Tuesday, January 27, 2015

MỘT ĐẤT NƯỚC LOẠN KỶ CƯƠNG, LOẠN CHUẨN


Câu chuyện thương tâm xẩy ra vào buổi sáng mùa Ðông ngày 22 tháng 1 năm 2015 tại vùng quê miền Bắc ở tỉnh Quảng Ninh.
Một người thanh niên ở xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, bắt trộm một con gà bị dân chúng hò nhau bắt trói vào cột điện, rồi dùng nước lạnh hắt lên người. Toàn thân người thanh niên run lên vì lạnh...
Thế nhưng bị trói và hắt nước lạnh vẫn còn là may mắn. Ngày 26 tháng 3 năm 2012, tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh (Ðồng Nai), một số dân làng tình nghi anh Vòng Tiến Ðạt bắt trộm gà nên xông vào đánh anh tử vong.
Cách đây không lâu, vào tối ngày 19 tháng 12 năm 2014, tại xã Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hóa, dân làng Bằng Phú phát hiện bốn thanh niên đi xe máy vào làng bắt trộm chó nên đã chặn bắt, rồi vây đánh hội đồng khiến hai người chết, hai người trọng thương.
Chiều ngày 10 tháng 6 năm 2013, tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), dân chúng đã đuổi theo hai nghi phạm trộm chó, đốt xe máy của họ và một trong hai nghi phạm bị dân đánh đến chết.
Sự việc tương tự cũng xảy ra tại xã Hồng Phong và Nguyễn Huệ (thuộc Ðông Triều, Quảng Ninh) vào ngày 3 tháng 1 năm 2015. Hai kẻ trộm chó, Trần Văn Kha bị dân làng đánh chết và Bùi Ðình Ðăng bị thương nặng. 

Những câu chuyện đại loại như trên đây khá phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay.  

SUY ĐỒI VĂN HÓA VÀ NGƯỜI TRẺ NHẬN THỨC KÉM

Tôi từng nghĩ rằng mình rất may mắn được sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ đang phát triển của đất nước. Được nhìn thấy những đổi thay và phát triển của một quốc gia, chẳng phải là điều rất đỗi hạnh phúc hay sao? Thế nhưng, sự thật là đất nước này là một quốc gia bất hạnh. Và sự bất hạnh đó xuất phát từ những con người không biết (hoặc là không muốn) cư xử cho đúng quy luật phát triển của thế giới. Mới rồi rộ lên chuyện các bạn trẻ viết những câu bậy bạ lên tấm bùa gỗ trong một lễ hội văn hóa Nhật Bản tổ chức ở Việt Nam. Càng thấm thía hơn cái gọi là cách cư xử đúng mực của người trẻ Việt

Friday, January 23, 2015

“VĂN HOÁ” MỌI RỢ

Từ sau ngày 30/4/1975,nước VNCH bị nước VNDCCH dùng vũ lực để cưỡng chiếm và cưỡng nhập thành một nước mới dưới cái tên rất kêu : CHXHCNVN đồng thời khai sinh những hình thức văn hóa mà nhiều người có chút hiểu biết gọi là “Văn Hoá Mọi Rợ “: 

Thursday, January 22, 2015

March For LIFE

 

Theo như báo chí của csVN thì tỷ lệ phá thai chỉ riêng trong giới trẻ ở VN (chưa kể người lớn) đứng hàng thứ 5 trên Thế giới và đứng…số 1 tại Đông Nam Á, một kỷ lục không có gì để hãnh diện, nó nói lên được sự băng hoại đạo đức trong giới trẻ và xã hội VN ngày nay…

Monday, January 19, 2015

TRẬN HOÀNG SA, BIỂU TƯỢNG HỘI TỤ LÒNG YÊU NƯỚC


Trần Gia Phụng (Danlambao) - Trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 tuy ngắn ngủi nhưng là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt và ngày nay trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của người Việt. Để thấy rõ các điểm nầy, xin đặt lại trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam vừa qua. 

NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG-SA (Đặng Chí Hùng)

  Người Việt Nam không bao giờ quên những Người ở lại Hoàng Sa
 

Saturday, January 10, 2015

LÁ CỜ, MÀU CỜ VÀ HỒN NƯỚC

 
Bảo Giang (Danlambao) - Cờ Vàng là màu cờ mang theo Hồn Nước, mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn hóa của chúng ta và thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của Độc Lập Dân Tộc. Cờ Đỏ là cờ của sự chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt Nam... 

Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954 Việt Nam bị phân chia thành hai lãnh thổ. Cả hai đều được công nhận trên trường Quốc Tế. Mỗi bên thành lập chính phủ riêng và xây dựng xã hội theo một thể chế chính trị khác nhau. Từ đó, tạo ra hai truyền thống, lịch sử và nền văn hóa, giáo dục công dân hoàn toàn khác nhau.  
 

HIỆN TƯỢNG NGUYỄN BÁ THANH VÀ NHỮNG ĐIỀU CÒN LẠI

"...Hàng mấy ngàn con người ở Cồn Dầu đã tan cửa nát nhà, mất đất đai vườn ruộng, chạy bán sống bán chết khỏi quê hương, đất nước bởi bàn tay Nguyễn Bá Thanh và đồng bọn của ông ta. Hàng ngàn ngôi mộ bị đào bới, di chuyển, hàng loạt giáo dân, người dân bị đánh đập và đánh đập đến chết..."


Thursday, January 1, 2015

GẶP NHAU TRÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG

          

Nhạc: Trần Bảo Như
Phổ thơ: Vũ Đông Hà
Hòa âm: Nguyên Ca
Trình bày: Trần An
Hình ảnh: Dân làm báo Blog. 
 

Nguồn:  Dân làm báo Blog.