Saturday, August 31, 2013
BỘ TRƯỞNG Y TẾ VN “MẮC” QUÁ NHIỀU CHỨNG BỆNH?
Sau những câu chuyện động trời xảy ra liên quan đến ngành y tế, nhiều người ta đang đoán bà Bộ trưởng bộ này đang mắc quá nhiều chứng bệnh.
Friday, August 30, 2013
TÀU SÂN BAY (HKMH) LIÊU NINH: “CON NGÁO ỘP NGỌC THỂ BẤT AN!”
Theo nguồn tin của báo chí nước ngoài, tàu sân bay (Hàng Không
Mẫu Hạm) Liêu Ninh, con tàu sân bay duy nhất và đầu tiên của Trung Quốc, đang
trong thời gian triển khai hoạt động thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện
lần thứ ba, trong tháng tám này; bỗng đột ngột chạy thẳng về nhà máy đóng tàu Đại
Liên ngày 23/8, mà đáng lẽ ra nó phải quay về nơi đồn trú tại căn cứ quân sự
cho tàu sân bay là ở Thanh Đảo.
KHI NIỀM TIN ĐÃ MẤT
“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, đó là
chuyện đáng nói nhất ở VN vào lúc này. Trong đó lễ hội ở khắp các đình chùa miếu
mạo là những nét chính, một phong tục từ ngàn xưa cha ông ta đã để lại. Nhưng
không phải người dân VN nào cũng có cơ hội được đi lễ hội. Cuộc sống vô cùng
khó khăn chật vật, hầu hết những người lao động chưa hết tết đã phải lao vào kiếm
sống. Chỉ những người dư giả chút đỉnh hoặc nhà khá giả, nhà giàu mới đủ khả
năng đi lễ hội. Một dòng người chảy xuôi ngược từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ
Nam ra Bắc rồi lại từ Bắc vô Nam đến với lễ hội.
Theo thống
kê, hiện nay ở VN có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó phần lớn là lễ hội dân gian.
Có ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của số đông người dân. Mỗi lễ hội đều có cốt
cách, sắc thái riêng thu hút khách thập phương đến với hội làng mình.
Ước
tính năm nay số người đi lễ hội tăng hơn nhiều so với mọi năm. Như số khách đi
chùa Hương năm nay so với năm 2012 tăng khoảng 8%, khoảng 1,5 triệu lượt và kéo
dài tới 3 tháng. Còn rất nhiều các lễ hội khác số khách cũng đều tăng đáng kể.
Monday, August 26, 2013
TUYÊN TRUYỀN ĐẦU ĐỘC KIỂU CHUYÊN NGHIỆP CỦA CỘNG SẢN
Hải Huỳnh (Danlambao) - Mục sư Nguyễn Trung Tôn đang loay hoay cắm điện vào
cái máy in mà ông vừa mới mua. Bất chợt cậu con trai út 5 tuổi thỏ thẻ:
- Cái máy này giống y như cái máy bố ăn cắp bị mấy chú
công an vào nhà thu ghê bố nhỉ?
Để cái máy in qua một bên, mục sư Tôn ân cần hỏi thăm cậu
bé Nguyễn Trung Khải Hoàn:
- Ai bảo con là bố đi ăn cắp máy? Mình là con cái Chúa và
bố làm mục sư thì không bao giờ đi ăn cắp đồ của ai. Bố mẹ đã dạy con nhiều lần
là mình không lấy đồ của ai rồi mà.
Cậu bé Khải Hoàn rụt rè:
- Hôm công an vào nhà bắt bố, rồi họ thu cái máy của bố. Mấy cô giáo trong nhà trẻ của con bảo là bố ăn cắp máy nên công an bắt
bố. Rồi các bạn của con hay trêu con là bố mày ăn cắp máy nên công
an bắt bố lấy cái máy đó. Mỗi lần các bạn trêu con nhớ bố con buồn lắm. Bố đừng
mắng con nhé!
NỘI DUNG THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ- HÒA BÌNH TẠI DCCT SÀIGÒN NGÀY 25-8-2013
VRNs ( 26.08.2013)- Sài Gòn- Vào lúc 20 giờ ngày 25.08.2013, thánh lễ cầu
nguyện cho Công lý và Hòa bình diễn ra tại DCCT Sài Gòn, số 38 Kỳ Đồng, quận 3,
Sài Gòn.
Thánh lễ do cha Phanxicô
Xaviê Nguyễn Văn Nhứt, OP, chủ, cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, CSsR giảng thuyết
và, cha Giuse Lê Quang Uy, cha Antôn Lê Ngọc Thanh, cha Giuse Đinh Hữu Thoại và
cha Đaminh Nguyễn Văn Phương CSsR cùng đồng tế.
Về phía cộng đoàn có hơn 3000
người tham dự và đặc biệt có sự hiện diện của sinh viên yêu nước Nguyễn Phương
Uyên và bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên.
Tuesday, August 20, 2013
ANH LÊ QUỐC QUYẾT BỊ CA MẬT VỤ NỆN ĐÁ VÀO ĐẦU SUÝT CHẾT
Bạn đọc DanLamBao - Đoạn clip ghi lại vào sáng ngày 20/8/2013 tại Bà Rịa -
Vũng Tàu. Anh Lê Quốc Quyết bị cảnh sát giao thông chặn xe gây sự và sách nhiễu.
Trong lúc tranh cãi, lợi dụng lúc anh Quyết quay đi chỗ khác, một tên mật vụ giả
dạng côn đồ bất ngờ lao đến, trên tay cầm theo một hòn đá to đập một cú cực mạnh
vào đầu anh Quyết (Facebook Quyet Le Quoc).
Đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh lúc anh Quyết bị nện đá
vào đầu. Trước mặt CA mà những tên côn đồ này dám tác oai tác quái như vậy chứng
tỏ bọn chúng đã được bảo kê.
Video quay chậm cho thấy tên côn đồ được CA bảo kê đã ra
tay hết sức tàn bạo bằng một đòn đánh lén hèn hạ.
Cũng may là anh Quyết đã kịp lui đầu, cú đập của tên côn
đồ vì thế đã đập mạnh vào phần cổ và vai của nạn nhân. Nếu không tránh kịp chắc
có lẽ anh Quyết sẽ phải nhập viện vì chấn thương sọ não.
Ngoài việc bị đánh, những tên côn đồ được CA bảo kê đã đập
phá và tấn công chiếc xe của anh Quyết. Trên xe lúc đó có chị Trần Thị Nga và
con nhỏ.
Anh Lê Quốc Quyết
là em trai của luật sư Lê Quốc Quân, hiện đang bị giam giữ với tội danh cáo buộc
mang tên 'trốn thuế'.
Ai Khủng Bố Đánh Đập Người Dân
Monday, August 19, 2013
HÃY XEM / NGHE DÂN CỜ ĐỎ NÓI VỀ CỜ ĐỎ
Bàn về những lá cờ và bóng
ma phía sau
Nhân đọc một loạt bài bàn về lá cờ vàng – cờ đỏ trong
thời gian gần đây, tôi viết lại cảm xúc của tôi trước lá cờ đỏ sao vàng tại quảng
trường Trocadéro năm 2011 và những suy nghĩ từ đó liên tục theo đuổi tôi cho đến
tận giờ.
Năm 2011, có một cuộc biểu tình của sinh viên Việt nam tại quảng trường Trocadéro, Paris. Cuộc biểu tình này nhằm chống các hành vi xâm lược vùng biển của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt nam, tiêu biểu là các quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Vì lý do "chống Tầu" nó không được sự đồng tình của sứ quán nhưng cũng không bị doạ nạt hay khủng bố. Sứ quán Việt nam giả vờ câm và điếc trong vụ việc này.
Năm 2011, có một cuộc biểu tình của sinh viên Việt nam tại quảng trường Trocadéro, Paris. Cuộc biểu tình này nhằm chống các hành vi xâm lược vùng biển của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt nam, tiêu biểu là các quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Vì lý do "chống Tầu" nó không được sự đồng tình của sứ quán nhưng cũng không bị doạ nạt hay khủng bố. Sứ quán Việt nam giả vờ câm và điếc trong vụ việc này.
Sunday, August 18, 2013
10 CÂU NÓI ĐÁNG NHỚ ĐƯỢC GHI LẠI TRONG CUỘC BIỂU TÌNH Ở LONG AN
VRNs
(18.08.2013)
– Sài Gòn – Vương Các là sinh viên truòng Luật ở Sài Gòn, anh đã có mặt trong
ngày xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, hôm thứ sáu,
16.08.2013. Anh ghi nhận:
1. Một bác chạy xích lô, đầu
đã bạc trắng khi thấy đoàn biểu tình liền tấp xe vào lề đường, giơ nắm đấm lên
hét: “Đúng rồi!Đúng rồi! Phải đấu
tranh! Đấu tranh”, sau đó đạp xe chạy đi.
2. Một bạn trẻ ở Long an nói
với người bạn của mình khi thấy đoàn biểu tình: “ê, bạo loạn kìa”.
3. Mấy tay xăm trổ đầy mình
khi đứng xem biểu tình thì có người lại xúi: “ túm tóc dần cho bà kia (Bùi Hằng) một trận đi”,
nhưng cũng phải ngao ngán lắc đầu và nói: “nể bà đó thiệt”.
4. Một người dân Long An thắc
mắc: “sao công an đứng đầy mà không bắt
những người này?”. Một lát sau cũng chính người này nói: “Phải rồi. Họ hô như vậy sao mà
bắt được”.
5. Một AN báo cáo với sếp của
mình qua điện thoại: “Tụi nó hô dữ lắm anh”.
6. Có một chị đứng xem hỏi một
bạn trẻ biểu tình: “em có bà con gì với
những người bị xử trong tòa án không? Người này đáp: “em không có bà con chi hết. Vì
thấy bất bình nên lên tiếng phản đối thôi”.
7. Chị Nga nhận ra một dân
phòng đánh mình hồi sáng nên méc với người biểu tình: “cái thằng này hồi sáng nó bắt và đánh 2 mẹ con em nè”.
Thế là Bùi Hằng lù lù tiến đến chỉ tay vào mặt: “Mày là thằng đánh 2 mẹ con bé Nga phải không? Tao nói
cho mày biết nhá, một thằng đàn ông như mày mà lại đi đánh phụ nữ và trẻ em mày
có thấy nhục mặt không? Bây giờ mày có tin tao lấy gót chân của tao đập vào cái
bản mặt của mày không?” Người dân phòng này xượng mặt, không nói
nổi một lời, quay lưng bỏ đi.
8. Lần đầu tiên, một người
biểu tình hô : “Tự do cho Việt
Nam”. Những người biểu tình đồng thanh đáp: “Tự do!”
9. Khi đoàn biểu tình kéo
nhau về thì người dân sống ở ven đường hỏi: “Có thắng lợi không?” Có người đáp: “Rất thắng lợi. Phương Uyên đã
được tự do”.
10. Một biểu tình viên nói
sau khi nghe tin Phương Uyên được thả: “Đây là chiến thắng đầu tiên của phong trào đấu tranh dân chủ. Nền dân
chủ sẽ bắt đầu từ đây”.
VƯƠNG CÁC
Saturday, August 17, 2013
DCCT DÂNG THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG SINH VIÊN YÊU NƯỚC NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN THOÁT CẢNH OAN TÙ
VRNs (17.08.2013) – Sài Gòn- Được tin Phương Uyên được trả tự do
sau phiên tòa Phúc thẩm kết thúc lúc 16h00 ngày 16.08.2013, thật bất ngờ. Hơn một
tiếng đồng hồ sau, Phương Uyên được trả tự do, rời khỏi trại giam Long An trong
vòng tay yêu thương của gia đình và hàng trăm thân nhân, bạn hữu hò vang reo mừng
bằng những tràng pháo tay giòn giã.
Hòa chung trong niềm vui thoát cảnh oan ức tù
tội bất công, hôm sau gia đình Nguyễn Phương Uyên đến Dòng Chúa Cứu Thế xin quý
cha dâng thánh lễ Tạ ơn.
Cha Giám tỉnh DCCT và bố mẹ Phương
Uyên
Friday, August 16, 2013
CA SĨ 13 TUỔI GỐC VIỆT HÁT NHẠC CỦA NHẠC SĨ VIỆT KHANG, TRẦN VŨ ANH BÌNH
-----ooOoo-----
Never Lose The Light - Không
Đánh Mất Lửa Tin
SINH VIÊN PHƯƠNG UYÊN HƯỞNG ÁN TREO
Trong một phán quyết chưa có tiền lệ, tòa phúc thẩm
tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo,
trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống 4 năm tù giam, theo một luật sư
có mặt tại phiên tòa.
Trả lời phỏng vấn BBC qua
điện thoại ngay lúc ra khỏi trại tạm giam ngày 16/8, sinh viên Nguyễn Phương
Uyên nói: "Tôi rất hạnh phúc khi được về với gia đình".
Cả hai người bị xử
tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo
Điều 88 Bộ Luật Hình sự tại phiên sơ thẩm ngày 16/5/2013.
Luật sư Nguyễn Thanh
Lương, đại diện cho một vụ dân sự liên đới tại phiên tòa hôm 16/8, cho
BBC hay Phương Uyên còn phải chịu 52 tháng thử thách và Đinh Nguyên Kha
thêm 3 năm quản chế tại địa phương.
Giải thích về quyết định
muốn tự bào chữa, Uyên nói "tôi muốn nói nhiều hơn nhưng tại tòa thì những vụ án như tôi, quyền
hạn của luật sư rất hạn chế, thậm chí là không có, nên tôi quyết định tự bào chữa
cho mình."
Trả lời câu hỏi của BBC về
những thay đổi trong một năm qua, sinh viên này cho biết:
"Người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng
khôn."
"Tôi thấy trong lòng mình nhen nhóm lên một nhiệt
huyết, chưa thể dừng ở đây được. Cần phải cháy nhiều hơn nữa."
"Nhưng như người ta bảo, hữu dũng vô mưu ... Tôi sẽ
điềm tĩnh hơn."
"Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi ... Nhưng
tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của
các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa."
Mức giảm án như trên
là chưa từng thấy, nhất là trong các vụ án có yếu tố chính trị,
đặc biệt khi kết thúc phiên xử sáng, Viện Kiểm sát còn đề nghị giữ
nguyên án của Phương Uyên (6 năm tù giam) và chỉ giảm án cho Nguyên Kha
từ 8 năm xuống còn 5-6 năm.
Trước đó, cả hai sinh
viên này đã từ chối luật sư. Phương Uyên đã tự bào chữa và không nhận
tội.
Đinh Nguyên Kha đã xin
giảm án.
Luật sư Lương cho hay
rằng "không khí trong và ngoài phòng xử khi tòa tuyên án rất xúc
động".
Cha của Nguyễn Phương
Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, nói với BBC: "Tôi vỡ òa lên vì sung
sướng".
Ông Linh cũng nói Uyên
đã được chuyển về lại trại giam để làm giấy tờ ra trại, và gia
đình đang trên đường tới đó để đón em.
Rải truyền đơn
"Điều
này cho thấy việc liên tục gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại
những kết quả tích cực."
Phil Robertson, Phó Giám
đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch
Nhận xét về diễn biến bất
ngờ trong phiên tòa tại Long An, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu
Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết:
"Kết quả này quả là vượt trên cả sự mong đợi, nhưng
điều này cũng không hề thay đổi sự thật rằng cả hai thanh niên lẽ ra không phải
chịu cảnh giam giữ ngay từ đầu. Trong lúc gia đình Uyên cảm thấy hạnh
phúc vì cô được thả, bản thân cô vẫn phải trải qua ba năm tù treo và chỉ một bước
đi thiếu tính toán có thể khiến cô bị giam cầm trở lại."
"Đối với Đinh Nguyên Kha, nhà cầm quyền phải trả tự
do cho thanh niên này ngay lập tức và vô điều kiện."
Ông cũng nhận xét về mặt
trái của quyết định này:
"Việc tòa án xét xử như vậy cũng chỉ ra một thực tế:
Tòa án và các cơ quan 'công lý' của Việt Nam hoàn toàn làm việc một cách mờ ám
và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ và đảng cầm quyền."
Tuy nhiên, vị đại diện
HRW cũng nói đây là một tín hiệu "tích cực" và cũng là bài học kinh
nghiệm cho cộng đồng quốc tế.
"Rất có thể áp lực của cộng đồng quốc tế đã giúp dẫn
đến kết quả này, và điều này cho thấy việc liên tục gây sức ép với Việt Nam về
nhân quyền có thể mang lại những kết quả tích cực. Cộng đồng quốc tế nên rút
kinh nghiệm từ việc này và gia tăng nỗ lực trong việc thúc giục Việt Nam tôn trọng
các quyền dân sự và chính trị của người dân nước mình."
Hôm 14/10/2012, Nguyễn
Phương Uyên, lúc đó 20 tuổi và là sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm
Hồ Chí Minh, bị công an vào phòng trọ ở TP HCM mang đi điều tra về cáo
buộc rải truyền đơn.
Một số trang mạng lưu
truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có
tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.
Theo đó, bốn ngày
trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền
đơn bên hông thành cầu An Sương’ ở gần Sài Gòn.
Nguyễn Phương Uyên được
nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’.
Phương Uyên bị khởi tố
hôm 3/11/2012 trong vụ án cũng có liên quan tới ông Đinh Nguyên Kha, sinh năm
1988, về tội rải truyền đơn chống nhà nước.
Cơ quan công an nói một
người khác được cho là đầu mối của vụ việc, Nguyễn Thiện Thành, đã trốn sang
Thái Lan.
Truyền thông trong nước hồi
tháng 11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền
đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg
hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác.
HÌNH ẢNH TRƯỚC PHIÊN TÒA UYÊN-KHA: BIỂU TÌNH NẰM TRƯỚC GẦM XE CẢNH SÁT PHẢN ĐỐI BẮT NGƯỜI
CTV Danlambao - Bất chấp nguy hiểm, đông đảo người dân đã đồng loạt nằm ngay trước
gầm xe cảnh sát 113 để phản đối hành vi bắt người vô cớ ngay trước phiên tòa
'công khai' xét xử hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên
tại Long An. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đặc biệt này do Cộng tác viên của
Danlambao tại Long An chụp hiện đang được chia sẻ mạnh trên các mạng xã hội.
Biểu tình nằm là một hình thức phản kháng ôn hòa nhưng dứt khoát của
số đông quần chúng, mục đích để ngăn cản hành vi công an bắt người, nhốt lên xe
và đưa đi mất tích. Đây là một sáng kiến mà trước đó đã từng được áp dụng trước
cổng trại giam Lộc Hà hôm 2/6/2013 nhằm ngăn cản xe CA bắt người.
Bức ảnh trên ghi lại khoảnh khắc mà lực lượng CA đang tỏ ra bất lực
khi chứng kiến hình ảnh số đông người dân cùng nằm xuống đường, ngay sát gầm xe
cảnh sát bằng một thái độ mạnh mẽ và đoàn kết.
Người bị CA bắt lên xe cảnh sát 113 trong ảnh là hai mẹ con chị Trần
Thị Nga (Hà Nam). CTV Danlambao tại Long An cho biết:
"Sự việc xảy ra vào khoảng
08h30 sáng nay, 16/8/2013, chị Trần Thị Nga và con nhỏ khi đến trước trụ sở Tòa
án Long An để tham dự phiên xử thì bị an ninh chìm nổi chặn lại.
Bị chị Nga chất vấn về hành vi sai
trái, một viên công an lớn tiếng ra lệnh: "Bao vây lại!", lập tức,
công an ập đến trấn áp và lôi hai mẹ con chị Nga đi. Blogger Nguyễn
Hoàng Vi có mặt bên cạnh đã vội vàng kêu cứu, mọi người lập tức đến hỗ trợ.Khi mọi người vừa kịp kéo chị Nga thoát khỏi vòng vây bắt bớ thì công an cũng lập tức huy động thêm lực lượng để bắt cho bằng được chị Nga. Sau khi hai mẹ con chị Nga bị bắt lên xe cảnh sát 113, mọi người đã đồng loạt nằm ngay dưới gầm xe để không cho công an chở chị Nga đi mất.
Ban đầu, phía công an tỏ ra bối rối trước sự phản kháng đầy sáng tạo của mọi người, chiếc xe đang nhốt hai mẹ con chị Nga không thể lăn bánh. Tuy nhiên, với quân số áp đảo, công an tiếp tục xông vào trấn áp mọi người một cách thô bạo. Trong lúc hỗ loạn, chị Dương Thị Tân bị đạp rất mạnh vào bụng. CA tiếp tục đàn áp không nương tay để mở đường cho xe chạy."
Cùng thời điểm khi mọi người đang bị trấn áp, chiếc xe cảnh sát liền
chạy lùi rồi sau đó áp giải hai mẹ con chị Trần Thị Nga đưa về giam giữ tại trụ
sở CA phường 3, TP Tân An.
Đến khoảng 11 giờ sáng cùng ngày, sau khi phiên tòa buổi sáng kết
thúc, CA Long An đã phải thả hai mẹ con chị Nga. CTV tại chỗ của Danlambao cho
biết:
"Chị Nga bị công an còng 2 tay
bắt đưa về đồn công an P3, Tp. Tân An cùng với bé Tài. Công an mặc sắc phục
dùng còng số 8 đập vào đầu, lấy chân đạp vào ngực, bụng, chân và túm tóc, tát
vào mặt chị Nga. Bé Tài bị kéo, tách ra khỏi mẹ khiến bé sợ hãi và khóc thét.
Sau đó, chị Nga bị công an khám xét cả người và cướp đi 1 điện thoại di động.
Chị và bé Tài bị câu lưu tại đồn công an đến khoảng gần 11h trưa mới được thả về,
nhưng công an vẫn không trả lại điện thoại của chị."
Sau khi rời khỏi đồn công an, chị Trần Thị Nga và mọi người đang tiếp
tục biểu tình, tuần hành vòng quanh Thành phó Tân An (Long An) để kêu gọi trả tự
do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Sau 38 năm, lần đầu tiên tại Long An xuất hiện một cuộc biểu tình rầm
rộ đòi trả tự do cho những thanh niên yêu nước với khí thế trào dâng.
danlambaovn.blogspot.com
VÀ CHÚNG TA CÙNG NHAU ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG...
Diệu Quyên (Danlambao) - Đối với nhiều người đang đấu tranh và ủng hộ cho phong trào
dân chủ tại Việt Nam, ngày hôm nay là một ngày đầy cảm xúc. Hôm nay, ngày 16
tháng tám 2013, cái gọi là Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã có phiên tòa xử hai
sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Trước đó, hai người đã bị
kết án với tội danh rải lá cờ vàng của chế độ cũ và truyền đơn mang nội dung chống
Tàu và chống nhà nước, với 6 năm tù cho Phương Uyên và 8 năm tù cho Nguyên Kha.
Đã nhiều ngày qua, gia đình và bạn
bè của 2 nhà yêu nước trẻ tuổi đã cố gắng để đi thăm nuôi trước phiên tòa. Họ
đã gặp phải nhiều sự trở ngại từ phía cán bộ trại giam. Mẹ của Nguyên Kha, bà
Kim Liên, đã không được phép vào thăm con trai, làm cho bà rất đau buồn. Chỉ có
luật sư biện hộ được vào trao đổi vài câu ngắn ngủi , ông cho biết mặc dù cả 2
phải chịu nhiều áp lực, đe dọa và thậm chí đánh đập của cai tù nhưng họ vẫn điềm
tỉnh và có tinh thần rất tốt.
Hôm nay, từ sáng sớm, hàng trăm công
an và xe cảnh sát đã được huy động đến trước tòa. Khi những người ủng hộ đến,
thì họ bị chặn lại, bị đuổi đi và bi hăm dọa. Mặc dù đây đáng lẽ là 1 phiên tòa
công khai, không ai đến gần được Tòa án chứ đừng nói là vào bên trong. Vài bloggers cầm theo băng rôn với
dòng chữ “Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội” đã bị đuổi bắt, băng rôn tịch thâu
và xé bỏ. Khi một số người, bao gồm 1 bà mẹ với cậu con nhỏ, bi bắt bỏ lên xe
công an chở đi, thì những người còn lại đã nằm ngay xuống trước mũi xe để cản
đường. Họ cũng nắm tay nhau, đi vòng quanh và hô to “Tự do cho Uyên Kha”, “Uyên
Kha vô tội”. Thật là một cảnh tượng hỗn loạn ngay trước cửa tòa
án.
Ngay cả 2 bà mẹ của Uyên và Kha, bà
Nhung và bà Kim Liên, đã không được phép vào bên trong tòa. Bà Nhung đứng bên
ngoài cổng tòa, gục đầu vào hàng song sắt và khóc nức nở. Lá cờ cộng sản, thắm
đỏ máu người dân, bay lặng lẽ trên đầu bà. Hình ảnh này đã lan tràn trên
Facebook và làm cho những người quan tâm rất phẫn nộ.
Trong khi gia đình và những người ủng
hộ kiên trì bao quanh tòa, thì hàng ngàn người khác, trong đó có tôi, từ khắp
nơi trên thế giới, đang ngồi dán mắt vào máy vi tính, theo dõi từng mẩu tin lọt
ra được khỏi mạng lưới ngăn chận của công an. Mỗi tin tức dù nhỏ cũng được mau
chóng lan truyền trên mạng, từ Facebook đến Paltalk đến Yahoo Messengers. Cảm
xúc dâng tràn cao độ. Đến cuối ngày, khi quyết định cuối cùng được ban ra: Nguyễn
Phương Uyên được giảm án từ 6 năm tù giam xuống còn 3 năm quản chế, Đinh Nguyên
Kha được giảm án từ 8 năm tù giam xuống còn 4 năm, người ta tưởng có thể nghe
được tiếng reo mừng chiến thắng vỡ òa từ những dòng chữ chạy như bay trên màn
hình vi tính.
Quả
vậy, đây là thắng lợi đầu tiên của những người tranh đấu cho dân chủ tại Việt
Nam. Đây là lần đầu tiên một người ra tòa với tội danh như thế rời khỏi tòa mà
không bi án tù giam. Mặc dù đây mới là thắng lợi nhỏ nhoi, nhưng nó cũng đủ cho
người ta một hy vọng. Đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Những người
cẩn thận hơn thì nhắc chừng mọi người rằng vẫn còn hàng trăm người bất đồng
chính kiến và tù nhân lương tâm bị giam cầm, và ngay chính Nguyên Kha vẫn phải
chịu án, vì thế không thể mất cảnh giác mà phải tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn
nữa cho tự do của những người còn lại.
Sự thật thì hầu như ai cũng dư biết
điều này không có nghĩa là đảng cộng sản có ý định gì tốt đẹp. Mọi người vẫn nhớ rõ cách đây
không lâu, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp gỡ với ông
Obama, Tổng thống Hoa Kỳ, và đã có những trao đổi nghiêm chỉnh về vấn đề nhân
quyền. Rất rõ ràng là để Mỹ cho Việt Nam ân huệ gì thì đảng cộng
sản Việt Nam bắt buộc phải giảm bớt những vi phạm nhân quyền của mình.
Việt Nam đã rất hy vọng được vào TPP
(Chiến lược hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) để hòng cứu lấy nền kinh tế
kiệt quệ, và đã xin để được vào Tổ Chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc từ nhiều năm
qua. Những ai có theo dõi đều thấy rõ là Việt Nam sẽ phải nhượng bộ nhiều trong
những điều luật đàn áp người bất đồng chính kiến ôn hòa, để được chấp nhận cho
vào 1 hoặc cả 2 tổ chức trên. Có vẻ như nhà nước cộng sản Việt Nam đã quyết định
bước đầu tiên về hướng này là thả Phương Uyên, 1 người nữ và là người trẻ tuổi
từng bị bắt và kết án.
Trong
tương lai gần, những người tranh đấu cho dân chủ cho Việt Nam vẫn còn 1 cuộc
chiến gian khổ phải đương đầu. Còn cần rất nhiều áp lực từ trong lẫn ngoài nước,
với thật nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức Nhân quyền, để có thể ép nhà cầm quyền
Việt Nam phải từ từ thả hết những người tù chính trị còn lại.
Nhưng dù sao, mùi vị chiến thắng lúc
này cũng rất ngọt ngào, và nhiều người đang cùng nhau ăn mừng!
PHƯƠNG UYÊN VỀ VỚI VÒNG TAY THƯƠNG YÊU
Dân Làm Báo gửi đến bạn bè trong thôn những nụ cười rạng rỡ của ngày trở về, của Phương Uyên...
Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng (thứ ba từ bên trái-nguyên Bề Trên DCCT
thuộc Gx Thái Hà) đến thăm hỏi và chia vui với cháu Phương Uyên.
PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XỬ SINH VIÊN YÊU NƯỚC NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ĐINH NGUYÊN KHA
Kết quả phiên tòa Phúc thẩm xử 2 sinh viên yêu nước Nguyễn
Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha:
- Đinh Nguyên Kha
bị kết án 4 năm tù giam.
- Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo.
- Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo.
Wednesday, August 14, 2013
NI CÔ “THAY NÂU SỒNG MẶC QUÂN PHỤC”
Phải chăng đây là “Tự Do Tôn Giáo” như bọn csVN thường rêu rao? Buộc các Ni
Cô phải cởi bỏ lớp áo tu hành để thoa son, đánh phấn hay khoát lên bộ áo trận với
những vũ khí giết người (súng ống…dù là giả) để thể hiện lời kêu gọi của tên
khát máu hcm 60 năm trước là “thi đua ái quốc”. Vị Ni Trưởng phải nói là: “đúng ra người xuất gia không
làm như vậy…nhưng họ (nhà cầm quyền) họ muốn thế…”
Lãng Tử 75
===============================================
Dư luận trong nước đang ồn ào về một buổi văn nghệ ở
huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, trong đó các ni cô xuất hiện trong
trang phục bộ đội và cầm súng.
Chính quyền yêu cầu các ni cô diễn văn nghệ nhân
ngày kỷ niệm chính trị
Trên mạng xã hội Việt Nam đang lan truyền hình ảnh
các ni cô mặc trang phục đời thường trình diễn văn nghệ trên sân khấu
mà nhiều người cho là ‘phản cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’.
Tuy nhiên, một
vị ni trưởng có liên quan lại nói rằng chương trình này diễn ra “hoàn
toàn theo ý của chính quyền” và
các ni cô đã trình diễn “một cách vô tư” mà
không nghĩ gì đến hậu quả.
Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu ngày 9/8 tại chùa
Pháp Hải, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, chỉ vài ngày trước khi
chư tăng ni ở Việt Nam chấm dứt ba tháng cấm túc tu tập kéo dài từ
tháng Tư đến tháng Bảy âm lịch vốn được gọi là An cư kiết hạ.
Subscribe to:
Posts (Atom)