Friday, March 9, 2012

Ca Nhạc Sĩ vs Chính Trị Gia tại Toà Bạch Ốc

Nam Lộc + Trúc Hồ + Việt Dzũng + Quốc Khanh . . .
Lê Phú Nhuận - NLG73 
 

Tôi muốn viết nhiều tên nữa nhưng chỉ ghi vài người tiêu biểu. Những bạn khác, chắc cũng cảm nhận được mình là ai, vì đây là cảm nhận từ trái tim. Chưa vội nói đến những thành quả sau này mà các bạn sẽ đạt được với sự ủng hộ của hơn 14 vạn người cùng giòng máu, tôi chỉ muốn nói lên những cảm xúc của tôi khi thấy được tấm lòng của các bạn, những cố gắng, những hy sinh, cả tâm huyết, thời giờ, tiền bc, những chịu đựng . . . vì ai? và vì cái gì ? Khi thấy Việt Dzũng nghẹn ngào, tức tưởi, nói thật ý nghĩ của mình sau buổi họp ở Toà Bạch Ốc, tôi thấy thương em quá. Tôi biết em thiếu kinh nghiệm trong chính trường, nhất là chính trường Mỹ, vì em là một nghệ sĩ, dù là nghệ sĩ đấu tranh. Em tức tưởi vì em nghĩ đến những chữ ký của đồng bào em. Những hăm hở ấy được tiếp nhận không như nhiều người mong đợi. Nhưng bình tâm nhìn lại, thật ra, đó chỉ là nơi tiếp nhận TNT. Có bao giờ mà Phủ Tổng Thống hay Phủ Chủ Tịch của nước nào long trọng mở rộng cửa cho đồng bào mình hiên ngang bước vào để trình bày ý nguyện của mình đâu hả em?
Em có thấy dân oan của mình ở Việt Nam: mỏi mòn, lê lết trên các thềm nhà chính phủ, cơ quan, ngày này qua tháng khác, dầm mưa dãi nắng . . . mà chẳng ai thèm ngó ngàng tới? Còn ở đây, chỉ là nơi tiếp nhận, mà đã long trọng như thế, em có thấy vui không? Đồng bào mình ở VN có bao giờ có được như vậy dù chỉ ở cấp Xã, Huyện, mong gì đến Phủ Thủ Tướng, Phủ Chủ Tịch?

Rồi sẽ còn nhiều bước nữa. Người ta phải nghiên cứu nội dung TNT, xem có thể làm được gì, rồi mới trả lời. Sau đó, mình mới theo dõi tiến trình thực hiện, thúc đẩy thêm khi cần . . . Điều quan trọng ở đây, không chỉ riêng nội dung TNT, mà là ý chí của tập thể chúng ta. Nước Mỹ không thể ủng hộ cho bất cứ một nước nào mà chính dân tộc đó không tự mình đứng dậy. Hàng trăm người vào Phủ Tổng Thống, gần 500 người tràn ngập các hành lang toà nhà Quốc Hội, hàng ngàn người tụ tập chung quanh Toà Bạch Ốc biểu dương khí thế . . . đã nói lên ý chí của chúng ta.

Không phải từ huề tới thắng , mà đã thắng, đã có nhiều thành quả đáng ghi nhớ, ngay khi chưa có phần trả lời của chính phủ Mỹ :

 - Có phải đây là lần đầu tiên một sinh hoạt chính trị sôi nổi như thế của cộng đồng VN đã diễn ra, trên một tầm mức rộng lớn, ảnh hưởng toả rộng khắp thế giới ?

- Có phải nó đã khích lệ rất nhiều cho những lực lượng đấu tranh cho Nhân Quyền ở trong nước khi biết rằng họ không cô đơn?

- Có phải nó đã lôi cuốn được giới trẻ mạnh dạn tham gia sinh hoat cộng đồng? Trước đây, có ai dám nghĩ rằng có ngày ca sĩ trẻ Quốc Khanh sẽ dõng dạc trình bày trước diễn đàn của Phủ Tổng Thống tình trạng của giới ca sĩ ở trong nước, đặc biệt là Viêt Khang? Có phải giói trẻ đã là guồng máy thực hiện chiến dịch trong thời đại tin học?

- Có phải nó đã lôi cuốn được nhiều người trước đây rất ít quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng, bây giờ cũng hăng hái tham gia, theo dõi, tìm hiểu
?


Và đặc biệt nhất , giới nghệ sĩ đã chính thức bước vào sinh hoạt chinh trị, -chính trị công dân , đòi quyền công dân , đòi quyền dân sự , theo công ước quốc tế , theo hiến pháp . . . Và chính ở sự kiện này , các bạn đã giúp cho giới nghệ sĩ xoá tan đi một thành kiến nghiệt ngã từ bao thế kỷ :
- "Xướng Ca Vô Loại".
Sự nổi bật của các bạn trong dịp này cho thấy, nghệ sĩ, cũng như tất cả các giới khác, đều có xấu và có tốt, có người vô cảm nhưng cũng có người biết rung cảm trước cái đau của dân t
c, có người chỉ biết chạy theo đồng tiền, nhưng cũng có người coi tiền chỉ là phương tiện, không vì nó mà bán rẻ danh dự , danh tiếng của mình . . . Có người vẫn tiếp tục đóng vai vô loại, nhưng cũng có người không như thế .

Thực tế cho thấy, có người từng mang cấp tướng, nhưng lại phản bội chiến hữu, cam tâm cúi đầu trước kẻ thù chỉ vì miếng ăn. Không vô loại thì là gì? Những tiến sĩ, bác sĩ , những dân biểu , chính trị gia . . . cam tâm làm tay sai cho giặc , không dám mở miệng bênh vực dân oan , dù trước đây họ ra sức đánh phá chính quyền miền Nam - Không vô loại thì là gì ?

Cũng có người đội lốt Sư, Linh mục . . . làm những điều ô nhục, làm tay sai cho cộng sản. - Không vô loại thì là gì? Những chủ tịch một nước mà chủ trương phá bỏ bàn thờ Ông Bà, Tổ Tiên, để chỉ thờ và tung hô Mao Chủ Tịch vĩ đại muôn năm!  Không vô loại thì là gì Thủ Tướng của một nước mà ký văn kiện bán nước, dâng hiến phần đất nước của ông cha để lại , không vô loại thì là gì ? . . . . . còn nhiều thứ vô loại khác, không chỉ riêng giới nghệ sĩ .

Ai còn dám vơ đũa cả nắm ca nhạc sĩ là xướng ca vô loại?

Xướng lên lời ca như một lời hịch "Việt Nam tôi đâu?" , làm dậy hồn sông núi , há chẳng phải là một anh hùng ? Kêu gọi bạn hãy cùng tôi đứng lên đáp lời sông núi há chẳng phải là khí hùng của giòng giống Rồng Tiên?

Bởi vậy, kỳ ra quân lần này, chúng ta, những người ủng hộ chiến dịch TNT vận động cho Nhân Quyền ở VN, gặt hái rất nhiều thắng lợi, dù chỉ là bước đầu. Chúng ta học hỏi và đi tiếp.

Nào! Đàng trước, bước!

 (Người Lính Già 73)


Ca Nhạc Sĩ vs Chính Trị Gia tại Toà Bạch Ốc

(Xin phép mượn cái tựa đề "Ca Nhạc Sĩ vs Chính Trị Gia" của ông Lê Phú Nhuận    (BBT NÓI RÕ TÁC GIẢ không phải là ông Lê Xuân Nhuận anh em với tên tội đồ Mậu thân Lê Văn Hảo) - Người Lính Già 73, để làm cái tựa cho bài này.)

Kết quả về việc đệ trình Thỉnh Nguyện Thư (TNT) và trình bày về vấn đề nhân quyền Việt Nam tại Toà Bạch Ốc vào ngày 05/03/2012 vừa qua có người cho là thành công, có người cho là thất bại, còn Trúc Hồ thì cho là "huề". Vấn đề thành công hay thất bại, thắng hay thua thật khó nhận biết khi không được xem xét kỹ càng và khách quan.
Khi chúng ta đi chùa hay đến nhà thờ với cái tâm là để cúng Phật, để dâng lòng cho Chúa thì cho dầu có gặp hay không gặp được cha hoặc thầy thì vẫn không có một điều gì mảy may làm cho chúng ta buồn phiền hay vui hơn. Vì mục đích của chúng ta khi đi Chùa hay đến Nhà Thờ là đem lòng mình dâng cho Chúa, cho Phật chứ không phải đến để gặp cha hay thầy.
Tuy nhiên Chùa và Nhà Thờ là những chốn rộng mở cho công chúng (ai muốn đến, muốn đi tuỳ nghi) trong khi đó Toà Bạch Ốc là một cơ quan công quyền cao cấp, là một biểu tượng quyền lực của nước Mỹ, hơn nữa Cộng Đồng Người Việt được mời vào (chứ không phải xin vào) do đó Toà Bạch Ốc cần phải có một sự tiếp đón tương xứng của chủ nhà đối với khách mời.
Vì cảm thấy không tương xưng như mong đợi (cộng thêm một số chuyện không vừa ý) do đó Việt Dũng và Trúc Hồ đã bỏ ra nữa chừng, và Việt Dũng vì quá giận đã gọi sự "không tương xứng" ấy là "vô lễ". Thiển nghĩ chữ "vô lễ" ở đây không đúng lắm mà phải dùng chữ "thất lễ" cho trường hợp chủ đối với khách.
Nếu "người Mỹ trọng nguyên tắc và rất thực tế để giải quyết các công việc; nhất là không câu nệ về hình thức" thi chẳng có gì để nói. Nhưng nếu việc "thất lễ" là một sự sắp xếp có dụng ý thì người đáng bị chê trách là vị chủ nhà chứ không phải khách mời. Nhất là vị chủ nhà lại là một cường quốc số 1, đại diện cho thế giới tự do và luôn luôn hô hào, cổ võ cho tinh thần và giá trị dân chủ, tự do, và nhân quyền.

Nói đến việc "thất lễ" của Mỹ thì có quá nhiều trường hợp đã diễn ra trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam và mãi cho đến ngày hôm nay. Có những lần sự "thất lễ" của Mỹ, một kẻ có quyền lực và chỉ vì quyền lợi của Mỹ, đã trở nên "trịch thượng" hoặc biến thành "tàn ác", "nham hiểm", "hèn hạ". Những lần "thất lễ" trắng trợn nhất của Mỹ là việc giết hại hai anh em TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, những cái chết bí ẫn của các vị Tướng tài giỏi của QLVNCH, những lần bắn lầm (friendly fires), sự án binh bất động trong thời gian đầu của vụ tổng công kích Tết Mậu Thân, rồi cho đến việc hành xử một cách hạ cấp khi ép TT Nguyễn Văn Thiệu ký Hiệp Định Ba Lê năm 1973, sự vô tâm trước những chiến sĩ Hải Quân bị nạn trong trận chiến Hoàng Sa, và cuối cùng là Ngày Uất Hận 30 Tháng Tư!
Trở lại với sự bất mãn và những lời tuyên bố nóng nảy của Trúc Hồ và Việt Dũng thì có người cho rằng họ "tỏ ra yếu kém về chính trị". Quá đúng! Nếu chúng ta nhận xét Việt Dũng và Trúc Hồ như là những con người bình thường thì quả thật họ là những người "yếu kém về chính trị". Nhưng Trúc Hồ và Việt Dũng không phải là những con người bình thường mà là những người nghệ sĩ có lòng với dân tộc, quê hương, có một tâm hồn nhạy cảm, luôn luôn có những tình cảm nồng nàn, những cảm xúc mạnh mẽ, ... rất dễ "tức cảnh sinh tình" mà những người bình thường không thể có được.

Chính vì vậy mà Việt Dũng mới có "Một Chút Quà Cho Quê Hương", Trúc Hồ mới có "Bên Em Đang Có Ta", "Bước Chân Việt Nam", "Một Ngày Việt Nam", "Đáp Lời Sông Núi", ... dó đó sự tức giận cùng với những lời tuyên bố "yếu kém về chính trị" (trước những tình cảnh không thể "im tiếng mà phải lên tiếng") là những cảm xúc CHÂN THẬT, BÌNH THƯỜNG, CẦN PHẢI CÓ của những người nghệ sĩ có lòng.
Như vậy nếu mong đợi Trúc Hồ và Việt Dũng có những phản ứng và lời nói trầm tĩnh, khéo léo, ... già dặn về chính trị thì đó là một sự "mong đợi thái quá" và không chính đáng! Cũng giống như CSVN mang bản chất hèn với giặc ác với dân thì làm sao chúng ta có thể mong đợi bọn chúng yêu thương dân Việt, chống trả ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất tổ?!
"xin đừng mong đợi thái quá"! Hoặc giả sử cứ hy vọng 14 cái nón cối trong bộ chính trị thuộc loại "đỉnh cao trí tuệ" i tờ rít sẽ có ngày sáng tác được một bản nhạc thì có phải chăng đây là một sự "mong đợi thái quá"!

Vậy việc cộng đồng Người Việt được Toà Bạch Ốc mời vào để trình TNT, trình bày về vấn đề nhân quyền tại VN là một thành công vượt ngoài dự tính. Vì có rất nhiều TNT nhưng có lẽ từ trước cho tới nay chưa có một tố chức nào, một cộng đồng nào mà tạo được tiếng vang, gây được sự chú ý, theo dõi của Toà Bạch Ốc và của giới truyền thông của Mỹ.
Còn việc đón tiếp như thế nào, có sự hiện diện của ai, nhân viên Toà Bạch Ốc đề cập đến những vấn đề gì, họ thực hiện vấn nhân quyền như thế nào, ... thì đó là vấn đề của Toà Bạch Ốc chứ không phải của chúng ta.
Nói một cách khác giá trị của một con người là cung cách đối xử của mình đối với tha nhân chứ không phải là cách mà mình bị đối xử. Ví dụ việc bắt giam, đánh đập, tra tấn, thủ tiêu của nhà cầm quyền CSVN đối với những người đứng lên bày tỏ lòng yêu nước, phản đối sự bất công đã tạo ra vô ngần những sự thù ghét, khinh khi đối với chế độ trong khi đó những người bị đối xử một cách tàn tệ thì giá trị của họ đã không những không bị mất mát (“Nobody can hurt me without my permission”) mà còn được mọi người yêu thương, quý trọng, tôn sùng.
Ngoài ra còn có một nguồn tin nói rằng - trong buổi đệ trình TNT tại Toà Bạch Ốc Đại Diện Hành Pháp có yêu cầu ngược lại phái đoàn cộng đồng Người Việt những điều như sau:
1. Bảo vệ sức khỏe cho những người làm nail;
2. Yêu cầu chúng ta có thêm nhiều thông dịch viên để giúp đồng bào mình;
3. Vận động đồng bào chúng ta đừng thụ động, tham gia các sinh hoạt chính trị, cộng đồng.

Nếu đúng như vậy thì điều này cho thấy Toà Bạch Ốc không những "thất lễ" mà còn tỏ ra yếu kém về nghề nghiệp (unprofessional) vì đây là một buổi đệ trình TNT, trình bày về vấn đề nhân quyền tại VN chứ không phải là một buổi nói chuyện về vấn đề an sinh xã hội và các sinh hoạt cộng đồng.
Việc gì ra việc đó, có chương trình nghị sự, có sắp xếp, có phân công, có giờ giấc rõ ràng ... chứ không phải là một buổi họp báo, một cái diễn đàn tự do.
Tóm lại việc vận động ký TNT trên trang nhà của Toà Bạch Ốc do Trúc Hồ và TS Nguyễn Đình Thắng khởi xướng là một sự thành công kỷ lục với trên 140,000 chữ ký.
Và cũng chính vì cái cảm xúc của Trúc Hồ, Việt Dũng mà đã làm động lòng hơn 140,000 con tim trên đất Mỹ và hàng triệu con tim trên thế giới và tại quê nhà. Đặc biệt là trong số trên 140,000 con tim này phần lớn là của các thế hệ trẻ - những người sinh sau 1975 và hoàn toàn không bị "va chạm" bởi những hệ lụy của cuộc chiến Việt Nam.


Từ trước cho tới nay và cho cả trong tương lai chắc chắn không thể nào có một đảng phái chính trị, một tổ chức, một hội đoàn, đoàn thể nào có thể tạo được một kỷ lục như thế. Đây là một thách thức cho ngay cả nước Mỹ, vì muốn đạt được con số trên 140,000 chữ ký đã là khó, nhưng còn khó hơn, gần như là vô phương (impossible) khi phải tính theo tỷ lệ. Tức là nếu có một TNT nào được đưa ra cho cả nước Mỹ với dân số 300,000,000 (3 trăm triệu) thì con số chữ ký cần có để qua mặt cái TNT của chúng ta thì phải là 100 lần nhiều hơn: 140,000 X 100 = 14,000,000 (14 triệu), vì cộng đồng Người Việt ở Mỹ chỉ có vào khoảng 3,000,000 (3 triệu) người tức là 1 phần trăm dân số của nước Mỹ.
Tuy nhiên ở đây chúng ta không cần thách thức, cũng không cần bàn chuyện hơn thua mà chúng ta phải vui mừng và hãnh diện là con số kỹ lục này đã nói lên được sự đoàn kết và tấm lòng yêu nước thương nòi của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Đây chính là điều làm cho CSVN phải run sợ!

N Nguyen
07/03/2012
 
Xin cám ơn bạn Trần Dũng đã chia sẽ những hình ảnh được dùng trong bài nầy.
Lãng Tử 75