Saturday, March 29, 2014

NGƯỜI DÂN NINH THUẬN KHÔNG CÒN SỢ BỌN CÔNG AN csVN NỮA.

         
Một Video clip đặc biệt (Ngày 28/3) ghi lại khoảnh khắc vùng lên của Nhân dân xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam - Ninh Thuận chống lại bọn côn an cộng sản sau khi bọn tà đạo côn an này đứng về phía Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận. Sau khi nhà cầm quyền cộng sản cho phép công ty này khai thác Titan trở lại. Điều khiến bọn ngụy quyền cộng sản không ngờ là quyết định cho phép Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận khai thác titan trở lại đã khiến dân chúng xã Sơn Hải nổi giận.
6 người dân đã bị bắt vì tội "chống người thi hành công vụ"  

Ngày 28 tháng 3, dân xã Phước Dinh vẫn đổ về trụ sở tỉnh Ninh Thuận, lặp lại yêu cầu trả tự do cho hai người bị bắt và hủy các quyết định khởi tố mà họ cho là vô lý.
 
 

CHUYỆN DẠY VÀ HỌC VĂN Ở NƯỚC VIỆT THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 
Tôi còn nhớ, năm 2001, khi con tôi vào lớp 6, lớp mà trẻ bắt đầu chuyển từ tư duy chân thật sang tư duy phân tích. Cô giáo dạy văn cho đề tả cây chuối vườn nhà em. Tôi và vợ kêu trời, vì ở Sài Gòn làm sao có đất mà làm vườn, và có cây chuối cho con tôi biết mà tả?

XUẤT KHẨU THÓI XẤU – NỖI NHỤC KHÓ PHAI!

Quảng bá, xuất khẩu ra toàn cầu thói hư, tật xấu, lợi nhuận mang về cho đất nước ngàn năm văn hiến sẽ là nỗi nhục khó phai và sự khỉnh rẻ, kỳ thị của bạn bè quốc tế

Câu chuyện một cô gái tự xưng là du học sinh Nhật Bản ở Việt Nam 4 năm “kể xấu” người Việt bằng bức tâm thư đang gây xôn xao dư luận. Theo tôi, chuyện này không có gì mới.


Paris : biểu tình chống Tập Cận Bình đến Pháp

         


TỪ CRIMEA, NHÌN VỀ VIỆT NAM.

Hôm trước, khi Nga đưa ra lời tuyên bố là sẽ có một cuộc “trưng cầu dân ý” của người dân Crimea để hỏi xem họ vẫn muốn thuộc về xứ Ukraine hay muốn trở về với “mẫu quốc” Nga sô, Vladimir Putin đã viện dẫn lý do bào chữa “Vì Crimea có nhiều người thuộc sắc tộc Nga”. 

Sự ngụy biện yếu ớt này đã bị một anh bạn của người viết bài tấn công không thương tiếc:
Nói vậy mà nghe được. Thử hỏi ở nước Úc này, có nhiều người gốc Anh. Họ tụ họp về một thành phố nào đó, như Adelaide chẳng hạn, rồi Anh quốc nói phải cần bảo vệ tài sản, sinh mạng cho họ, rồi thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý ở Adelaide, thì nghe có được không ?  

XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH Ở THỦ ĐÔ NƯỚC CHXHCNVN

 
Thay vì được bố mẹ đưa đến trường, nhiều học sinh tiểu học ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được đi học và đón về nhà bằng… xe ngựa. Những hình ảnh ngộ nghĩnh do phóng viên VietNamNet ghi lại.
 

Friday, March 28, 2014

DÂN OAN KHIẾU KIỆN ĐẤT ĐAI BIỂU TÌNH Ở SÀI GÒN

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-03-26
 
Nhiều phụ nữ dân oan tập trung biểu tình ở TP.HCM hôm 26/03/2014, đòi nhân quyền, nữ quyền và chống cưỡng chế đất đai. 

NHỮNG CÁI NHẤT KHÔNG ĐÁNG TỰ HÀO CỦA VIỆT NAM

 
Những "thành tích kỳ dị" ở nước ta so với thế giới có lẽ sẽ khiến nhiều người phải giật mình và xấu hổ. Mấy cái gạch đầu dòng này em chỉ tổng hợp lại thôi, không tin các bác xem nguồn phía dưới không lại bảo em phét lác: Cá nhân em thì thấy, chỉ một số người Việt Nam mang những thói xấu này nên đừng vơ đũa cả nắm là người Việt thế này người Việt thế nọ nhé. Thông tin chỉ mang tính tham khảo mua vui:  

Tuesday, March 25, 2014

NHẬT, THÁI, HÀN RÊU RAO NGƯỜI VIỆT TRỘM CẮP, ĂN THAM, XẢ RÁC.

  Kênh Giới Trẻ - Một số người Việt đi ra nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.  

NHẬT RA TRÁT BẮT TIẾP VIÊN VIETNAM AIRLINES

Mỹ phẩm Shiseido là hàng được ưa chuộng tại Việt Nam.
 
Gần phân nửa các vụ ăn cắp hàng hóa tại Nhật dính líu người Việt và cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên Vietnam Airlines, một báo có uy tín tại nước này đưa tin.

Báo Sankei của Nhật Bản vào ngày 27/02/2014 đưa hai bài về thực trạng ăn cắp đồ và chuyển về Việt Nam để tiêu thụ.
 

BỨC “TÂM THƯ” BÀN VỀ VĂN HÓA VIỆT

 
Mới đây, bức thư  được cho là của một du học sinh Nhật Bản từng có bốn năm sinh sống tại Việt Nam bàn về “văn hóa Việt” đã lan truyền trên facebook và thu hút rất nhiều ý kiến của các cư dân mạng. “Bình cũ, rượu mới” - “văn hóa Việt” vốn không phải điều gì quá lạ lẫm khi được mang ra bàn luận. Nhưng có thể nói, với góc nhìn khách quan của người ngoại quốc và sự bày tỏ hết sức thẳng thắn, bức “tâm thư” này lại một lần nữa làm dấy lên những tranh cãi không có hồi kết cho vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của chính những người Việt chúng ta.  

Monday, March 24, 2014

SỰ THẬT KINH HOÀNG VỀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA TRUNG CỘNG VÀ VIỆT NAM

         

         

         

NGƯỜI TRẺ GỐC VIỆT CHỈ HUY ĐÀO TẠO LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM VÀ NGƯỜI NHÁI HẢI QUÂN MỸ

Một cậu bé được bố mẹ đưa sang Mỹ tị nạn năm 1975 nay trở thành Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ, vị trí điều hành các hoạt động đặc nhiệm và huấn luyện lặn tinh nhuệ nhất trên thế giới mà ít người có thể vươn tới được.

Đó là câu chuyện thành công của Trung Tá Hải quân Cao Hùng, sĩ quan chỉ huy trường đào tạo trên 1200 lính hải quân, thủy quân lục chiến, và phi công hằng năm với đội ngũ 235 giảng viên là những chuyên gia tài giỏi của nước Mỹ.

Sunday, March 23, 2014

TÀI SẢN KHỔNG LỒ CỦA QUAN CHỨC

         

HAI KHUNG TRỜI...

Sáng nay Chúa Nhật 16.3.2014, cầm tờ báo Tuổi Trẻ trên tay mà lòng buồn vời vợi. Ngay trang nhất, hình ảnh cây cầu treo lơ lửng trong sương mù, chiếc cầu treo mong manh với những sợi dây cáp mảnh khảnh, và một đàn em bé đi học vội vã qua cầu, dòng chữ “Ám ảnh cầu treo” được viết với khổ lớn như muốn mạnh mẽ giới thiệu về một biến cố không thể vui của thời sự.
 

QUỐC TẾ BÌNH LUẬN CẢNH VƯỢT SUỐI Ở VN


Hình ảnh học sinh vượt suối trong túi nylon đã khiến cư dân mạng xúc động lẫn phẫn nộ
Cảnh cô giáo và học sinh xã bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận, trong lúc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thông báo sẽ sớm xây cầu treo. 

Đoạn video dài khoảng 4 phút do cô giáo Tòng Thị Minh, một giáo viên trường Tiểu học Nà Hỳ 2 ghi lại đã khiến dư luận trong nước bị chấn động trước thực trạng khó khăn của các trường học ở vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam trong lúc chính quyền đang bị chỉ trích là đổ hàng triệu đôla vào những công trình không có giá trị kinh tế.  

Tuesday, March 18, 2014

CHUI VÀO TÚI NILÔNG ĐỂ... QUA SUỐI

Thứ hai, 17/03/2014, 14:30

Các cô giáo chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối.

Trong câu chuyện về điểm trường “Tháng ba biên giới” được xây dựng ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Ngôi trường mới ở Sam Lang), chúng tôi đã nhắc tới cung đường dài 18 cây số từ trung tâm xã Nà Hỳ vào bản.


         

Monday, March 17, 2014

CỘNG SẢN NẰM VÙNG - Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn.

Cuối cùng thì giờ đã điểm. Qua bao nhiêu ca ngợi, bao nhiêu tranh cãi, lý luận, có lẽ, đã đến lúc Trịnh Công Sơn nên trở lại với những gì của Trịnh Công Sơn, đó là sự thật về con người Trịnh Công Sơn. 

Giữ nhiệm vụ trưởng cơ quan an ninh tình báo Thừa Thiên- Huế từ 1966 đến đầu 1975, tôi có bổn phận phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ sinh mạng và tài sản cho đồng bào trong tỉnh. Và trên hết mọi chuyện, là đối phó với cục Tình Báo Chiến Lược Bắc Việt. Lồng vào đó là một mạng lưới CS nằm vùng tinh vi và dày đặc tại Huế. Thật không sai khi nói Huế là một ổ nằm vùng. Do vậy, có lẽ chúng tôi là người “may mắn” có bổn phận biết rất “kỹ” về Trịnh Công Sơn và toàn bộ những phần tử hoạt động cộng sản khác ở Huế giao hảo với y. Tôi biết Trịnh Công Sơn và nhóm người nối giáo cho giặc này dưới tất cả các khía cạnh khác nhau. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ thói quen đến phẩm hạnh, đến tiểu sử, đến gia đình, thậm chí, nếu cần, thì cả gia phả v.v. tôi có bổn phận phải biết. Và tôi sẽ lên tiếng một cách thẳng thắn về những sự việc, thông tin, dữ kiện mà chúng tôi có được về đương sự trong bài viết này.  

Hy vọng, sẽ cung cấp cho lịch sử, và cho những ai quan tâm đến vấn đề Trịnh Công Sơn, cũng như các hoạt động chung của đương sự với các phần tử nằm vùng khác tại Huế, mà dù thương, dù ghét, dù hận thù, dù ngưỡng mộ tôn sùng, dù căm phẫn… những thông tin chính xác và cần thiết, để quý vị có thể tự mình thẩm định lại một cách đúng đắn, về con người Trịnh Công Sơn. Bởi vì, mỗi người chúng ta, dù thế nào đi nữa, dù thương dù ghét, cũng không ai muốn mình bịp cả! 

Sunday, March 16, 2014

NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN - MỘT THIÊN TÀI ĐỒNG LOÃ VỚI TỘI ÁC

Nhiều năm nay, có khá đông người viết về Trịnh Công Sơn. Tôi cũng có một số ít kỷ niệm với Trịnh Công Sơn, nhưng không viết ra vì ngại bị độc giả hiểu nhầm mình muốn kiếm chút hơi hướm tên tuổi nơi một thiên tài nổi tiếng. Mới đây họa sĩ Trịnh Cung - Nguyễn Văn Liễu - viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị” đăng trên trang mạng Da Màu, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân vể một thiên tài từng xem tôi là bạn. 

Tình nghĩa TRỊNH CÔNG SƠN

Nhân đọc những bài của nhiều tác giả trên Việt Mercury số ra ngày thứ sáu 6-4-2001, tôi viết bài này không phải để trả lời, cũng không phải để phân trần, vì trên trang báo những tác giả bạn tôi cũng có, quen thân cũng có, quen sơ cũng có, mà chẳng quen cũng có. Tôi muốn viết cho con cháu tôi những thế hệ cần được nghe và muốn được hiểu thật đúng không tô mầu chuốc lục, và không mộng mị hóa, đễ vấn đề trở thành thời thượng.  

Có lẽ chỉ một mình tôi, trong đám bạn tập tễnh văn chương từ năm 1955, là có một lập trường hơi khác, tôi không cực đoan, càng không lãng mạng. Thực tâm mà nói đối với cộng đồng tỵ nạn, Trịnh Công Sơn chết không đáng được chiêm nghiệm, chiêu niệm như Ngọc Lan mới hôm nào qua đi. Ðám tang họ Trịnh nếu ở hải ngoại nó sẽ khác đi, vì nó không ân tình, không nghẹn ngào như ở quê nhà, việc nữ ca sĩ Khánh Ly thương mến họ Trịnh, chỉ là nhi nữ thường tình không nên bàn đến.  

Sunday, March 9, 2014

CHÚNG TÔI KHÔNG LÀ “VIỆT KIỀU”

Ngày 8 tháng 3, 2014
Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài:
Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.

“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời. 

Sunday, March 2, 2014

XE GIÁ RẺ "MADE IN CAMPUCHIA": NGƯỜI TRẺ VIỆT NAM RƠI NƯỚC MẮT

         

(Soha.vn) - Chiếc xe của Campuchia này có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế.


Ngày 14/2, Công ty Phát triển Heng của Campuchia giới thiệu loại ôtô điện tự chế mới điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID).  Chiếc xe mang mang tên ngôi đền cổ Angkor - Angkor EV 2013.  

NHỮNG HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC TRONG “THIÊN ĐÀNG” csVN

         

         

           

CÒN ĐÂY NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA ĐẠI ĐA SỐ DÂN VIỆT
NGHÈO KHỔ VÀ ĐAU THƯƠNG.
 

MỘT NHÀ NƯỚC HAY MỘT ĐẢNG CƯỚP ?

Một nước được phân biệt với nước láng giềng bằng đường ranh giới, bằng lịch sử, bằng văn hoá, bằng phong tục tập quán và bằng nhiều điều khác nữa, trong đó có thể chế để điều hành xã hội. Đứng đầu thể chế đó là một “chánh phủ” để điều hành quốc gia. 

Từ ngàn xưa, nước Việt Nam là của người Việt Nam, dù có bị tên hung thần Hán tộc phía Bắc năm lần bảy lược xâm lăng, cuối cùng chúng cũng bị đánh bật ra khỏi bờ cõi nước Nam. Trải qua lịch sử thăng trầm đến 1954, bờ cõi của dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau đều được toàn thế giới công nhận.