Saturday, January 26, 2013

XUÂN NÀO CHE NỔI NHỮNG TANG THƯƠNG



Phạm Minh Tâm (Danlambao) - Vào giữa lúc này đây, giữa cái thời điểm mà đúng ra lòng người phải hân hoan như lòng trời khi mùa xuân vừa đến, phải tràn trề những tin yêu và hy vọng thì lòng người Việt Nam lại chua xót và đầy đắng cay. Những tâm hồn Việt Nam nào còn biết đau, biết cảm thì nhìn đâu trên đất nước cũng chỉ thấy một mầu héo úa vì tất cả đồng bào mình đều đang bị lao đao trong một xã hội quá tang thương với đủ cả thù trong, giặc ngoài.

Thù trong thì ôi thôi nhan nhản đầy khắp. Biết bao là những điều trái oan mà có lẽ trên thế giới hiện nay chỉ còn có đất nước Việt Nam chúng ta mới hàng ngày xảy ra mà thôi. Từ cảnh những người dân lành bị cướp mất đất sống rồi đi kêu oan thì bị đưa ra toà tuyên xử với những tội danh kiểu “xuất nhập nhân tội” cho thành cớ. Chẳng hạn như trường hợp các dân oan Trần Thị Hài ở Bình dương, như Lê Thị Kim Thu ở Đồng Nai... đến những “blogger” của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do ở Sài Gòn; các thanh niên Công giáo và Tin lành tại Nghệ An và mới đây là luật sư Lê Quốc Quân mới bị bắt ở Hà Nội...

Rồi những người đấu tranh cho công lý và hoà bình, những người yêu nước muốn biểu tỏ niềm đau thương và tủi nhục trước vận mạng quốc phá gia vong bằng ngòi bút, bằng các cuộc biểu tình chống Tàu... Tất cả đều trở thành đối tượng của công an nhà nước để hoặc nếu không bị theo dõi, bị đe doạ thì cũng bị khủng bố, bị cầm tù. Thử hỏi, với một nhà nước chẳng những đã đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân như thế mà lại còn để một thế lực lân bang, từ lâu vốn đã là kẻ thù xâm lược đáng sợ của dân tộc, chỉ đạo và áp lực đi theo định hướng bạo lực để áp đảo dân mình thì đất nước sẽ đi về đâu, dân tộc sẽ ra sao nếu không là trở lại thời Bắc thuộc.

Tuy nhiên, việc đáng nói nhất lại không phải là hệ thống chính trị độc đảng của những người cộng sản độc tài. Bởi vì sau hơn nửa thế kỷ hoành hành trên cả ba miền đất nước thì ai cũng quá rõ bản chất của họ là vong thân, hung tàn thô bạo như vậy rồi. Điều cần phải suy nghĩ hơn hết là căn bệnh vô cảm càng ngày càng như một thứ dịch lây lan bất trị.

Trong bài giảng của Thánh lễ lúc 8 giờ tối ngày 30 tháng 12 năm 2012 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn, linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh đã chia sẻ nỗi trăn trở của ông về hiện trạng này là “Thế thì thử hỏi cái thế của dân tộc Việt Nam hôm nay có phải là cái thế của một dân tộc đang đối mặt với thù trong giặc ngoài hay không? Thử hỏi: mất nước mà không đau, mất nước mà không nhục, thì chúng ta có còn xứng đáng là người Việt Nam nữa hay không? Chuyện động trời đang xảy ra hôm nay là chúng ta đang mất nước. Nhưng sở dĩ xã hội cứ bình chân như vại, một phần vì thiếu thông tin, phần khác vì sợ hãi. Là vì mọi chế độ độc tài đều làm cho người dân ra hèn nhát và mê muội. Dân tộc muốn tự cứu mình, chỉ còn cách thoát ra khỏi sợ hãi mà thôi”.

Lời giảng này nghe như một lời phẫn nộ. Một tiếng kêu thương đầy nghẹn ngào uất ức; song với tâm huyết này đã làm cho lòng người sáng lên niềm hy vọng là sẽ không thành tiếng kêu trong sa mạc. Phải hy vọng khi mà lịch sử chưa chứng tỏ nhiều nét son chống giặc phương Bắc bị phai mờ.

Nhớ lại một mùa xuân xưa năm Kỷ Dậu, vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã hiển danh với chiến thắng Ngọc Hồi vào năm 1789. Theo sử sách thì nơi gọi là gò Đống Đa bây giờ gần Thái Hà chính là hậu quả thê thảm của hơn 50 vạn quân nhà Thanh đã bị phá tan trong cảnh máu chảy thành sông, xác chất thành núi.

Người Việt Nam nào cũng tự hào và hãnh diện về di sản anh hùng bất khuất này. Sau khi có Hiệp định Genève thì cho dù người dân Miền Nam không có được cơ hội đi thăm gò Đống Đa vào ngày Mùng Năm Tết Âm lịch mỗi năm, cũng như nhiều người không được biết nơi chốn này ra sao, song mọi người nhất là học sinh, sinh viên vẫn được nhắc nhớ với một ngày lễ nghỉ đi theo sau ba ngày nghỉ Tết được ghi sẵn trên lịch là ngày ghi nhớ chiến tích này. Thế nhưng mai này, khi lịch sử nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sang trang thành An Nam đô hộ phủ thì nơi này không chừng sẽ bị san bằng để xây công viên văn hoá; tượng vua Quang Trung sẽ được đem giam lại cùng với những người biểu tình chống Tầu cũng nên.

Như vậy, xuân này về có vui chăng?

Thù trong là thế, giặc ngoài còn cay đắng hơn. Mà điều cay đắng nhất là cái gương của Việt Khang, chính vì còn biết thế nào là cái liêm và sỉ của một con người Việt Nam chưa mất gốc nên đã thấy thấm thía nỗi nhục bị trị; đã chỉ thốt lên lời than bi thiết mà bị mang án tù đầy. Thực tế, đối với đồng bào, với tổ quốc thì lại khác, lại chưa biết người bị mang án với kẻ ngồi xét xử ai mới là tội đồ của dân tộc.

Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
mà giặc Tầu ngang tàng trên quê hương ta.
Hoàng Trường sa đã bao người dân vô tội,
chết ngậm nguì vì tay súng giặc tầu

Thời xưa, trong những giai đoạn hằng ngàn năm bị người Tàu đô hộ, đất nước vẫn còn may; người dân Việt vẫn còn may vì có những người lãnh đạo yêu nước thương dân để đồng lòng chống ngoại xâm. Còn có Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền xua quân Đông Hán, Nam Hán... Lý Thường Kiệt phá Tống; từ vua đến quan triều đình nhà Trần tiên phong chống Nguyên Mông; Lê Lợi bình định giặc Minh và Quang Trung đại phá quân Thanh.

Còn bây giờ, những câu hỏi của Việt Khang là thực tại nỗi chết của chín mươi triệu người Việt hôm nay cũng như bản án tù của anh chính là thân phận oan khiên chung của dân tộc bị chính nhà cầm quyền nước mình ngăn bước người dân chống giặc Tầu ngoại xâm. Việc đảo hành nghịch thi như vậy đang xẩy ra thật tự nhiên trên Quê hương mình đấy. Mai này, câu hỏi của Việt Khang sẽ đi vào lịch sử.

Dân tộc anh ở đâu
sao đang tâm làm tay sai cho Tầu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào?

Có điều, chúng ta không thể trách ai khi chính tâm tư từng người chưa thấy đau, chưa thấy xót, chưa thấy tủi vì hận vong quốc gần kề. Và đến như thế mà cũng như chưa thấy cần phải chống quân xâm lược thì tất cả không trách được Việt Khang khi anh đã điểm mặt để tách ra được một cái loại người gọi là loại nhu nhược bán nước hại dân.

Làm sao trả lời được câu hỏi của linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh... mất nước mà không đau, mất nước mà không nhục, thì chúng ta có còn xứng đáng là người Việt Nam nữa hay không?... khi mà ở đâu đâu cũng chỉ là những ánh mắt ngây nhìn mọi sự như nhìn cảnh “cháy nhà hàng xóm”.

Khúc hát “Hậu đình hoa” của Trần Hậu Chủ thời nào thì nay đã trở thành bản nhạc xuân chung cho rất nhiều người Việt Nam. Bình dân bá tánh cũng như trí thức và ngay cả người tu hành. Tại sao vậy? Câu trả lời của linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh... là vì mọi chế độ độc tài đều làm cho người dân ra hèn nhát và mê muội. Mê muội cố ý cũng có, mà mê muội vì chọn “mũ ni che tai” cũng có. Tại quê nhà thì mặc sức “vô tư” như chưa bao giờ được sống vô tư như vậy. Còn ở hải ngoại thì xem ra càng phức tạp hơn khi mỗi người còn mang thêm cái tên lộn ngược với Jack, Smith hay Linda, Margaret... Tết Tây rồi Tết ta vẫn vang rộn những lời chúc “Happy New Year – Tân Xuân hạnh phúc”... mà không biết hạnh phúc đang ở đâu. Mà không biết mình đang nói gì, đang lảm nhảm gì.

Có người đã cay đắng nói rằng đời bây giờ thiên hạ hết thương nhau rồi. Cho dù cái mảnh đất của khối người mệnh danh là con Lạc cháu Hồng này đang bị bán đứng cho chủ nghĩa quốc tế vô sản hay có bị cắt dần cắt mòn dâng cúng cho Tầu thì cá nhân mình nhỏ nhoi quá, làm gì được nên phải làm thinh. Vì vậy, ai ở tù mặc ai, ai đói khổ cũng mặc ai, mình cứ lạnh với mọi sự thì đời mới ấm được. Cho dù đó là cái ấm của một con rận hay con rệp nép mình trong chăn... Vậy nên, tại sao không nghĩ rằng nếu như bao thời trước, tổ tiên ta cũng chung một ý nghĩ ấy thì làm gì có hơn bốn ngàn năm lịch sử; làm gì có đất đứng để nuôi sống cho đám con cháu bạc tình tha hồ mà phá nước hại dân...

Trong tâm tình này, trong hiện trạng của Việt Nam tôi đây, hai tiếng Quê hương vang lên như bản đàn xuân buồn vời vợi. Nghe như lời kinh nguyện thiết tha giữa bao niềm hy vọng:

Việt Nam, Việt Nam
Một mối tình nước non mong một ngày đền trả
Trong thân phận lưu đầy, mang mang niềm thao thức: Việt Nam

danlambaovn.blogspot.com

 



MỘT VÀI SUY TƯ CỦA CÁC BẠN TRẺ HẢI NGOẠI VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

 
 
 
 

Friday, January 25, 2013

Phỏng Vấn Giới Trẻ VN Mừng Giáng Sinh 2012 Với Người Vô Gia Cư Ở Santa Ana

Dưới đây là một video clip do một em trong Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam gởi đến cho Lãng Tử, nhờ post lên cho mọi người cùng xem. Dù có hơi trễ nhưng thấy đây cũng là một sinh hoạt rất đáng đề cao và khuyến khích của giới trẻ VN tại Hải ngoại nên Lãng Tữ xin mời quý Thân Hữu cùng xem và nếu được thì cũng nên khuyến khích con cháu mình nên tham gia vào những sinh hoạt cộng đồng tại địa phương như thế nầy, rất dễ thương phải không quý Thân hữu?
Lãng Tử 
 
Santa Ana (VanHoaNBLV) - Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo Phận Orange đã khoản đãi bữa ăn và trình bày nhạc Giáng sinh cho trên 200 người vô gia cư vào ngày 16 tháng 12 năm 2012 tại khu Civic Center Plaza thuộc thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ.
Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt đã tham dự, thực hiện hội thoại, phỏng vấn một số thiện nguyện viên trong buổi sinh hoạt này.
Bữa ăn có phần phát quà, hớt tóc và trình bày nhạc Giáng Sinh do giới trẻ tổ chức đã được sự hợp tác của nhiều Cộng Đoàn, Đoàn Thể Công Giáo trong vùng.
Được biết sinh hoạt này nằm trong khuôn khổ Chương Trình Hy Vọng (Hope Non-profit Program) đã liên tục tổ chức bữa ăn hằng tuần cho người vô gia cư và đã cung cấp khoảng 300,000 (ba trăm ngàn) phần ăn trong suốt 22 năm vừa qua.

Thực hiện video clip
http://noigio.blogspot.com
 
  

Sunday, January 20, 2013

Nhận Diện Kẻ Thù

Một Người Cộng Sản “Cao Quý”!!!
Những Người Không Cộng Sản Thấp Trí
 

Tuần qua, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã thực hiện một cuộc phỏng vấn nữ “Nghệ sĩ Ưu tú” của CSVN Kim Chi, một người đã “viết thư gửi cho Hội Điện Ảnh Việt Nam từ chối không chấp nhận một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thẳng thắn viết rằng “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.
Một phụ nữ tuổi thất thập, sau bao nhiêu cống hiến cho chế độ mà nói lên câu này thì rất đáng phục. Nó biểu thị tấm lòng cương trực, không ham danh lợi, và nhất là lòng yêu nước, yêu dân tha thiết.
Bà Kim Chi là một nữ diễn viên - theo cha tập kết ra Bắc khi còn nhỏ - từng tình nguyện lên đường vào Nam phục vụ các đoàn “Văn công Giải phóng”.  Chắc bà đã trải qua những tháng năm với Đội Thiếu Niên Nhi Đồng Bác Hồ, rồi đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM trước khi trở thành đảnh viên CS… Tuy chưa đủ trình độ và suy nghĩ để hiểu về chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng từng được nhồi sọ về “chính nghĩa” chống Mỹ cứu nước. Do đó, bà đã lên đường dấn thân vào nơi hiểm nguy để “Chị ở sân khấu chiến trường 10 năm, phục vụ đồng bào và chiến sĩ, đuổi giặc ngoại xâm dành lại đất nước.”
Khi Kim Chi từ chối nhận bằng khen có chữ ký của Nguyễn Tấn Dũng, “kẻ đã làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”, Kim Chi đã quên rằng nước đã nghèo, dân đã khổ ngay từ khi Hồ Chí Minh làm cách mạng, cướp chính quyền.  Đã qua bao nhiêu đời Tổng Bí Thư, bao nhiêu đời Thủ Tướng, chứ không phải chỉ có Nguyễn Tấn Dũng ngày nay?  Và chính Kim Chi – vì là một đảng viên Cộng Sản - cũng đã góp phần với các đồng chí vào việc làm nghèo đất nước, làm khổ dân.
Kim Chi đã khẳng định mình là người Cộng Sản chân chính khi nói rằng “Chị với tư cách của một người cộng sản, mà một người cộng sản chân chính thì mong những đìều tốt đẹp cho dân tộc mình, cho nhân dân mình.”
 
 
Chúng tôi thấy tội nghiệp cho bà, vì bà thả trí tưởng tượng của mình đi xa quá. Chắc với trình độ còn thấp kém để hiểu biết thế nào là “thế giới đại đồng”, thế nào là “chuyên chính vô sản”, là “đấu tranh giai cấp”… Chắc vì bận bịu với nghề nghiệp và gia đình mà bà ít quan tâm theo dõi thời sự thế giới để thấy cái thực tế tàn ác vô lương về những người, những đảng Cộng Sản cầm quyền từ Nga sang Đông Âu, sang đến Trung Hoa, Bắc Hàn; và rõ hơn hết, ngay trên mảnh đất bà đang sinh sống.  
Đảng Cộng Sản VN có hàng triệu người. Có bao nhiêu người cộng sản chân chính mong những đìều tốt đẹp cho dân tộc mình, cho nhân dân mình”  hay chỉ là những kẻ cuồng tín, đểu cáng, vô luân, vô tài, ham quyền, phản quốc… để đến nỗi ngày nay dân tộc nghèo đói, lạc hậu, và nhân dân thì đang bị đàn áp, tước đoạt nhân quyền, và đất nước thì đang bị dâng lên cho quan thầy Trung Cộng? 
Bà Kim Chi có quyền hãnh diện là người Cộng Sản. Đó là quyền của bà, dù bà có ý thức đúng hay không về chủ nghĩa CS. Bà tin rằng người CS chân chính là tốt! Cũng là quyền của bà. Chúng ta không cần bàn thêm. 
Nhưng khi những lời mang tính tuyên truyền xuyên tạc của bà Kim Chi về cuộc chiến tranh “chống ngoại xâm, giành lại đất nước” và vu khống cho người lính VNCH “mổ vú, ăn thịt” các đồng đội của bà được chểm chệ trong bài viết của một ký giả đài Á Châu Tự Do, phát đi cho hàng triệu người đọc thì quả là khó hiểu.
(Điểm này có sự mâu thuẫn. Ký giả Mặc Lâm hỏi Kim Chi về ký ức khi ở Trường Sơn, và trong câu trả lời : “Chị di chuyển với đồng đội thì đồng đội bị bắt, bị giết, bị mổ vú bị Tàu ăn thịt nhưng chị vẫn còn sống.” Tàu nào trên Trường Sơn. Chẳng lẽ Kim Chi nói đến bọn cố vấn Tàu ăn thịt các “thùng chí Duỵt nàm cốc”? ) 
Chiến tranh chấm dứt đã 37 năm. Bao nhiêu sử liệu đã được phổ biến để mọi người nhìn thấy chân tướng về quân đội các phe tham chiến. Người lính Mỹ đã rửa được cho mình hai chữ “baby killers” do bọn phản chiến Mỹ khốn nạn vu khống, mạ lị hồi cuối thập niên 60’s. Chỉ còn người lính VNCH vẫn cứ bị những đầu óc bệnh hoạn hoang tưởng phía địch đổ vấy cho những chuyện họ không hề làm. Trái lại, trong chiến tranh, những điều này có xảy ra. Đó là hành vi của bọn lính Cộng Sản vô thần, mà đã được chứng minh qua việc đập đầu chôn sống 7600 thường dân vô tội ở Huế hồi Mậu Thân; qua việc giết, đốt cháy hàng trăm người lớn, đàn bà, em bé Thưọng ở Dak Son vân vân và vân vân. 
Hay sự vu khống về QLVNCH đó biểu lộ tính chất “chân chính” trong người Cộng Sản Kim Chi? 
Nếu như sau cuộc chiến, mà đảng CSVN xây dựng đất nước, đem lại ấm no hạnh phúc cho dân, mà chỉ trong thời đại Nguyễn Tấn Dũng mới có những tệ nạn, thì những lời trên của bà Kim Chi thật có ý nghĩa, rất đáng khâm phục. 
Sau cùng,
Lại nói về những người Việt hải ngoại, tị nạn CS.
Chúng ta không còn nhớ rõ đã từ hồi nào mà một số người Quốc Gia hải ngoại cứ vồn vập ôm chầm lấy những “người Cộng Sản phản tỉnh”, tâng bốc họ lên tận trời cao, tưởng như tìm thấy những đồng chí đáng tin cậy; chỉ vì nghe được, đọc được một vài câu mà những người đó lên án chế độ Cộng Sản đương thời. 
Chúng ta cũng đã nghe chuyện vài vị tai to mặt lớn trong cộng đồng tị nạn xin đươc Bùi Tín tiếp kiến khi anh Đại Tá cựu Phó Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân này đến Hoa Kỳ.
Chúng ta cũng đã nhìn thấy tấm hình vài cụ cao niên bên San Jose mặc áo thụng khăn đóng quỳ lạy xì xụp anh Việt Cộng già Hoàng Minh Chính, cựu Viện trưởng Viện Mác-Lê Nin của đảng CSVN.  
Chỉ mới đây thôi, mực trên các trang giấy còn chưa khô về việc những nhà trí thức hải ngoại và ngay cả những cựu này cựu nọ của VNCH lên tiếng khen và quảng cáo cho cuốn sách “Bên Thắng Trận” của VC Huy Đức. 
Những người như Bùi Tín, Hoàng Minh Chính, Huy Đức, Trần Độ… làm được điều gì để những người chống Cộng tại hải ngoại khen ngợi, vinh danh?
 
Vì họ đã lên tiếng phản đối cái chính sách hiện hành của nhà cầm quyền CSVN? 
Vì họ lên án những người đảng viên Cộng Sản là tha hoá, là tham nhũng, là tàn ác với dân? 
  họ phần nào viết lịch sự về chính quyền VNCH, Quân Lực VNCH thay vì dùng chữ Ngụy Quân, Ngụy Quyền như bọn VC đã dùng từ hơn nửa thế kỷ mà mới chỉ ngưng đi trong vòng 10 năm nay? 
 
Những mầm mống chống đối trong nội bộ đảng CS không phải mới nẩy sinh ra sau này. Nó đã bộc lộ ngay khi đảng Cộng Sản Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng qua sự phân chia thành nhóm Đệ Tam và Đệ Tứ.
Tại miền Bắc, những sự thanh trừng cũng từng xảy ra nhưng ít ồn ào hơn. Chỉ sau khi chiếm xong miền Nam trù phú, tài lộc và địa vị (để dẫn đến tài lộc) đã tạo ra những tranh chấp, xung đột trong những phe nhóm. Từ đó, mầm mống chống đối nhau thể hiện rõ nét và bùng nổ nên chúng ta mới nhìn được nghe được.
Những người Cộng Sản già tranh chấp với Cộng Sản trẻ đương lên. Những người CS miền Nam tranh chấp với CS miền Bắc. Những người thân Nga tranh chấp với những kẻ thân Tàu… Tất cả chẳng qua vì quyền lợi bản thân, phe nhóm chứ chưa phải là vì lý tưởng mục tiêu đấu tranh cho dân cho nước.
Chúng ta không phủ nhận rằng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều thanh niên trí thức, ưu tú của Tổ Quốc đã lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng diệt thù, giành độc lập cho đất nước. Chúng ta cũng nhận rằng trong thời kỳ chiến tranh Nam Bắc, thanh niên miền Bắc cũng đã hăng say lên đường vào Nam để “đánh Mỹ cứu nước” vì bị đầu độc bởi sự tuyên truyền của đảng CSVN. Họ đều là người yêu nước, nhiệt tâm, nhiệt tình, không có gì đáng trách.
Nhưng chế độ hà khắc của CS đã cho họ hai ngả đường để sống:
(1) huà theo bọn lãnh tụ, thi hành những chính sách gian ác hại dân hại nước để kiếm miếng đỉnh chung.
(2) hèn hạ cúi đầu im lặng để bảo vệ tính mạng và sống lây lất cho hết cuộc đời “Cách Mạng”.
Điều này đã được chứng minh qua tâm sự cay đắng đau xót của “thằng hèn” Tô Hải, của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân.  Ngoài hai ngả đường này, còn con đường thứ ba dẫn đến các nhà tù khổ sai hay ra nghĩa địa nếu có tư tưởng, hành vi phản kháng.
Nhờ sự phát triển các phương tiện truyền thông, nhờ tiếp xúc thường nhật với văn minh dân chủ, và nhất là khi cái ác của chế độ CS đã lên đến cực độ vượt quá giới hạn của sự chịu đựng và kiên nhẫn của  người dân, thì các phong trào phản kháng đã dấy lên.  Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Nông Dân, công nhân, học sinh… và ngay cả trong hàng ngũ đảng viên mà chúng ta được nghe với mỹ danh “phản tỉnh”. Nhưng điều cốt yếu, là họ đấu tranh chống cái gì? Chống chủ nghĩa CS, chống chế độ CS hay chỉ chống nhà đương cuộc vì mất quyền lợi bản thân?
Người Việt hải ngoại nhậy thật! Chỉ mới đọc sơ một câu trên cùng của bài phỏng vấn “Nghệ Sĩ Ưu Tú” “Cộng Sản Chân Chính” Kim Chi là họ đua nhau chuyền qua email, qua các diễn đàn khen lấy khen để người nữ văn công Kim Chi là một “nhân cách cao quý!”.  
Chung quy bà Kim Chi chỉ chống Nguyễn Tấn Dũng và tập đoàn của y thôi.
Đã cao quý thì không thể là người Cộng Sản và đã là Cộng Sản thì chắng thể nào cao quý, dù Cộng Sản chân chính hay Cộng Sản phản tỉnh.
Đó là chân lý.  
Đỗ Văn Phúc
Jan 15, 2013
  
 
     

Người nước ngoài đến Hạ Long nhặt rác

Không biết là chúng ta có nên “Hãnh diện” hay xấu hổ trước bản tin dưới đây?

Nguồn: VNExpress
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/01/nguoi-nuoc-ngoai-den-ha-long-nhat-rac/
 
120 tình nguyện viên quốc tế và Việt Nam cùng đi thu lượm rác ở các làng chài, bãi biển trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) hôm 16/1. Hoạt động này nằm trong chiến dịch bảo vệ môi trường tại di sản thiên nhiên thế giới.

Tình nguyện viên đến từ 25 quốc gia tham gia tuần lễ vì vịnh Hạ Long từ hôm 13
đến 19/1. Trước khi có chuyến dọn rác tại các làng chài và bãi biển trên vịnh
hôm 16/1, sinh viên quốc tế và Việt Nam đã giao lưu, nói chuyện
về môi trường với người dân địa phương.
 
120 tình nguyện viên chia thành các nhóm. 'Hành trang' mang theo là những túi
nylon màu đen, găng tay và cả quà tặng các em nhỏ ở làng chài.
 
Nhóm đến làng chài Vung Viêng được người dân chở đi vớt rác
bằng thuyền tre. Mỗi thuyền có hai tình nguyện viên.
 
Muhammad Fariz Zaidi (sinh viên người Malaysia) cùng bạn
Trần Thị Mỹ Hạnh (ĐH Kinh tế TP HCM) khoe 'chiến lợi phẩm'
sau buổi chiều vớt rác quanh làng chài Vung Viêng.
 
Các nhóm còn lại đi dọc bờ biển nhặt rác.
 
Erik Button (áo xanh) tham gia chiến dịch làm sạch vịnh Hạ Long vì muốn có cơ hội được chiêm ngưỡng di sản thế giới và gặp gỡ, kết bạn. Trong thời gian đợi nhập học đại học, nam sinh người Anh hiện sống ở Italy tranh thủ sang Việt Nam thăm thú và làm tình nguyện. Kết thúc chiến dịch, Erik sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam, sang Phnom Penh, Malaysia rồi mới về nước.
 
Tình nguyện viên xiên những miếng xốp vào que sắt
rồi mang về chỗ tập kết.
 
Không ngại bẩn, nhiều tình nguyện viên quốc tế
ôm số rác lượm được vào người...
 
...vơ bằng tay không.
 
Rác được cho vào các túi nylon đen để đưa lên thuyền.
 
Số rác này sau đó được đưa về nơi xử lý rác.
 
Nhóm trên bờ biển kết thúc buổi chiều thu lượm bằng khối lượng rác 'khủng'.
Ảnh: Bình Minh & Harry Trung Nguyễn