Wednesday, July 29, 2015

Đau buồn…

Thương tiếc một người anh…

Tin anh ra đi thật quá bất ngờ và đau buồn.
Như có một cái “thần giao cách cãm” nào đó, ngày thứ bảy vừa rồi em lại nghỉ đến anh và điện thoại cho anh và chị Giáo 3, 4 lần, đ/t nhà cũng như cell phone  nhưng không gặp. Em nói với bà Xã: “không biết có chuyện gì mà gọi cho anh Thơm hoài mà không có ai bắt đ/t hết?”. Đến chiều thì anh T. từ San Diego gọi lên báo tin là anh Thơm đã ra đi sáng hôm đó.
Thật bàng hoàng sửng sốt, thảo nào mà không có ai trả lời đ/t. Không tin được lời nhắn báo tin của anh T. , em nghỉ làm sao có thể như thế được, trước đó anh Thơm thấy vẫn khỏe mạnh mà, đâu có một triệu chứng nào về bịnh tim đâu? Nhưng chỉ vài phút sau một cơn stroke anh đã ra đi, ra đi trong vòng tay của người vợ thân yêu trước khi xe cấp cứu đến để đưa anh vào nhà thương, bỏ lại sau lưng người vợ hiền và 3 đứa con hiếu thảo của anh.
Ngồi đây viết lại những dòng nầy mà trong đầu vẫn như còn nghe giọng nói thân thương của anh:
“Dượng P. à, anh nói cái nầy dượng nghe…”
“Dượng P. ơi, cuối tuần nầy dượng xuống Bolsa biểu tình hã? rồi, sẽ lại gặp dượng
  nha…”
Cứ mổi lần gặp nhau (thường là ở nhà dì Sáu, nơi họp mặt gia đình thường xuyên) hai anh em thường tâm sự với nhau về tình hình đất nước, về bọn cs Việt Nam, cs Tàu…nói rồi uống, uống rồi nói tiếp, cứ chai (bia) dượng, chai anh, 2 anh em rất là tương đắc.
Tánh tình anh rất hiền hòa, thân thiện. Trên mặt anh lúc nào cũng thấy một nụ cười dễ mến, không nói ra không ai có thể biết trước đây anh đã từng ở trong một binh chủng có tiếng là “dữ dằn”, sau đó là sĩ quan trưởng Bảo vệ Yếu Nhân thuộc khối Cận vệ phủ Tổng Thống VNCH. Trong anh, em cảm được cái thật thà mộc mạc của người dân quê lục tỉnh miền Tây. Có lẽ vì thế mà 2 anh em rất thương mến nhau, anh hay nói : “trong bà con mình tôi rất mến dượng P. đó nha…”
Giờ đây nhớ lại những kỷ niệm với anh, em vẫn không tin là anh đã ra đi. Dù rằng suốt 2 hôm nay em có mặt bên quan tài của anh để chia xẽ với chị Thơm và 3 đứa con của anh sự mất mát bất ngờ và đau buồn nầy.
Không tin mà sao nước mắt cứ tuôn rơi…
Anh Thơm ơi, sao lại ra đi bất ngờ như vậy. Không một lời từ giã vợ con, anh em, bạn hữu. Hay vì anh là lính “biệt cách dù” nên anh chợt đến, chợt đi không báo trước như những lần “nhẩy toán” mà anh đã kể em nghe…? Anh thật là quá lố đó nha.
Nhưng thôi, dù sao thì cũng mừng cho anh đã được Chúa rước đi một cách nhẹ nhàng êm ái, dù anh chưa nhận phép rữa tội nhưng dưới con mắt Chúa anh đã là một đứa con đầy nhiệt tâm của Ngài rồi.
Em cũng xin Chị Thơm và 3 cháu: Trang, An Lộc (anh đã đặt tên con trai như thế để kỷ niệm trận đánh oai hùng của Biệt cách dù ở An Lộc) và Diễm cũng đừng quá đau buồn. Với đức tin người Công giáo, chúng ta phải mừng cho anh, vì từ nay anh Thơm sẽ có một cuộc sống mới đầy an bình, ân phúc bên Chúa và Đức Mẹ.
Rồi có ngày chúng ta sẽ gặp lại anh trên thiên đàng.
Thương mến,
Lãng Tử 75





SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
---ooOoo---


Ba của chúng con là ông  NGÔ VĂN THƠM
Sinh ngày 18 tháng 2 năm 1943 tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre trong gia đình có 9 anh chị em.
Là một thanh niên trong thời chinh chiến, năm 21 tuổi (năm 1964) Ba con đã nhập ngủ, ông vào Liên trường Võ Khoa Thủ Đức khóa 18, năm 1965 khi ra trường ông đã gia nhập vào binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt thuộc tiểu đoàn 91 Biệt cách Dù và Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân DELTA (tiền thân của Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù. Sau 4 năm ở đơn vị nầy, từ năm 1969 ông là Sĩ quan Bảo Vệ Yếu Nhân thuộc Khối Cận vệ phủ Tổng Thống VNCH cho tới  ngày mất nước 30/4/1975.
Cũng vào năm 1969 Ba Mẹ con kết hôn và có 3 người con, 2 gái và 1 trai.
Năm 1975 sau biến cố nước mất nhà tan, Ba con vì mang tội là “lính Ngụy” nên bị ngồi tù cộng sản hết 7 năm. Trong khi đó Mẹ con ở lại phải lo vất vả, tảo tần để nuôi 3 chị em chúng con và thăm nuôi Ba con ở trong tù cộng sản.
Sau khi ra tù, Ba con đã cố gắng tìm đường đưa gia đình vượt biên. Mãi đến năm 1984 sau bao khó khăn, nguy hiểm Ba con đã đưa được cã Mẹ và 3 chị em chúng con đến bến bờ Tự Do ở đảo Galăng, Indonesia và đến 1985 thì gia đình chúng con được nhập cư vào Hoa Kỳ cho đến nay.
Cuối cùng Ba con đã rời xa chúng con lúc 7:40 sáng ngày 21/7/2012 hưởng thọ 69 tuổi.
Trong thời chiến, Ba con đã hiến thân phục vụ Quốc gia, rồi cùng chia sẽ với Mẹ con những khổ cực sau chiến tranh, nhà cửa bị tước đoạt, cuộc sống lại quá lầm than, nhưng Ba con vẫn âm thầm chịu đựng, vẫn giử một thái độ hòa nhã thân thiện với mọi người, không than trời trách đất. Đó là những gì con nhìn thấy được ở Ba con.
Ba ơi, con thương Ba nhiều lắm. Bởi cùng mang một số phận như vận mệnh của dân tộc, đất nước VN mình, cuộc đời Ba đã phải trãi qua nhiều biến động, lo toan, đau buồn nhưng Ba vẫn cố gắng lo cho chúng con có được một tương lai tươi sáng hơn. Con mong rằng từ nay Ba sẽ được một cuộc sống mới an bình thảnh thơi không phiền muộn, đau buồn. Xin hãy tha thứ những lỗi phạm của chúng con đã làm Ba buồn phiền vì chúng con. Mẹ và chúng con luôn luôn hãnh diện vì Ba
Con xin vĩnh biệt Ba…Ba ơi !!!!
Con gái út của Ba
NGÔ HẠNH DIỄM (Michelle)


Chia xẽ của cô con gái lớn của anh.

Con là một tiểu thư được năm năm, sau đó con làm lọ lem 37 năm, tại sao con làm lọ lem. Thưa Cô Chú sau khi Cộng Sản chiếm lấy miền Nam Vietnam năm 1975, Con cùng Mẹ con đi về Bến Tre, Bình Đại cùng 2 em. Ở quê nội sống, sau lớn lên được 8 tuổi, phụ Mẹ đi bán bún riêu dạo và bán bánh mì để mua gạo ăn. Khi được 10 tuổi tự mình mua chanh ớt bỏ vô bọc đem đi mời người ta mua dùm. Khi sau đó nhờ nhổ mạ mướn để kiếm chút tiền, năm Mẹ con đi thăm Ba con ở tù Hà Nội lúc đó con còn nhỏ đâu có tiền để cho Ba, sau đó con đi mót lúa để xay ra thành  gạo để đem cho Ba trong lúc ở tù, con ở nhà đi hái rau đắng đất để bán kiếm tiền mua đồ mới mặc ăn tết. Sau đó con chuẩn bị để Mẹ con đưa con đi học thì Bà Nội nói con gái lấy thùng đong lúa chứ ai lấy thùng đong chử, thành ra con không biết đọc tiếng Việt, khi Ba con ra tù trở về Bình Đại, khi thấy xe đò ngừng ở trước nhà thì con thấy một ông bước xuống  xe với Mẹ, con thì con không biết là ông nào hết,  sau đó Ba con thấy con ngồi ở trước nhà con, Ba con kêu Thảo, Ba con thấy con mặc cái quần vá 100 màu khác nhau còn vải  Original không còn nửa, Ba con thấy vậy mới rơi lệ lúc đó con còn nhỏ không biết tại sao Ba con khóc..bây giờ con lớn lên mới nghĩ ra là chắc Ba con đau lòng khi thấy con mình mặc quần áo như vậy, con là Công Chúa Lọ Lem đó Ba…

NGÔ THỊ HẠNH TRANG (Kelly)

Vài hình ảnh tang lễ của anh ngày 7/29/2012



Nghi thức phủ cờ do các bạn đồng đội của anh thực hiện.

Một chiến hữu Biệt cách dù của anh, nay lại là một nhà sư.

 
Các Bạn bè Thân hữu đến để tiễn đưa anh.




Thursday, July 23, 2015

Monday, July 6, 2015

CHIẾN LƯỢC TRIỆT HẠ TRUNG HOA CỦA HOA KỲ


Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

Wednesday, July 1, 2015

TUYÊN TRUYỀN ĐẾN NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI: KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG?

Tiếp tục dòng suy nghĩ về dự án tuyên truyền đến người Việt ở nước ngoài (1), tôi muốn ghi lại đây vài cảm nhận cá nhân. Chương trình này có qui mô khá lớn, vì tốn đến 411 tỉ đồng (tức khoảng 20 triệu USD). Đọc tin này làm tôi nhớ đến một sự kiện cũ ở Úc cũng liên quan đến tuyên truyền của Chính phủ VN và thất bại. Với một "track record" toàn những thất bại trong quá khứ, tôi nghĩ dự án tuyên truyền này cũng sẽ có xác suất thất bại rất cao.

Tuesday, June 30, 2015

TIẾNG VIỆT TRONG NƯỚC QUÁ NHIỀU TIẾNG LÓNG VÀ NGÔN NGỮ CHỢ BÚA


Xin nhớ cho ngôn ngữ, dù ở Đàng Trong hay Đàng Ngoài thời Trịnh-Nguyễn Phân Tranh và ngày nay Miền Nam hay Miền Bắc trong cuộc chiến “Vietnam War” thì cũng đều là tài sản chung của đất nước. Dù chính quyền có khả năng tác động tới ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ của một đất nước không phải hoàn toàn do một chế độ hoặc chính quyền áp đặt hoặc chế ra. 

Tiếng lóng (slang) là ngôn ngữ của các băng đảng, lưu manh côn đồ, cờ bạc, đĩ điếm, hoặc bọn du thủ du thực nói chuyện với nhau để không cho người ngoài biết hoặc che mắt cảnh sát, lực lượng an ninh, hoặc để tỏ ta đây “anh chị”, “hơn đời”. Trước năm 1975 cũng đã có khá nhiều tiếng lóng, chẳng hạn như: 

Friday, June 19, 2015

KỶ NIỆM NGÀY QLVNCH 19/6: CÁM ƠN ANH

          

Xưa tình yêu cho quê hương, đã giục anh lên đường, theo lý tưởng màu cờ sáng tươi. Ơi đời lính, bao gian nguy, anh can trường dấn thân, băng mình trong bão đạn để che chắn hậu phương. Nơi nào đó trên quê hương đã từng là chiến trường, nơi anh để lại phần máu xương. Ơi giòng máu anh thanh xuân, giữ miền Nam ấm êm, cho đàn em đến trường, dân sống đời tự do. 

Một ngày nao gẫy súng, trời xanh mất chim bàng, nên trời u ám, đen tối ngày tháng Tư. Dù đạn bom nay dứt, phố phường thay chiến địa, thân anh mảnh tàu vỡ, càng nát tan trong sóng đỏ vô nhân. 

Xin cúi chào anh, kiên cường trên bất hạnh. Miền Nam không quên anh! Chúng tôi không quên ơn! 

CÁM ƠN ANH
A We - Chúng Ta Production
Nhạc và lời: TBN
Hòa âm: Nguyên Ca
Tiếng hát: Anh Chi
 
          

 

Tuesday, June 16, 2015

10 LÝ DO VÌ SAO 80% DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI MỘT ĐI KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI VIỆT NAM


Lời giới thiệu
Bài viết này được dựa trên những lời phê bình của các du khách trong và ngoài nước về trải nghiệm của họ khi đi du lịch ở Việt Nam. Hiện tại 80 đến 90% du khách quốc tế nói sẽ không trở lại Việt Nam sau khi đến đây du lịch. Trên các diễn đàn du lịch luôn tràn ngập những phàn nàn, cái nhìn thiếu thiện cảm và sự không hài lòng về ngành du lịch Việt Nam. Đây là điều không bất ngờ vì báo chí đã lên án quá nhiều lần. Nhưng bài viết này sẽ nói lên những thứ báo chí thường không nhắc đến, hoặc khi dịch sang tiếng Việt các nhà báo cố tình xóa đi vì nó quá nhạy cảm. 

Monday, June 15, 2015

GIỚI TRẺ VIỆT NAM TIN BLOG HƠN TIN NHÀ NƯỚC

Công ty Gallup mới công bố một kết quả khảo sát (hay cũng có thể xem là trưng cầu dân ý) ở VN rất thú vị. Gần 60% người Việt cho rằng các trang blog cá nhân đáng tin cậy hơn là các cơ quan truyền thông của Nhà nước (1). Ngoài ra, Biển Đông là vấn đề được giới trẻ VN quan tâm nhất, và 60% giới trẻ đồng ý rằng các nước phương Tây nên giúp VN giải quyết vấn đề Biển Đông.

MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM: THẢM HỌA ĐÁNG NGẠI

TS.Mai Thanh Truyết
 
Người dân đeo khẩu trang để chống ô nhiễm
khi lái xe trên đường phố ở VN 

Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là nguy cơ đe dọa trực tiếp sức khỏe và đời sống của dân chúng, theo khuyến cáo của giới chuyên môn. 

Wednesday, May 27, 2015

PHẨM HẠNH VÀ LÒNG TỰ TÔN QUỐC GIA

          
          

"Phẩm hạnh và lòng tự tôn quốc gia" là một khái niệm rất thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gần gũi với mỗi người, song ở Việt nam còn ít người để ý và quan tâm. Vì ít người biết rằng, một khi phẩm giá của từng cá nhân được tôn trọng, tự khắc đất nước của mình sẽ giữ được sự tự tôn.  

Monday, May 25, 2015

IN REMEMBERING THE FALLEN SOLDIERS



WE GIVE THANKS TO ALL THE VETERANS
WHO SERVED OUR COUNTRY
AND SOME GAVE THEIR LIVES...
BLESS THE FAMILIES THEY LEFT BEHIND....





 






Saturday, May 9, 2015

CÁI CHẾT CỦA THIẾU TÁ NGUYỄN ANH TÚ VÀ VẾT NHƠ LỊCH SỬ

 
Trong tuần vừa qua, có hai sự kiện khiến cư dân mạng giật mình, suy nghĩ nhiều hơn về thân phận, sinh mệnh và giá trị của sự sống trên trái đất này. Sự suy nghĩ phân theo hai hướng: Dân chủ và độc tài; Văn minh và man rợ; Công khai và bưng bít. 
 

Thursday, May 7, 2015

DANH NGÔN "ĐỂ ĐỜI" XHCN

 

FALLS CHURCH, TUYẾN ĐẦU MẶT TRẬN KHÔNG TIẾNG SÚNG

 
Thành phố Falls Church có lẽ là một địa danh xa lạ với nhiều người, nhưng đang trở thành tuyến đầu trên mặt trận chống cộng không tiếng súng của Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, và hải ngoại.
 

Tuesday, May 5, 2015

TỘI ÁC CỘNG SẢN QUA BÀI HÁT "CÔ GÁI SÀI GÒN ĐI TẢI ĐẠN"


Trúc Giang (Danlambao) - Nhân đọc bài: “Một chứng từ của tội lỗi” của tác giả Nguyễn Tuấn, là một người con của quê hương “đồng khổ” Bến Tre tôi thấy nó cũng hết sức bình thường vì những tội ác như thế, tôi đã nghe đầy 2 cái lỗ tai khi xưa.
Việc Việt cộng dùng búa, dùng chày giã gạo đập đầu, dùng dao mổ bụng moi gan, uống máu “việt gian” hay “ác ôn” cho đỡ tốn đạn vì đạn để dành bắn Mỹ. Việc những bà con nông thôn đốt đuốc lá dừa đi chợ sớm khoảng 4,5 giờ sáng vô tình giẫm đạp lên những xác chết đắp xùm xụp chiếu dưới những gốc me, gốc gòn, gốc còng ở ngã ba mà CS đã xử tử trong đêm là “chuyện thường ngày ở huyện”.  

Friday, May 1, 2015

NGÀY TỰ SƯỚNG

 
“Về ngày 30 tháng Tư, tôi chỉ biết diễn tả cảm giác duy nhất của tôi ngày hôm đó, là họ (công an trại tù Phong Quang, Lào Cai) cho tôi xem một tờ báo có đăng một tấm ảnh rất lớn, chụp cầu Tràng Tiền, trên cầu có chiếc xe Jeep còn mang cờ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và trên xe có mấy anh Việt Cộng đội mũ tai bèo, xe cắm cái cờ mà họ gọi là cờ giải phóng. Tôi cảm thấy đau nhói trong lòng và có cảm giác như nhìn thấy vợ mình đang nằm trong tay một người đàn ông khác.”  

NGỒI XUỐNG ĐÂY! TAO ĐÚT CHO MẦY.

          

NGỒI XUỐNG ĐÂY! TAO ĐÚT CHO MẦY.
Thơ Giồng Ông Tố - GOT2 | trình bày mũxanh dzuylynh
( cho TPB /QLVNCH…Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập TQLC.VNCH )

Ngồi xuống đây tao đút mầy lần cuối
Để mai này biết có gặp nữa không
nợ trần gian nợ cơm áo chất chồng
Tao bương chải đời long đong vô định 

Ngồi xuống đây giữa tâm tình người Lính
Đừng nghĩ gì những toan tính thế gian
Tao với mày từng vượt những gian nan
Đã sống chết – lầm than – và tủi nhục 

Ngồi xuống đây tao đút mầy thêm chút
Cũng như mầy ngày xưa đút cơm tao
Giữa Cổ Thành tiếng quân dậy lao xao
Tao gục xuống và mầy lao ra cứu 

Tao biết lắm mầy sống đời mãnh thú
Con hùm thiêng trong giây phút sa cơ
Thân phế nhân đành trôi nổi mịt mờ
Muốn sống lại thuở viễn mơ rừng núi 

Thôi mầy ạ! Đời chúng mình gió bụi
Chết ngang tàng trong ngày tháng Tư Đen
Tao với mày chinh chiến đã thành quen
Thì tủi nhục cũng để rèn nhân cách 

Vậy hãy sống ngẩng cao đầu trong sạch
Biết tử sinh thì nhận lấy cho hùng
Tao với mầy có dòng máu chảy chung
Thà đổ xuống không bao giờ khuất phục
 
 
 

30 THÁNG 4 ĐEN - 40 NĂM QUỐC HẬN 1975-2015

          

"NGÀY QUỐC HẬN 30/4" TẠI SÀIGÒN

          

VÀI HÌNH ẢNH CỦA TƯỞNG NIỆM 40 NĂM QUỐC HẬN 30-4-75 TRÊN THẾ GIỚI

              

BIỂU TÌNH 40 NĂM QUỐC HẬN 30 4 2015 TẠI PARIS PHÁP QUỐC

          

BIỂU TÌNH QUỐC HẬN 2015 TẠI CANBERRA – ÚC CHÂU

          

LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ CỦA BAN ĐẠI DIỆN CĐNV QUỐC GIA BẮC CALI

          

LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM - THÁNG 4 ĐEN (1975 - 2015) TẠI NAM CALI.

          





THÁNH LỄ TƯỞNG NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN NGÀY QUỐC HẬN 30/04 TẠI SYDNEY

Tối thứ Năm30/04/2015 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng CGVN Sydney đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard Sydney tham dự Thánh lễ Tưởng Niệm, Cầu Nguyện, và Tạ Ơn, để cầu nguyện cho các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh bỏ mình vì nước vì dân tộc, và những người bỏ mình trên đường tìm đường tự do. Nhân ngày Quốc Hận 30/04 cũng là ngày kỷ niệm 40 năm viễn xứ đau thương của dân tộc Việt Nam.

Wednesday, April 29, 2015

"CÁI CÒ"

          
CÁI CÒ - Hoàng Thục Linh
 
Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Nhạc sĩ Nguyệt Ánh viết ca khúc "Cái Cò" nói về sự hy sinh và nỗi cực nhọc của những người vợ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) sau khi chồng bị bắt đi tù cải tạo hoặc khi chồng tuẫn tiết trong trận chiến khi quân cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975.  

Thursday, April 23, 2015

VÔ CẢM VÀ THIẾU VĂN HÓA ĐANG LỚN DẦN TẠI VIỆT NAM.

Sự vô cảm, từ chối trách nhiệm và hành xử thiếu văn hóa đang trở thành “căn bệnh” lớn dần trong đời sống xã hội. Phải xem đây là chuyện quốc gia đại sự, cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ... Nếu không có những giải pháp ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức.

 
Nhiều bạn trẻ cười nói rôm rả khi chứng kiến cảnh đánh nhau 

Không ít bạn trẻ coi sự dửng dưng, vô cảm là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí, có những người còn cổ vũ, reo hò trước nỗi đau của đồng loại.

Tuesday, April 21, 2015

TƯỞNG NHỚ VIỆT DZŨNG.

CHẾT KHÔ

          

LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Vĩnh Điện-Thái Tú Hạp)

          

VUỐT MẶT -Anh Việt Thu

          

MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG - Việt Dzũng
 
     

GIỮA QUÊ NGƯỜI TÔI HÁT TÊN ANH

          


HỒI ỨC 30/4 CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI ÂU CHÂU

(RFA) Trong chuyến trốn chạy chế độ Cộng sản sau ngày 30/4/1975, hoặc di tản bằng máy bay, hoặc vượt thoát bằng thuyền hay được bảo lãnh bởi người thân, bằng cách này hay cách khác họ đã đến Đức, Pháp, Hòa Lan v.v…. Sau đây là hồi ức 40 năm của những người Việt tị nạn tại Âu châu.

(Hình hồ sơ RFA: Paris. Đại lộ Gay Lussac, 3 giờ chiều ngày 27/4/1975,
sinh viên các Đại học Paris, Đại học Orsey đeo tang diễu hành....
Việt Nam mất vào tay Cộng sản 3 ngày sau đó.)  

Saturday, April 18, 2015

GIỌT NƯỚC MẮT CHO SAIGON - Những bài hát về Tháng Tư Đen 30-04-1975

          

Danh sách bài hát:  
1954 Cha Bỏ Quê - 1975 Con Bỏ Nước - Khánh Ly
Tôi Cố Bám - Khánh Ly
Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh - Ngọc Minh
Tháng Tư Buồn - Thanh Tuyền
Một Chút Quà Cho Quê Hương - Ngọc Lan
Saigon Niềm Nhớ Không Tên - Kiều Nga
Đêm Chôn Dầu Vượt Biển - Khánh Ly
Quê Hương Bỏ Lại - Thiên Trang
Em Theo Đoàn Lưu Dân - Khánh Ly
Chiều Tây Đô - Duy Quang
Người Ở Lại Đưa Đò - Thanh Tuyền
Người Di Tản Buồn - Elvis Phương
Việt Nam Sau Ngày Hòa Bình - Thanh Tuyền
Saigon Chỉ Vui Khi Các Anh Về - Khánh Ly
Có Những Buổi Chiều Chết Trong Niềm Nhớ - Khánh Ly
Saigon Của Tôi - Julie Quang
Ai Trở Về Xứ Việt - Tuấn Anh
Cho Thành Phố Mất Tên - Khánh Ly
Dứt Bão Bắt Đầu Nước Mắt - Khánh Ly
Khi Xa Saigon - Elvis Phương
Khóc Một Dòng Sông - Anh Quý
Lời Ru Cho Đà Nẵng - Khánh Ly
Mẹ Việt Nam Ơi - Khánh Ly
Mời Em Về - Ngọc Lan
Một Lần Miên Viễn Xót Xa - Việt Dzũng
Nắng Quê Hương - Việt Dzũng
Nếu Tôi Còn Sống Mà Trở Về - Hương Lan
Saigon Ơi Vĩnh Biệt - Tuấn Anh
Ta Ở Trời Tây Nhớ Trời Đông - Khánh Ly 
 

Thursday, April 16, 2015

BẠO ĐỘNG BÌNH THUẬN 15/4/2015

          

Từ sáng ngày 15/4/2015, người dân tiếp tục chặn xe tại Quốc lộ 1 đoạn qua xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận)... Người dân dùng bàn ghế và nhiều vật dụng khác để chặn xe, công an và quân đội có thuyết phục nhưng người dân không đồng ý giải tán. Lực lượng cảnh sát cơ động đã được huy động để giải tán và đã có va chạm với người dân địa phương.