Hoa Kỳ tự trói tay để thua csVN…
chứ không do VNCH.
Cựu Ngoại trưởng Kissinger xác nhận
“Hoa Kỳ tự trói tay để thua csVN… chứ không do VNCH”
Mường Giang
Sau hơn ba mươi bảy năm Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975, nhưng tới nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cộng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi.
Sau hơn ba mươi bảy năm Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975, nhưng tới nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cộng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi.
Chính những cuốn sách này, đã khiến cho ai khi đọc tới cũng đều có cái cảm tưởng là “Những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó toàn ngu xuẩn hay điên rồ”, nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã. Riêng đối với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường Đông Dương để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do, vì không giữ được lời hứa “bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Nam VN, Lào, Cambốt”. vẫn cứ phải loay hoay giữa “tự ái và lương tâm” khi muốn giải đáp trước công luận, lý do tại sao “Một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay”, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cộng sản Bắc Việt? cho dù đối phương có được Nga, Tàu viện trợ và chống lưng.
Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Ðông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên, khi đã biết rõ thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975).
Tất cả từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn “không ăn nhập gì tới lòng ái quốc, yêu nước thương dân”, mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến, vì họ bị tuyên truyền một chiều.
Nay sự thật đã bị phanh phui, gây chiến tại Ðông Dương lần thứ 2 (1946-1975), thật sự “là không cần thiết lúc đó”.
Vì đối với Liên Xô thời đó, gây chiến “lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cộng sản đệ tam quốc tế”. Ðiều này ngày nay cũng đã được nhiều cán bộ cao cấp của VC như Trần Bạch Ðằng, Võ Văn Kiệt.. xác nhận. Còn hậu cứ lớn không phải tại Hà Nội, mà ở tận Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, được Hồ Chí Minh cùng đồng đảng mang về bành trướng khắp nước. Sứ mạng của Hồ đã hoàn thành một phần, ít ra là đã nhuộm đỏ được ba nước Việt-Lào-Cao Miên trên bán đảo Ðông Dương.
Nhưng chiến thắng không phải do quân sự mang tới, mà nhờ vào “sự hèn nhát thụ động, của tập thề quần chúng trong vùng”, vì sợ sự khủng bố tàn độc của chủ nghĩa cộng sản nên cúi đầu tùng phục, để được yên ổn sống, dù là kiếp sống nô lệ hèn thừa bên lề đường như hiện tại trong thiên đường xã nghĩa VN. Do đó, hầu hết đã phó mặc vận mệnh của đất nước, của chính bản thân và gia đình mình cho ai muốn làm lãnh tụ cũng được, coi đó như là chuyện không có liên can gì tới họ.
Nhưng chiến thắng không phải do quân sự mang tới, mà nhờ vào “sự hèn nhát thụ động, của tập thề quần chúng trong vùng”, vì sợ sự khủng bố tàn độc của chủ nghĩa cộng sản nên cúi đầu tùng phục, để được yên ổn sống, dù là kiếp sống nô lệ hèn thừa bên lề đường như hiện tại trong thiên đường xã nghĩa VN. Do đó, hầu hết đã phó mặc vận mệnh của đất nước, của chính bản thân và gia đình mình cho ai muốn làm lãnh tụ cũng được, coi đó như là chuyện không có liên can gì tới họ.
Tóm lại “Chiến tranh VN vừa qua” là một cuộc chiến vô cùng phức tạp, giống như Pháp năm 1954, người Mỹ đã thua cộng sản trong mặt trận ý chí tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn và tàn nhẫn bất công ngay trên đất nước mình, chứ không phải ở chiến trường Ðông Dương.
Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ “No more Việt Nam” như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối cộng sản quốc tế.
Từ đó người Mỹ mới thôi cúi mặt và bắt đầu phục hồi danh dự cho những chiến binh Hoa Kỳ, đã tham chiến tại VN từ 1955-1975, và gọi đây là một trong những cuộc chiến chính nghĩa vĩ đại nhât, mà nhân dân Hoa Kỳ đã thực hiện được kể từ ngày lập quốc tới nay.
Ðối với Việt Nam Cộng Hòa dù người lính miền Nam đã hy sinh tột đỉnh nhưng cũng chỉ giữ được nửa mãnh đất quê hương từ Bến Hải vào tới Cà Mâu, vỏn vẹn chỉ có hai mươi năm trường kỳ máu lệ. Tất cả “không phải vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc Miền Nam không có tướng tài và cấp lãnh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại hay Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là Mc.Cain từng tuyên bố trên báo chí..” mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIỂU Việt Nam.
Nói đúng hơn, chúng ta đã bị Thực Dân Mới nhân danh Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối tư bản và cộng sản, đã sắp xếp sẵn sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc.
Nói đúng hơn, chúng ta đã bị Thực Dân Mới nhân danh Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối tư bản và cộng sản, đã sắp xếp sẵn sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc.
Nhiều nước Ðông Âu kể cả Ðức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như VN và Cao Ly, khi nằm trong thế cờ quốc tế đã định đoạt sẵn. Nhưng may thay Họ đã tự mình tháo gỡ được gông cùm nô lệ cộng sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối cọng sản đệ tam quốc tế tan rã.
Theo nhận xét của GS người Mỹ Hans Morgenthau, thì đây là trò che đậy sự bất đồng, cũng là sự phân chia sẵn ranh giới chính trị, quân sự giữa khối cộng sản và Tây Phương, sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến. Tại Châu Âu, từ năm 1947 Liên Xô xé bỏ cam kết, mặc sức tung hoành, dùng quân sự lần hồi cưỡng chiếm các nước quanh vùng, dựng khối Ðông Âu, cô lập trong bức màn sắt. Tây Bá Linh và hai nước đồng minh của Mỹ lúc đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị nguy khốn, sắp rơi vào tay cộng sản.
Theo nhận xét của GS người Mỹ Hans Morgenthau, thì đây là trò che đậy sự bất đồng, cũng là sự phân chia sẵn ranh giới chính trị, quân sự giữa khối cộng sản và Tây Phương, sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến. Tại Châu Âu, từ năm 1947 Liên Xô xé bỏ cam kết, mặc sức tung hoành, dùng quân sự lần hồi cưỡng chiếm các nước quanh vùng, dựng khối Ðông Âu, cô lập trong bức màn sắt. Tây Bá Linh và hai nước đồng minh của Mỹ lúc đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị nguy khốn, sắp rơi vào tay cộng sản.
Ðể đối phó với tình trạng trên, Tổng Thống Mỹ Truman buộc lòng phải ban hành chiến lược “Ngăn Chặn”, đồng thời khai sinh chường trình “Marshall”, viện trợ giúp cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, quân sự đã bị thế chiến tàn phá. Song song Mỹ và các nước trên thành lập Tổ chức Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương, nhằm liên kết quân sự, để bảo vệ lẫn nhau và chống lại sự xâm lăng của Liên Xô và khối cọng sản quốc tế.
Nói chung những nước nào được Mỹ khoanh vùng, thì được gọi là Ðồng Minh và tận tình bảo vệ như Cao Ly và Ðài Loan ở Viễn Ðông. Nhưng dù chiến tranh có xảy ra dưới một hình thức nào chăng nữa, kể cả cuộc chiến thế giới tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, thì chủ trương của nước Mỹ qua tuyên bố của Tổng Thống Truman, chỉ để “tái lập hòa bình và biên giới sẵn có đã được qui định từ trước”. Ðây cũng là chiến lược của Mỹ khi tham chiến tại VN từ 1960-1975, qua nhiều đời tổng thống của lưỡng đảng, chỉ nhằm mục đích “ngăn chận làn sóng đỏ đừng lấn qua ranh giới đã phân chia sẵn”, chứ không phải tới để giúp cho VN “giải phóng khỏi ách nô lệ cộng sản”.
Vì vậy cuối cùng để hoàn thành chiến lược, cần phải thương thuyết hòa bình, chứ không phải đánh nhau để kết thúc chiến tranh tại đó, khi người Mỹ đã đạt được chiến lược toàn cầu, có lợi cho quyền lợi của nước Mỹ. Ðiều bất hạnh nhất của dân tộc VN mà bất cứ ai cũng nhận thấy, là đã có chung biên giới với nước Tàu.
Ðã vậy còn bị lọt vào quỹ đạo của người Mỹ, khi Hoa Lục và Bắc Việt bị nhuộm đỏ. Nên vừa nhậm chức Tổng Thống Mỹ, Eisenhower đã tuyên bố không để mất Ðông Dương vì đây là một trong những quân bài Domino toàn vùng Ðông Nam Á, mà VN là tiền đồn quan trọng nhất. Còn John Kennedy, từ lúc còn là thượng nghị sĩ vào năm 1956 cũng đã coi VN rất quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ, qua các yếu tố địa dư chính trị.
Vì vậy khi đắc cử Tổng Thống, Ông đã chọn Miền Nam VN làm một thí điểm tại Châu Á, để thực thi nền dân chủ tự do chống lại chủ nghĩa độc tài khủng bố cộng sản. Ðây cũng là một cuộc trắc nghiệm đầu tiên sau hai cuộc thế chiến vừa qua, để đo lường về ý thức trách nhiệm cùng bổn phận của siêu cường Mỹ đứng đầu khối tự do.. chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Nhờ vậy ngày nay người ta mới có được những kết luận rất mẫu mực, về cái gọi là “chính nghĩa mập mờ của người Mỹ tại chiến trường VN”, nói là để giúp dân tộc này chống lại cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Tất cả chỉ là “một chiến lược què quặt bất nhất”, do một mặt “thì sợ dư luận của quần chúng Mỹ phản đối bị mất phiếu..”, mặt khác “cứ ham muốn đạt nhanh chiến thắng tại chiến trường” nhưng lại không cho phép phe mình tấn công tiêu diệt địch quân, với lý do “sợ đụng độ với Trung Cộng”.
Ngoài ra các vị Tổng Thống có liên quan tới chiến tranh VN như J.Kennedy, Johnson, Nixon và Ford đều chỉ xử dụng những phương tiện nhỏ để đòi đạt chiến thắng lớn, nên cuối cùng phải bị sa lầy về mặt đạo đức, làm cho nước Mỹ bị thế giới cười chê về thủ đoạn con buôn chính trị, từ sau tháng 5-1975 tới nay vẫn chưa lấy lại được uy tín cũ đã đánh mất tại VN. Nhưng dù tại chiến trường VN trước năm 1975, Hoa Kỳ không hề bị sa lầy vẫn phải đóng kịch tháo chạy vì mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vỡ thế liên hoàn Nga-Hoa đã hoàn thành từ 1972..
1- Hoa Kỳ Không Bao Giờ Sa Lầy Tại Nam VN:
1- Hoa Kỳ Không Bao Giờ Sa Lầy Tại Nam VN:
Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đã manh tâm bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho khối cộng sản đệ tam quốc tế, đã lần lượt xuất bản nhiều tập hồi ký chính trị như: Những năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) và Bí Lục Kissiger.. đã hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Xô-Trung Cộng, chiến tranh VN và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị-Bình Long và Kon Tum, Bình Ðịnh của Việt Nam Cộng Hòa.
Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặt thật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ vì lợi lộc của riêng mình đã bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. Vì muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đã chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức tình báo từ Liên Xô.
Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Ðại Học Washington, cũng là chủ biên hồi ký Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tại Bắc Kinh, khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương trình vệ tinh tình báo để tặng Trung Cộng.
Sau đó tại trụ sở LHQ ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đã cho Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Xô để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Xô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch kình chống nhau tại bàn hội nghị.
Như trường hợp VN, trước khi Tổng thống Nixon chính thức thăm Trung Cộng và sau này, Kissinger đã bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lần để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đã đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm tình báo-quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa để thu lượm tin tức, theo dõi tình hình chuyển động của Liên Xô. Tháng 7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cử giữ chức trưởng trạm tình báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ.
Tháng 4-1975 theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng thống G. Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang, quân dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ trong lúc cùng hợp tác đồng minh, để từ đó chúng ta mới nhận diện rõ ràng “về ý nghĩa của sự sa lầy tại VN”, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.
Tháng 4-1975 theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng thống G. Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang, quân dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ trong lúc cùng hợp tác đồng minh, để từ đó chúng ta mới nhận diện rõ ràng “về ý nghĩa của sự sa lầy tại VN”, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.
Ðọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù dân chủ hay cộng hòa, tổng thống hèn kém như Carter hoặc cứng rắn cỡ Reagan, thì ưu tiên số 1 của chính phủ cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước, để đảng nọ đảng kia mới còn cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nữa, mới cảm thấy bớt uất nghẹn khi biết Tổng thống Johnson đã đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 của các nước Ðồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí.
Rồi đang lúc Việt Nam Cộng Hòa sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biên giới sang Kampuchia 1970 và nhất là trận Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972... thì Tổng Thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của TT.Johnson lại ký Hiệp ước ngưng bắn Paris 1973 “tháo chạy khỏi VN”, bỏ mặc cho Miền Nam bị toàn khối cộng sản đệ tam quốc tế” cưỡng đoạt vào trưa ngày 30-4-1975”.
Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật “Quyền tự do tư liệu và thông tin”, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đã giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên quan tới cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đã diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Tòa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mạng của VN, phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngũ hay trốn quân dịch như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này. Ðó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép xử dụng hết khả năng chiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ.
Còn một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội mình tới chiến đấu ở VN, thì cũng đồng lúc tư bản Mỹ tha hồ xuất cảng quân trang, quân dụng sang Nga, các nước Ðông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhãn đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho Bộ đội Cộng Sản có phương tiện dồi dào, bắn giết chẳng những Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường VN.
Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa bành trướng sắt máu của Trùm Ðỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng mình như Tổng thống Nixon, thì cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi. Ðó là chân lý của nền chính trị con buôn kiểu tư bản Mỹ, vừa la làng xúi gịuc cũng như viện trợ để đồng minh chống cộng. Rồi cũng Mỹ lại rất tích cực buôn bán đủ thứ kể cả quân dụng vũ khí tối mật quốc phòng với các nước cộng sản trên.
Như hiện tại cuộc giao dịch giữa Mỹ và hai nước Trung Cộng-Ðài Loan, ai cũng thấy. Ðây cũng là một chứng minh thực tế, để cho bất cứ ai còn đang mang ảo tưởng vọng ngoại, trong công cuộc quang phục đất nước khỏi gông cùm cộng sản, xin chớ có hoài công đợi chờ. Vì con đường giải thể chế độ Việt Cộng hiện nay chỉ có toàn dân Việt Nam phải chịu lăn xả hy sinh đổ máu như người Miến, người Tây Tạng... thì mới hy vọng tháo gỡ được cùm gông, vì chính họ trong quá khứ đã tự mình mang vào cổ ách nô lệ cộng sản.
2- Hoa Kỳ Tự Trói Tay Để Thua CS Bắc Việt, Chứ Không Phải Tại VNCH:
Riêng về câu hỏi tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm, lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương? cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Ðô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích ‘ cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẻo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng. Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ ‘.Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy từ năm 1961:
“Nếu Hoa Kỳ tới Việt Nam với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cộng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng. Nhưng tiếc thay, đất Bắc nơi phái sinh ra cuộc chiến Việt Nam, lại là vùng đất bảo đảm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho Việt Cộng ...”
Ðã vậy TT Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Kampuchia giáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trữ lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.. Chính cựu Tổng thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao TT. Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu não của quân Bắc Việt tại Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lãnh Mỹ thì phẫn nộ, vì nhận được lệnh đánh nhau với Việt Cộng phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ thì bị trói chặt bởi các luật lệ. Có thể dùng thời điểm Tổng Thống Mỹ Eisenhower gởi thư thông báo cho Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm vào tháng 10-1954 với lời hứa giúp Việt Nam Cộng Hòa trở thành một quốc gia mạnh, trường tồn, có khả năng chống lại mưu toan xâm lăng của Bắc Việt... như là một cột mốc quan trọng về sự nhập cuộc của Hoa Kỳ tại VN.
2- Hoa Kỳ Tự Trói Tay Để Thua CS Bắc Việt, Chứ Không Phải Tại VNCH:
Riêng về câu hỏi tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm, lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương? cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Ðô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích ‘ cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẻo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng. Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ ‘.Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy từ năm 1961:
“Nếu Hoa Kỳ tới Việt Nam với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cộng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng. Nhưng tiếc thay, đất Bắc nơi phái sinh ra cuộc chiến Việt Nam, lại là vùng đất bảo đảm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho Việt Cộng ...”
Ðã vậy TT Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Kampuchia giáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trữ lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.. Chính cựu Tổng thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao TT. Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu não của quân Bắc Việt tại Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lãnh Mỹ thì phẫn nộ, vì nhận được lệnh đánh nhau với Việt Cộng phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ thì bị trói chặt bởi các luật lệ. Có thể dùng thời điểm Tổng Thống Mỹ Eisenhower gởi thư thông báo cho Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm vào tháng 10-1954 với lời hứa giúp Việt Nam Cộng Hòa trở thành một quốc gia mạnh, trường tồn, có khả năng chống lại mưu toan xâm lăng của Bắc Việt... như là một cột mốc quan trọng về sự nhập cuộc của Hoa Kỳ tại VN.
Năm 1961 lúc Tổng Thống J.Kennedy nhậm chức, quan điểm của nước Mỹ vẫn không thay đổi về việc Bắc Việt đang xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, qua hình thức lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.. Tuy nhiên trong thành phần chính phủ Mỹ lúc đó đã có nhiều khuynh hướng, như thay thế Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hay tăng cường viện trợ, quân sự kể cả gởi quân tới giúp Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Hà Nội.
Sự tự tin hiểu biết về tình hình VN của các tổng thống Mỹ, sau này được các nhà báo Norman Podhoretz, Theodore H.White.. mai mỉa là không nhũn nhặn mà cũng chẳng khôn ngoan chút nào, khi thật sự Hoa Thịnh Ðốn lúc đó không hiểu biết cho mấy về cái chiến trường VN nhỏ bé xa xôi tận miền Viễn Ðông, thế mà dám đề ra phương thức, chiến lược tràng giang, để giải quyết tình hình chính trị, xã hội, quân sự, kinh tế của đất nước ấy.
Ðiều này mãi tới năm 1981 mới thấy một sĩ quan cao cấp Mỹ nêu lên trong tác phẩm của mình “chiến tranh tại VN là chiến tranh du kích, đáng lẽ ngay khi nhập cuộc, quân đội Mỹ phải hiểu rõ thực chất của cuộc chiến, để có chiến thuật chống khuynh đảo, diệt du kích, mà quân đội của các nước khác đều được huấn luyện học hỏi, trước khi nhập trận”.
Tóm lại như Nixon đã nhận biết từ năm 1954, cộng sản dùng chiêu bài “chiến tranh giải phóng”, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệt khác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cộng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, thì giới trên nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, còn hơn Việt Cộng thứ thiệt ở Việt Nam cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ.
Ðây là một nghịch lý nổi bật và mai mỉa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến VN. Ðó là sự kiện công dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), đã công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ võ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ mình, qua các cuộc biểu tình phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, lên đài phát thanh truyền hình chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô Hồ Chí Minh... Khi than rằng “Chúng ta đã đánh bại chính ta”, đó là nhận xét của Tổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân mình, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng Việt Cộng bằng chính trị, một chiến lược giá rẻ, mà không một nhà lãnh đạo nào của thế giới nghĩ tới sự kỳ quặc này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cộng sản quốc tế.
Năm 1967, Nixon nhậm chức tổng thống, khiến ai cũng nghĩ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh, vì ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài. Ông ta cũng giống như TT Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn Việt Nam Cộng Hòa phải sụp đổ vì Bắc Việt xâm lăng..
Nhưng cả ba đã lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với TT Kennedy và Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ Bắc vào Nam và sự khuynh đảo chính trị tại Việt Nam Cộng Hòa.
Khi Nixon lên cầm quyền, cũng là lúc nước Mỹ qua vai trò của Kissinger, đang đi đêm để nhen nhúm sự nối kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Xô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vừa phản lại lời hứa “rút quân” khi ứng cử, vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ võ và ủng hộ Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam.
Ðó là lý do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho Việt Nam Cộng Hòa tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”. Sau này qua các hồi ký chính trị của những nhân vật thân cận cao cấp của Chính Phủ VNCH như Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Ðức Nhã... ta mới biết được gánh nặng của các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương... tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực VN phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự ký kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973. Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho TT.Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đã nói lên cái gọi là “thực chất của sự mưu tìm hòa bình trong danh dự” và trên hết đã phần nào lột trần hai nhân vật “Nixon-Kissinger”, trong vai trò chủ động tháo chạy khỏi Miền Nam, để khỏi bị sa lầy.
Không được đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi, TT J.Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ Tổng thống hợp pháp của Việt Nam Cộng Hòa là TT Ngô Ðình Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lãnh đạo. TT Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đe doạ ám sát TT Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam. Nói là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang, quân dụng như lời hứa, khiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lâm vào tình trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lãnh thổ, vì không có phương tiện để phòng thủ. Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, thì người Mỹ tháo chạy trong danh dự, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó. Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và Miền Nam mới bị sụp đổ. Nhưng giấy làm sao gói được lửa, và chắc là bị lương tâm cắn rứt dầy vò chịu không nổi, nên cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đã tự thú “Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải Việt Nam Cộng Hòa”. Lời phát biểu trên của Kissinger, tuy quá muộn màng vì thời gian dài hơn 1/3 thế kỷ, nhưng có còn hơn không, vì ít ra ông cũng còn đủ can đảm đứng ra gián tiếp thay mặt cho nước Mỹ để trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Tư Đen Quốc Hận 2012
MƯỜNG GIANG
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Tư Đen Quốc Hận 2012
MƯỜNG GIANG