nhớ không…
Sài Gòn ơi, đến những ngày ôi thành phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
còn gì đâu..”

Lúc ấy, chúng tôi chưa biết bản nhạc ấy là của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn. Tên nhạc sĩ tác giả là cả một huyền thoại đối với chúng tôi lúc đó. Có người bảo đó là của nhạc sĩ khác hát bản nhạc ấy ở hải ngoại rồi cảm xúc đến nỗi bị ngất xỉu ngay trên sân khấu.Có người bảo đó là một bản nhạc của một nhạc sĩ đang bị giam ở khám Chí Hòa truyền ra ngoài và phổ biến. Đến mãi về sau, khi đã qua Mỹ định cư tôi mới biết tác giả  là người chủ trương Chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn và là thi sĩ, văn sĩ nổi tiếng của hai mươi năm văn học miền Nam

Chương trình Nhạc Chủ Đề do nhà văn Nguyễn Đình Toàn thực hiện trên đài phát thanh Sài Gòn vào buổi tối ngày thứ năm hàng tuần với mục đích giới thiệu với thính giả những bản nhạc được lựa chọn và được viết với lời giới thiệu và giọng đọc rất đặc biệt của người chủ trương.
Cuối thập niên 1960, có ba chương trình nhạc chọn lọc được giới trẻ sinh viên học sinh ưa thích là chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình do ca sĩ Anh Ngọc phụ trách, ban Tiếng Tơ Đồng do nhạc sĩ Hoàng Trọng thực hiện và chương trình Nhạc chủ đề của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Người được kể là đọc lời dẫn nhập vào chương trình hay nhất là nhà văn Mai Thảo đọc cho chương trình nhạc của ca sĩ Anh Ngọc và giọng đọc Của Nguyễn Đình Toàn cho Nhạc Chủ Đề…

Theo như ý kiến của nhiều người, những lời giới thiệu nhạc hay nhất trong lịch sử âm nhạc VN có lẽ là bài viết và giọng đọc của các nhà văn kể trên. Những bài viết ấy đã mở ra những khung trời lãng mạn mà người nghe có cảm giác như đã quên đi hiện tại để bồng bềnh trong mênh mang của chữ nghĩa và âm nhạc…

Chương trình Nhạc chủ đề ấy có những lời mở đầu như những cánh tay mở khung cửa mơ mộng, để ở đó tình yêu trở nên mơ màng hơn, có chuốt lọc nhưng lại có những cảm giác nhẹ nhàng như tơ làm mềm lòng những tuổi thanh xuân đang hăm hở vào đời với sự tinh khôi trong sáng của những bình minh hứa hẹn những giọt nắng thủy tinh ngời tin yêu nồng biếc .

Ai đã nghe qua những lời mở thế này mà không rung động? Nhất là những chàng tuổi trẻ ngày xưa nay đã thành những ông già lão nhìn lại quá khứ ngày nào đã rất xa , thật xa mà sao lại còn rưng rưng nỗi niềm chia sẻ:

Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người- bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương , một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau.. Tất cả mùa màng , thời tiết, hoa lá , cỏ cây, của cái vùng đất thần tiên đó , kết hợp lại, làm nên hạnh phúc,làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta…”

Hay như một lời ngỏ khác, thầm thì, kêu gọi những bước trở về , đi ngược lại vòng quay vô tình của thời gian:

“Em đâu ngờ anh còn nghe vang tiếng em trong tất cả những tiếng động ngù ngờ nhất của cái ngày sung sướng đó: tiếng gió may thổi trên những cành liễu nhỏ,tiếng những giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố…Ngần ấy thứ tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh một thuở thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm ran lên trong ký ức một mùa hè háo hức, một đêm mưa bỗng trở về, gió cuốn từng cơn nhớ…Anh bỗng nhận ra anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố…”


Những câu mở đầu như thế trên làn sóng điện phát thanh đã làm cho bao nhiêu người tuổi trẻ mến mộ. Nó là cánh cửa mở vào cõi âm thanh của những ca sĩ và những ca khúc của một thời âm nhạc Việt Nam. Những khúc nhạc tiền chiến và những bản nhạc mà về sau này đã thành tài sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà tác gỉa là những Trịnh Công Sơn , Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng,…Từ những ca khúc đầu tay được trình diễn, họ đã mau chóng nổi tiếng…

Tôi thời còn là sinh viên đã rất mê chương trình này. Có thể nói , đó là một phần khá đẹp của cuộc sống tôi. Bây giờ , nghe lại CD của Nhạc Chủ Đề cũ, tôi lại bồi hồi và một phần đời đã qua như hồi sinh lại.

Sau này, ở xứ Mỹ, tôi có hỏi ông về trường hợp sáng tác bản nhạc này như thế nào thì ông chỉ nói qua với sự rất hờ hững coi như đó chỉ là một trong những gần trăm bản nhạc ông đã sáng tác. Và ngay cả khi tôi hỏi về cách ông thực hiện hàng trăm chương trình nhạc làm say mê cả một thế hệ trẻ trong thời kỳ ấy hoặc hỏi về mấy trăm bài thơ và mấy chục tác phẩm vừa tiểu thuyết vừa tùy bút nổi danh một thời thì cũng với vẻ hờ hững ấy , ông cũng trả lời với vẻ thản nhiên của một người đã trải qua nhiều thay đổi và hiểu được rằng có những điều không cần biện giải của cái tự nhiên đã có.

Cũng như, khi tôi hỏi về những khó khăn của cuộc sống hiện nay, ông cũng trả lời chẳng có gì cưc nhọc dù rằng tôi hiểu được đó là một sự thản nhiên chấp nhận của một người đã trải qua nhiều mệt mỏi của cuộc đời.

Nói về âm nhạc của mình, ông nói đó là những ca khúc mà ông gọi là viết trong những thời gian tăm tối nhất của lịch sử và của chính cuộc sống ông. Nhưng đó lại là những lời kêu gọi yêu thương mong con người trở về với tình tự dân tộc. Có những bài hát trong tuyển tập nhạc “ Hiên cúc vàng”, “ Tôi muốn nói với em và “Mưa trên cây hoàng lan” đã chứng tỏ điều ấy. Chất nhân bản đã làm thành những ca từ đẹp và có sức thuyết phục mạnh với thính giả và cũng chuyên chở một cách thâm trầm những thông điệp gửi cho người cho đời những ước vọng và tâm sự.

Những lời nhạc như:
“Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi,
bằng sức người vô hạn.
Bằng sức người đầu đội trăm tấn bom.
Tim mang nghìn dấu đạn.
Tôi đã đổ mồ hôi, đổ máu tươi.
Để mong ở lại đây.
Dù thế nào cũng ở lại đây.
Nhưng đất đã đỏ vì bị nung bằng những lời dối trá.
Người bám vào lửa đã đốt cháy tay.
Lửa hờn căm, lửa hiểm thâm, lửa khốn cùng cay đắng.
Người lừa nhau trời đất còn bưng mặt thảm thương.
Hai mươi năm cuộc tương tàn chưa đủ?
người giết người không kịp mở mắt trông.
Hai mươi năm mạng người như rác cỏ,
giây hòa bình còn thắt cổ người tin…”
 

trong bản nhạc ” Tôi cố bám lấy đất nước tôi” có phải là những lời chân thành dù trong cơn tuyệt vọng nhưng vẫn còn cố gắng bám víu vào cuộc sống một ý nghĩ nào tích cực nhất.?

Những lời ca viết cho thành phố Sài Gòn trong thời thế ấy bỗng dưng trở thành những lời kêu gọi của một dân tộc đã chịu quá nhiều đau khổ. Hết rồi những cơn mưa chiều cũ, mất rồi những buổi sáng rực rỡ xưa. Lời ca, ý nhạc lôi kéo chúng ta trở về con hẻm nào của những hẹn hò, của nụ hôn môi tuyệt vời , của hương tóc thề e ấp phả trong tà áo lụa xôn xao. Cái cảm giác ngày nào như sống lại, làm gai gai trong da thịt nỗi ngây ngất thuở nào. Nghe đâu đây như bước chân nào trở về đồng vọng….

Tình ca Nguyễn Đình Toàn là một tuyệt phẩm cho những người yêu nhau. Nếu chúng ta có tràn đầy kỷ niệm với “Em đến thăm anh đêm ba mươi” thì chắc chúng ta cũng bồi hồi nhớ lại thuở nào với “Căn nhà xưa”. Câu hát thì  thầm trong trí nhớ:
“Tay em lạnh để cho tình mình ấm,
môi em mềm trong giấc ngủ anh thơm,
sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan,
trời sắp tết hay lòng mình đang tết,
tháng ngày cũng phôi pha rụng từng mùa..”.


Còn tình tứ nào hơn và cũng tiếc nuối nào hơn cái giây phút của cuối năm. Hay những lời nhạc trong “Căn nhà xưa” với những hình ảnh thân quen với những ấn tượng chẳng thể nào phai nhạt trong caí thuở yêu nhau mà chẳng nghĩ đến buổi chia tay:
“Em có nhớ đến căn nhà xưa bên khu vườn cải,
nơi những sớm mai nằm nghe nắng ròn trên mái..
Có những sớm mai em tìm đến với những đóa hồng khép nép trong vòng tay ôm..
Nghe sau lưng em có chiếc lá mừng,
đã đổi màu xanh lấy hương nồng..

Có một bản nhạc với tên khá lạ lùng. “Chim đắng đót” Tôi cũng chưa hình dung ra được con chim này như thế nào nhưng biết chữ đắng đót từ câu thơ: “Đắng đót ghê thay mùi tục lụy/bực mình theo Cuội tếch cung mây” và theo Việt Nam Tự Diển của Lưu văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì đắng đót có nghĩa là đau đớn khổ sở. Chim đắng đót kêu mãi kêu hoài trong ca khúc:
“ trên núi cao kia
Tôi nghe tiếng con chim đắng đót kêu sương
Chim hởi nhớ ai mà lời chim đau thương?
Trên cánh đồng kia
Có con bướm khô cành rơi trên đường
Nước mắt tôi khóc tràn
Không dập tắt được
Lửa tình trong tôi
Ôi có ai kia thức thâu đêm mới biết đêm sâu
Mới biết tim ta là bể đau khi yêu
Như chiếc thuyền con
Giữa cơn sóng xô , cuốn trôi vật vờ
Đến lúc về đến bờ
Sóng xô sóng dồn chỉ còn hồn bơ vơ
Trên núi cao kia tôi nghe tiếng con chim có lúc bay qua
Tôi nói với ai để lòng tôi nguôi ngoai
Hỡi những người tìnhsống trong thú vui dối gian cợt cười
Sẽ có khi các người
Khóc thương cho tình của mình
…như tôi”

Với những bản tình ca ấy , dù có chút đớn đau , có chút hoài niệm nhưng vẫn bàng bạc ở trong những lời tinh khôi một điều gì nhẹ nhàng tựa như tiếng gọi thầm của những hứa hẹn cho hạnh phúc mai sau.
Không gian có thể là biền biệt hai đại lục xa cách một biển trời. Thời gian có thể là những tháng năm chồng chất vui buồn mà vui thì hiếm hoi và buồn thì tràn khắp.Nhưng vẫn trong nhạc mà lời thơ đan kết , tình ca ấy vẫn là tiếng thở của con tim một người nghệ sĩ nhạy cảm tuy nhiều bi quan nhưng lại vẫn tin tưởng vào cuộc đời và những trong sáng tình người.
Những ca khúc thiết tha ấy bao giờ cũng ngân lên từ những nơi chốn mà một đời người đã gắn bó lâu dài. Hà Nội , Sài Gòn, chẳng còn phải là một thành phố mà hơn nữa, nó là thánh địa của yêu thương mà ở đó tâm hồn người tháp cánh để vượt lên trên thời gian không gian xa cách.

Nghĩ và viết về chiến tranh , trong văn, trong thơ, trong nhạc chúng ta có rất nhiều. Chiến tranh là một trời tang tóc, là những bi kịch cho cả dân tộc.Và cuộc chiến càng ác liệt bao nhiêu thìkhát vọng hòa bình lại càng lớn lao như thế. Nhưng, đau đớn thay, khi ngưng tiếng súng thì lại bắt đầu một thời kỳ vô cùng bi đát của lịch sử Việt Nam. Nguyễn Đình Toàn cho đó là hiện tượng những người không làm ra lịch sử mà lại phải gánh chịu những thảm họa của lịch sử. Kẻ làm ra những bi kịch ấy , hình như là những người lạ mặt, là những mắt xanh râu xồm , là những kẻ thúc giục một cuộc chiến để phá vỡ một hệ thống xã hội đang có để thành lập một chế độ khác tệ hại hơn vạn lần. Cái trớ trêu của lịch sử Việt Nam là có những kẻ rao giảng những điều không tưởng của ý thức hệ ngoại lai để tạo thành cảnh núi xương sông máu.Tuổi trẻ Việt Nam đã có những lời kinh cầu từ:

“Vâng tuổi trẻ tôi như lá thu
đã nửa vàng từ cơn gió đưa
hồn còn trong như một bài kinh
vâng tuổi trẻ tôi như phúc âm
đã gian truân từ đêm tối tăm
người còn say sưa bày tiệc vui
từng thịt xương máu người còn khơi
hòa bình đến với lời cầu xin
triệu hồi chuôngtrong tháp tin vui
nhưng âm vang chưa tàn
đã thấy một thủy triều nước mắt đầy hơn…”

Sau 1975, bị đi tù với tội danh là “ văn nghệ sĩ”, ngồi trong khám nghe ngoài kia đời sống bình thường trôi qua, những ca từ như có một chút gì thầm thỉ nhớ về. Chiều ở trong tù thật buồn , như nỗi nhớ thương cứ loang trong huyết quản.
Bài nhạc “Chiều trong tù”:

Ai nghe chăng tiếng đàn xa vắng
Ta nghe ta đã dường khác xưa
Tay qua ngang vết hằn năm tháng
Trong đau thương tóc người cứng khô
Trên hoang vu những tầng mây trắng
Ta nghe ta trong niềm xót xa
Vai em thơm như mùa thu nắng
Vai bao nhiêu.. máu hồng tình xa
Chiều trong tù anh nhớ em
Anh trông trời, trời như tấm khăn
Trông quanh mình như hàng khóa câm
nhưng mắt người quầng thâm cũng trông
người nhớ người , hơi nhớ hơi
trong âm thầm còn ai nhớ ai
cho mưa lạnh lùng rơi xuống rồi
cho đêm buồn một cơn đau dài”

Có phải thơ là nhạc và nhạc là thơ và nỗi nhớ mong cũng rất.. Nguyễn Đình Toàn, một chút nhẹ nhàng sương khói, một chút bàng bạc xót xa. Và trong cùng tận thâm tâm vẫn là mong manh mơ hồ một niềm tin nào vẫn còn hiện hữu.
Viết về Nguyễn Đình Toàn, hình như tôi bị vướng vất với kỷ niệm của tôi. Mà trong ký ức ấy, có rất nhiều niềm vui của người luôn luôn sống từng giây từng phút với dĩ vãng mình. Nó sống sinh động, là ký vãng chứ không phải là quá vãng. Đọc văn ông, đọc thơ ông và nghe nhạc của ông tôi không dừng được từ những miên man cảm xúc. Và lúc ấy , tôi có cảm giác là sống thêm được một vài giây phút mà tôi cho là “bonus“ của một ngày của riêng tôi…
 

============================================================


Những ca khúc “ LY HƯƠNG ”

Một lần nữa ngày Quốc Hận 30/4 lại trở về với những người Việt Tỵ Nạn cs nơi hải ngoại, thêm một lần chúng ta lại bồi hồi tưởng nhớ lại những kỷ niệm đau thương, hãi hùng tưởng rằng đã quên, nhưng không nó vẫn còn ẩn nấp đâu đó trong tiềm thức, để rồi vào những ngày tháng gần cuối tháng 4 nó lại trổi dậy trong ta, gợi nhớ lại một cuộc đổi đời bi thãm của dân tộc VN, kẽ ra đi sống đời lưu vong, người ở lại với cuộc sống đói nghèo lam lũ. Cả một dân tộc chìm đắm trong trầm luân khổ sở dưới sự cau trị ngu ngốc của một lũ bạo quyền bất nhân bên cạnh một thiểu số tư bản đỏ, con ông cháu cha sống hưởng thụ chà đạp, cướp bóc lên đa số những người dân nghèo hèn, thấp cổ bé miệng để kêu oan.
Xin mời các bạn xem lại những ca khúc cũ, mới về cái thảm họa nầy, để thấy dù sao chúng ta cũng đã may mắn vượt thoát được bọn cs để đến bến bờ Tự Do, để có một cuộc sống mà trong đó Nhân Quyền & Dân Quyền được tôn trọng.
Xin hãy nhớ đến những người dân nghèo khổ (đa số) VN tại Quê Nhà, xin hãy thắp lên một ngọn nến, hãy góp một bàn tay, một lời cầu nguyện cho Quê Hương VN sớm có được Tư Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Lãng Tử 75









Thiên Thần Trong Bóng Tối
Trúc Hồ


Từ khi tôi chào đời
Bập bẹ hai tiếng Việt Nam
Yêu quê hương qua từng trang sách
Hùng Vương, Phù  Đổng rạng ngời

Trải qua bao thời đại
Thăng trầm theo những buồn vui
Quê hương sau ngày lửa khói
Tự Do, Hạnh Phúc xa vời

Bạn hãy cùng tôi
Thắp lên ngọn đuốc Việt Nam
Tình Yêu, Tự Do, Công Lý
Bình An, Hạnh Phúc cho người

Bạn hãy cùng tôi
Bước theo ngọn đuốc Việt Nam
Niềm tin ngày mai tươi sáng
Hiến dâng cuộc sống cho đời

Những Thiên Thần Trong Bóng Tối.....

Mang ánh sáng...vào nơi tối tăm
Mang tình yêu...xóa tan hận thù
Mang Tự Do, Công Bình, Nhân Ái
Cho Việt Nam ngày mai...ngời sáng

Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam...


Saturday, Feb. 11, 2012
MỘT NGÀY VIỆT NAM
Trầm Tử Thiêng


Từ nghìn trùng xa, ai vẫn hát vang lời Việt Nam .
Nhìn về đại dương, ta nhớ hướng quê nhà ở đó .
Còn nhiều lầm than, sau phút súng gươm buồn lặng im,
là tiếng khóc thương đời biệt ly,
bên tiếng hát ru gọi người về.

Choàng mộng nửa đêm, ai đánh thức khu vườn tuổi thơ
Và gọi dòng sông đưa lối tới cuối làng đầu xóm .
Từ thời loạn ly qua những lúc đất trời bình yên .
Chị vẫn hát ru tình chờ mong. Mẹ vẫn hát ru đời thủy chung.

Tựa vào lòng nhau, ơi những trái tim gọi Việt Nam!
Tựa vào lòng nhau, ơi những trái tim cùng dòng máu .
Từng vòng tử sinh quay thắm thoát cũng vài nghìn năm.
Nhiều lần nằm mơ. Ôi đất nước bao lần đổi mới!
Bằng cuộc bể dâu. Xương trắng vẫn cao nghệu thành non.
Dòng máu vẫn tuôn trào thành sông .
Chưa thấy bóng thanh bình một lần ...

Dù nhục dù vinh, xin hãy hát vang lời Việt Nam .
Tựa vào lòng nhau, ơi những trái tim cùng dòng máu .
Gọi người gọi ta. Gọi số kiếp lưu đày gần xa .
Gọi bóng tối ngưng bài cuồng ca .
Cho tiếng hát mơ ngày Việt Nam .
(2 lần)

Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than.
Ngày thế giới reo mừng hòa vang .
Trong khúc hát: "Một ngày ... Việt Nam" .




Wednesday, Feb. 01, 2012 
The Bee Gees
Và đây là ban nhạc mà Lãng Tử rất thích: The Bee Gees
Là một ban nhạc gồm có 3 anh em ruột: Barry, Robin & Maurice Gibb, họ rất thành công trong suốt hơn 40 năm ca hát từ khoãng thập niên 60 cho đến cuối thập niên 90 qua các thể loại như Pop, Disco, R&B…
Được sanh ra tại Anh, sau đó khoãng cuối 1950s dọn qua Queensland (Úc châu) sống. Mãi cho đến 1967 mới trở về Anh và bắt đầu được nổi tiếng khắp thế giới. Tổng số dĩa bán được đã lên đến hơn 220 triệu dĩa, chỉ sau Elvis Presley, The Beatles, Michael Jackson, Garth Brooks and Paul McCartney.
Đã có hơn 2,500 ca nhạc sĩ trình diễn những ca khúc của The Bee Gees, điển hình như chỉ riêng ca khúc "How Deep Is Your Love", đã có hơn 400 versions  soạn khác nhau và trình diễn bởi các ca nhạc sĩ như: Ardijah, Michael Bolton, Eric Clapton, Billy Corgan, Destiny's Child, Faith No More, Feist, The Flaming Lips, Al Green, Jinusean, Elton John, Tom Jones, Janis Joplin, Lulu, Elvis Presley, Nina Simone, Robert Smith, Take That,  John Frusciantevà còn nhiều nữa.
Hơn 40 năm âm nhạc của The Bee Gees sẽ được quay thành phim bởi đạo diễn tài ba Steven Spielberg trong một ngày gần đây.
Năm 2003 sau cái chết của Maurice, Barry & Robin Gibb quyết định chấm dứt ca hát, nhưng đến năm 2009, Barry và Robin tuyên bố sẽ làm sống lại The Bee Gees và trở lại với giới hâm mộ một lần nữa.
Cái tên Bee Gees được đặt theo tên của ông bầu “Bill Goode” chứ không phải “Brothers Gibb” như mọi người lầm tưởng.










Sunday, January 15, 2012
Một vài ca khúc nhạc trẻ của thời 60’s – 70’s:

 






Thursday, December 29, 2011
John Williams với Concierto de Aranjuez, Part 2

Xin mời các bạn xem John Williams với tấu khúc Concierto de Aranjuez, Part 2 dưới đây…nghe thật là ngây ngất luôn.