Dự luật Senate
Bill S-219 còn có tên là “Journey to Freedom Day” (Hành trình đi
tìm tự do) do Thượng nghị sĩ gốc Việt thuộc Đảng Bảo thủ Canada, ông Ngô Thanh
Hải bảo trợ, đã được thông qua thành công vào đêm thứ Hai
(8/12) tại nghị trường Thượng Viện Canada với tỉ số 45 phiếu thuận,
4 phiếu chống và 14 phiếu trắng trước khi dự luật này được chuyển xuống Hạ viện.
Thượng
nghị sĩ Quốc Hội Canada Ngô Thanh Hải
Toàn cảnh Thượng viện Canada trong một phiên họp
Đây sẽ là phút giây làm thổn thức hàng triệu trái tim nhân bản
Việt cư ngụ tại Canada và khắp thế giới khi ngày 30 tháng 4 như vết thương
lòng, nỗi đau của riêng mình đã được một cử chỉ thân ái công khai đặt lên tầm
cao nhân cách của một quốc gia để đồng cảm vỗ về chăm sóc sẻ chia…
Không thể nào nói khác hơn được, 30 tháng 4 năm 1975 cái
ngày tháng ấy là nỗi tang thương to lớn với ba mươi triệu người dân miền Nam,
Việt Nam, mà có lẽ chỉ khi nào nhắm mắt xuôi tay thì ký ức đau buồn ấy mới rời
xa cơ thể của nhiều người trong cuộc ấy.
Cái ngày “định mệnh” mà những người “anh em” CS Bắc Việt đã
thực thi điều khoản thứ 5 của HĐ lập lại Hòa Bình tại Paris mà họ vừa ký chưa
ráo mực: "Sự
tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa
bình” với đoàn xe tăng tiến vào
Sài Gòn đánh chiếm dinh Tổng Thống VNCH khởi đầu cho một cuộc chạy trốn chủ nghĩa độc tài CS đầy đau thương mất
mát trên rừng dưới biển của hàng triệu đồng bào miền Nam VN, cái
ngày mà dẫn đến 2 lần “đổi tiền” CSVN đã cướp đoạt tài sản mồ hôi nước mắt của
người dân miền Nam để kéo xã hội thịnh vượng trong Nam xuống nghèo khổ cho “đồng
đẳng” ngang bằng với xã hội nghèo khó miền Bắc, cái ngày mà chiến trường đã im
tiếng súng nhưng con phải xa cha, vợ phải lìa chồng của nhiều gia đình với hàng
trăm ngàn sĩ quan công chức tinh hoa của VNCH đã bỏ mạng vùi thây nơi bìa rừng
trong các trại tù cải tạo của CS Bắc Việt… Tất cả chứng tích này là từ ngày 30
tháng 4 do CS Bắc Việt gây ra…
Vì vậy ban đầu Dự Luật S-219 được đặt tên là “Đạo luật Ngày tháng Tư Đen” (Black April ) vì bản
chất và hậu quả của nó được nhiều người biết đến, mà thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải
cũng là một người tị nạn cộng sản, nhưng vì những phản đối quyết liệt của phía
nhà nước CS Việt Nam và theo Thủ Tướng Canada Harper thì chữ Black là chữ rất
sensitive, ông khuyên TNS Ngô Thanh Hải chúng ta nên tránh! Và ông là người đề
nghị cái tên: Journey to Freedom
Day (Hành trình đi tìm tự do) cho dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa hơn
nên tên của dự luật này đã được đổi lại là “Đạo Luật Hành Trình Tìm Tự Do”
Nhưng vẫn gặp nhiều áp lực thách thức từ nhà nước và đảng CSVN.
Hành trình đi tìm tự do (Journey to Freedom Day)
Khi dự luật “Hành trình tìm Tự do” được gởi đến Ủy ban Nhân
quyền của Thượng viện để tham khảo nghiên cứu, Đại sứ CHXHCN/Việt Nam tại
Canada đã viết thư cho chủ tịch ủy ban thượng viện để bày tỏ “quan ngại nghiêm
trọng” về dự luật đó của chính phủ Canada, và yêu cầu dược tham dự như là một
nhân chứng trong các buổi họp liên quan. Đảng Bảo thủ, đa số
trong ủy ban Nhân quyền Thượng viện, từ chối không mời Đại sứ CHXHCN/Việt Nam
theo lời yêu cầu; thay vào đó ủy ban Nhân quyền chỉ gởi thông báo.
Trong một văn bản đệ trình trước đó, Ủy ban Nhân quyền Thượng
viên Canada đã không cứu xét việc Đại sứ Việt Nam cáo buộc Thượng nghị sĩ Ngô
Thanh Hải nạo vét quá khứ, tô vẽ một cái nhìn méo mó về lịch sử của quê hương
ông và bỏ qua mối quan hệ song phương tích cực giữa Việt Nam với Canada trong
40 năm qua.
Trong một thư gửi, Đại sứ CHXHCNVN Tô Anh Dũng viết: “Chính phủ của ông (Việt Nam) đã trình bày nhiều lần đến
cấp cao nhất của chính phủ và giới lãnh đạo Quốc hội Canada bày tỏ mối quan tâm
nghiêm trọng của chúng tôi về ngôn từ và mục đích của dự luật này nếu được
thông qua, dự luật này sẽ có ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương ngày càng
phát triển giữa hai nước chúng ta. Mặc dù tuyên bố là phi chính trị, nhưng dự
luật này rõ ràng nhằm kích động lòng hận thù dân tộc và chia rẽ, không đoàn kết.”
Hồi tháng 6/2014, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của
CHXHCN Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã viết thư cho Ngoại trưởng Canada John
Baird, để bày tỏ mối quan tâm của ông. Ông Phạm Bình Minh viết, “Chúng tôi
hiểu rằng, về mặt kỹ thuật, đây không phải là chính sách của Chính phủ Canada,
và chúng tôi tin rằng việc thông qua dự luật Senate Bill S-219 sẽ gửi một thông
điệp sai lầm đến cộng đồng quốc tế và nhân dân Việt Nam.”
Tuy nhiên, nhóm lãnh đạo của chính quyền trong Thượng viện
Canada, được biết thường không muốn làm phật lòng Thủ tướng Stephen Harper, nên
đã quyết tâm thông qua dự luật này.
(Tổng hợp tin, ảnh, từ mạng
quốc tế)
Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com