Friday, April 20, 2012

Huyền sử Thiếu Sinh Quân !

(Bài viết từ năm 1995)

Tuần qua, Bao Bất Đồng do cơ trời bỗng được tái ngộ với người anh em của thuở ba mươi mấy năm về trước. Anh có tên cúng cơm là Phạm Văn Hợp. Xưa, đã từng là lính trinh sát của sư đoàn 9. Xưa, đã từng là chiến sĩ đề-lô của binh chủng Dù.
Kẻ đã theo Đường Sơn Đại Huynh Trung-tá Nguyễn Chí Hiếu đánh một trận đáng đồng tiền bát gạo ở Dakto Tân Cảnh năm Mùa Hè Đỏ Lửa.
Kẻ đã theo con Mãnh Long Quá Giang Trung-tá Nguyễn Văn Đỉnh đánh một trận kinh thiên ở An Lộc năm chiến sử 1972, và cũng đã theo thủ lãnh đại ca Thiếu-tá Trương Đăng Sĩ đánh một trận vỡ trời ở Quảng Trị Thừa Thiên năm tái chiếm Cổ Thành. Nay, là thủ quỹ của gia đình Thiếu Sinh Quân của tiểu bang Victoria (Úc). Giờ, xuân xanh tuy đã 46 mà xem ra chí cung tên vẫn còn hừng hực.

Hợp hỏi :
- Huynh cũng là một trong những tay viết phóng sự chiến trường, vậy chứ, thời
   Quốc gia, trường quân sự nào được coi là thâm niêm lão làng nhất ?
- Là trường Thiếu Sinh Quân.
- Đúng. Nó có mặt trên đất nước Việt Nam ngay từ thuở vua Bảo Đại còn ở truồng, lúc tướng Nguyễn Văn Thiệu còn ôm vú mẹ.
- Đáng nể, đáng nể !
- Phải, rất đáng nể. Cũng xin hỏi, trong các lò luyện thép, lò nào đào tạo ra nhiều tướng lãnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhất ?
- Là lò... Thủ Đức, lò... Đà Lạt, lò... Nha Trang !
- Còn không ?
- Hết rồị
- Hết cái mả bố nhà huynh. Còn lò Thiếu Sinh Quân nữa. Huynh còn nhớ vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên của Quân Lực VNCH là ai không ?
- Là... Đại-Tướng Lê Văn Tỵ.
- Đúng. Tướng Tỵ xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân. Ngoài ông, còn có các tướng Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Là, Nguyễn Viết Thanh, Phan Trọng Chinh, Trương Quang Ân, Trương Dềnh Quay, Lý Tòng Bá, v.v...

- Hách thật !
- Cám ơn. Bây giờ là tháng Tư, tháng Tư đen, tháng Tư máu, tháng Tư khổ hình. Cũng xin hỏi huynh cách đây 20 năm, đơn vị nào đánh đến giờ thứ 25 của cuộc chiến ?
Bao mỗ đáp :
- Là Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù.
- Trúng phóc. Nhưng không phải chỉ có Biệt Kích Dù, mà còn nhiều đơn vị khác tỷ
  như trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu.



- Trường Thiếu Sinh Quân ?
- Phải. Đêm 29 tháng 4, sau khi chiếm hết các vị trí trọng yếu trong thị xã, địch tung hai tiểu đoàn xung kích bao vây trường Thiếu Sinh Quân, cứ điểm cuối cùng vẫn còn tử thủ. Thoạt đầu, giặc bắt loa kêu gọi đầu hàng, nhưng bên trong đáp lại bằng những loạt đạn của gần 700 tay súng.
- 700 chiến sĩ ?
- Y chang. Nhưng là những chiến sĩ nhóc, những chiến sĩ nhỏ nhất nước, những thiên thần tí hon của tuổi 12, 13, 14, 15, 16, 17. Họ đã đánh một trận hiển hách nhất trong quân sử, đã dạy cho cộng sản bắc quân biết thế nào là khí phách của tuổi trẻ Miền Nam.
Bao Bất Đồng thấy khí huyết bắt đầu nhộn nhạo :
- Số một, số một ! Vậy chắc là những dũng sĩ thời đại chỉ chịu kéo cờ trắng khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh buông vũ khí ?
- Không ! Dương Văn Minh chả là cái chó gì đối với các cậu bé. Lệnh đầu hàng là 9giờ30 sáng, còn họ thì vẫn chơi tay đôi với cộng quân mãi tới 3giờ chiều, khi mà kho đạn dược đã cạn, khi mà kho lương thực đã bốc cháy...
- Đáng phục, đáng phục !
- Còn đáng phục hơn nữa là... trước lúc mở cửa thành, họ còn bắt đối phương phải chấp nhận một giờ ngưng bắn !
- Ngưng bắn ???
- Là quân bên nào nằm nguyên ở bên đó.
- Để làm gì ?
- Để cho các Thiếu Sinh Quân làm lễ... hạ kỳ.
Họ không muốn kẻ thù làm nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ !
Bao Bất Đồng vỗ đùi đánh đét một cái :
- Có chí khí, có chí khí ! Thế mấy thằng Vẹm có chịu không ?
- Không chịu cũng chẳng được. Bởi, nếu ngoan cố kiểu lão già hồ, thì các Thiếu Sinh Quân sẽ chiến đấu tới giọt máu cuối cùng. 700 người nằm xuống thì cũng phải 1,400 tên Vẹm đi đời. Vì vậy mà chúng nó đành ngậm bồ hòn.
- Xuất sắc ! Xuất sắc !
- Sau đó là một hoạt cảnh rất là bi hùng, rất là bi tráng và cũng rất là cảm động. Hai Thiếu Sinh Quân lớp 12 là Nguyễn Văn Minh tự Minh Xe Be, và Nguyễn Văn Chung tự Chung Moi, đã tiến ra trước sân cỏ, đã đứng nghiêm trước cột cờ, và đúng theo lễ nghi quân cách, họ giơ tay chào, họ từ từ kéo từng nấc giây, trong khi đó, các Thiếu Sinh Quân từ trong các từng lầu, từ trong các hố cá nhân, từ trong các giao thông hào, không ai bảo ai, tự nhiên đứng bật dậy và đồng thanh hát bản quốc ca
- Đẹp quá ! Đẹp quá ! - Phải, đẹp lắm.

Tiếng hát vang ra khắp sân trường, tiếng hát lan ra cả tuyến địch, tiếng hát bay lên hòn núi lớn, tiếng hát bay ra tận Bãi Dâu, tiếng hát tỏa ra cả Bến Đình. Dân nghe, quân nghe, ta nghe, việt cộng nghe và cả trời đất cũng nghe.
- Hoan hô những người lính nhóc.
- Thân nhóc tì nhưng đởm lược lớn, nhưng dũng khí có thừa.
Thế nên, tuy đã hai thập niên mà đồng bào ở Vũng Tàu trong lúc trà dư tửu hậu vẫn thường nhắc lại cái huyền thoại bất hủ của những chàng trai trẻ Thiếu Sinh Quân năm nào. Có người gọi họ là những Trần Quốc Toản tái sinh, là một bầy sư tử lãng mạn...
Hợp bùi ngùi :
- Cổ nhân có câu "giang san như tạc anh hùng thệ", nghĩa là "đất nưóc còn đó mà hào kiệt đâu rồi". Hỡi ơi, cái bầy sư tử lãng mạn của thời xưa oanh liệt ấy, giờ không biết ai còn ai mất ? Hiện ở Victoria chỉ có 2 người, một là Nguyễn Minh Tuấn, Gia Đình Trưởng, hai là Phạm Hữu Đồng, Gia Đình Phó Thiếu Sinh Quân.
Nói xong, Hợp nước mắt rưng rưng, ngâm bài thơ của Thiếu Sinh Quân Nguyễn Văn Tao :

Năm mười hai tuổi ta vào lính
Ôm cả tuổi xanh lẫn mộng đời
Cứ tưởng mình là Trần Quốc Toản
Ta cầm gươm gọi Việt Nam ơi !
Năm mười tám giã từ trường mẹ
Mặc áo rằn ri đội nón nâu
Dẫn lính tung hoành trăm trận thắng
Đi vào đất địch giữa mưa ngâụ
Năm hăm bốn đời chưa thấy lớn
Mà ôi sao áo trận bạc mầu
Ta dẫn binh về nơi Tân Cảnh
Để rồi ngã ngựa dưới chân cầụ
Ta bốn bốn giã từ vũ khí
Nốc men cay mà hận nước non
Cũng may đời ta còn có bạn
Còn có em - một tấm lòng son !
Thôi thì bằng hữu, thôi thì em,
Ráng cùng ta đi trọn đường mòn.
Thiếu Sinh Quân ! Các anh đã đi vào huyền sử !

Bao Bất Đồng