Tuesday, April 30, 2013

LỜI KÊU GỌI CỦA GIÁM MỤC VINCENT NGUYỄN VĂN LONG



Liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản

Kính thưa toàn thể quý vị cùng đồng bào thân yêu trong và ngoài nước,

Hôm nay, chúng tôi những người quan tâm đến vận mệnh quê hương và tiền đồ dân tộc, đến trước tòa nhà quốc hội Úc Đại Lợi, biểu tượng của tự do và dân chủ, để bày tỏ sự liên đới với đồng bào quốc nội trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Lời đầu tiên chúng tôi muốn được gởi đến đồng bào thân yêu và nhất là những nhà tranh đấu trong nước là qúy vị không cô đơn trước thế lực của bạo quyền cộng sản. Chúng tôi những người con dân nước Việt tha hương hậu thuẫn cho qúy vị. Những người yêu chuộng tự do dân chủ khắp nơi hậu thuẫn cho qúy vị và nhất là lịch sử đang xoay chuyển về đích hướng mà qúy vị đang hy sinh tranh đấu, noi gương tiền nhân anh dũng.

Qủa thế, chưa bao giờ làn sóng dân chủ lại dâng cao trên khắp quê hương đất nước như ngày hôm nay. Sau bao thập niên sống trong một ý thức hệ ngoại lai, vong bản và hoàn toàn băng hoại, người dân Việt Nam đang đứng lên truất phế cộng nô và phục hồi quyền làm chủ vận mệnh đất nước. Gần đây, nhiều tổ chức yêu nước và nhất là các tôn giáo cũng đã cùng mạnh dạn dấn thân, mở màn cho một thời kỳ khai phóng đầy hứa hẹn. Khởi đầu là Bản Góp Ý của 72 nhà trí thức yêu nước yêu cầu loại bỏ điều 4 Hiến Pháp; tiếp theo đó Hội Đồng Giám Mục đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Thánh Cao Đài và rất nhiều tổ chức trong và ngòai nước đã cùng hòa nhịp với hơn 80 triệu trái tim Việt Nam cương quyết xóa bỏ độc tài đảng trị. Mọi người mang dòng máu Lạc Hồng, không phân biệt tôn giáo hay xu hướng chính trị đều quyết tâm xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp, tức là chấm dứt hoàn toàn vai trò độc quyền của Đảng Cộng Sản trong việc điều hành đất nước và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.

Qúy vị và đồng bào thân mến,

Gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai “Mác-Lê” trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố “cải cách ruộng đất” của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v.. Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ.

Nghiêm trọng hơn nữa đó là những đe dọa về chủ quyền của đất nước mà nhà cầm quyền Cộng Sản đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát và phản bội của họ. Phải chăng chỉ vì muốn duy trì quyền lực và tư lợi, họ đã sẵn sàng tráo đổi quyền lợi của người dân và cơ đồ của tổ quốc? Phải chăng họ đang hiện nguyên hình là những người cộng nô, hèn với giặc ác với dân? Khi lãnh thổ và lãnh hải bị xâm lấn thì nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ im lặng hay phản ứng chiếu lệ. Ngược lại, họ sẵn sàng huy động cả một hệ thống an ninh hùng hậu để triệt hạ những người yêu nước mà vũ khí tự vệ duy nhất là tinh thần ái quốc. Nhưng lịch sử luôn đứng về công lý và sự thật. Lịch sử cũng sẽ lên án những ai làm việc ô nhục phản quốc như những tên “cõng rắn cắn gà nhà” trong qúa khứ.

Qúy vị và đồng bào thân mến,

Việt Nam trước thế kỷ 21 có thể ví như con thuyền trước đại dương đầy sóng gío. Chúng ta không thể vượt đại dương trên một con thuyền cũ kỹ lỗi thời. Chế độ Cộng Sản chính là con thuyền cũ kỹ lỗi thời đó. Cả dân tộc ta đang đứng trước thảm họa bị chìm đắm và diệt vong. Con đường tiến lên cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa chính là con đường dẫn đến sự băng hoại và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đất nước chúng ta cần một con thuyền mới để ra khơi trong thiên niên kỷ mới. Con thuyền đó không được xây dựng bằng ý thức hệ ngoại lai mà được tác tạo bởi ý chí và nhiệt huyết của mọi người dân. Trong kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các ngài đã mạnh dạn tuyên bố là phải phục hồi “quyền làm chủ của người dân”, là “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội”, là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”. Nói tóm lại, chỉ có con thuyền dân chủ mới đưa Việt Nam vào đại dương của thiên niên kỷ mới.

Trong Kinh Thánh Kitô Giáo có câu “Người gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười”. Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước và cho dân tộc khi chúng ta dấn thân đi “gieo trong đau thương”. Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản. Hãy “cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” (lời bài hát của anh Việt Khang) kiến tạo một Việt Nam dân chủ, văn minh, nhân ái, thái hòa cho xứng với hy sinh của tiền nhân và niềm kiêu hãnh của thế hệ tương lai.

Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long
24/4/2013

 

CĐCGVN Sydney tham dự Thánh lễ Tưởng Niệm Ngày 30/04


Tối thứ Ba 30/04/2013 rất đông đủ mọi người trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard tham dự Thánh lễ tưởng niệm 30/04 cầu nguyện cho các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa cũng như những thuyền nhân đã bỏ mình trên đường tìm lý tưởng tự do.

Sau 3 hồi chiêng trống vang rền, đoàn Phụng vụ, quý Trưởng Ban các Giáo Đoàn và quý Cha tiến vào nhà thờ đến trước bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam dâng lời nguyện đồng thời thắp nên ánh nến và nén hương dâng lên bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam để tưởng niệm và kính nhớ các bậc tiền nhân. Sau đó qúy Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn mời gọi toàn thể Cộng Đồng chúng ta hiệp lòng nguyện xin Trời mau đổ mưa Hòa Bình, Công Lý và Đất sớm mở mầm Dân Chủ Tự Do trên quê hương đang bị giày xéo lăng nhục bởi một chủ nghĩa vong nô, độc tài đảng trị..và đại đa số đồng bào chúng ta đang bị xiềng xích gông cùm của một chế độ phi dân tộc và phi nhân bản. Chúng ta phải là tiếng nói cho những người đồng bào ruột thịt đã không còn tiếng nói, vì khao khát của họ không hẳn chỉ là cơm áo mà là được sống và bảo vệ bởi Công Lý và Sự Thật, được sống thật sự con người trên chính mồ hôi nước mắt đời mình. Vì thế chúng ta đã, đang và sẽ luôn sát cánh với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong sứ vụ đấu tranh cho xã hội Việt Nam thực sự dân chủ tự do bình đẳng..

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Úy cám ơn quý Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney, Ca đoàn Ngôi Ba Giáo Đoàn Mt. Pritchard và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho quê hương nhân ngày 30/04.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ký tên vào thỉnh nguyện thư ủng hộ lập trường của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tranh đấu cho Hòa Bình , Công Lý và Sự Thật trên quê hương Việt Nam.

 
 
 
 
 
 
 
 
Nguồn: Việt Catholic
 

Friday, April 26, 2013

HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG


Mời các Thân Hữu xem một số ca khúc thật hay nói lên tâm tình của những người con lưu vong tưởng nhớ về Quê Hương, nhất là khi ngày Quốc Hận 30/4 sắp đến
 
(Xin click vào tên ca khúc bạn muốn xem) 

MỘT CHẾ ĐỘ CÔN ĐỒ !!!


Theo Từ Điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học Vietlex, "Côn đồ" có hai nghĩa:

1-    Kẻ chuyên gây sự, hành hung
2-  Có những hành động ngang ngược, thô bạo. Trong khi đó, theo tác giả "Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự" thì "côn đồ là người đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn của người khác, chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng cũng cố tình gây sự…" Như thế, việc gây sự hành hung cách ngang ngược, thô bạo, càn quấy với kẻ khác, bất chấp các nguyên tắc ứng xử văn minh nhân bản trong cuộc sống, có thể được thể hiện qua lời nói, hành vi bất chợt của một cá nhân, một nhóm người bình thường. Thế nhưng, tính chất hay hành động côn đồ cũng có thể xuất phát thường xuyên từ một nhóm người đang nắm quyền lực trong xã hội qua những biện pháp và chính sách/đường lối bạo lực bất chấp công lý và luật pháp chân thực.

Cuộc tiến hóa tinh thần của nhân loại về hướng chân thiện mỹ đã đạt đến một đỉnh cao ở thế kỷ thứ 20 với việc xuất hiện cơ quan Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và hai Công ước hoàn vũ về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong tổ chức và các văn kiện này, lòng tôn trọng nhân phẩm và sự thật, sự cổ vũ cho công lý và hòa bình, việc xây đắp tự do và dân chủ, việc hình thành các chế độ cai trị do sự đồng thuận của quốc dân… là những giá trị được đề cao xưng tụng. Thế nhưng, cũng chính trong thế kỷ thứ 20, chủ nghĩa, chế độ và chính đảng Cộng sản đã bẻ ngược dòng tiến hóa, khi công khai và chính thức chủ trương cướp chính quyền bằng vũ khí, dùng độc tài bạo lực (mà họ tô vẽ thành "bạo lực cách mạng", "độc tài vô sản") để cai trị xã hội, và coi "cứu cánh biện minh cho phương tiện" (nghĩa là sẵn sàng chà đạp sự thật và lẽ phải, luật pháp và tình thương, nhân phẩm và sinh mạng) như nguyên tắc hành xử. Từ đó nhân loại đã chứng kiến bao chế độ khủng bố, chế độ côn đồ ra đời.

Thí dụ đầu tiên là Lênin ở Nga. Trong cuốn "Hắc thư về chủ nghĩa Cộng sản", đồng tác giả Nicolas Werth cho biết chỉ trong 2 tháng năm 1918, số nạn nhân bị giết của tân chế độ Lênin là từ 10,000 đến 15,000 người. Đây là những kẻ bất phục tùng mà chính Lênin đã chỉ thị phải trừng phạt, nhờ tay công an mật vụ lẫn côn đồ du đãng. Số người bị giết ở mức ước lượng tối thiểu trong chỉ 2 tháng dưới chế độ Lênin như thế đã gấp 10 lần số nạn nhân của chế độ Nga hoàng trọn năm 1906 là năm đàn áp dữ dội nhất. Theo tác giả Werth, trong gần một thế kỷ dưới chế độ Nga hoàng kể từ 1825 đến 1917, tổng số người bị giết chỉ có 6,321 nạn nhân.

Sang đến Trung Hoa, theo chứng từ của 46 ông già lịch sử ở hai thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, "trong 30 năm đầu cầm quyền của Đảng CS từ 1949 đến 1978, các cuộc "đấu tranh giai cấp" và "vận động chính trị" do Mao Trạch Đông phát động cứ đợt sau lại tàn khốc hơn đợt trước, khiến Trung Quốc đại lục phải trải qua mối đại họa chưa từng có, trở thành một "địa ngục trần gian"… Hầu như các giới tinh anh không sót một ai đều lần lượt bị đánh, phê và làm nhục, thậm chí còn phải xa lìa vợ con, gia đình chết chóc tan nát. Trong vòng 30 năm, MTĐ đã tạo ra 8,3 triệu oan hồn, 30 triệu án oan, hơn 300 triệu người bị đấu tố". Đặc biệt từ năm 1966-1976, kẻ suốt đời đầy những thủ đoạn ứng biến, rất biết cách huy động bản năng xấu xa tàn ác nơi con người này đã phát động cuộc "Cách mạng văn hóa" giết hàng triệu nhân mạng, xóa sạch văn minh nhân loại, chủ yếu nhờ bàn tay của lũ tiểu yêu côn đồ mang tên Hồng vệ binh!

Xứng danh học trò của hai tên đồ tể số một trên đây, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất vì sự tàn ác. Cũng nhờ bàn tay của đám côn đồ trong các đội cải cách, những tên đầy tớ vô lại, du thủ du thực, cặn bã xã hội được đặt làm thẩm phán và công tố trong các tòa án nhân dân, HCM một mặt đã giết trực tiếp và gián tiếp nửa triệu đồng bào miền Bắc, một mặt cướp toàn bộ ruộng đất vào tay cộng đảng, mặt khác đã hoàn toàn phá sạch đạo đức gia phong, cơ cấu làng xã vốn đã giữ gìn xã hội VN -nhất là thôn quê- sống trong trật tự, an bình, nhân nghĩa cả ngàn năm trước đó. Từ đấy, cách ứng xử tàn ác gian manh đã nhiễm độc toàn xã hội, và quan trọng hơn, cách hành xử côn đồ vô học đã trở thành một bản năng nơi những kẻ có quyền dù lớn dù nhỏ trong chế độ.

Tình trạng thê thảm này càng gia tăng mấy thập niên gần đây, một là sau khi nhà nước mở cửa kinh tế, đảng viên được quyền kinh doanh, công an quân đội được phép làm giàu, và cán bộ địa phương được phép "thu hồi" (thực chất là cướp đoạt) ruộng vườn nhà cửa của người dân theo nguyên tắc "đất đai là sở hữu của nhà nước"; hai là sau khi mọi tầng lớp xã hội lần lượt đứng lên vì không chịu nổi ách cai trị độc tài của hàng lãnh đạo, thói tham lam bóc lột của cán bộ chức quyền, lối hành xử côn đồ vô học của nhân viên công lực, kiểu tuyên truyền gian dối của các phương tiện truyền thông lề đảng, đà xuống dốc của một nền giáo dục chỉ gây ra băng hoại vì dung dưỡng (nếu không muốn nói cổ vũ) bạo hành và gian dối, ngu dân và nô dịch. Tất cả đã và đang đe dọa sự thống trị của đảng, và do đó, cũng khiến gia tăng tính chất côn đồ của chế độ, nghĩa là thói ngang ngược bạo hành, coi thường lẽ phải và sự thật, chà đạp lương tri và luật pháp, sẵn sàng gây sự hay đàn áp nơi những người đang bảo vệ chế độ hay được hưởng lợi từ chế độ.
 
Trước hết, chúng ta thấy có những chính khách côn đồ. Đó là những kẻ từng thóa mạ các dân oan khiếu kiện tập thể, các đồng bào biểu tình yêu nước, các công dân đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, quốc gia hóa quân đội như những con người "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" và ra lệnh cho tay chân phải xử lý thật mạnh. Đó là những kẻ từng cao giọng lên án những ai góp ý về Hiến pháp sửa đổi ngoài ý đảng là truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước và chế độ, rồi ra lệnh cho công an quân đội phải đấu tranh, ngăn chặn. Đó là những kẻ ra công lệnh xài cả ngàn tỷ tiền thuế của nhân dân để huy động cả đạo quân hàng vạn tuyên vận hùng hậu, đem hàng triệu bản "đảng pháp" tới từng gia đình khắp cả nước, buộc ký đồng ý với lời hăm dọa; hoặc để thành lập đội binh dư luận viên hưởng tiền lương hậu hĩ để chỉ làm mỗi việc lên internet theo dõi công dân mạng, binh vực lếu láo và dối trá cho đảng, chỉ điểm để bắt những bloggers dân chủ can trường.

Thứ đến là những công an côn đồ. Hạng này thì đã nổi tiếng từ ngày một tay côn đồ lên làm bộ trưởng CA lâu năm là Trần Quốc Hoàn (kẻ đã dám cưỡng hiếp rồi giết chết người tình của Hồ Chí Minh). Đình đám hiện nay là "vị" đại tá từng dẫn 100 cán bộ, công an, bộ đội vũ trang đầy mình đến cướp đoạt đất, bắn phá nhà anh Đoàn Văn Vươn cách đây hơn một năm, rồi tuyên bố đó là trận đánh đẹp, nay lại ung dung an toàn. Rồi cả đám công an giao thông giết người đi đường chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, dám cự cãi nhân viên công lực. Đám công an bảo vệ tòa án thì bịt miệng khóa tay bị cáo, hành hung nhân dân tham dự và nhà báo lấy tin, giựt điện thoại máy ảnh, thậm chí đuổi cả người vừa bị chúng đánh trọng thương gần tòa ra khỏi bệnh viện. Đám công an canh gác các nhà đối kháng thì ném chất thối vào nhà họ, chặn khách thăm viếng họ, xông vào cướp máy móc của họ, truy bức họ đến đời con đời cháu. Đám công an phục vụ cán bộ, đại gia cướp đất thì đánh vỡ mặt dân lành, dày xéo mồ mả tổ tiên họ, cày nát ruộng vườn họ, và rồi đây có thể sẽ được quyền bắn họ với lý cớ "chống người thi hành công vụ". Đám công an canh giữ các tù nhân lương tâm thì tha hồ bóc lột tí tiền còm gởi thăm nuôi họ, đánh họ đến thương tật trong tù, bức bách họ phải nhận tội, thậm chí dùng cả bệnh viện để hành hạ họ nữa...

Tiếp nữa là những trí thức côn đồ (loại "trí nô ký sinh" với nhiều bằng cấp, học vị, lon lá theo cách nói của Bs Ngọc). Tay của đám này thường vấy mực nhưng cũng có khi vấy máu (những tên từng giết các chiến sĩ quốc gia, tín đồ Hòa Hảo thời "Cách mạng tháng 8", giết các trí thức chân chính thời "Nhân văn Giai phẩm", giết các đồng bào vô tội thời Mậu Thân…). Đầu của đám này có khi đẻ ra tác phẩm, nhưng cũng có khi đẻ ra những luận điệu bênh vực cường quyền, ác đảng thối không chịu được. Nào là "Đảng với nhân dân, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc, phương hại đến quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định điều 4". Nào là "Đảng có đầy đủ phẩm chất đạo đức xứng đáng làm lực lượng cầm quyền thông qua đánh giá của nhân dân và lịch sử. Sự tồn tại của Đảng là sự tồn tại hợp hiến, hợp pháp…". Nào là "Quân đội ta là một quân đội kiểu mới trong lịch sử nhân loại, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc do đảng Cộng sản lãnh đạo". Cũng xếp vào loại trí thức côn đồ này là những thẩm phán và công tố trong các phiên tòa chính trị, chỉ biết chặn họng bị cáo, bịt miệng luật sư, xem nhẹ tranh luận, coi thường luật pháp và mù quáng tuyên án theo chỉ thị, bất chấp nỗi oan khiên đau khổ của dân lành và sự tác hại trên công lý của toàn xã hội.

Còn nữa, phải kể đến một hạng côn đồ khác mà có lẽ chỉ chế độ CS mới có, đó là nhà giáo côn đồ. Đây là sự mâu thuẫn đến cùng cực, nhưng lại quá nhan nhản sau mấy mươi năm "trồng người của đảng. Lừng danh trước hết là một hiệu trưởng tại Hà Giang từng bắt học sinh hành dâm với mình và bán dâm cho quan chức, rồi để cho các em phải vào lao ngục. Gần đây hơn là những thầy giáo chơi trò "đổi tình lấy điểm", giao nộp học sinh cho công an thẩm vấn, những cô mẫu giáo lấy băng keo dán miệng trẻ thơ, đánh phạt thô bạo và oan ức khiến học sinh phải tự sát, như tại Lý Nhân Hà Nam, Cẩm Xuyên Hà Tĩnh...

"Thượng bất chính, hạ tắc loạn". Tấm gương những hạng có quyền trong xã hội nói trên đang làm cho đất nước ngày càng đầy rẫy hạng côn đồ và cung cách côn đồ, khiến toàn thể cuộc sống người dân ra điêu đứng, pháp luật bị coi thường, các mối quan hệ công dân thành căng thẳng và an ninh xã hội bị vỡ nát. Tội này thuộc về ai?

(Kỷ niệm 7 năm Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận)
 Ban Biên Tập - Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 169



Saturday, April 20, 2013

THÔNG BÁO VỀ NHỮNG BUỔI DÃ NGOẠI ĐỂ TRAO ĐỔI VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


Chúng Ta – Công Dân Tự Do - Quyền Con Người đã được quy định trong Hiến Pháp và đồng thời cũng là những giá trị phổ quát của nhân loại được xác nhận trong hai Công ước Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người mà nhà nước Việt Nam là thành viên ký kết. 

Những quyền này đã được tôn trọng và bảo vệ như thế nào, cụ thể trong đời sống của mỗi người, thân nhân và bạn bè của chúng ta?

Những vi phạm đối với Quyền Con Người đã ảnh hưởng đến đời sống và khát vọng mưu tìm hạnh phúc của cá nhân và thành viên trong gia đình của mình ra sao? Chắc chắn, mỗi cá nhân trong chúng ta đều có những trải nghiệm thực tế khác nhau và đó là điều mà chúng ta cần chia sẻ với nhau. 

Từ mỗi góc nhìn, kinh nghiệm, ước muốn của mỗi cá nhân, cũng như khát vọng chung của cả cộng đồng, Quyền Con Người sẽ cần có những cải thiện như thế nào để Việt Nam sớm thực sự trở thành một nước Dân Giàu, Nước Mạnh, Xã Hội Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh? Đó chắc hẳn sẽ là chủ đề quan tâm của tất cả chúng ta.

Các bạn thân mến! 

Trong ước muốn vừa có những sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, vừa tạo được cơ hội để trao đổi với nhau về những điều hữu ích cho việc góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hưởng ứng buổi dã ngoại này. 

Chương trình cụ thể: 

Các Công Dân Tự Do thân mời quý phụ huynh và các bạn trẻ cùng tham dự những buổi dã ngoại lành mạnh, sinh hoạt cùng bạn bè. 

Hình thức tham gia: 

Mỗi người chúng ta sẽ tự đem theo đồ ăn nhẹ cho mình và gia đình. Đây là dịp để chúng ta gặp nhau, giải trí, làm quen và cùng nhau trao đổi về vấn đề Quyền Làm Người trong đời sống của chúng ta. 

Thời gian và địa điểm: 8h30 sáng ngày 5 tháng 5 năm 2013 

- Tại Sài Gòn: 
Công viên 30 tháng 4, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1. 
Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Hoàng Vi – ĐT: 01287 123 126 

- Tại Nha Trang: 
Công viên Bạch Đằng, Đường Trần Phú - đối diện Học Viện Hải Quân. 
Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - ĐT: 0905 140 835 

- Tại Hà Nội: 
Công viên Nghĩa Đô, Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội. 
Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Văn Dũng - ĐT: 0974 468 775 

Chân thành cám ơn các bạn. 

 
 

Friday, April 12, 2013

KỶ NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30/4/1975

THÁNG TƯ, NĂM 1975
Đêm hai mươi chín, đen như ngày sẽ mất !
Nghe loa vang tiếng giặc gọi chiêu hàng.
Ghì tay súng, lửa thù tim sôi hận.
Mắt hờn căm, cùng loạt đạn đáp lời.
Những người lính chợt vùng lên bất chấp.
Trong vòng vây, sinh tử đã có phần.
Ngày ba mươi, nghiêm chào nhau lần cuối.
Tình chiến hữu!... lặng người, xót xa đau.
Colt 45 từng mảnh, nát tan hồn,
Trôi chìm theo giòng nước đục quê hương,
Vào lòng sông, không vương vào tay giặc.
Đây mảnh đồng, một thời trên áo trận
Danh dự đây! bạc phận, đất chôn vùi.
Lịm theo hồn, thân này như đã chết.
Cố che dấu nhục hèn, từng… "BẤT KHUẤT"
Bước thẫn thờ với súng giặc kề lưng.
Làm quan chi?... sao sống để làm tù ?!
Trách mình hèn, chưa chết như chiến hữu.
Nợ nước nhà, ơn sinh thành dưỡng dục,
Sống trong đêm, nuốt nhục ước thấy ngày.
Ngày sống thừa, truyền đời sau ghi khắc:
Mẹ Việt Nam, lũ quỉ đỏ đoạ đày.
Còn hơi thở, còn hận loài cộng phỉ.
Cùng chung nhau gìn giữ Quốc & Quân Kỳ.
Ngày Quốc Hận, ngày ba mươi tháng Tư.
Ngày ba mươi, ngày đen như vận Nước!


Bùi Đức Tính

Đi vòng qua biển nhớ tháng Tư
Ba mươi tám năm,
Sài Gòn phủ cờ sao thảo khấu
Giọt lệ vắn dài đâu kể xiết ngày đêm
Những dòng chữ theo thời gian đổi nét
Đảng Cộng sản ác ôn vẫn bám chắc bạo quyền


Lòng dạ con người
Ôi lòng dạ con người
Ngươi thay đổi như nắng mưa mỗi buổi
Ngươi thay đổi như sáng trưa chiều tối
Ngươi vô tình nhìn nước mắt tuôn rơi

Khấn Đấng tối cao xin cho ngươi chuộc lỗi
Cúi xuống địa ngục mênh mông hòng thứ tội cho người
Loài Cộng sản,
Ôi bọn đười ươi giả dối
Một tiếng ăn năn lời sám hối đầu môi

Ba mươi tám năm,
Sài Gòn lệ đầm thấm đất
Tiếng nấc tự do kìm nước mất trong lòng
Ngọn đuốc bên kia Thái bình dương còn phủ sóng
Chưa soi tới thành phố biển Đông

Bao dân chết,
hàm oan dồn đáy biển
Hồn tang thương ngày dứt bỏ cường quyền
Bao nhiêu nữa ngục tù chờ giam hãm
Đảng của Hồ sót chữ nghĩa từ tâm

Sao em biết cứ đi vòng qua biển
Cuối tháng Tư nơi có chỗ quê người
Trời đất lạ
Lòng người luôn rộng mở
Nhìn về quê nhà nếm giọt bâng khuâng.
Tạ Cự

Ngày kỷ niệm Quốc Hận 30/4/1975 lại sắp trở về, mời các Thân Hữu xem lại một số ca khúc gợi nhớ lại biết bao kỷ niệm đau thương mà Quê Hương chúng ta đả trải qua. 38 năm rồi mà sao ngở như mới hôm nào…
(Xin click vào tên bản nhạc muốn xem)

NHỚ MẸ
LƯU ĐÀY
CÁI CÒ – BĂNG TÂM
NGƯỜI DI TẢN BUỒN – NAM LỘC
XIN ĐỜI MỘT NỤ CƯỜI
MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG
VUT MT
 
TÌNH CA CHO NGUYỄN THỊ SÀIGÒN
C CHÂN VIT NAM
BÊN EM ĐANG CÓ TA
LƯU VONG KHÚC
LÁ CỜ THIÊNG – HOÀNG TƯỜNG
MỘT NGÀY VIỆT NAM
"ANH LÀ AI ?"
“ANH LA AI ?” - REMIX RAP
XIN HÃY LÀM ÁNH ĐUC
 
KHÚC SINH CA – RA BNG MÁU
THIÊN THẦN TRONG BÓNG TỐI
ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
TRIỆU CON TIM


TÌNH CA CỦA NGƯỜI HẾT Ý

 
LỜI KÊU GỌI CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN
TRÊN ĐÀI PHÁT THANH SG NGÀY 30-4-1975
 
Biết là tôi không ưa tên TCS, nên một cô bạn đã gởi cho Lãng Tử một bài nhạc "chế” Cô tìm thấy trên blog của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Xin được chia xẽ với các bạn.
 

Bài thơ được viết hồi tháng 7/ 2011, sau khi một người biểu tình ở Hà Nội tự ý "va cái mặt" vào giày của một đại úy công an. Cú “va cái mặt" vào giày này xảy ra khi anh công an vừa “nhón bước" xuống xe bus. Nhưng rất may cho anh công an, cú "va cái mặt" này không làm anh té ngã. Anh công an cũng đã không thưa kiện cái đứa suýt làm nguy hiểm tính mạng mình. Anh thật là một người rộng lượng…Ha!Ha!Ha!!!.

  1.  Tôi có người yêu
   xuống đường hôm qua
   Tôi có người yêu
   vừa mới đi ra, nó đạp vào nhà
   nó đạp thật thà
   nó bảo là “mày chống china...”

  2.  Tôi có người yêu
   xuống đường hôm kia
   Tôi có người yêu
   bị đánh lia chia, đánh thật đầm đìa
   nó giật cả cờ
   nó bảo rằng “đừng có lơ mơ...”

ĐK:   Tôi muốn yêu anh yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
Người yêu ơi ! sao nện tôi
Nhìn anh tôi muốn chết cho rồi... 

Tôi muốn yêu anh yêu Việt Nam
Nhưng nhất quyết không yêu tên "bạn vàng"
Bọn đuôi sam bao nghìn năm
Thò tay chúng muốn lấy luôn quần…

  3.  Tôi có người yêu
   mới vừa tiêu diêu
   Tôi có người yêu,
   bị đánh như heo, đánh thật ngặt nghèo
   đánh tràn một lèo
   ngay chỗ hiểm nghèo,  nằm chết cong queo..


 

Monday, April 1, 2013

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TANG THƯƠNG CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM 38 NĂM TRƯỚC


38 năm qua, những ngày nghiệt ngã,
tang thương tại vùng I và II
 
 
Phi Loan xin được mời các anh chị đọc để nhớ về thăng trầm và khổ đau cuả dân tộc mình trên chặng đường di tản trong biến động 1975 trên con đường tỉnh lộ 7B
(Viết cho những khốn khổ, những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi)
Tôi gấp quyển sách đang đọc dở dang, đưa tay chùi vội những giọt nước mắt vừa lăn dài xuống má. Quyển sách đó có tựa đề thật đơn giản “Những người tù cuối cùng” của tác giả PGĐ và chính anh cũng là một trong hai mươi người tù cuối cùng được thả ra sau hơn mười bảy năm bị giam cầm, tù đày trong lao tù Cộng sản. Anh và các bạn đã là nhân chứng sống của lịch sử. Những giòng chữ đó có hấp lực thật lạ lùng, càng đọc càng như bị kéo ngược về dĩ vãng - một dĩ vãng đau buồn và uất hận mà tôi đã cố chôn vùi thật sâu trong tận cùng của ký ức... 
Sau biến cố tang thương của tháng 3 năm 1975 khi Ban Mê Thuột bị thất thủ - là kéo theo những đổ vỡ-những mất mát-những chia lìa-những đọa đày-những uất hận của tập thể Quân Dân Cán Chính VIỆT NAM CỘNG HÒA của một quân đội hùng mạnh của những người con đã sống chết cho lý tưởng Tự Do và sự phồn vinh của dân tộc. Ba mươi mấy năm qua biết bao thăng trầm - nhưng mỗi lần nhớ về, lại là những lần nhói buốt, nó như vết thương lòng không thể nào lành. Tôi thầm cám ơn tác giả của quyển sách đó đã là động lực để tôi ngồi xuống ghi lại những hình ảnh mà tôi đã chứng kiến của buổi chiều hôm ấy... 
Trong cái lũ lượt của đoàn người di tản từ PLEIKU và KONTUM qua con đường liên tỉnh lộ 7B. Con đường này bỗng nhiên ồn ào, náo nhiệt trong hỗn loạn, rồi tiếng gọi nhau vang dội cả một góc rừng. Tiếng khóc than, tiếng xe, tiếng súng nổ rền vang, hệt như đàn ong vỡ tổ, người chạy ngược kẻ chạy xuôi, tìm kiếm người thân bị thất lạc, đồ đạc vất bừa bãi, những chiếc xe hư bỏ lại trên đường ngỗn ngang. Tôi và HÙNG người em trai nhỏ, cũng tất bật trong đoàn người gian truân đó, bây giờ chỉ còn hai chị em, ba mẹ và các em còn kẹt lại Ban Mê Thuột, mấy bữa nay tôi đã chạy đôn chạy đáo để dò la tin tức gia đình, nhưng biết hỏi ai bây giờ, bởi chẳng ai biết rõ điều gì đã xảy ra. 
Trong tâm trạng rối bời đó, tôi chỉ còn nhớ một điều là khi đến lớp, điều làm tôi ngạc nhiên là sĩ số các em học sinh đến trường chỉ còn một nữa, tôi đang tìm câu trả lời thì có một em học sinh đến gần bên tôi nhỏ nhẹ lên tiếng hỏi:
- Thưa cô, ba mẹ em muốn biết là cô có muốn chạy loạn cùng xe với gia đinh em không? 
Chạy loạn!!! Tôi nghe tiếng chạy loạn mà tim nhói đau, có nghĩa là tôi phãi rời bỏ nơi chốn này, xa trường, xa học trò thân yêu của tôi, mà đi đâu kia chứ? Nhìn đứa học trò ngoan mà tôi thương nhất lớp chưa biết phải trả lời ra sao? 
Tôi mới ra trường được vài tháng, nhận nhiệm sở ở đây, ngôi trường nằm trên ngọn đồi thoai thoải trông thật dễ thương, tuy mới về nhưng tôi được học sinh, phụ huynh học sinh và các đồng nghiệp thương mến chắc tại cái nhỏ nhoi, yếu đuối của tôi trong làn sương mù và cái se lạnh của PLEIKU chăng? Tôi nghĩ thế. 
- Thưa cô, cô quyết định như thế nào ạ?
Tiếng nhỏ nhẹ của người học trò lại cất lên, cắt ngang giòng suy tư của tôi, tôi lặng lẽ gật đầu. Thế là mọi chuyện cứ tuần tự đi qua như đã đuợc sắp xếp tự bao giờ để giờ này đây tôi cũng có mặt trong đoàn người di tản. Khi chiếc xe bị kẹt cứng, không thể nhích thêm một chút xíu nào, tôi nhảy xuống xe để được thoải mái một lát và đi lần về phía trước, bỗng nghe một giọng ru con lanh lảnh vừa ru, vừa khóc nghe thật não lòng!!... 
- “Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời”. 
Tôi lần theo tiếng ru hời đó, đến dưới gốc cây to thấy một người đàn bà, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, ôm chặt đứa con trong lòng mà ru, tôi tò mò bước đến gần để hỏi thăm, chỉ vừa kịp nhìn thấy đứa bé có nước da xám sậm, tôi như muốn ngã qụy xuống, không biết đứa bé đã chết tự bao giờ, vậy mà người mẹ vẫn cất tiếng ru nảo ruột để ôm ấp, để vỗ về con mình. Tôi kêu thất thanh 
- Xin giúp chị ấy, con chị đã chết rồi!
Thấy tôi la lớn tiếng, có mấy người đang ở gần đấy bèn chạy lại, nhưng không thể nào lấy được đứa bé ra khỏi vòng tay của chị, chị cứ ghì chặt đứa con của chị vào lòng, đứa bé như một bảo vật, một gia tài cuối cùng của chị, chị vừa khóc vừa ru “Con đi trường học, mẹ đi trường đời". 
“Chị đã thi đậu trường đời rồi đó chị”, tôi thầm nhủ như thế, định mệnh oan nghiệt đã cướp đi người con yêu dấu của chị, chị cứ thế mà than van, “Con ơi! con bú đi con...” Tôi đưa tay bịt tai lại để không còn nghe giọng ru hời thống thiết của một người mẹ vừa mất đi đứa con nhỏ thân yêu. 
Không thể chịu đựng thêm nữa, tôi vội quỳ xuống truớc khoảng đất trống gần đó mà lạy mười phương tám hướng vừa khóc, vừa van vái. Xin tha cho dân tộc con, cho đất nước con... Tôi úp mặt vào đôi bàn tay nhỏ bé kêu lên "Chúa ơi!"...
Bỗng một bàn tay, đặt lên vai tôi 
- Chị ơi, chạy mau đi, không kip nữa đâu.
Tiếng người em trai hối thúc. Tôi vội vàng đứng lên như người vừa hoàn hồn, tôi chạy như bay để lại sau lưng người đàn bà đang ôm ghì xác đứa con đã chết với tiếng ru hời bi thảm...
Ba mươi tám năm trôi qua, chẳng biết người đàn bà với tiếng hát ru hời ấy về đâu???  
Phi Loan Hoàng thị Cỏ May
 
 
- 2 giờ 20 sáng ngày thứ hai-10 tháng 3 năm 1975, quân Cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.
- 4 giờ chiều ngày thứ hai-10 tháng 3 năm 1975, quân Cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...
- 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) Theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh.
 
 
 
 
 
 
TẠI QUẢNG TRỊ
 
 
 
 
 
 
TẠI HUẾ
 
Ngày 21 tháng 3 năm 1975 nguyên gia đình bị Cộng sản bắn chết ở quốc lộ 1,
gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản.
 
Người phụ nữ này 1 mình dẫn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang
ngồi trên đèo Hải Vân với nỗi lo âu.
TẠI CỬA THUẬN AN
Chiếc xà lan Quân vận Vùng 1, di tản Quân & Dân
chuyến cuối cùng  từ Cửa Thuận An. 
TẠI ĐÀ NẴNG
Ngày 27-3-1975 Chuyến máy bay dân sự đầu tiên của Mỹ mướn đáp xuống phi trường Đà Nẵng để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội. Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.
Sau đó thay đổi bằng 4 máy bay C-130 nhưng hỗn loạn vẫn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975
Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng.
Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối.
Người dân chạy trốn Cộng sản được câu lên tàu SS Pioneer Contender.
Một số người dân di tản đả được ngồi yên dưới hầm Tàu 
Bến tàu Đà Nẵng rất hỗn loạn, nên các chiếc tàu thả neo ngoài xa,
dân dùng thuyền bè từ bờ ra tàu tại Đà Nẵng
Mỗi chiếc tàu chở được chừng 10 ngàn người thì nhổ neo về Cam Ranh.
Chiều ngày 28-3-1975, tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Những cảnh hỗn loạn xảy ra. Cả chục chiếc thiết vận xa M-113 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu.
Sau đó có nhiều chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê.
Tối 28-3-75 bọn Cộng sản pháo kích vô căn cứ
Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời.
 
Chiến Hạm HQ-802 nhổ neo xuôi Nam lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Và những số người dân khác. cố gắng dùng đủ loại phương tiện để
chạy ra khỏi Đà Nẵng. Phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi Cộng sản ngày 28 tháng 3 năm 1975.
Ngày 30 tháng 3 năm 1975 Dân tị nạn từ Huế, Đà Nẵng và các thành phố khác
chen chúc chạy trốn Cộng sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam.
TẠI TUY HÒA, PHÚ YÊN
Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cả các tỉnh trên Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.
Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là
CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng.
Những người dân rút chạy khỏi cao nguyên ngày 19-3-1975 tại Phú Bổn, Kontum.
Một quân nhân VNCH trên trực thăng đã cứu bé trong cuộc di tản hỗn loạn
Đoàn xe nối đuôi qua cầu phao trên Sông Ba ngày 18-3-1975. Phú Yên.
Ngày 22-3-1975 một phụ nữ được trực thăng di tản ra khỏi Tuy Hòa,
ôm chặt con vào lòng với nỗi đau khổ vì người chồng còn kẹt ở lại.
 
THÁNG BA TRÊN TỈNH LỘ 7B.
 
( Cảm tác theo hình ảnh và bài viết của Phi Loan- Hoàng Thị Cỏ May).
Tháng Ba trên tỉnh lộ 7B,
Đoàn người chạy loạn dài lê thê,
 
Người mẹ tất tả đôi quang gánh,
Gia tài là những đứa con kia.
Thằng anh túm áo mẹ bước theo,
Thằng em ngồi trong thúng thơ ngây,
Chắc nó tưởng trò chơi chốc lát,
Mẹ gánh về nhà như mọi ngày.
Theo dòng người mẹ nó bước mau,
 
Cha nó còn cố thủ dãi dầu?
Người lính tan hàng không đơn vị,
Những ngày cuối cùng anh ở đâu ?
 
Có người di tản từ Pleiku,
Phố núi cao, phố núi sương mù,
Hoa Dã Quỳ vẫn vàng đâu đó,
Nước vẫn trong xanh nước Biển Hồ.
 
Có người di tản từ Kontum,
Đạn bom xé nát rừng cao nguyên,
Người dân ngơ ngác rời thành phố,
Nỗi buồn cao như đỉnh Ngọc Linh.
 
Người ta gọi nhau trong hãi hùng,
Kẻ ngược người xuôi, đường mịt mùng ,
Về Tuy Hòa hay đi Phú Bổn ?
Có nơi nào bình yên hơn không?
 
Tiếng khóc, tiếng súng, tiếng còi xe,
Rợn người như từ ác mộng về,
Bên đường đồ đạc nằm vương vãi,
Người bên người mà vẫn phân ly.
 
Bao quân, dân, cán, chính miền Nam ,
Trên tỉnh lộ này đã hi sinh,
Quân đoàn 2 rút quân, triệt thoái,
16 tháng Ba năm 75.
 
Đường liên tỉnh lộ 7B ơi,
Bao tháng Ba qua, bao ngậm ngùi,
Bốn phương tám hướng đời dâu bể,
Ai có thể quên kỷ niệm này.
 
 Nguyễn Thị Thanh Dương.
( March 20, 2013 )