Kẻ tiểu nhân gọi anh là “ngụy”
Nhưng sự thật có phải thế không ?
Đúng là lời của kẻ bất công
Đem vu vạ cho người quân tử
Ngụy thì phải bán nước hành dân
Ấy vậy mà anh nào làm thế ?
Có những kẻ giả vờ tử tế
Đem tấc biển dâng cả ngoại xâm …
Ấy vậy mà anh nào làm thế ?
Có những kẻ giả vờ tử tế
Đem tấc biển dâng cả ngoại xâm …
Có những kẻ luôn sẵn dã tâm
Mồm hòa giải mà tay làm bạc đãi
Đừng có tin Cộng nô hối cải
Chỉ còn đường quét sạch mà thôi !
Mồm hòa giải mà tay làm bạc đãi
Đừng có tin Cộng nô hối cải
Chỉ còn đường quét sạch mà thôi !
Trên đời này nhiều kẻ khoe mẽ
Ta anh tài nón cối rép râu
Ấy vậy mà chạy dài Trung cộng
Lấy nghĩa hèn tô đậm hư danh,
Ta anh tài nón cối rép râu
Ấy vậy mà chạy dài Trung cộng
Lấy nghĩa hèn tô đậm hư danh,
Sao không nhướng đôi mày mở rộng
Xem Văn Thà vị quốc vong thân
Có như thế mới hay chân giả
Mới biết đời gian trá làm sao
Xem Văn Thà vị quốc vong thân
Có như thế mới hay chân giả
Mới biết đời gian trá làm sao
Xin ông trời mãi tận trên cao
Chứng cho lòng những người làm lính
Chứng cho những vong linh uất hận
Trả cho người tên gọi mến yêu …
Chứng cho lòng những người làm lính
Chứng cho những vong linh uất hận
Trả cho người tên gọi mến yêu …
Hãy trả lại tên cho anh – Những người lính Quốc gia anh dũng !
(Vô đề Buồn 5 – Sài Gòn 16/09/2011)
Từ nhỏ, khi còn học
trong ngôi trường chủ nghĩa xã hội, tôi cũng giống như bao đứa trẻ khác đã phải
học thuộc lòng những từ ngữ mà chúng tôi chẳng hiểu mô tê gì cả. Nào là “ngụy
quân, ngụy quyền”, nào là “Mỹ, Diệm, Thiệu kìm kẹp người dân” vv và vv…Lớn lên,
tôi đã có thời gian và tri thức cho một cuộc tìm hiểu thật sự. Từ chỗ yêu thích
một nền âm nhạc đầy nhân văn và cảm xúc với những bản nhạc mà người ta quen gọi
là “nhạc vàng”, tôi đã cất công đi tìm hiểu về cái gọi là “ngụy” mà cộng sản đã
gọi. Kết quả đã cho thấy, tôi đã không phải tiếc công tìm hiểu để thấy rằng đảng cộng sản Việt Nam đã vu cáo
hoàn toàn cho chế độ dân chủ tại Miền Nam. Chính vì vậy tôi đã viết bài viết
“Những sự thật cần phải biết “ – phần 2 – Việt Nam Cộng Hòa , nạn nhân của
chính sách ngậm máu phun người.
Và bài thơ Vô
đề Buồn 5 ở trên cũng là những tâm sự chân tình của tôi, một người sinh
ra trong chế độ cộng sản, sống từ nhỏ với cộng sản tri ân tới những người lính
Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã hi sinh cả cuộc đời mình cho tự do dân chủ, cho
chính nghĩa Dân tộc và cho Quốc gia Việt Nam. Vì vậy tôi đã gọi những người lính VNCH là những
Anh Hùng. Họ đã vị quốc và vong thân trong oanh liệt. Cuộc chiến
năm 1975 không phải là cuộc chiến mà họ đã thua mà là họ đã thắng trong lòng
người dân Việt dù cho một trận chiến cuối cùng họ đã không thể chiến thắng vì
không còn súng đạn để chiến đấu.
Trong vô vàn những
trận đánh để lại những vết son của những người lính VNCH thì trận Hải Chiến
Hoàng Sa đã để lại những dấu ấn chẳng thể nào phai trong lòng người dân Miền
Nam nói riêng và cả Dân Tộc Việt Nam nói chung. Và cho đến ngày hôm nay, những
người dân đang sống trong chế độ cộng sản độc tài cũng đã nhớ tới những người
lính đã anh dũng hi sinh vì biển đảo quê hương bất chấp sự cấm đoán của bè lũ độc
tài bán nước. Những người dân Việt Nam nhớ tới những Ngụy Văn Thà và đồng đội, đơn giản bởi vì họ là những
Người ở lại Hoàng Sa !
Nhạc sỹ Trần Thiện
Thanh đã từng viết về Trung Tá Nguyễn Đình Bảo với tác phẩm nổi tiếng “Người ở
lại Charlie”. Nhưng có một Charlie khác, không phải là Cao Nguyên nắng gió mà
là Charlie tại Hoàng Sa. Và những người lính VNCH đã hi sinh trong ngày đầu năm
1974 để cố gắng gìn giữ biển đảo quê hương đó cũng xứng đáng được ca ngợi. được
tri ân và được ghi ơn vì họ đã nằm lại muôn đời với biển khơi. Nơi đó, họ đã trở
thành những anh hùng bất tử. Họ đã ở lại Hoàng Sa !
1.TÓM LƯỢC HẢI
CHIẾN HOÀNG SA, 19/01/1974.
Có lẽ chúng ta
không ai không biết đến diễn tiến của cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Đã có
nhiều tài liệu và sách vở nói về sự kiện này. Nhưng trong bài viết này, tác giả
vẫn phải tóm lược lại những điều mà mình được nghe, được đọc để người đọc có thể
thấy được những điều quan trọng của trận đánh. Đồng thời thấy được sự anh hùng
của những người lính hải quân VNCH đã “vị quốc, vong thân” và không bao giờ
quên “Tổ Quốc
– Danh Dự – Trách Nhiệm”.
Từ cuối năm 1973,
lợi dụng việc VNCH đang phải đối đầu với cộng sản Việt Nam trên bộ thì Trung Cộng
đã có nhiều động thái muốn xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mặc cho
VNCH đã nhiều năm xác lập chủ quyền chính đáng trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường
Sa.
Hải Quân Đại
Tá Hồ Văn Ngạc đang viết trên
Bia Chủ Quyền
Việt Nam tại đảo Trường Sa năm 1973
Trước thái độ Hải
quân Trung cộng hung hăng lấn sát biển Hoàng Sa khiêu khích Hải Quân VNCH,
Chính phủ VNCH đã đánh ngay giặc Tàu trên biển Hoàng Sa theo tinh thần của tiền
nhân Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo vv…
Sơ đồ trận hải
chiến theo Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa.
Dựa trên Hồi ký của
các cựu Hạm trưởng Vũ Hữu San và Lê Văn Thự đều cho biết tàu Việt Nam Cộng Hòa
khai hoả bắn vào tàu Trung cộng xâm lược.
Ông Lê Văn Thự, cựu
Hạm trưởng HQ16, nhớ lại: “Chiều ngày 18/1/1974,
khoảng 6 giờ, đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ10, bằng
mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hòa… Đến tối ngày
18/1/1974, máy truyền tin bị Trung Cộng phá rối tần số, không liên lạc được.
Tôi không thể gọi đại tá Ngạc, HQ 4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải.
Tôi chỉ liên lạc được với HQ 10 bằng máy PRC 45 là loại máy truyền tin mang sau
lưng, chỉ liên lạc được trong vòng 10 hải lý. Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ
còn cách đổ bộ toán người nhái vào ban đêm may ra mới lên được đảo; nhưng chưa
chắc toán người nhái đã vào trót lọt được vì có thể tàu Trung Cộng theo dõi và
liên lạc chỉ điểm cho người của họ chốt trên đảo canh chừng để bắn khi người
nhái của ta vào bờ… Vì thế, muốn thi hành lệnh của đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ
còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung Cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người
nhái lên đảo sau”.
Ông Thự kể rằng
lúc này phía Trung cộng điều thêm hai tàu nữa. Ông liền gọi cho thiếu tá Ngụy
Văn Thà, Hạm trưởng HQ10, để bàn kế hoạch. Theo đó, HQ10 và HQ16 sẽ rời xa các
đảo trong đêm, tắt hết đèn thắp sáng trên tàu để địch không nhìn thấy mục tiêu;
vào sáng sớm sẽ tiến vào vùng lòng chảo bên trong cụm đảo Lưỡi Liềm để tấn công
chiến hạm Trung cộng.
Sáng sớm
19/1/1974, các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa tiến vào vùng lòng chảo giữa cụm đảo.
Theo hồi ức của Hạm trưởng San, lúc bấy giờ bốn tàu chiến của Trung cộng mang
các số hiệu 389, 396, 271 và 274 xông ra nghênh chiến. Lúc 6 giờ 48 phút, lực
lượng đổ bộ bắt đầu được khai triển: toán Biệt hải trên HQ 4 đổ bộ mặt nam đảo
Quang Hòa, toán Hải kích trên HQ 5 đổ bộ mặt tây nam đảo. Khi tiến vào đảo, họ
đã bị quân Tàu núp trong công sự bắn ra. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đáp trả bằng
súng phóng lựu M.79 và tiểu liên M.16. Cuộc cận chiến trên đảo khiến trung úy
Lê Văn Đơn và một thành viên tên là Long của toán Hải kích tử trận, 2 thành
viên khác bị thương. Toán Biệt hải cũng bị lực lượng Trung cộng khá đông uy hiếp.
Đến khoảng 9 giờ 30, trước tình hình bất lợi, các lực lượng đổ bộ rút về tàu, mang
theo những người bị thương và thi thể người tử trận. Như vậy, nỗ lực đổ bộ
giành lại quyền kiểm soát tại đảo Quang Hòa của Việt Nam Cộng Hòa đã không hoàn
thành.
Cũng theo tường
thuật trong sách của cựu Hạm trưởng Vũ Hữu San và tác giả Trần Đỗ Cẩm, từ 10 giờ
17 cho tới 10 giờ 24, các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa di chuyển chiến thuật để
lập một vòng cung phía tây đảo Quang Hòa. Phân đội bắc gồm HQ16 và HQ10 di chuyển
tới hướng tây bắc đảo Quang Hoà, phân đội nam gồm HQ 5 và HQ 4 di chuyển tới
phía tây đảo. Bốn tàu Trung cộng liền bám theo sau.
Sơ đồ trận hải
chiến theo Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa.
Trận hải chiến
chính thức khởi sự vào lúc 10 giờ 22 phút sáng 19/1/ Theo Hạm trưởng Vũ Hữu
San, sau khi mệnh lệnh tác xạ của đại tá Hà Văn Ngạc được truyền đi từ trung
tâm chỉ huy đặt trên HQ 5, tất cả các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa đồng loạt nổ
súng vào tàu hải quân Trung cộng.
“Lúc bấy giờ, tôi đứng trên đài chỉ huy với Hạm trưởng San, nghe có lệnh bắn
truyền xuống, ông hạm trưởng hét: ‘bắn!’ Đồng thời ổng điều chiếc tàu chạy
quanh quanh để tránh đạn. Ngay thời khắc đầu tiên, do bị bất ngờ nên quân Trung
cộng thiệt hại nặng”, 40 năm sau cuộc chiến, ông Lữ Công Bảy, hạ
sĩ quan giám lộ tàu HQ 4, kể lại.
Do mục tiêu nằm
trong tầm bắn nên các loại súng pháo 20 ly và 40 ly bắn rất hiệu quả, theo sách
Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm. Về hải pháo, các khẩu
76 ly của HQ 4 và 127 ly của HQ 5, HQ 16 có tốc độ bắn chậm hơn trong khi tàu
Trung cộng nhỏ bé và di chuyển rất linh động thành ra rất khó ngắm trúng mục
tiêu. Trong các chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa, chỉ có hải pháo của HQ 4 là điều
khiển bằng điện; còn lại đều là hệ thống quay tay khá cổ điển nên việc “bắt chết
mục tiêu” gặp nhiều trở ngại. HQ 10 là chiến hạm nhỏ nhất và chỉ còn một máy
chính hoạt động nên xoay trở rất khó, giàn ra đa lại bị hỏng nên bị rơi vào
nguy khốn.
“Lúc đó chính mắt tôi thấy rõ ràng chiếc tàu bên trái của Trung cộng bị
dính đạn. Một cụm lửa bùng lên rất to. Chiếc tàu mất hẳn trên màn hình ra đa.
Có lẽ nó chìm tại đó luôn. Chiếc còn lại thì đâm đầu vô đảo chứ không dám rượt
theo mình”, ông Bảy kể. Nhưng phía Việt Nam Cộng Hòa
cũng chịu tổn thất không ít. Chỉ khoảng sau 10 phút tham chiến, HQ 10 đã bị loại
khỏi vòng chiến. “Qua bộ đàm, bạn tôi là Vương
Thương báo cáo HQ 10 trúng hai phát đạn pháo của Trung cộng, Hạm trưởng Ngụy
Văn Thà tử trận và hạm phó bị thương. Anh em trên đài chỉ huy HQ 10 toàn bộ đều
bị thương hoặc chết. Sau đó thì không thể liên lạc được nữa, chắc bên đó không
còn ai giữ truyền tin liên lạc”.
Ba chiếc tàu còn
lại của Việt Nam Cộng Hòa cũng bị dính đạn Trung cộng, trong đó nghiêm trọng nhất
là HQ16 bị trúng một quả đại bác vào hầm máy phải, nước tràn vào khiến tàu
nghiêng hẳn. Lúc bấy giờ, do Trung cộng phá sóng truyền tin tầm xa, nên việc
liên lạc giữa tàu và Đà Nẵng là bất khả thi. Các tàu chỉ có thể liên lạc với
nhau bằng PRC25 khi ở khoảng cách ngắn hơn.
Sau hơn 30 phút kể
từ khi tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hòa khai hỏa đánh Hải quân Trung cộng, tình
trạng lúc này là phía Việt Nam Cộng Hòa có một tàu bị bắn cháy, nhiều chiến sĩ
tử trận hoặc bị thương. Chiến hạm HQ16 và HQ5 hư hại khá nặng, HQ4 cũng dính đạn
nhưng còn hoạt động được. Phía Trung cộng có một tàu bị bắn cháy, phần lớn các
tàu còn lại hư hại nặng nề, tổn thất về quân lính thì phía hải quân Trung cộng
không thể kể cho hết.
Theo tài liệu
Hoàng Sa, Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa của chính phủ VNCH cũng như hồi ký của cựu
Hạm trưởng HQ 4 Vũ Hữu San, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trưởng chiến dịch trên
biển, và một số chiến sĩ tham dự trận hải chiến cho hay trận hải chiến kết thúc
vào lúc khoảng 11 giờ trưa 19/1/1974. Khi đó thì hải quân Trung cộng đang gửi
thêm tàu tiếp viện, gồm tàu chiến cao tốc Komar trang bị hỏa tiễn mua của Liên
Xô trước đó. Trước tình huống vũ khí VNCH yếu thế hơn và phía Hoa Kỳ với hạm đội
7 đang trú đóng gần đó không hề có bất cứ động thái yểm trợ nào, bất lợi về
phía Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ VNCH đã ra lệnh triệt thoái các tàu còn lại về
Đà Nẵng. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay giặc Tàu cộng, trưa ngày 19/1/1974.
Mặc dù kết thúc
cuộc hải chiến , quân lực VNCH nói chung và hải quân VNCH nói riêng đã mất đi một
số người lính anh hùng. Sự chênh lệch về lực lượng và phương tiện đã không cho
phép những người lính VNCH có thể chiến thắng trước đối thủ hung hãn, hơn hẳn về
phương tiện vũ khí và được yểm trợ tối đa. Nhưng đổi lại, tinh thần chiến đấu của
họ đã còn lưu lại mãi mãi trong lòng người dân Việt Nam cho đến muôn đời. Họ đã
làm cho phía Trung Cộng thiệt hại nặng nề cả về vũ khí lẫn quân lính. Những người
anh hùng đã chiến đấu trong trận hải chiến ngày 19/01/1974 xứng đáng được vinh thăng và trân trọng. Một
trong số Họ đã anh dũng ở lại Hoàng Sa !
2. VIỆT NAM CỘNG
HÒA PHẢN ĐỐI TRUNG CỘNG, CỘNG SẢN VIỆT NAM HÂN HOAN CHÚC MỪNG GIẶC
Sau sự hi sinh
anh dũng của hạm trưởng Ngụy Văn Thà và đồng đội thì chính quyền VNCH đã lên tiếng
một cách mạnh mẽ những hành động ăn cướp của Trung Cộng. Điều này cũng minh chứng
rằng một khi để nói là VNCH là tay sai của Mỹ, là bán nước, là Ngụy quân, ngụy
quyền thì phải có bằng chứng rõ ràng. Một điều chúng ta có thể thấy rõ ràng tại sao một chế độ
bị vu cáo là “ngụy” lại anh dũng chống trả quân thù Trung cộng cướp nước còn
CHXHCNVN lại “tri ân” giặc Tầu như cách mà Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng
hay Nguyễn Phú Trọng và cả bè lũ cộng sản đang ngày đêm ca ngợi, để mặc ngư dân
bị đánh đập ngay trên biển đảo quê hương mình? Ai là “Ngụy” thì có lẽ thực
chất bạn đọc cũng tự tìm cho mình câu trả lời rồi. Những bức ảnh này là minh chứng
hùng hồn nhất thay cho cả vạn lời nói ai mới thật sự là “ngụy” bán nước cho giặc
Tầu:
Người dân VNCH
và Hoàng Sa
Trái ngược lại với
chính phủ VNCH và những người lính VNCH đã anh dũng bảo vệ biển đảo quê hương
thì những kẻ tự nhận mình là “thống nhất, giải phóng” đất nước lại ngang nhiên
bán biển đảo cho giặc.
Cần phải nhớ lại
một chuỗi lịch sử bán HS-TS của CSVN như sau. Ngay sau khi tuyên bố của Trung cộng
về việc HS- TS là của Trung Cộng thì Phạm Văn Đồng lúc đó là thủ tướng Việt Nam
Dân Chủ cộng hòa (VNDCCH) thừa lệnh Hồ Chí Minh (Xem: “Những sự thật
không thể chối bỏ” – Phần 2) đã tiến hành việc đưa ra công hàm ký ngày
14/9/1958. Công hàm này có nội dung như sau:
Trước đó, năm
1956, Ung Văn Khiêm, nhân tiếp phái đoàn ngoại giao Trung Cộng, Thứ Trưởng bộ
Ngoại Giao CSVN đã tuyên bố với Lý Chí Dân, tham tán sứ quán Trung Cộng tại Việt
Nam: Chiếu
theo tài liệu Việt Nam thì HS và TS thuộc về Trung Cộng.
Lê Lộc, Chủ Tịch
Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào: Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc
Trung Cộngh từ thời nhà Tống. Sự việc này tạp chí Beijing
Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo
Tây Sa và Nam Sa”.
Năm 1977 cựu Thủ
tướng Phạm Văn Đồng giải thích quan điểm của ông ta về công hàm này như sau:
“đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi”.
Sau đó Nguyễn Mạnh
Cầm, nguyên Bộ Trưởng bộ Ngoại Giao, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2
tháng 12 năm 1992 nói như sau:
“Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy
là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ
vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo
này.”.
Cũng chính vì bán
nước cho giặc theo tinh thần và Hồ Chí Minh nên các đảng viện cộng sản Việt Nam
đã hoàn toàn im lặng trước cuộc xâm lăng của giặc Tầu năm 1974. Thay vì lên tiếng
phản đối giặc tấn công Hoàng Sa thì đảng cộng sản lại đồng thuận với giặc Tàu,
coi những người lính VNCH là những kẻ thù địch, nhận giặc Tàu làm cha mẹ. Điều
đó được minh chứng bằng lời phát biểu của GS Hà Văn Thịnh khi ông này trả lời
phỏng vấn đài RFA:
“Hồi đó tôi học năm thứ nhất Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Nói thực là
ông Hoàng Tùng khi đó, tôi không nhớ rõ thầy giới thiệu như thế nào, nhưng mà
thầy giới thiệu là các em hôm nay – 180 sinh viên Khoa Sử – Đại Học Tổng Hợp Hà
Nội nghe ông Hoàng Tùng – Ủy viên Trung Ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân,
hay là Ban tư tưởng Trung ương gì đó, chức vụ tôi không nhớ, nhưng mà ông Hoàng
Tùng nói chuyện về lịch sử thì ông có nói chuyện Hoàng Sa”.
Ông Hoàng Tùng
nói nguyên văn thế này: “Vì ta bận đánh Mỹ,
không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung
Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho
mình.”.
Thế hệ cộng sản
trước đã vậy, thế hệ cộng sản ngày nay cũng không có gì khá hơn. Họ đã vô ơn
trước những anh hùng tử sỹ Hoàng Sa để “tri ân” giặc Tầu. Trong bản tuyên bố
chung 8 điểm “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam” ký kết ngày 21/06/2013 giữa Tập Cận Bình tổng bí
thư đảng cộng sản Trung Quốc và Trương Tấn Sang chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam, ban lãnh đạo Trung Quốc chắc hẳn biết rằng giấc mộng xâm
chiếm Việt Nam của Mao Trạnh Đông không còn bao lâu nữa sẽ thành sự thật.
Để đền đáp “công
ơn” hiểm độc trên của Trung Cộng, Phùng Quang Thanh đại tướng ủy viên BCT / TW
đảng, bộ trưởng bộ quốc phòng thay mặt đảng, quân đội Nhân Dân Việt Nam khẳng định
tại buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung Quốc tại Bộ Quốc
Phòng Việt Nam ngày 28/7/2012 như sau:
“… Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ
và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà đảng,
Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt
Nam…”
Thay mặt cho nhà
nước Cộng Hòa Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân phó Thủ Tướng chính phủ,
trong lần chủ trì “Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc –
Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc” tại
Hà Nội ngày 10/07/2012 đã chỉ thị: “Hội hữu nghị
Việt Nam -Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa
phương Trung Quốc, xuyên suốt trong 5 năm, sau đại hội này…”
Tiêu biểu cho tư
tưởng chiến lược của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Trần Đăng Thanh đại tá phó
giáo sư – tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, thuộc học viện Chính trị Quốc Gia Bộ Quốc
Phòng trong một buổi giảng bài tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây ngày
19/12/2012 đã phân tích: “… Trong 4 năm kháng chiến
chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng
nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để
chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta
không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng
nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là
đối với Trung Quốc hai điều không được quên…”.
Chưa hết, Nguyễn
Phú Trọng mới đây đã hùng hồn tuyên bố :
“Tôi đã nhiều lần nói ta với TQ là láng giềng, phải ăn đời ở kiếp với nhau,
xúc đất đổ đi được không? Ta giữ được độc lập chủ quyền, nhưng cũng phải giữ
cho được chế độ, bảo đảm cho được Đảng lãnh đạo, môi trường hòa bình ổn định để
xây dựng, phát triển đất nước, giữ cho được quan hệ hòa hiếu với các nước,
trong đó có TQ”.
Trơ trẽn hơn nữa,
trong buổi triều kiến đối với Du Chính Thanh thì thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng
còn nói cho rằng:
“Mối quan hệ truyền thống hữu nghị, vừa là đồng chí vừa là anh em do Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo cách mạng hai
nước dày công xây dựng và vun đắp là tài sản quý báu của hai dân tộc, đòi hỏi
hai Đảng, hai nước đều phải trân trọng và gìn giữ “…
Rõ ràng, trong
khi những người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu với giặc Tầu thì đảng cộng sản
Việt nam lại bán nước cho Tầu. Đảng cộng sản cũng đẩy những người lính của
chính họ vào cõi chết khi đảng khóa tay họ không cho nổ súng vào giặc Tầu mà
chính tướng cộng sản Quách Hải Lượng và Lê Đức Anh đã phải thừa nhận. Đến đây,
một lần nữa ai là “Ngụy” và ai là “Quân Tử” thì người đọc chắc chắn đã sáng tỏ
hoàn toàn !
3. NGƯỜI Ở LẠI
HOÀNG SA VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA HÔM NAY
Những cái tên như
: Ngụy
Văn Thà, Vương Thương, Phan Ngọc Đa, Võ Văn Nam, Trần Văn Thọ, Nguyễn Văn Tuấn,
Vũ Văn Bang vv.. đã nằm lại
trong lòng biển sâu. Họ đã sống ngay thẳng, chết anh dũng vì đất mẹ. Và họ đã
được biển quê hương ôm ấp, che chở cho linh hồn của những người con sống chết
vì dân tộc. Thân xác Họ đã ở lại Hoàng Sa, nhưng tinh thần của những người lính
VNCH thì còn sống mãi cùng hành trình đi đòi công lý cho cả một dân tộc bị bàn
tay độc tài của CSVN và bàn tay Bành Trướng của Hán tặc đè nén.
Sự hi sinh của những
người lính VNCH trong trận hải chiến năm 1974 đã không hề vô nghĩa. Mặc cho đảng
cộng sản Việt Nam phủ nhận công lao của những người lính VNCH dưới chiêu trò
“ngậm máu phun người” thì có một thực tế không thể chối bỏ là trong thời điểm
Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam. Đồng loạt các báo chí
cộng sản đã phải cho đăng tải những bài viết về những anh hùng VNCH đã ngã xuống
trong trận hải chiến oai hùng đó. Lần lượt những tờ báo Thanh Niên, Dân Trí,
Giáo Dục vv… của cộng sản Việt Nam đã phải lên tiếng về cái gọi là “tính chất
khốc liệt” của trận hải chiến. Báo Dân Trí trong bài viết của mình ngày
29/05/2014 đã có đoạn:
“Mẹ
già, con thơ, kinh tế gia đình đang khó khăn… nhưng anh Nguyễn Hoàng Sa vẫn sẵn
sàng gạt hết mọi lo toan, hăng hái đăng ký ra Hoàng Sa, cùng các chiến sĩ, ngư
dân bảo vệ mảnh đất nơi cha anh đã ngã xuống trong trận hải chiến 1974”.
Vâng ! Cho đến
ngày hôm nay thì chính những báo chí của cộng sản bạo quyền đã phải thừa nhận
những người lính VNCH đã hăng hái chiến đấu như thế nào. Đó chính là những cái
tát vào những bộ mặt của cộng sản Việt Nam khi họ vẫn ngày đêm tuyên truyền ra
rả về cái gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”
Bốn chiến hạm của
quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ
vào năm 1974. Chiến hạm HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, chiến hạm
HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, chiến hạm HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy
thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân
tử vong và 16 bị thương.
Tờ báo Dân Trí
còn trích dẫn bà Nguyễn Thị Lựa – một góa phụ 40 năm thờ chồng là tử sĩ Nguyễn
Thành Trọng (một trong 74 tử sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong trận hải chiến
Hoàng Sa 1974) sống tại ấp Thới Khánh, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai TP Cần Thơ
:
“Cách nay đúng 40 năm, chồng tôi và các chiến sĩ khác không thể chấp nhận
hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc nên đã chiến đấu quyết giành lại mảnh
đất giữa trùng khơi của Tổ quốc. Dù trận chiến ấy thất bại nhưng cho thấy rằng,
từ đời nào chúng ta đã không nhân nhượng, quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ
lãnh thổ của đất nước”…
Vâng! Những người
như tử sỹ Nguyễn Thành Trọng đã ngã xuống, đã dùng máu mình tô thắm màu cờ Vàng
của dân tộc. Họ đã hi sinh không hề vô nghĩa vì chính sự hi sinh ấy đã là động
lực cho thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta phải chiến đấu hết mình vì quê
hương Việt Nam. Chúng ta sẽ phải sống sao cho xứng đáng với những sự hi sinh của
những người lính VNCH nói chung, của những anh hùng Hải chiến Hoàng Sa nói
riêng và cả những người vợ, người em, người con, người anh … của họ.
Và chúng ta xin
hãy đừng vô cảm, nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã kêu gọi chúng ta “Giờ đây Việt Nam
còn hay đã mất. Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta. Hoàng Trường Sa, đã
bao người dân vô tội. Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu…”. Chúng ta phải đứng lên dù bất cứ giá nào vì Hoàng
Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Nơi đó có những linh hồn của tử sỹ trong trận Hải
chiến năm 1974, của cả những người bộ đội cộng sản đã đặt niềm tin nhầm địa chỉ,
của những người ngư dân bị giặc Tầu giết hại. Nơi đó, có trái tim của Mẹ Việt
Nam đang mong chờ đàn con thu non sông về với Mẹ.
Và một điều quan
trọng, rất quan trọng, muốn hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng, muốn đất nước Việt
Nam không còn là một sân sau của giặc Tầu thì chẳng còn cách nào khác là chúng
ta phải đứng dậy để dẹp bỏ chế độ cộng sản Việt Nam vẫn đang ngày đêm đem từng
tấc đất của Cha ông để dâng cho giặc. Chúng ta không được phép quên rằng chúng
ta đã có những Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt trong quá khứ thì
ngày nay chúng ta cũng có những Nguyễn Thành Trọng, Ngụy Văn Thà vv…Chính vì vậy,
chúng ta không thể nào cho phép giặc Tầu tiếp tục đàn áp người dân Việt Nam
thông qua bàn tay của CSVN. Chúng ta phải đứng lên noi gương những người tử sỹ
Hoàng Sa năm 1974. Vì họ là những anh hùng ! Họ đã anh dũng ở lại Hoàng Sa !
Một nén hương lòng dâng lên những anh hùng tử sỹ
Hoàng Sa !.
Đặng Chí
Hùng
08/01/2015
08/01/2015
Nguồn: Thời Mới
Canada.
Mời đọc thêm hai bài về Hải Chiến Hoàng Sa tại : http://ngaycu.blogspot.ca/2015/01/hai-chien-hoang-sa-voi-hq-4.html#more
http://ngaycu.blogspot.ca/2015/01/hai-quan-viet-nam-anh-dung-chong-quan.html#more