Tuesday, April 24, 2012

ÐH Cựu Học Sinh Nguyễn Trãi Sài Gòn: Truyền thống đẹp vẫn được gìn giữ

Monday, April 23, 2012 1:27:05 PM
Nguyễn Duy Vinh, NT B4 1958-1964

Tôi xin được phép trình bày những cảm nhận của tôi, một góc nhìn của một cựu học sinh Nguyễn Trãi, tuần tự dưới đây.


Gần hơn 400 cựu học sinh, thầy cô và thân hữu khắp nơi
 quay về Houston cho cuộc gặp gỡ này.

Xin thưa ngay với bạn là đại hội cựu học sinh Nguyễn Trãi Sài Gòn 2012 được tổ chức ở Houston (Texas, USA) vào cuối tuần 6, 7 và 8 tháng 4 vừa qua là một thành công lớn. Ðại hội đã quy tụ hơn 400 người trong đó ngoài sự có mặt của các cựu học sinh, còn có sự hiện diện của rất nhiều cựu giáo sư (chúng tôi đếm được ít nhất 13 thầy và cô) và của một số dâu rể cựu học sinh Nguyễn Trãi.
Sự thành công lớn của một cuộc gặp gỡ rất hài hòa và có tầm vóc này là một bằng chứng hùng hồn cho thấy là những đứa con Nguyễn Trãi xa nhà, trong đó phần lớn đã rời khỏi xứ sở Việt Nam trong những điều kiện khó khăn, đôi khi thương tâm và có vài trường hợp vô cùng nghiệt ngã, đã vượt trên tất cả những khó khăn của đời sống mới và cuối cùng chúng tôi đã tìm đến nhau với nụ cười và một niềm tự hào qua ba ngày họp mặt huyên náo ở cái đất Houston ấm áp và đầy tình người.


Các thầy cô vẫn như ngày nào. Vẫn những hình ảnh của một truyền thống đẹp
của người Việt Nam được phô bày một cách tự nhiên và khả kính.

Riêng người viết bài này đã gặp lại hơn mười mấy đứa bạn học cũ. Có đứa đã bị đi tù cải tạo gần 13 năm. Có đứa đi tù cải tạo 6 năm. Có đứa chỉ đi có 3 tuần. Phần lớn đã vượt biên bằng đường biển, bỏ nước ra đi tìm tự do, bỏ nước ra đi tìm một đời sống mới có nhiều hy vọng hơn. Hy vọng một cuộc mưu sinh dễ dàng và một đời sống hạnh phúc hơn. Hy vọng một tương lai rực rỡ hơn cho đàn con của mình.
Tuy phần lớn những đứa bạn tôi đã trải qua những năm tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, và tuy nhân cách và nhân phẩm của những người bạn tù cải tạo của tôi đã bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam chà đạp sau ngày 30 tháng 4 này, phần lớn các bạn tôi sang đây đều vươn lên được và có thể nói là đa số thành công hết. Có đứa thành công lớn, nhà cửa thật khang trang, con cái học hành thành tài cả. Có đứa phải vô cùng chật vật trong những năm đầu tiên.
Một thằng bạn tôi ở Houston kể chuyện cảnh một anh Mỹ da đen dùng súng xông vào ăn cướp hàng tiệm của vợ chồng hắn hơn ba lần trong những năm đầu lập nghiệp ở Houston. Lần chót hắn đã mất kiên nhẫn, hắn đã tự vệ rút khẩu súng Colt và bắn một tên cướp ngã gục ngay trong tiệm trong lúc tên này bỏ chạy ra cửa.
May thay tên cướp này không chết và được cứu sống và được đem về tù giam tiếp vì tên cướp Mỹ da đen này đang ở tù vì tội giết người và đã được thả ra với điều kiện (“on parole”), sau hơn chục năm trong tù. Bạn tôi đã không ngủ được cả đêm.


Những chiếc áo dài trắng hoặc màu sặc sỡ của những cựu nữ
sinh năm nào bây giờ lại được tung tăng khoe sắc với một niềm
tự hào, với những dáng đi thướt tha dịu dàng làm sao.

Cũng có những thằng bạn ra đi dễ dàng hơn vì có tàu lớn đón. Có đứa phải lên đường vượt biên hơn 3 lần. Những đứa được đi trước 1975 như tôi, đi du học hoặc di tản sớm, là những đứa may mắn. Nói chung, ai cũng thành công với một đời sống mới ổn định hơn mặc dù cuộc sống vẫn còn đầy cam go nơi đất mới.
Tôi đến Houston kỳ này với tất cả niềm trân quý của một tình bạn đã được nhen nhúm và hun đúc ở trường trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn thân yêu, từ năm 1958. Tôi đến Houston kỳ này với tất cả lòng hân hoan mong gặp lại các thầy cô cũ. Thầy nào cô nào tuổi cũng đã quá cao. Những ánh mắt, những nụ cười trong buổi gặp gỡ lần đầu này ở Houston vẫn tiếp tục nói lên sự trìu mến của thầy, của cô. Những tiếng “mày, tao” thốt ra từ những bạn đồng môn ngay khi gặp nhau tay bắt mặt mừng vẫn tiếp tục chứng minh cho một tình đồng môn bất diệt.
Nhìn kỹ trên các tấm hình chụp trong đêm đại hội, các bạn không về dự đại hội kỳ này có thể đọc được hai câu châm ngôn :

Một ngày học Nguyễn Trãi, mãi mãi là anh em
Một ngày dạy Nguyễn Trãi, mãi mãi là thầy cô

Hai câu châm ngôn quen thuộc của trường đã được in ra thật lớn và treo dọc song song trên sân khấu trong đêm đại hội như là hai câu đối, đã nói lên được tinh thần trường trung học Nguyễn Trãi. Tinh thần của tình đồng môn và của tình thầy trò. Học với thầy cô một ngày thôi nhưng vẫn nhớ ơn, học với các bạn một ngày thôi nhưng vẫn quyến luyến một tình bạn bất diệt.


ÐH Cựu Học Sinh Nguyễn Trãi Sài Gòn: Truyền thống đẹp vẫn được gìn giữ

Căn phòng đêm đại hội đầy ắp người và thật ấm cúng, với những món ăn rất ngon. Người tham dự ngoài ra còn được thưởng thức những bài hát và những màn trình diễn đặc sắc do toàn cựu học sinh Nguyễn Trãi trình bày. Các anh chị điều khiển chương trình (gọi nôm na là MC) hoàn thành nhiệm vụ một cách tuyệt vời với giọng nói ngọt ngào và thỉnh thoảng lại còn pha trò thêm với cách nói đùa rất duyên dáng.
Trong ba ngày đại hội, chúng tôi đã được nuôi dưỡng bởi những chất liệu của tình thương và sự đùm bọc. Chúng tôi tán thán và khâm phục sự tổ chức chu đáo cũng như sự làm việc không ngừng nghỉ của Ban Tổ Chức Ðại Hội 2012. Các bạn trong Ban Tổ Chức đã thành công rất lớn, đem niềm vui đến cho mọi người, vượt trên sự mong đợi của tất cả những người tham dự đại hội. Chúng tôi xin được cám ơn và chia vui cùng các bạn.
Bạn và tôi đã hãnh diện được học một trường trung học như thế có phải không? Chắc chắn rồi, làm sao tôi không hãnh diện được với những hình ảnh tươi đẹp và những nụ cười hân hoan như thế. Làm sao tôi không hãnh diện được khi thấy những đứa con Nguyễn Trãi bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam chà đạp quằn quại năm nào, nay đã vươn lên trên tất cả những khó khăn. Những đứa con Nguyễn Trãi đã vượt trên tất cả những gian nan, những nghiệt ngã và cuộc gặp gỡ toàn trường ở Houston năm 2012 nói lên một chiến thắng lớn: chiến thắng sự gian nan và khó khăn của đoàn người phải bỏ xứ ra đi sau 1975.
Sự thành công của ÐHNT 2012 này cho thấy nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN), với chính sách trả thù hà khắc dân quân chính miền Nam sau 1975, không thể nào tiêu diệt được tấm lòng yêu quê hương và giữ gìn truyền thống đẹp của cựu học sinh Nguyễn Trãi Sài Gòn. Sự thành công này là một bát nước lạnh đổ lên đầu nhà nước CSVN và cuộc họp mặt dù muốn dù không đã mang một tính cách chính trị rất lớn. Tính cách đó theo người viết bài này rất đơn giản: các anh (CSVN) có thể hành hạ chúng tôi, các anh có thể xâm phạm quyền làm người của chúng tôi, các anh có thể chà đạp lên nhân cách chúng tôi, nhưng như những con giun bị quằn quại đó, chúng tôi với tinh thần bất khuất, vẫn vươn lên được và vẫn gìn giữ được truyền thống đẹp của tình đồng môn, của tình thầy trò, của một quá khứ đầy tình người mà chúng tôi sẽ tiếp tục gìn giữ và trân quý.
Tinh thần học Nguyễn Trãi mãi mãi là anh em, tinh thần dạy Nguyễn Trãi mãi mãi là thầy cô đó sẽ mãi mãi bất diệt.

(Tản mạn với tấm lòng biết ơn thầy cô trong một ngày mùa Xuân xứ Canada bắt đầu có những tia nắng ấm, tháng 4 năm 2012.)




Saturday, April 21, 2012

Mẹ Paulus Lê Sơn vừa qua đời


Thật ngậm ngùi khi hay tin Bà Maria Đỗ Thị Tần, mẹ của bạn Paulus Lê Sơn đã qua đời . Xin thành thật chia buồn cùng bạn Lê Sơn trước sự mất mát to lớn nầy, cầu xin cho linh hồn của Bà Maria sớm về bên nước Chúa và mong Chúa sẽ ban cho bạn Paulus Lê Sơn nhiều nghị lực, can đãm và đức tin để vượt qua thử thách nầy.
Sẽ luôn nhớ đến bạn qua lời cầu nguyện hàng ngày.
Lãng Tử 75 (USA)

VRNs (21.04.2012) - Thanh Hoá – Bà Maria Đỗ Thị Tần, mẹ của phóng viên Paulus Lê Sơn đã qua đời lúc 5:00, sáng nay, ngày 21.04.2012, tại Thanh Hoá.

Trong tháng 2 năm 2012 vừa qua, khi luật sư Trần Thu Nam báo tin mẹ của Paulus Lê Sơn lâm trọng bệnh, những người bạn đã đưa bà Maria Đỗ Thị Tần ra Hà Nội chữa trị. Nhiều người hảo tâm và chuyên môn đã góp công góp của lo chữa chạy cho bà. Khi trở về lại Thanh Hoá, tình trạng sức khoẻ của bà có cải thiện hơn. Nhưng do đau buồn lâu ngày, vì người con duy nhất và vô tội của của mình bị bắt giam cách bất công, sức khoẻ bà yếu dần.

Khi lâm trọng bệnh, bà Maria mong gặp Lê Sơn và mong con bình an, dù phải như thế nào.
Tin từ gia đình cho biết, lễ an táng của bà Maria sẽ được cử hành tại quê nhà lúc 8:00, ngày mai – 22.04.2012.
Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam xin dâng lời cầu nguyện cho bà Maria. Xin Chúa cho bà được nghỉ ngơi bên Chúa. Và cũng xin bà là nguồn chúc phúc cho anh Paulus Lê Sơn, người con yêu dấu của bà.

VRNs sẽ tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho bà Maria Đỗ Thị Tần lúc 17:00, ngày thứ hai, 23.04.2012, tại Đền Đức Mẹ hằng Cứu Giúp, số 38 đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn. Kính mời quý vị quan tâm đến Paulus Lê Sơn thay mặt anh đến dâng lễ cầu nguyện cho bà Maria.


BBT.VRNs
http://www.chuacuuthe.com/archives/30207


Theo Blog Người Buôn Gió :

Mẹ của Paulus Lê Văn Sơn qua đời

Sáng sớm ngày hôm nay 21/4/2012. Ngày thăm gặp của các phạm nhân ở trại giam B14. Mẹ của Pauslus Lê Văn Sơn đã qua đời tại quê nhà vì trọng bệnh.

Tang lễ được cử hành vào hồi 8 giờ sáng mai ngày 22-4-2012 tại quê nhà thôn 2 xã Hoàng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cũng là quê nhà của Thánh tử đạo Lê Bảo Tịnh

Hiện nay Lê Văn Sơn vẫn bị giam tại trại giam B14 thuộc Bộ Công An từ hồi đầu tháng 8 năm ngoái, đến giờ chưa được một lần tiếp xúc với gia đình.

Mặc dù gia đình và bạn bè đã hết lòng chữa chạy nhiều nơi. Lần cuối cùng tưởng bà mẹ của Sơn đã đỡ bệnh, nhưng thực ra đó là đốm lửa bùng lên trước khi tắt hẳn. Có lẽ đợt phục hồi đó một phần là bà nghe tin có thể được gặp con.

Bà Maria Đỗ Thị Tần qua đời lúc chưa đầy 50 tuổi, cơn bệnh của bà bắt đầu phát khi nghe tin anh Lê Văn Sơn bị bắt bởi nhà nước CHXHCN Việt Nam với tội danh định lật đổ nhà nước CHXHCN này. Trong khi bà lâm bệnh, đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của đông đảo bà con xa gần, thế nhưng thật đáng tiêc bà đã mất khi tuổi đời không quá nhiều. Bà chỉ có duy nhất một con trai là anh Lê Văn Sơn. Chồng bà đã bỏ nhà đi từ hồi anh Sơn còn bé, đến nay không rõ nơi đâu. Mình bà đã nuôi nấng, dạy dỗ cho con trai ăn học trong một cuộc sống đầy khó khăn mà bà mưu sinh bằng nghề đi thu gom đồng nát rong.

Lúc lâm bệnh cũng chính là lúc con trai bị bắt đến nay, dù khó khăn, hiểm nghèo nhưng chưa lần nào bà tỏ ý tiếc nuối về hành động của con trai mình, anh Pauslus Lê Văn Sơn.

Xin chia sẻ nỗi đau quá lớn này đến gia đình bà và anh Lê Văn Sơn.



Niềm đau cuối trời

Gởi blogger Paulus Lê Văn Sơn để thay lời phúng điếu ngày Mẹ của anh qua đời

Miền quê trông ngóng âm thầm
Thương con không biết giam cầm nơi nao
Đêm nay tiếng nấc nghẹn ngào
Mẹ tuy khuất núi vẫn đau cuối trời…


Mẹ cùng nhịp võng đong đưa
Thằng con chúng bắt, vẫn chưa thấy về
Vọng xa lòng mẹ tái tê
Ngã nghiêng đất nước sơn khê một bầu.

Thằng con nay ở nơi đâu
Lầm bầm tự hỏi ngục sâu chắc buồn…
Đôi dòng lăn đắng lệ tuôn
Như mưa tí tách giọt buồn hạt sa

Con đi trống vắng căn nhà
Con đi theo bước ông cha diệt thù
Mẹ vai nặng gánh khối u
Mẹ bươi rác vụn kiếm xu kiếm đồng
Gù gù lưng mẹ cong cong
Gánh đi xiêu vẹo lạc trong nắng chiều.

Mẹ lo cho đứa con yêu
Nuôi con đi học phải liều xác thân
Thằng con hiếu nghĩa vô ngần
Nó không quản ngại trường gần trường xa

Nguyện mong sớm cứu quê nhà
Cưu mang một nỗi sơn hà ngả nghiêng.
Mẹ không trách cứ muộn phiền
Khi nghe nó xếp bút nghiên giúp đời

Quê Hương thống khổ con ơi
Mau đem chí dũng đáp lời núi sông
Con đi mẹ chín cả lòng
Nhưng mẹ vẫn biết non sông đang chờ...
Con đi mong đạt ước mơ
Sớm chiều cơm nắm mẹ chờ tin vui.

Năm qua tin dữ bùi ngùi ngùi
Công an nó bắt con tui bỏ tù
Đắng cay như ngậm mù u
Bóng câu ngã xế mịt mù xa xăm

Miền quê trông ngóng âm thầm
Thương con không biết giam cầm nơi nao
Đêm nay tiếng nấc nghẹn ngào
Mẹ tuy khuất núi vẫn đau cuối trời…




CUỘC CHIẾN ĐẤU BI HÙNG

Đào Vũ Anh Hùng

Bài ca biệt ly của quân lực VNCH được diễn tả bằng những hành động, những trận đánh ngoạn mục của người lính VNCH trong trận thư hùng với các binh đoàn Cộng Sản lần cuối vào những giờ phút hấp hối của miền Nam. Đó là những trận đánh cực cùng dũng cảm, bi thương, hùng tráng và tuyệt vọng, trước sự chứng kiến của cả trăm ký giả, phóng viên ngoại quốc, những nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quân sử ...

Đó là Thiên Anh Hùng Ca bất khuất của một quân lực trong suốt hơn hai mươi năm chống giữ và bảo vệ cái tiền đồn của thế giới tự do trước làn sóng xâm lăng cộng sản. Thiên anh hùng ca bất hủ đã được nhiều nhân chứng tôn vinh và ngưỡng phục. Sau cuộc tan hoang, miền Nam Viêt Nam bị mất về tay CS, nhiều người đã công khai nói lên lòng cảm phục cùng sự thương tiếc cho một quân lực hùng mạnh và quả cảm đã gánh chịu một kết thúc đau thương, ngập tràn uất hận.

Ký giả Peter Kahn của đại nhật báo The Wall Street Journal, dưới cái tựa
"Truy Điệu Nam Việt Nam" ngày 2-5-75, nghĩa là hai ngày sau khi Sài Gòn sụp đổ đã ngậm ngùi kết luận: "Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm và không phải họ luôn luôn được người Mỹ giúp đỡ. Tôi nghĩ không có quốc gia nào có thể chịu đựng được một cuộc chiến dai dẳng và tàn khốc đến như vậy .... Rốt cuộc quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của mọi người.”

David Halberstam, một ký giả Mỹ đầy thiên lệch khi nhận định về chiến tranh Việt Nam, nhưng khi chứng kiến sự sụp đổ của miền Nam thì cũng phải phẫn nộ thú nhận trên tờ Newsweek,
" Tất cả những sự thất bại lịch sử và những sự hèn nhát tồi tệ của biết bao nhà lãnh đạo Tây phương đều chồng chất lên lưng những người lính Nam Việt Nam ... Thật là bất lương và bất công ! Sự nhục nhã là của chúng ta chứ KHÔNG PHẢI LÀ CỦA QUÂN ĐỘI VNCH !"

Hầu hết các phóng viên báo chí, các ký giả ngoại quốc trước đây từng công khai bênh vực và nghiêng hẳn về phe VC, đã phản tỉnh đã xám hối khi chứng kiến cuộc kháng cự dũng mãnh, hào hùng và bi thảm của những đơn vị quân đội ở lại chiến đấu cho đến người lính cuối cùng, đến giọt máu cuối cùng. Piere Darcourt đã nồng nhiệt ca tụng lòng dũng cảm của quân lực VNCH ở Xuân Lộc, của một đơn vị Nhảy Dù ở Lăng Cha Cả, của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu và dành sẵn một đoạn dài mô tả cuộc chống trả hiên ngang của các Sinh Viên trường Võ Bị Đà Lạt trên các đường phố Sài Gòn. Người ta đã nói rất nhiều đến những tấm gương tuẫn tiết của các vị Tướng anh hùng, những cuộc tự sát tập thể của những người lính vô danh VNCH không chịu đầu hàng kẻ thù, nói đến những kỳ tích chiến đấu của những đơn vị Quân Lực miền Nam.

Một trong những trận đánh anh hùng ấy đã làm mủi lòng biết bao nhiêu người, đã gây xúc động biết bao nhiêu con tim. Những giòng nước mắt đã dàn dụa đổ xuống khi chứng kiến cuộc chống trả tuyệt vời và ngoạn mục có thể nói trên thế giới, không một quân sử nước nào có thể có được.
Đó là cuộc chống trả của các THIẾU SINH QUÂN ở Vũng Tàu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong Thị Xã.Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân. Ngoại trừ một cứ điểm duy nhất còn chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13 .... đến 17 tự lập phòng tuyến quyết tâm tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sỹ gan dạ anh hùng đó là những thiếu sinh măng trẻ của trường.



Địch đã tung hai tiểu đoàn xung kích bao vây cứ điểm cuối cùng này nhưng chúng đã gặp phải một lực lượng vũ trang đáng kể hiên ngang đương đầu với chúng. Cộng sản đã coi thường những chú lính sữa chưa bao giờ biết mùi trận mạc. Chúng bắt loa kêu gọi các em đầu hàng và buông lời hăm doạ ... Tiếng loa vừa dứt, Viêt Cộng nhận ngay một tràng đại liên thay cho câu trả lời, gọn gàng và cương quyết của gần 700 tay súng tí hon. Tiếp theo là hàng trăm mũi súng nhắm thẳng vào bọn VC bên ngoài, phẫn nộ lảy cò. Vài tên Bộ Đội bị đốn ngã ngay trong loạt đạn đầu tiên.
Bọn Viêt Cộng phải đứng khựng lại trước tinh thần quyết tử cuả 700 hậu duệ anh hùng Trần Quốc Toản. Chúng không giám tấn công ngay vì các em quá nhỏ và vì có sự hiện diện của đồng bào.
Chúng lui ra xa tránh đạn, bắc loa ra lệnh các em phải đầu hàng đúng 9:30 sáng hôm sau, ngày 30 tháng Tư.

Mặc VC kêu gọi và đe doạ, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên trì tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm lũy phòng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hoả .... Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đã được giảng dậy ở quân trường.
Đúng 9:30 sáng ngày 30-4. Cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sỹ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn. VC nổi cơn khát máu. Chúng khai hoả, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mãnh liệt và hoả lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những bia sống, những cái bia người "SINH BẮC TỬ NAM". Các em chưa bao giờ được bắn, nay đã bắn với tất cả căm thù, mong dành lại những gì sắp bị cướp mất.

Thiếu Sinh Quân có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra còn có lợi điểm là các công sự trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp, trong khi bộ đội VC lớ ngớ như bầy chuột chù ra ngoài ánh sáng. Lại có những thanh thiếu niên và Quân Nhân vỡ ngũ bên ngoài hào hứng và kích động, tìm cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các Thiếu Sinh Quân chiến đấu ngay trong sân trường, đột kích, đánh bọc hậu bọn bộ đội khiến chúng nao núng và hốt hoảng.

VC đã bắn sập một khoảng tường nhưng không thể nào vượt qua được lưới đạn của các chiến sỹ nhỏ tuổi nhưng can trường. Các em đã chiến đấu thật gan dạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, phối hợp nhịp nhàng và KỶ LUẬT như những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến nhà nghề.
Đây là trận đánh thực sự đầu tiên và cũng là trận đánh cuối cùng của các em còn đang giở khoá học. Trận đánh QUYẾT TỬ đã đi vào lịch sử. Các Thiếu Sinh Quân đã chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngã gục. Những đứa con bé bỏng của quê hương đã chết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam, khi tóc còn xanh, mộng đời chưa trọn. Đồng bào chứng kiến cảnh bi thương này đã oà lên khóc. Có những bà mẹ kêu gào, lăn xả vào cản ngăn họng súng bọn bộ đội để che chở cho những thiếu niên ở bên trong.
Tiếng nổ, tiếng hò hét, tiếng kêu khóc, tiếng loa uy hiếp của VC đã tạo nên một không khí chiến trường lạ lùng chưa từng thấy .... Các Thiếu Sinh Quân chiến đấu với tất cả nhiệt tình và sinh lực của tuổi trẻ hăng say hào hứng như đang tham dự một trò chơi lớn.

Cuộc chống cự kéo dài đến 3:00 chiều. Cho đến khi kho đạn dược đã cạn và kho lương thực bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng lòng cho VC thương thảo. Họ đòi hỏi VC chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng ...
Và các em đã dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đã gục ngã, và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ KHÔNG ĐỂ CHO BỌN CS làm nhục lá cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ, lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đã thề nguyền PHẢI THƯƠNG YÊU và BẢO VỆ.

Có chừng hơn một Trung Đội TSQ đã tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nhìn lên lá Quốc Kỳ còn nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây ngọc bích. Hai TSQ lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào. Họ từ từ nắm từng nấc giây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài giây phút thiêng liêng cảm động này, nước mắt đầm đìa.

Tất cả TSQ từ trong các tầng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, bờ tường, sau những mái nhà...., không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật dậy đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca.
Gần 700 giọng hát hùng tráng cát lên, vang khắp sân trường. Bọn bộ đội nghe, ngơ ngác không phản ứng. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch vang đến tận bến Dâu, bến Đình............ Mọi người dân Vũng Tàu đã đều nghe và rung động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cùng ngẩn ngơ rớm lệ theo tiếng hát.
Các Thiếu Sinh Quân đã làm lễ mai táng đất nước, đã TRANG NGHIÊM RỬA SẠCH tấm bia DANH DỰ của Quân Đội VNCH, đã vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối chỉ một không hai này. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, với những nghẹn ngào cùng dàn dụa của nước mắt. Đồng bào cùng thổn thức thương tủi và thổn thức hát theo.


Thời gian như ngưng đọng lại trong giờ khắc thiêng liêng và bi thảm, xúc động cùng lẫm liệt đó.
Cho đến bây giờ, 22 năm sau, nhiều người vẫn nghe văng vẳng trong sâu kín của buồng tim đã thắt nghẹn, tiếng bi thương hung tráng của các Thiếu Sinh Quân hát bài Quốc Ca trên đất nước, trong ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen, ngày oan khiên định mệnh cho dân tộc Việt .

Đào Vũ Anh Hùng


Friday, April 20, 2012

Huyền sử Thiếu Sinh Quân !

(Bài viết từ năm 1995)

Tuần qua, Bao Bất Đồng do cơ trời bỗng được tái ngộ với người anh em của thuở ba mươi mấy năm về trước. Anh có tên cúng cơm là Phạm Văn Hợp. Xưa, đã từng là lính trinh sát của sư đoàn 9. Xưa, đã từng là chiến sĩ đề-lô của binh chủng Dù.
Kẻ đã theo Đường Sơn Đại Huynh Trung-tá Nguyễn Chí Hiếu đánh một trận đáng đồng tiền bát gạo ở Dakto Tân Cảnh năm Mùa Hè Đỏ Lửa.
Kẻ đã theo con Mãnh Long Quá Giang Trung-tá Nguyễn Văn Đỉnh đánh một trận kinh thiên ở An Lộc năm chiến sử 1972, và cũng đã theo thủ lãnh đại ca Thiếu-tá Trương Đăng Sĩ đánh một trận vỡ trời ở Quảng Trị Thừa Thiên năm tái chiếm Cổ Thành. Nay, là thủ quỹ của gia đình Thiếu Sinh Quân của tiểu bang Victoria (Úc). Giờ, xuân xanh tuy đã 46 mà xem ra chí cung tên vẫn còn hừng hực.

Hợp hỏi :
- Huynh cũng là một trong những tay viết phóng sự chiến trường, vậy chứ, thời
   Quốc gia, trường quân sự nào được coi là thâm niêm lão làng nhất ?
- Là trường Thiếu Sinh Quân.
- Đúng. Nó có mặt trên đất nước Việt Nam ngay từ thuở vua Bảo Đại còn ở truồng, lúc tướng Nguyễn Văn Thiệu còn ôm vú mẹ.
- Đáng nể, đáng nể !
- Phải, rất đáng nể. Cũng xin hỏi, trong các lò luyện thép, lò nào đào tạo ra nhiều tướng lãnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhất ?
- Là lò... Thủ Đức, lò... Đà Lạt, lò... Nha Trang !
- Còn không ?
- Hết rồị
- Hết cái mả bố nhà huynh. Còn lò Thiếu Sinh Quân nữa. Huynh còn nhớ vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên của Quân Lực VNCH là ai không ?
- Là... Đại-Tướng Lê Văn Tỵ.
- Đúng. Tướng Tỵ xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân. Ngoài ông, còn có các tướng Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Là, Nguyễn Viết Thanh, Phan Trọng Chinh, Trương Quang Ân, Trương Dềnh Quay, Lý Tòng Bá, v.v...

- Hách thật !
- Cám ơn. Bây giờ là tháng Tư, tháng Tư đen, tháng Tư máu, tháng Tư khổ hình. Cũng xin hỏi huynh cách đây 20 năm, đơn vị nào đánh đến giờ thứ 25 của cuộc chiến ?
Bao mỗ đáp :
- Là Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù.
- Trúng phóc. Nhưng không phải chỉ có Biệt Kích Dù, mà còn nhiều đơn vị khác tỷ
  như trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu.



- Trường Thiếu Sinh Quân ?
- Phải. Đêm 29 tháng 4, sau khi chiếm hết các vị trí trọng yếu trong thị xã, địch tung hai tiểu đoàn xung kích bao vây trường Thiếu Sinh Quân, cứ điểm cuối cùng vẫn còn tử thủ. Thoạt đầu, giặc bắt loa kêu gọi đầu hàng, nhưng bên trong đáp lại bằng những loạt đạn của gần 700 tay súng.
- 700 chiến sĩ ?
- Y chang. Nhưng là những chiến sĩ nhóc, những chiến sĩ nhỏ nhất nước, những thiên thần tí hon của tuổi 12, 13, 14, 15, 16, 17. Họ đã đánh một trận hiển hách nhất trong quân sử, đã dạy cho cộng sản bắc quân biết thế nào là khí phách của tuổi trẻ Miền Nam.
Bao Bất Đồng thấy khí huyết bắt đầu nhộn nhạo :
- Số một, số một ! Vậy chắc là những dũng sĩ thời đại chỉ chịu kéo cờ trắng khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh buông vũ khí ?
- Không ! Dương Văn Minh chả là cái chó gì đối với các cậu bé. Lệnh đầu hàng là 9giờ30 sáng, còn họ thì vẫn chơi tay đôi với cộng quân mãi tới 3giờ chiều, khi mà kho đạn dược đã cạn, khi mà kho lương thực đã bốc cháy...
- Đáng phục, đáng phục !
- Còn đáng phục hơn nữa là... trước lúc mở cửa thành, họ còn bắt đối phương phải chấp nhận một giờ ngưng bắn !
- Ngưng bắn ???
- Là quân bên nào nằm nguyên ở bên đó.
- Để làm gì ?
- Để cho các Thiếu Sinh Quân làm lễ... hạ kỳ.
Họ không muốn kẻ thù làm nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ !
Bao Bất Đồng vỗ đùi đánh đét một cái :
- Có chí khí, có chí khí ! Thế mấy thằng Vẹm có chịu không ?
- Không chịu cũng chẳng được. Bởi, nếu ngoan cố kiểu lão già hồ, thì các Thiếu Sinh Quân sẽ chiến đấu tới giọt máu cuối cùng. 700 người nằm xuống thì cũng phải 1,400 tên Vẹm đi đời. Vì vậy mà chúng nó đành ngậm bồ hòn.
- Xuất sắc ! Xuất sắc !
- Sau đó là một hoạt cảnh rất là bi hùng, rất là bi tráng và cũng rất là cảm động. Hai Thiếu Sinh Quân lớp 12 là Nguyễn Văn Minh tự Minh Xe Be, và Nguyễn Văn Chung tự Chung Moi, đã tiến ra trước sân cỏ, đã đứng nghiêm trước cột cờ, và đúng theo lễ nghi quân cách, họ giơ tay chào, họ từ từ kéo từng nấc giây, trong khi đó, các Thiếu Sinh Quân từ trong các từng lầu, từ trong các hố cá nhân, từ trong các giao thông hào, không ai bảo ai, tự nhiên đứng bật dậy và đồng thanh hát bản quốc ca
- Đẹp quá ! Đẹp quá ! - Phải, đẹp lắm.

Tiếng hát vang ra khắp sân trường, tiếng hát lan ra cả tuyến địch, tiếng hát bay lên hòn núi lớn, tiếng hát bay ra tận Bãi Dâu, tiếng hát tỏa ra cả Bến Đình. Dân nghe, quân nghe, ta nghe, việt cộng nghe và cả trời đất cũng nghe.
- Hoan hô những người lính nhóc.
- Thân nhóc tì nhưng đởm lược lớn, nhưng dũng khí có thừa.
Thế nên, tuy đã hai thập niên mà đồng bào ở Vũng Tàu trong lúc trà dư tửu hậu vẫn thường nhắc lại cái huyền thoại bất hủ của những chàng trai trẻ Thiếu Sinh Quân năm nào. Có người gọi họ là những Trần Quốc Toản tái sinh, là một bầy sư tử lãng mạn...
Hợp bùi ngùi :
- Cổ nhân có câu "giang san như tạc anh hùng thệ", nghĩa là "đất nưóc còn đó mà hào kiệt đâu rồi". Hỡi ơi, cái bầy sư tử lãng mạn của thời xưa oanh liệt ấy, giờ không biết ai còn ai mất ? Hiện ở Victoria chỉ có 2 người, một là Nguyễn Minh Tuấn, Gia Đình Trưởng, hai là Phạm Hữu Đồng, Gia Đình Phó Thiếu Sinh Quân.
Nói xong, Hợp nước mắt rưng rưng, ngâm bài thơ của Thiếu Sinh Quân Nguyễn Văn Tao :

Năm mười hai tuổi ta vào lính
Ôm cả tuổi xanh lẫn mộng đời
Cứ tưởng mình là Trần Quốc Toản
Ta cầm gươm gọi Việt Nam ơi !
Năm mười tám giã từ trường mẹ
Mặc áo rằn ri đội nón nâu
Dẫn lính tung hoành trăm trận thắng
Đi vào đất địch giữa mưa ngâụ
Năm hăm bốn đời chưa thấy lớn
Mà ôi sao áo trận bạc mầu
Ta dẫn binh về nơi Tân Cảnh
Để rồi ngã ngựa dưới chân cầụ
Ta bốn bốn giã từ vũ khí
Nốc men cay mà hận nước non
Cũng may đời ta còn có bạn
Còn có em - một tấm lòng son !
Thôi thì bằng hữu, thôi thì em,
Ráng cùng ta đi trọn đường mòn.
Thiếu Sinh Quân ! Các anh đã đi vào huyền sử !

Bao Bất Đồng

THƯ GỬI BẠN TA

Ngày 16 tháng 4 năm 2012
Bạn ta,
Linus, cậu nhỏ em của Lucy Van Pelt, bạn thân của Charlie Brown là một nhân vật trong loạt truyện bằng tranh Peanuts của Charles M. Schulz.
Linus yêu cô giáo, cô Othmar, của chú vô cùng.
Linus có lần nói rằng chú không bao giờ nói rằng chú tôn thờ cô Othmar, chú chỉ nói rằng chú yêu cái chỗ đất mà cô đi bộ và đặt chân lên. I’ve never said I worship her. I just said I’m very fond of the ground on which she walks!

Kể nói như vậy là yêu quá đi mất rồi. Chắc Linus học được của một câu người Việt hay nói: "Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai, ghét cả tông chi họ hàng."
Yêu thì con đường người ấy đặt chân lên cũng yêu. Ghét mà thấy "nó" đi trên đoạn đường ấy thì lấy cuốc, lấy xẻng đào lên, đổ đi ra chỗ khác để khỏi bẩn chân. "Ghét như đào đất đổ đi" là như vậy.

Nhưng yêu con đường có dấu chân người đặt xuống thì chắc đã nhiều người làm. Chẳng phải chỉ riêng có Linus biết làm việc đó. Con đường có vết chân người yêu dấu đặt lên thì hình như cỏ xanh hơn, hoa thơm hơn như nhiều người đã quả quyết.
Bất kể trên con đường ấy, đã vài ba chục con chó để lại dấu tích trong những chuyến đi lăng quăng của chúng. Thế nên yêu thì yêu vậy thôi chứ cái thảm cỏ đầy kỷ niệm của lũ chó mất dậy để lại như những con đường của thủ đô Paris thì có can đảm lắm cũng không dám lăn xuống cỏ mà ngâm nga "…ta thèm một chút hương man dại / và ngủ như loài muông thú kia…" như mấy câu nghe rất dại dột của ông Đinh Hùng đã viết trong Đường Vào Tình Sử.

Mấy con chó mất dậy đã ghé lại thì cho dù bước chân của người yêu bé bỏng có đi vài ba lần đi qua thì cũng đành im lặng thở dài mà tạm quên đi thôi.
Vậy nên có cậu thi sĩ ngớ ngẩn nào nhờ làm giùm một việc là cúi xuống hôn hộ cậu cái khúc đường ấy thì nên xắn tay áo lên chửi cho cậu một trận nhớ đời mới phải:

"…Hôn giùm anh nền đá lát công trường
Nơi yêu dấu Lê Nin từng dạo bước
…"

Nền đá lát ở Matxcơva đã bao nhiêu mùa mưa nắng, đã bao nhiêu bãi cứt chó nằm trơ gan cùng tuế nguyệt, rồi lại mấy em phu lục lộ béo quay, béo xưng béo xỉa trông nhan sắc cứ như em Nina Khruschev quơ những nhát chổi lên rồi mà còn nham nhở nhờ cúi xuống hôn một cái thì thối biết là chừng nào.
Phải chửi cho cái nhà anh thối tha ấy một trận là ít, nếu không thì phải bóp cổ cho cái đứa bệnh hoạn kia lè lưỡi ra mới phải.
Tỉnh táo thì phải như vậy. Nhưng rất có thể, đã có nhiều đứa cúi xuống hôn những viên đá lát ở một cái công trường nào đó nơi cậu Liên Xô lạ hoắc nọ từng lê gót giầy ở trên.
Trò ngu xuẩn tương tự đó mới đây đã được thấy ở Hà Nội. Một số thanh niên Hà thành đã quì xuống, hít lấy hít để cái ghế mà Bi Rain, một ca sĩ Nam Hàn đã ngồi lên trong một chuyến trình diễn ở Hà Nội hôm tháng 3 vừa qua.

Tôi lục tìm hết trí nhớ thì chưa hề thấy cảnh đó ở Việt Nam trước năm 1975 bao giờ. Thế hệ của ông cụ tôi thì có thích Tino Rossi, Maurice Chevalier … thật. Nhưng các cụ bầy tỏ lòng hâm mộ một cách thầm lặng chứ đâu có bao giờ làm chuyện mất nhân phẩm như thế.
Thế hệ của chúng ta, có người yêu James Dean, Elvis Presley, Beatles cũng thế. Ngồi nghe những ban nhạc, những giọng ca này trình diễn vẫn bằng những cách rất nghiêm túc.
Lũ con tôi lớn lên ở Mỹ cũng không đứa nào nghe nhạc mà lăn lộn như … Mỹ.

Thế thì tại sao lại có cảnh hôn hít cái ghế mà một người đàn ông Đại Hàn vừa đặt đít lên?


Hay đó là cách hành xử của những người đã quen với cái lối bầy tỏ sự tôn thờ, sùng thượng mà họ đã thường nhìn thấy những người lớn của họ đã làm?
Thương xót thì phải gấp mười lần lòng yêu mến dành cho cha mẹ. Tiếc nhớ thì phải "…đau đòi đoạn, ngất đòi cơn…" như người dân Bắc Triều Tiên khóc Kim Nhật Thành, rồi Kim Chính Nhật. Khóc không to thì chỉ có chết đòn.

Trong cái lối bầy tỏ xúc động thối tha như thế thì cúi xuống hôn cái ghế còn nóng hôi hổi hơi … đít của Bi Rain là chuyện có thể hiểu được.
Cha chú của chúng nó ôm đít của mấy anh Liên Xô, Trung Cộng thế nào, thì nay, chúng làm như thế chứ có gì lạ đâu.

Nhưng đợi xem mấy con chó dại ở Hà Nội chết đi thì bọn dòi bọ khóc lóc ra sao.

Bùi Bảo Trúc