Friday, June 29, 2012

Đầu bếp khiếm thị và món ăn Việt tại Masterchef Mỹ

Là thí sinh khiếm thị đầu tiên tham gia cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ, Christine Hà gây ngạc nhiên và ấn tượng cho cả ba vị giám khảo khó tính.


Christine Hà (33 tuổi) bị khiếm thị từ năm 19 tuổi. Hà được mẹ dạy cho nấu ăn từ nhỏ. Tuy nhiên mẹ cô đã mất năm cô 14 tuổi.
Master Chef (Vua đầu bếp Mỹ) là chương trình truyền hình thu hút hàng chục triệu người xem trên khắp thế giới. Trong hơn 30.000 thí sinh tham gia vòng sơ khảo mùa thứ ba, Christine Hà, cô gái gốc Việt có bố mẹ người Việt Nam định cư tại Mỹ, gây ấn tượng vì tài nấu ăn đặc biệt của mình.

Bị mù từ năm 19 tuổi do căn bệnh tự miễn dịch hiếm gặp có tên Neuromyelitis optica, Christine Hà (33 tuổi) cho biết cô có thể tự mày mò, xoay sở nấu ăn mà không cần sự trợ giúp từ 10 năm nay. Trong buổi ghi hình, Hà trổ tài nấu món cá kho tộ truyền thống của người Việt Nam.

Ấn tượng bởi ý chí và khả năng của người phụ nữ khiếm thị đặt biệt, cả ba vị giam kháo khó tính, trong đó gồm đầu bếp danh tiếng Gordon Ramsa cũng bầu cho Hà tiếp tục vào vòng trong.
Christine Hà cho biết cô sẽ tiếp tục cố gắng để có thể vào sâu hơn trong cuộc thi. Dù có đạt được giải thưởng trị giá 25.000 USD hay không, cô cũng tự tin đã chiến thắng chính mình.

John - chồng của Hà, người luôn động viên và giúp đỡ cô.

Vì mắt không nhìn thấy nên Hà phải huy động mọi giác quan để nấu ăn.
Cô nghe âm thanh của nước, xem độ nóng của chảo, ngửi mùi hành tỏi phi...

Món cá kho tộ của Christine Hà ở cuộc thi.

Video với phụ đề tiếng Việt.

(Để xem phụ đề tiếng Việt hãy click vào nút có chử “CC” dưới màn hình video).

Chefs rely heavily on their sense of taste and smell to cook -- especially if they're blind like MasterChef contestant Christine Ha.

"I have to depend a lot more on the other senses to cook -- taste, smell, how certain ingredients feel," she tells PEOPLE. "I'll know if a piece of meat is close to being done by how it feels against my hand or utensils."

Christine, 33, has been diagnosed with neuromyelitis optica (NMO), a condition of the central nervous system that affects the optic nerves and spinal cord.

"The very first bout I had was in 1999," she says of the condition. "It only happened in one eye then. It didn't recover completely so I learned to adjust to seeing out of one eye. In 2004, it decreased to the level where I could no longer drive. In 2007, it decreased to where I am now. I have to use a cane to walk around or take somebody's arm and be guided."

Christine is ready to prove herself on the show, which premieres Monday (9 p.m. ET) on Fox. "It's hard to see ingredients," she says. "I have to figure out by smell and touch if an ingredient is fresh. Cutting with knives -- fortunately, I'm pretty careful and I have a proper knife technique. Since I've lost my vision, I've cut myself once. And it was minor. I've never had to get stitches. It's really about being organized, careful and using my other senses."

And she won't be getting any special help from the judges Gordon Ramsay, Graham Elliot and Joe Bastianich. "Joe, Gordon and Graham didn't treat me any differently," she says. "They told me what was wrong and right with my dish. There was constructive criticism. I feel like they judged fairly."

Still, nerves were a factor for Christine when she began the competition. "I had never been this nervous in my life -- even on my wedding day," she says. "It was the most anxiety I've felt in a day. It's already scary to be in an environment you can't soak up visually what's happening around you. It was challenging and scary."



Wednesday, June 27, 2012

Bài viết từ trong Nước


Sự hèn mạt của báo chí

 “Cái sợ cái hèn của người cầm bút, nhất là làm báo, nguy hiểm lắm. Rất vô thức, nhưng anh ta sẽ làm “lây nhiễm” cái sợ, cái hèn nhát cho đồng bào mình” (Nguyễn Chính, cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết).

Chưa khi nào báo chí hèn mạt như giai đoạn này. Nhớ vài năm trước, trong bữa nhậu nhân hội nghị tuyên giáo toàn quốc tại Đà Nẵng, một lão bá vai tôi buông câu rất hách “báo chí các cậu hèn bỏ mẹ!”

Tức. Một tay nó bóp dái, tay kia dán băng keo bịt miệng, thế mà vẫn lớn tiếng chê mình hèn. Định vung cho lão một đấm, nhưng nghĩ lại thấy lão nói đúng chứ đâu sai. Báo chí kiểu gì mà chỉ một cú điện thoại, một văn bản miệng đã răm rắp tự bịt miệng nhau.

Một cái lệnh miệng từ văn phòng UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) cũng khiến tất cả hơn 700 tòa báo câm lặng, không dám cử phóng viên đến đưa tin. Khi hai phóng viên của đài tiếng nói Việt Nam (VOV) bị đánh đập, trấn áp dã man, bị còng tay bắt giữ như tội phạm, thu máy ảnh, thu thẻ nhà báo, thẻ đảng, thẻ luật gia… nhưng không một tòa báo nào dám lên tiếng, kể cả cơ quan chủ quản của họ. Và bản thân 2 nhà báo bị đánh cũng không dám công khai lên tiếng.

Phải đợi đúng nửa tháng sau, trước sức ép dữ dội từ dư luận và sự mắng chửi từ các trang mạng lề trái, VOV mới miễn cưỡng đăng vài mẩu tin lên tiếng bảo vệ phóng viên của mình. Nhưng được vài hôm rồi im bẵng đến nay. Không còn nghe bất cứ một tòa báo nào nhắc lại chuyện này nữa. Câu chửi “Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi” trong vụ trấn áp Văn Giang vẫn văng vẳng mãi như một nỗi ô nhục của nghề báo.

Chưa bao giờ báo chí lại sợ hãi đến vậy. Chưa bao giờ báo chí kỳ lạ như giai đoạn này, xa lánh, tránh né hầu hết các vấn đề nhạy cảm. Vì sao tránh, vì sao không đăng, vì sao không can dự? Vì đó là vấn đề “nhạy cảm”  Một lối chỉ đạo và bao biện phản tuyên truyền, thậm chí là… phản động! Nhạy cảm mới cần báo chí can dự. Không nhạy cảm thì viết để làm gì, tuyên truyền làm gì và can dự làm gì?

Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin- truyền thông kiêm Phó  ban Tuyên giáo trung ương có than một câu rằng báo chí giai đoạn này “thiếu vắng những cây bút giỏi, những bài báo hay, những cây bút chúng ta từng thấy trong lịch sử như Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà… hoặc những nhà báo rất đáng kính trọng như Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng…”

Vì sao?
Vì cái thời làm báo của Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng không bao giờ phải nơm nớp lo sợ những mệnh lệnh “nhạy cảm” như thời chúng tôi. Không có ban Tuyên giáo nào cấm cản những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng lao vào điểm nóng, tránh điều “nhạy cảm”. Báo chí thời chúng tôi, không thiếu anh hào, nhưng không sản sinh ra nổi những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng… bởi nhà báo không được phép lao vào những Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản… Bởi một cái lệnh miệng của văn phòng UBND huyện Văn Giang thôi cũng đã khiến tất cả các tòa báo câm lặng. Bởi tất tật các vấn đề “nhạy cảm” đều không được phép viết, không được phép đăng.

Khi nào còn những vòng siết “nhạy cảm” này, thì những mầm mống Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng sẽ bị bóp chết ngay từ những trang bản thảo.

Nhà báo/blogger Phan Văn Tú có một câu rất đau “trong đầu thằng nhà báo Việt nào hình như cũng có một cái kéo. Nó tự cắt nó trước khi bị người khác cắt”. Cái thói tự biên tập, tự ra lệnh, tự cột nhốt đã hình thành như một thói nết tệ hại trong làng báo.

Còn nhà báo Đào Tuấn, cây bút kỳ cựu của Đại Đoàn Kết, nay sang tờ Dân Việt thì chua chát rằng: “nhiều người cầm bút giờ còn bi kịch hơn khi hàng ngày phải viết những điều không giống với sự thật … Hàng ngày, dù không tin, nhưng vẫn phải viết ra một điều không thật– một cách khéo léo đến dối trá, để thuyết phục người đọc tin rằng đó là sự thật”


Run sợ đến dối trá. Đến mức bao điểm nóng nhức nhối về đất đai vắng bóng nhà báo. Tại sao báo chí lại tránh né những Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản? Tại sao những tấm băng rôn, những vành khăn tang giữ đất nóng hực và nhức nhối tâm can lại không nên nổi “tác phẩm” nào? Tại sao lại cứ phải “viết ra một điều không thật– một cách khéo léo đến dối trá, để thuyết phục người đọc tin rằng đó là sự thật”?

Nhìn vào danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí quốc gia để thấy cái gì, điều gì được phản ánh qua báo chí? Ông Hữu Thọ, cựu trưởng ban Tư tưởng-văn hóa trung ương nhận xét về các tác phẩm đoạt giải: “Vẫn còn ít những bài điều tra sâu sát công phu mà tôi thường nói là đọc trên những bài báo thấy ít giọt mồ hôi quá. Những giọt mồ hôi vào trang giấy, nó cựa quậy, nó gây xúc động con người…”.

Với người cầm bút, phải hiểu lời nhận xét ấy không khác gì một câu… chửi!
Báo chí chưa bao giờ nhạt chán, hèn nhục đến vậy.

Việt Nam chưa cho phép báo chí tư nhân, không có báo đối lập. Nhưng không nên “đồng thuận” hóa tất tật trên 700 tờ báo hiện có đến mức thành một chiều, thành sợ hãi như thế thì báo chí chỉ còn là mấy tờ giấy dành để gói xôi vỉa hè. Báo chí phản biện, thậm chí phê phán, đối lập có lợi cho chính phủ hơn là báo chí ca tụng, minh họa chủ trương.

Bạn đọc ký tên “Hâm mộ đảng ta” viết một comment vào trang tôi rằng: Chưa thấy một chính phủ nào lại sử dụng một dàn truyền thông hùng hậu đến thế chỉ để ngợi ca chính mình, huy động dàn hợp xướng bằng mọi cách phải “tạo sự đồng thuận” với mọi sai đúng mà không chú ý đến vai trò phản biện của báo chí. Có thể nói sự đồng lõa, thỏa hiệp, tuyên truyền cho những quyết sách sai trái của chính quyền trong một thời gian quá dài vừa qua là một cái tội rất to của báo chí. Nếu chú ý đến vai trò phản biện thì hẳn các nhà cai quản đã có chính sách để lựa chọn đội ngũ thực tài, đủ bản lĩnh. Nhưng vì chỉ chú trọng đến mục đích tuyên truyền ngợi ca, tạo đồng thuận, và giải trí tầm thường nên ở Việt Nam, nếu không mù chữ thì ai cũng có thể làm nhà báo được.

Nhận định có vẻ hơi quá, cực đoan, nhưng đáng suy ngẫm.

Ngay cả lớp Tổng Biên tập hiện thời cũng là một đội ngũ quá hèn. Trước 75, báo chí có phong trào “ngày ký giả ăn mày”, đóng cửa xuống đường đấu tranh. Thời nay, có ông Tổng nào hoặc cỡ chục tờ báo một sớm mai đồng loạt phản ứng bằng những bản báo in “bị đục bỏ”, những tờ báo trắng để phản ứng? Có ông Tổng nào dám công khai chống lệnh, một cái lệnh cấm cản quen thuộc từ những cú điện thoại, những buổi giao ban mang tên “nhạy cảm” để ưỡn ngực hiên ngang bảo vệ quyền được thông tin?

Nói thật, dù sao tôi cũng không mê những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng như cách ông Nguyễn Bắc Son lấy làm “thần tượng”. Tôi mê và thèm ước những cái tên rất gần đây thôi như Võ Như Lanh, Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Sơn Phước, Nguyễn Công Khế, Thế Thanh, Nam Đồng, Tống Văn Công… – Một thế hệ tổng biên tập tài năng rất gần với chúng tôi, nhưng không quá hèn nhục như bây giờ.

Chua và nhục đến mức các trang mạng lề trái cực đoan ví von mỉa mai hình ảnh nhà báo qua vụ Văn Giang rằng: bị đánh mà không dám “ẳng” lên một tiếng.

Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam chưa bao giờ nhạt chán, hèn nhục như lúc này. Tôi không nói quá đâu. Tự thân mỗi nhà báo, tôi tin ai cũng nhìn ra điều này.

Mà “cái sợ cái hèn của người cầm bút, nhất là làm báo, nguy hiểm lắm. Rất vô thức, nhưng anh ta sẽ làm “lây nhiễm” cái sợ, cái hèn nhát cho đồng bào mình” (Nguyễn Chính, cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết).

Nguồn: Trương duy Nhất’s  Blog



Saturday, June 9, 2012

NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ

Hoa Kỳ tự trói tay để thua csVN…
chứ không do VNCH.

Cựu Ngoại trưởng Kissinger xác nhận
“Hoa Kỳ tự trói tay để thua csVN… chứ không do VNCH”
Mường Giang

Sau hơn ba mươi bảy năm Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975, nhưng tới nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cộng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi.
Chính những cuốn sách này, đã khiến cho ai khi đọc tới cũng đều có cái cảm tưởng là “Những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó toàn ngu xuẩn hay điên rồ”, nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã. Riêng đối với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường Đông Dương để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do, vì không giữ được lời hứa “bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Nam VN, Lào, Cambốt”. vẫn cứ phải loay hoay giữa “tự ái và lương tâm” khi muốn giải đáp trước công luận, lý do tại sao “Một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay”, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cộng sản Bắc Việt? cho dù đối phương có được Nga, Tàu viện trợ và chống lưng.
Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Ðông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên, khi đã biết rõ thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975).
Tất cả từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn “không ăn nhập gì tới lòng ái quốc, yêu nước thương dân”, mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến, vì họ bị tuyên truyền một chiều.
Nay sự thật đã bị phanh phui, gây chiến tại Ðông Dương lần thứ 2 (1946-1975), thật sự “là không cần thiết lúc đó”.
Vì đối với Liên Xô thời đó, gây chiến “lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cộng sản đệ tam quốc tế”. Ðiều này ngày nay cũng đã được nhiều cán bộ cao cấp của VC như Trần Bạch Ðằng, Võ Văn Kiệt.. xác nhận. Còn hậu cứ lớn không phải tại Hà Nội, mà ở tận Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, được Hồ Chí Minh cùng đồng đảng mang về bành trướng khắp nước. Sứ mạng của Hồ đã hoàn thành một phần, ít ra là đã nhuộm đỏ được ba nước Việt-Lào-Cao Miên trên bán đảo Ðông Dương.

Nhưng chiến thắng không phải do quân sự mang tới, mà nhờ vào “
sự hèn nhát thụ động, của tập thề quần chúng trong vùng”, vì sợ sự khủng bố tàn độc của chủ nghĩa cộng sản nên cúi đầu tùng phục, để được yên ổn sống, dù là kiếp sống nô lệ hèn thừa bên lề đường như hiện tại trong thiên đường xã nghĩa VN. Do đó, hầu hết đã phó mặc vận mệnh của đất nước, của chính bản thân và gia đình mình cho ai muốn làm lãnh tụ cũng được, coi đó như là chuyện không có liên can gì tới họ.
Tóm lại “Chiến tranh VN vừa qua” là một cuộc chiến vô cùng phức tạp, giống như Pháp năm 1954, người Mỹ đã thua cộng sản trong mặt trận ý chí tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn và tàn nhẫn bất công ngay trên đất nước mình, chứ không phải ở chiến trường Ðông Dương.
Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ “No more Việt Nam” như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối cộng sản quốc tế.
Từ đó người Mỹ mới thôi cúi mặt và bắt đầu phục hồi danh dự cho những chiến binh Hoa Kỳ, đã tham chiến tại VN từ 1955-1975, và gọi đây là một trong những cuộc chiến chính nghĩa vĩ đại nhât, mà nhân dân Hoa Kỳ đã thực hiện được kể từ ngày lập quốc tới nay.
Ðối với Việt Nam Cộng Hòa dù người lính miền Nam đã hy sinh tột đỉnh nhưng cũng chỉ giữ được nửa mãnh đất quê hương từ Bến Hải vào tới Cà Mâu, vỏn vẹn chỉ có hai mươi năm trường kỳ máu lệ. Tất cả “không phải vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc Miền Nam không có tướng tài và cấp lãnh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại hay Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là Mc.Cain từng tuyên bố trên báo chí..” mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIU Việt Nam.

Nói đúng hơn, chúng ta đã bị Thực Dân Mới nhân danh Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối tư bản và cộng sản, đã sắp xếp sẵn sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc.
Nhiều nước Ðông Âu kể cả Ðức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như VN và Cao Ly, khi nằm trong thế cờ quốc tế đã định đoạt sẵn. Nhưng may thay Họ đã tự mình tháo gỡ được gông cùm nô lệ cộng sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối cọng sản đệ tam quốc tế tan rã.

Theo nhận xét của GS người Mỹ Hans Morgenthau, thì đây là trò che đậy sự bất đồng, cũng là sự phân chia sẵn ranh giới chính trị, quân sự giữa khối cộng sản và Tây Phương, sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến. Tại Châu Âu, từ năm 1947 Liên Xô xé bỏ cam kết, mặc sức tung hoành, dùng quân sự lần hồi cưỡng chiếm các nước quanh vùng, dựng khối Ðông Âu, cô lập trong bức màn sắt. Tây Bá Linh và hai nước đồng minh của Mỹ lúc đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị nguy khốn, sắp rơi vào tay cộng sản.
Ðể đối phó với tình trạng trên, Tổng Thống Mỹ Truman buộc lòng phải ban hành chiến lược “Ngăn Chặn”, đồng thời khai sinh chường trình “Marshall”, viện trợ giúp cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, quân sự đã bị thế chiến tàn phá. Song song Mỹ và các nước trên thành lập Tổ chức Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương, nhằm liên kết quân sự, để bảo vệ lẫn nhau và chống lại sự xâm lăng của Liên Xô và khối cọng sản quốc tế.
Nói chung những nước nào được Mỹ khoanh vùng, thì được gọi là Ðồng Minh và tận tình bảo vệ như Cao Ly và Ðài Loan ở Viễn Ðông. Nhưng dù chiến tranh có xảy ra dưới một hình thức nào chăng nữa, kể cả cuộc chiến thế giới tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, thì chủ trương của nước Mỹ qua tuyên bố của Tổng Thống Truman, chỉ để “tái lập hòa bình và biên giới sẵn có đã được qui định từ trước”. Ðây cũng là chiến lược của Mỹ khi tham chiến tại VN từ 1960-1975, qua nhiều đời tổng thống của lưỡng đảng, chỉ nhằm mục đích “ngăn chận làn sóng đỏ đừng lấn qua ranh giới đã phân chia sẵn”, chứ không phải tới để giúp cho VN “giải phóng khỏi ách nô lệ cộng sản”.
Vì vậy cuối cùng để hoàn thành chiến lược, cần phải thương thuyết hòa bình, chứ không phải đánh nhau để kết thúc chiến tranh tại đó, khi người Mỹ đã đạt được chiến lược toàn cầu, có lợi cho quyền lợi của nước Mỹ. Ðiều bất hạnh nhất của dân tộc VN mà bất cứ ai cũng nhận thấy, là đã có chung biên giới với nước Tàu.
Ðã vậy còn bị lọt vào quỹ đạo của người Mỹ, khi Hoa Lục và Bắc Việt bị nhuộm đỏ. Nên vừa nhậm chức Tổng Thống Mỹ, Eisenhower đã tuyên bố không để mất Ðông Dương vì đây là một trong những quân bài Domino toàn vùng Ðông Nam Á, mà VN là tiền đồn quan trọng nhất. Còn John Kennedy, từ lúc còn là thượng nghị sĩ vào năm 1956 cũng đã coi VN rất quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ, qua các yếu tố địa dư chính trị.
Vì vậy khi đắc cử Tổng Thống, Ông đã chọn Miền Nam VN làm một thí điểm tại Châu Á, để thực thi nền dân chủ tự do chống lại chủ nghĩa độc tài khủng bố cộng sản. Ðây cũng là một cuộc trắc nghiệm đầu tiên sau hai cuộc thế chiến vừa qua, để đo lường về ý thức trách nhiệm cùng bổn phận của siêu cường Mỹ đứng đầu khối tự do.. chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Nhờ vậy ngày nay người ta mới có được những kết luận rất mẫu mực, về cái gọi là “chính nghĩa mập mờ của người Mỹ tại chiến trường VN”, nói là để giúp dân tộc này chống lại cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Tất cả chỉ là “một chiến lược què quặt bất nhất”, do một mặt “thì sợ dư luận của quần chúng Mỹ phản đối bị mất phiếu..”, mặt khác “cứ ham muốn đạt nhanh chiến thắng tại chiến trường” nhưng lại không cho phép phe mình tấn công tiêu diệt địch quân, với lý do “sợ đụng độ với Trung Cộng”.
Ngoài ra các vị Tổng Thống có liên quan tới chiến tranh VN như J.Kennedy, Johnson, Nixon và Ford đều chỉ xử dụng những phương tiện nhỏ để đòi đạt chiến thắng lớn, nên cuối cùng phải bị sa lầy về mặt đạo đức, làm cho nước Mỹ bị thế giới cười chê về thủ đoạn con buôn chính trị, từ sau tháng 5-1975 tới nay vẫn chưa lấy lại được uy tín cũ đã đánh mất tại VN. Nhưng dù tại chiến trường VN trước năm 1975, Hoa Kỳ không hề bị sa lầy vẫn phải đóng kịch tháo chạy vì mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vỡ thế liên hoàn Nga-Hoa đã hoàn thành từ 1972..
1- Hoa Kỳ Không Bao Giờ Sa Lầy Tại Nam VN:
Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đã manh tâm bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho khối cộng sản đệ tam quốc tế, đã lần lượt xuất bản nhiều tập hồi ký chính trị như: Những năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) và Bí Lục Kissiger.. đã hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Xô-Trung Cộng, chiến tranh VN và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị-Bình Long và Kon Tum, Bình Ðịnh của Việt Nam Cộng Hòa.
Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặt thật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ vì lợi lộc của riêng mình đã bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. Vì muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đã chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức tình báo từ Liên Xô.
Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Ðại Học Washington, cũng là chủ biên hồi ký Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tại Bắc Kinh, khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương trình vệ tinh tình báo để tặng Trung Cộng.
Sau đó tại trụ sở LHQ ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đã cho Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Xô để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Xô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch kình chống nhau tại bàn hội nghị.
Như trường hợp VN, trước khi Tổng thống Nixon chính thức thăm Trung Cộng và sau này, Kissinger đã bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lần để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đã đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm tình báo-quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa để thu lượm tin tức, theo dõi tình hình chuyển động của Liên Xô. Tháng 7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cử giữ chức trưởng trạm tình báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ.

Tháng 4-1975 theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng thống G.
Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang, quân dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ trong lúc cùng hợp tác đồng minh, để từ đó chúng ta mới nhận diện rõ ràng “về ý nghĩa của sự sa lầy tại VN”, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.

Ðọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù dân chủ hay cộng hòa, tổng thống hèn kém như Carter hoặc cứng rắn cỡ Reagan, thì ưu tiên số 1 của chính phủ cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước, để đảng nọ đảng kia mới còn cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nữa, mới cảm thấy bớt uất nghẹn khi biết Tổng thống Johnson đã đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 của các nước Ðồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí.
Rồi đang lúc Việt Nam Cộng Hòa sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biên giới sang Kampuchia 1970 và nhất là trận Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972... thì Tổng Thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của TT.Johnson lại ký Hiệp ước ngưng bắn Paris 1973 “tháo chạy khỏi VN”, bỏ mặc cho Miền Nam bị toàn khối cộng sản đệ tam quốc tế” cưỡng đoạt vào trưa ngày 30-4-1975”.

Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật “Quyền tự do tư liệu và thông tin”, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đã giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên quan tới cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đã diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Tòa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mạng của VN, phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngũ hay trốn quân dịch như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này. Ðó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép xử dụng hết khả năng chiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ.
Còn một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội mình tới chiến đấu ở VN, thì cũng đồng lúc tư bản Mỹ tha hồ xuất cảng quân trang, quân dụng sang Nga, các nước Ðông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhãn đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho Bộ đội Cộng Sản có phương tiện dồi dào, bắn giết chẳng những Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường VN.
Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa bành trướng sắt máu của Trùm Ðỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng mình như Tổng thống Nixon, thì cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi. Ðó là chân lý của nền chính trị con buôn kiểu tư bản Mỹ, vừa la làng xúi gịuc cũng như viện trợ để đồng minh chống cộng. Rồi cũng Mỹ lại rất tích cực buôn bán đủ thứ kể cả quân dụng vũ khí tối mật quốc phòng với các nước cộng sản trên.
Như hiện tại cuộc giao dịch giữa Mỹ và hai nước Trung Cộng-Ðài Loan, ai cũng thấy. Ðây cũng là một chứng minh thực tế, để cho bất cứ ai còn đang mang ảo tưởng vọng ngoại, trong công cuộc quang phục đất nước khỏi gông cùm cộng sản, xin chớ có hoài công đợi chờ. Vì con đường giải thể chế độ Việt Cộng hiện nay chỉ có toàn dân Việt Nam phải chịu lăn xả hy sinh đổ máu như người Miến, người Tây Tạng... thì mới hy vọng tháo gỡ được cùm gông, vì chính họ trong quá khứ đã tự mình mang vào cổ ách nô lệ cộng sản.
2- Hoa Kỳ Tự Trói Tay Để Thua CS Bắc Việt, Chứ Không Phải Tại VNCH:
Riêng về câu hỏi tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm, lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương? cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Ðô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích ‘ cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẻo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng. Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ ‘.Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy từ năm 1961:
“Nếu Hoa Kỳ tới Việt Nam với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cộng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng. Nhưng tiếc thay, đất Bắc nơi phái sinh ra cuộc chiến Việt Nam, lại là vùng đất bảo đảm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho Việt Cộng ...”
Ðã vậy TT Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Kampuchia giáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trữ lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.. Chính cựu Tổng thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao TT. Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu não của quân Bắc Việt tại Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lãnh Mỹ thì phẫn nộ, vì nhận được lệnh đánh nhau với Việt Cộng phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ thì bị trói chặt bởi các luật lệ. Có thể dùng thời điểm Tổng Thống Mỹ Eisenhower gởi thư thông báo cho Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm vào tháng 10-1954 với lời hứa giúp Việt Nam Cộng Hòa trở thành một quốc gia mạnh, trường tồn, có khả năng chống lại mưu toan xâm lăng của Bắc Việt... như là một cột mốc quan trọng về sự nhập cuộc của Hoa Kỳ tại VN.

Năm 1961 lúc Tổng Thống J.Kennedy nhậm chức, quan điểm của nước Mỹ vẫn không thay đổi về việc Bắc Việt đang xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, qua hình thức lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.. Tuy nhiên trong thành phần chính phủ Mỹ lúc đó đã có nhiều khuynh hướng, như thay thế Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hay tăng cường viện trợ, quân sự kể cả gởi quân tới giúp Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Hà Nội.
Sự tự tin hiểu biết về tình hình VN của các tổng thống Mỹ, sau này được các nhà báo Norman Podhoretz, Theodore H.White.. mai mỉa là không nhũn nhặn mà cũng chẳng khôn ngoan chút nào, khi thật sự Hoa Thịnh Ðốn lúc đó không hiểu biết cho mấy về cái chiến trường VN nhỏ bé xa xôi tận miền Viễn Ðông, thế mà dám đề ra phương thức, chiến lược tràng giang, để giải quyết tình hình chính trị, xã hội, quân sự, kinh tế của đất nước ấy.
Ðiều này mãi tới năm 1981 mới thấy một sĩ quan cao cấp Mỹ nêu lên trong tác phẩm của mình “chiến tranh tại VN là chiến tranh du kích, đáng lẽ ngay khi nhập cuộc, quân đội Mỹ phải hiểu rõ thực chất của cuộc chiến, để có chiến thuật chống khuynh đảo, diệt du kích, mà quân đội của các nước khác đều được huấn luyện học hỏi, trước khi nhập trận”.
Tóm lại như Nixon đã nhận biết từ năm 1954, cộng sản dùng chiêu bài “chiến tranh giải phóng”, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệt khác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cộng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, thì giới trên nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, còn hơn Việt Cộng thứ thiệt ở Việt Nam cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ.
Ðây là một nghịch lý nổi bật và mai mỉa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến VN. Ðó là sự kiện công dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), đã công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ võ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ mình, qua các cuộc biểu tình phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, lên đài phát thanh truyền hình chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô Hồ Chí Minh... Khi than rằng “Chúng ta đã đánh bại chính ta”, đó là nhận xét của Tổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân mình, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng Việt Cộng bằng chính trị, một chiến lược giá rẻ, mà không một nhà lãnh đạo nào của thế giới nghĩ tới sự kỳ quặc này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cộng sản quốc tế.
Năm 1967, Nixon nhậm chức tổng thống, khiến ai cũng nghĩ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh, vì ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài. Ông ta cũng giống như TT Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn Việt Nam Cộng Hòa phải sụp đổ vì Bắc Việt xâm lăng..
Nhưng cả ba đã lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với TT Kennedy và Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ Bắc vào Nam và sự khuynh đảo chính trị tại Việt Nam Cộng Hòa.
Khi Nixon lên cầm quyền, cũng là lúc nước Mỹ qua vai trò của Kissinger, đang đi đêm để nhen nhúm sự nối kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Xô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vừa phản lại lời hứa “rút quân” khi ứng cử, vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ võ và ủng hộ Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam.
Ðó là lý do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho Việt Nam Cộng Hòa tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”. Sau này qua các hồi ký chính trị của những nhân vật thân cận cao cấp của Chính Phủ VNCH như Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Ðức Nhã... ta mới biết được gánh nặng của các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương... tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực VN phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự ký kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973. Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho TT.Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đã nói lên cái gọi là “thực chất của sự mưu tìm hòa bình trong danh dự” và trên hết đã phần nào lột trần hai nhân vật “Nixon-Kissinger”, trong vai trò chủ động tháo chạy khỏi Miền Nam, để khỏi bị sa lầy.
Không được đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi, TT J.Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ Tổng thống hợp pháp của Việt Nam Cộng Hòa là TT Ngô Ðình Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lãnh đạo. TT Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đe doạ ám sát TT Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam. Nói là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang, quân dụng như lời hứa, khiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lâm vào tình trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lãnh thổ, vì không có phương tiện để phòng thủ. Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, thì người Mỹ tháo chạy trong danh dự, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó. Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và Miền Nam mới bị sụp đổ. Nhưng giấy làm sao gói được lửa, và chắc là bị lương tâm cắn rứt dầy vò chịu không nổi, nên cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đã tự thú “Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải Việt Nam Cộng Hòa”. Lời phát biểu trên của Kissinger, tuy quá muộn màng vì thời gian dài hơn 1/3 thế kỷ, nhưng có còn hơn không, vì ít ra ông cũng còn đủ can đảm đứng ra gián tiếp thay mặt cho nước Mỹ để trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Tư Đen Quốc Hận 2012

MƯỜNG GIANG



Vì sao VNCH mất nước

Sự thật sau 40 năm bí mật


All files in the "Title" column are in PDF format.
Due to the large file sizes, we recommend that you save them
rather than try to open them directly.


Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người vào Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để
đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

Tài liệu cũng cho thấy
Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì
Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.
Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?

Thật ra
Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.


Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.
Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.

Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe
Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.


Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang. Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.
Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.
Lời Kết:
Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ.

Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.